Nguyễn Thị Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 195 - 200<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI KHU BẢO<br />
TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Thoa*<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây tái sinh trên núi đá vôi khá phong phú, số lượng loài<br />
cây tái sinh từ 42 loài đến 74 loài, trong đó có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tuy nhiên,<br />
cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187 cây/ha<br />
đến 7133 cây/ha, cây tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 81,19%. Ở cấp chiều cao từ 50-100cm mật<br />
độ cây tái sinh nhiều nhất. Thành phần loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là<br />
những cây ít giá trị kinh tế, chỉ có 2 loài quý hiếm tham gia vào công thức tổ thành ở 2 phân quần<br />
hệ III và IV nhưng với tỷ lệ thấp. Để phục hồi thảm thực vật rừng trên núi đá vôi cần tiến hành các<br />
giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, cải tạo rừng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để làm giảm<br />
những tác động tiêu cực của người dân đến rừng.<br />
Từ khóa: Tái sinh, rừng trên núi đá vôi, mật độ, tổ thành, rừng nhiệt đới thường xanh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa Phượng Hoàng với tổng diện tích rừng tự<br />
nhiên là 17.639 ha. Nguyễn Thị Thoa (2013)<br />
[4], dựa theo hệ thống phân loại thảm thực vật<br />
của UNESCO (1973) đã thống kê được thảm<br />
thực vật nơi đây gồm có 10 quần hệ và 6 phân<br />
quần hệ của 4 lớp, mang những nét đặc trưng<br />
cho hệ sinh thái và thảm thực vật vùng núi đá<br />
phía Bắc Việt Nam. Đây là hệ sinh thái hết<br />
sức quan trọng nhưng lại mỏng manh và kém<br />
bền vững. Thành phần thực vật gồm có 1086<br />
loài thuộc 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực<br />
vật khác nhau [2]. Có nhiều loài thực vật quý<br />
hiếm đang trở nên ít dần và ít xuất hiện ở lớp<br />
cây tái sinh, điều này gây khó khăn không<br />
nhỏ cho công tác phục hồi rừng, đặc biệt đối<br />
với vấn đề phục hồi rừng trên núi đá vôi.<br />
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang<br />
tính đặc thù của hệ sinh thái rừng [3]. Biểu<br />
hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất<br />
hiện một thế hệ cây con của những loài cây<br />
gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, lỗ trống<br />
rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau<br />
làm nương đốt rẫy… Nghiên cứu đặc điểm tái<br />
sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển<br />
của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong<br />
tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở<br />
*<br />
<br />
khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù<br />
hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo<br />
hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi<br />
trường và đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu<br />
tái sinh rừng đã được thực hiện khá nhiều<br />
nhưng những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh<br />
rừng trên núi đá vôi còn hạn chế, đặc biệt là ở<br />
Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng chưa<br />
có một nghiên cứu cụ thể về vấn đề tái sinh<br />
rừng trên núi đá vôi.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu được thu thập từ 46 ô tiêu chuẩn (OTC)<br />
điển hình của hệ sinh thái rừng núi đá. Ô tiêu<br />
chuẩn được thiết lập có diện tích 500m2.<br />
Trên OTC, lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện<br />
tích 25m2 (5 m x 5m) tại 4 góc và điểm giao<br />
nhau của đường chéo OTC. Trong ODB<br />
thống kê tất cả cây tái sinh có đường kính nhỏ<br />
hơn 6cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:<br />
Tên loài cây tái sinh, chiều cao cây tái sinh,<br />
chất lượng cây tái sinh, nguồn gốc tái sinh.<br />
Phân cấp chất lượng cây tái sinh:<br />
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn,<br />
sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.<br />
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn,<br />
sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại<br />
là những cây có chất lượng trung bình.<br />
<br />
Tel: 0916479688; Email: nguyenthithoaln@gmail.com<br />
<br />
195<br />
<br />
Nguyễn Thị Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phân cấp chiều cao cây tái sinh theo 3 cấp:<br />
0 - 50cm, 50 -100cm và >100cm<br />
Xử lý số liệu:<br />
- Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài tái sinh<br />
được tính theo công thức [1]:<br />
Ni<br />
= m<br />
.100<br />
N i%<br />
∑ Ni<br />
i =1<br />
<br />
Ni%: Tỷ lệ tổ thành loài i<br />
Ni: Số lượng cá thể loài i<br />
Nếu: Ni ≥5% thì loài đó được tham gia vào<br />
công thức tổ thành<br />
Ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào<br />
công thức tổ thành.<br />
- Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức:<br />
10.000 × n<br />
N/ha =<br />
S<br />
Trong đó: S là tổng diện tích các ODB điều<br />
tra tái sinh (m2). n là số lượng cây tái sinh<br />
điều tra được.<br />
- Chất lượng cây tái sinh: Tính tỷ lệ % cây tái<br />
sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức:<br />
N% =<br />
<br />
n<br />
× 100<br />
N<br />
<br />
Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung<br />
bình, xấu<br />
n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu<br />
N: tổng số cây tái sinh<br />
- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao:<br />
Thống kê số lượng cây tái sinh theo 3 cấp<br />
chiều cao: 0-50cm, 50-100cm và >100cm. Vẽ<br />
biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo<br />
cấp chiều cao bằng phần mềm Excel.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Tổ thành và mật độ cây tái sinh<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy, số lượng loài cây tái<br />
sinh xuất hiện ở Rừng nhiệt đới thường xanh<br />
cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp<br />
(500m): Số loài cây tái sinh<br />
là 45 loài, trong đó có 6 loài tham gia vào<br />
công thức tổ thành là: Lòng mang<br />
(Pterospermum heterophyllum), Dẻ gai<br />
(Castanopsis<br />
chinensis),<br />
Nhãn<br />
rừng<br />
(Nephelium cuspidatum), Táu muối (Vatica<br />
chevalieri), Mánh (Grewia paniculata), Trám<br />
chim (Canarium tonkinensis), trong đó Lòng<br />
mang (Pterospermum heterophyllum) chiếm<br />
tỷ lệ tổ thành cao nhất là 11,78%, mật độ là<br />
840 cây/ha. Mật độ tái sinh của toàn rừng là<br />
7133 cây/ha. Trong số những loài có mặt<br />
trong công thức tổ thành không loài nào thuộc<br />
nhóm loài cây quý hiếm. Có 4 loài quý hiếm<br />
là Sồi phảng (Castanopsis fissoides) chiếm tỷ<br />
lệ rất thấp 3,36% (240 cây/ha), Trai lý<br />
(Garcinia fagracoides) 1,87% (133 cây/ha),<br />
Trám đen (Canarium tramdenum) 1,31% (93<br />
cây/ha),<br />
Nghiến<br />
(Excentrodendron<br />
tonkinense) 0,56% (40 cây/ha), những loài<br />
này không tham gia vào công thức tổ thành.<br />
Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên<br />
núi đá vôi ở núi thấp ( >500m): Số loài cây tái<br />
sinh xuất hiện là 74 loài, trong đó có 6 loài<br />
tham gia vào công thức tổ thành là: Mạy puôn<br />
(Cephalomappa sinensis), Mạy tèo (Streblus<br />
macrophyllus), Lòng mang (Pterospermum<br />
heterophyllum), Nghiến (Excentrodendron<br />
tonkinense),<br />
Nhãn<br />
rừng<br />
(Nephelium<br />
cuspidatum), Nhọc (Polyanthia sp.), trong đó<br />
Mạy puôn (Cephalomappa sinensis) và Mạy<br />
tèo (Streblus macrophyllus) là 2 loài chiếm<br />
<br />
Nguyễn Thị Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ưu thế với tỷ lệ là 13,16% (mật độ là 583<br />
cây/ha) và 12,65% (mật độ là 560 cây/ha).<br />
Mật độ tái sinh của cả phân quần hệ là 4429<br />
cây/ha, trong đó có một số loài quí hiếm như:<br />
Nghiến (Excentrodendron tonkinense) chiếm<br />
tỷ lệ 5,68% (251 cây/ha), Trai lý (Garcinia<br />
fagracoides) 4% (177 cây/ha), Sến mật<br />
(Madhuca pasquieri) 1,29% (57 cây/ha), Gió<br />
bầu (Aquilaria crassna), Rau sắng (Melientha<br />
suavis) có hệ số tổ thành thấp, chỉ ở mức<br />
0,13% (6 cây/ha).<br />
Rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá<br />
vôi ở địa hình thấp: có 42 loài cây tái sinh xuất<br />
hiện, trong đó có 5 loài tham gia vào công thức<br />
tổ thành là: Mạy tèo (Streblus macrophyllus)<br />
chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất là 25,31% (807<br />
cây/ha), sau đó là Lòng mang (Pterospermum<br />
heterophyllum) 10,88% (347 cây/ha), Nhãn<br />
rừng (Nephelium cuspidatum) 9,41% (300<br />
cây/ha), Trai lý (Garcinia fagracoides) 9,21%<br />
(293 cây/ha), Nghiến (Excentrodendron<br />
tonkinense) 7,53% (240 cây/ha). Mật độ tái sinh<br />
của rừng là 3187 cây/ha. Có một số loài quý<br />
<br />
112(12)/2: 195 - 200<br />
<br />
hiếm là Trai lý (Garcinia fagracoides), Nghiến<br />
(Excentrodendron tonkinense), Sến mật<br />
(Madhuca pasquieri), Giổi (Michelia balansae).<br />
Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh<br />
Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp<br />
những tác động qua lại giữa cây rừng với<br />
nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn<br />
cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo<br />
các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc<br />
tái sinh. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ<br />
thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá<br />
trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá<br />
trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều<br />
kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai<br />
đoạn này, vì vậy căn cứ vào các kết quả<br />
nghiên cứu về khả năng tái sinh của các thảm<br />
thực vật rừng, đề xuất được các giải pháp kỹ<br />
thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để<br />
thúc đẩy quá trình tái sinh.<br />
Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình<br />
điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh<br />
được tổng hợp ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 1. Tổ thành và mật độ cây tái sinh trên các thảm thực vật rừng núi đá vôi<br />
tại Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng<br />
Thảm thực vật<br />
TT<br />
Loài<br />
<br />
I<br />
N<br />
N<br />
(%) (Cây/ha)<br />
<br />
Loài<br />
<br />
1154<br />
<br />
Lòng<br />
mang<br />
<br />
8,16<br />
<br />
366<br />
<br />
Dẻ<br />
<br />
6,89<br />
<br />
309<br />
<br />
4<br />
<br />
Dẻ gai 5,99<br />
<br />
269<br />
<br />
5<br />
<br />
Lk (55) 53,19<br />
<br />
2383<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Mạy tèo 25,77<br />
Nhãn<br />
rừng<br />
Lòng<br />
mang<br />
<br />
6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
59<br />
<br />
100<br />
<br />
4480<br />
<br />
Nhãn<br />
rừng<br />
Táu<br />
muối<br />
Mánh<br />
<br />
II<br />
III<br />
N<br />
N<br />
N<br />
N<br />
Loài<br />
(%) (Cây/ha)<br />
(%) (Cây/ha)<br />
Mạy<br />
11,78 840<br />
13,16 583<br />
puôn<br />
Mạy<br />
9,53<br />
680<br />
12,65 560<br />
tèo<br />
Lòng<br />
8,22<br />
587<br />
6,32<br />
280<br />
mang<br />
6,36<br />
<br />
453<br />
<br />
5,79<br />
<br />
413<br />
<br />
Nhãn<br />
rừng<br />
<br />
373<br />
<br />
Nhọc<br />
<br />
Trám<br />
5,23<br />
chim<br />
Lk (39) 53,08<br />
45<br />
100<br />
<br />
3786<br />
7133<br />
<br />
Nghiến 5,68<br />
<br />
Loài<br />
<br />
IV<br />
N<br />
N<br />
(%) (Cây/ha)<br />
<br />
Mạy tèo 25,31<br />
Lòng<br />
10,88<br />
mang<br />
Nhãn<br />
9,41<br />
rừng<br />
<br />
807<br />
347<br />
300<br />
<br />
251<br />
<br />
Trai lý 9,21<br />
<br />
293<br />
<br />
5,29<br />
<br />
234<br />
<br />
Nghiến 7,53<br />
<br />
240<br />
<br />
5,16<br />
<br />
229<br />
<br />
Lk (37) 37,66<br />
<br />
1200<br />
<br />
Lk (68) 51,74<br />
74<br />
100<br />
<br />
2292<br />
4429<br />
<br />
42<br />
<br />
100<br />
<br />
3187<br />
<br />
Ghi chú: I. Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp (500m)<br />
III. Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở núi thấp ( >500m)<br />
IV. Rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp.<br />
<br />
197<br />
<br />
Nguyễn Thị Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 195 - 200<br />
<br />
Bảng 2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh rừng trên núi đá vôi ở Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng<br />
Thảm thực<br />
vật<br />
<br />
N/ha<br />
(Cây)<br />
<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
TB<br />
<br />
4480<br />
7133<br />
4429<br />
3187<br />
4807<br />
<br />
Tỷ lệ chất lượng (%)<br />
Tốt<br />
<br />
TB<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
54,34<br />
<br />
39,03<br />
<br />
6,63<br />
<br />
Hạt<br />
(Cây/ha)<br />
3800<br />
<br />
45,61<br />
57,94<br />
50,84<br />
52,18<br />
<br />
44,30<br />
34,84<br />
46,03<br />
41,05<br />
<br />
10,09<br />
7,23<br />
3,14<br />
6,77<br />
<br />
5600<br />
3554<br />
2587<br />
3885<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
Chồi<br />
%<br />
(Cây/ha)<br />
84,82<br />
680<br />
1533<br />
78,50<br />
80,26<br />
874<br />
81,17<br />
600<br />
81,19<br />
922<br />
<br />
%<br />
15,18<br />
21,50<br />
19,74<br />
18,83<br />
18,81<br />
<br />
Bảng 3. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng trên núi đá vôi<br />
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng<br />
Thảm thực vật<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
TB<br />
<br />
100cm<br />
<br />
4480<br />
7133<br />
4429<br />
3187<br />
4807<br />
<br />
1114<br />
1667<br />
1086<br />
913<br />
1195<br />
<br />
1920<br />
2693<br />
1680<br />
1367<br />
1915<br />
<br />
1446<br />
2773<br />
1663<br />
907<br />
1697<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy mật độ tái sinh ở tất<br />
cả các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi biến<br />
động từ 3187 - 4480 cây/ha. Rừng thứ sinh<br />
phục hồi tự nhiên trên núi đá vôi ở núi thấp<br />
(>500m) là có mật độ cao hơn cả với 7133<br />
cây/ha.<br />
- Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt<br />
biến động từ 78,50% đến 84,82%, trung bình<br />
là 81,19%. Điều đó chứng tỏ các loài cây gỗ<br />
chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có<br />
nguồn gốc từ chồi do tác động cơ giới làm tổn<br />
thương những cây tái sinh từ hạt và một phần<br />
rất nhỏ các cây tái sinh từ chồi gốc khi cây<br />
mẹ bị chặt hạ. Đặc điểm này thuận lợi cho<br />
việc hình thành tầng rừng chính trong tương<br />
lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ<br />
hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng<br />
chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại<br />
cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.<br />
- Phẩm chất cây tái sinh: Tỷ lệ cây tốt biến<br />
động từ 45,61% đến 57,94% trung bình là<br />
52,18%, cây có phẩm chất trung bình từ<br />
34,84% đến 46,03% , trung bình là 41,05% và<br />
cây có phẩm chất xấu từ 3,14% đến 10,09%,<br />
trung bình là 6,77%. Như vậy, ta thấy rằng<br />
phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và<br />
198<br />
<br />
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Cây/ha)<br />
<br />
N/ha<br />
(Cây)<br />
<br />
trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá<br />
trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi<br />
rừng trên núi đá vôi. Tuy nhiên, kết quả điều<br />
tra cũng thấy rằng chất lượng cây tái sinh phụ<br />
thuộc nhiều vào những tác động của con<br />
người, những nơi có tác động nhiều thì chất<br />
lượng cây tái sinh rất xấu, chúng bị chèn ép<br />
khó có thể sinh trưởng và phát triển được.<br />
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao<br />
Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao được<br />
trình bày trong bảng 3.<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy mật độ cây tái sinh<br />
của các thảm thực vật chủ yếu tập trung ở cấp<br />
chiều cao từ 50-100cm, biến động từ 1367<br />
cây/ha đến 2693 cây/ha, trung bình đạt 1915<br />
cây/ha. Mật độ cây tái sinh thấp nhất ở cấp<br />
chiều cao 100cm biến động từ 907 cây/ha đến<br />
2773 cây/ha, trung bình là 1697 cây/ha. Trong<br />
đó, rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên núi<br />
đá ở núi thấp (> 500m) có mật độ cây tái sinh<br />
cao nhất là 2773 cây/ha.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thoa<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 195 - 200<br />
<br />
Từ số liệu trên, phân bố số cây tái sinh được mô phỏng như sau:<br />
N (Cây/ha)<br />
3000<br />
<br />
2500<br />
<br />
2000<br />
<br />
100cm<br />
<br />
1000<br />
<br />
500<br />
<br />
0<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
Thảm thực vật rừng<br />
<br />
Hình 1. Phân bố cây tái sinh rừng trên núi đá vôi<br />
ở Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng theo cấp chiều cao<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Số lượng loài cây tái sinh trong các trạng thái<br />
rừng trên núi đá vôi tại Khu bảo tồn thiên<br />
nhiên Thần Sa – Phượng hoàng khá phong<br />
phú, biến động từ 42 đến 74 loài.<br />
Tổ thành cây tái sinh tương đối giống nhau,<br />
các loài ưu thế gồm: Mạy tèo (Streblus<br />
macrophyllus), Mạy puôn (Cephalomappa<br />
sinensis), Lòng mang (Pterospermum<br />
heterophyllum), Nhãn rừng (Nephelium<br />
cuspidatum).<br />
Mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187<br />
cây/ha đến 7133 cây/ha; chất lượng cây tốt<br />
thấp, chiếm 52,18%. Nguồn gốc tái sinh chủ<br />
yếu là từ hạt chiếm 81,19%. Cây tái sinh chủ<br />
yếu tập trung ở cấp chiều cao từ 50-100cm,<br />
mật độ thấp nhất ở cấp chiều cao