Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH<br />
CHO HỆ THỐNG MÔ PHỎNG, ĐÁNH GIÁ QUYẾT TÂM<br />
TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH<br />
Nguyễn Long1*, Nguyễn Thanh Hải1, Bùi Quang Huy1, Nguyễn Đức Định2,<br />
Bạch Hồng Quyết3<br />
Tóm tắt: Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems - DSS) có<br />
thể được sử dụng thành công để xử lý vấn đề lập kế hoạch và số lượng ước lượng<br />
công việc. Hệ thống DSS đề xuất bao gồm hai phần: phân tích và mô phỏng. Mỗi<br />
thành phần làm việc riêng biệt có thể được mô phỏng dựa trên số lượng khảo sát<br />
công việc, mà phải được thực hiện trước hết thông qua quy trình nghiệp vụ được xác<br />
định trước và kiểm tra các thành phần của nó. Các thuộc tính cơ bản và mô tả hành<br />
vi của các phần tử được cung cấp cho thành phần mô phỏng. Kết quả của mô hình<br />
mô phỏng là đầu vào của mô hình phân tích tính toán giá của công việc cần thực<br />
hiện. Đảm bảo ước tính thời gian làm việc được nâng lên. Mô hình áp dụng cho bài<br />
toán thực tế trong lĩnh vực tác chiến, mục đích để mô phỏng đánh giá quyết tâm tác<br />
chiến của người chỉ huy trong chiến dịch tiến công quy mô vừa.<br />
Từ khóa: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định; DSS; Mô hình mô phỏng; Tác chiến chiến dịch.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có thể làm tăng hiệu quả của việc mô phỏng và<br />
đánh giá quyết tâm tác chiến hỗ trợ hoạt động tác chiến của người chỉ huy và cơ<br />
quan. Phát triển hệ thống dựa vào việc nghiên cứu chi tiết về quy trình công tác chỉ<br />
huy tham mưu. Tất cả các bước của quy trình được tiến hành một cách trình tự<br />
theo từng loại hình tác chiến. Tại các bước, từ thông tin đầu vào cho hoạt động tác<br />
chiến như: yêu cầu nhiệm vụ, đối tượng tác chiến, địa hình, khí hậu, thời tiết…<br />
được mô hình hóa, lượng hóa và biểu diễn dưới dạng các hàm tuyến tính để đạt<br />
được mục tiêu là ý định, nội dung cơ bản của quyết tâm tác chiến. Các giá trị của<br />
hàm mục tiêu đạt được sau quá trình tìm kiếm tối ưu cần được đánh giá, lựa chọn<br />
bởi người chỉ huy - đại diện cho chuyên gia tri thức về nghệ thuật tác chiến được<br />
đúc kết qua kinh nghiệm, bản lĩnh của mình. Bài báo này sẽ phân tích mô hình hệ<br />
thống hỗ trợ ra quyết định áp dụng cho hệ thống mô phỏng, đánh giá quyết tâm tác<br />
chiến chiến dịch.<br />
Trong bài báo, bằng phân tích thành phần thông tin đầu vào cùng những nội<br />
dung cơ bản của quyết tâm tác chiến chiến dịch của tư lệnh chiến dịch… Các yếu<br />
tố này sử dụng để tính toán hiệu quả của các phương án tạo ra. Qua đó, kết hợp cơ<br />
sở tựa luật tri thức về nghệ thuật quân sự để lượng hóa, tính giá trị hiệu quả làm cơ<br />
sở áp dụng hệ thống DSS trong việc trợ giúp tư lệnh đánh giá, lựa chọn.<br />
2. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG<br />
Phát triển hệ thống đánh giá, mô phỏng quyết tâm tác chiến dựa trên mô hình<br />
xây dựng các kịch bản tương ứng với ý định tác chiến của người chỉ huy thông qua<br />
các lựa chọn thông tin qua từng bước của quy trình công tác chỉ huy tham mưu. Để<br />
thiết lập mô hình mô phỏng theo tiến trình thời gian cần phải sử dụng phương pháp<br />
hướng đối tượng trong việc mô hình hóa các bước thành phần, tương ứng các<br />
thành phần của quyết tâm tác chiến.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 113<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
Các thành phần cơ sở của hệ thống biểu diễn, mô phỏng một quyết tâm tác<br />
chiến của người chỉ huy được biểu diễn giả lập về mặt lý thuyết như sau:<br />
Thông tin đầu vào (Tham số hệ thống – Parameters): đó là các thông tin đầu vào<br />
được cung cấp bởi cấp trên, các cơ quan quân báo, trinh sát cùng thông tin của hệ<br />
thống thông tin tác chiến được mô hình hóa thành các thành phần được biểu diễn<br />
dưới dạng tập hợp:<br />
I = i1, i2,…, in (1)<br />
Thông tin các phụ thuộc của hệ thống (Thông tin ràng buộc – Constraints) bao<br />
gồm các giá trị về: loại hình tác chiến (tiến công, phòng ngự, phản công); mô hình<br />
tổ chức chỉ huy (Chiến dịch do bộ, quân khu hay quân đoàn mở và chỉ huy trực<br />
tiếp); khu vực chiến trường (Bắc, Trung, Nam) và được mô hình hóa dưới dạng tập<br />
hợp:<br />
K = k1, k2,…, km (2)<br />
Thành phần của quyết tâm tác chiến của tư lệnh chiến dịch được phân chia<br />
thành hai lớp (Layer):<br />
Lớp lõi (Core Layer): là lớp thông tin mô tả ý định tác chiến của tư lệnh tác<br />
chiến, nội dung là các ràng buộc để giới hạn phạm vi cho các thành phần của nội<br />
dung quyết tâm. Nội dung ý định này được người ra quyết định (Decision Maker -<br />
Ở đây là tư lệnh cùng cơ quan tham mưu) đưa vào hay còn gọi là thông tin tham<br />
chiếu (Preference Information) cả ở ba giai đoạn tổ chức chuẩn bị tác chiến (Thông<br />
tin dưới dạng tiền nghiệm – Priori), điều chỉnh quyết tâm trực tiếp trong thực hành<br />
tác chiến (Thông tin tương tác Interactive) và điều chỉnh, hạ quyết tâm trong giai<br />
đoạn thực hành tác chiến (Thông tin dạng hậu nghiệm Posteriori). Thông tin của<br />
lớp lõi trong hệ thống mô phỏng quyết tâm tác chiến bao gồm các thành phần như:<br />
Phương pháp tác chiến, Hướng, khu vực phòng ngự (Phụ thuộc ràng buộc về loại<br />
hình tác chiến chiến dịch phòng ngự), Hướng, mục tiêu tiến công (chiến dịch tiến<br />
công),... Hệ thống trận địa (các trận địa, Sở chỉ huy, đường hướng cơ động… ), tổ<br />
chức hỏa lực.<br />
Thông tin lớp lõi được tổ chức tập hợp của u thành phần dưới dạng cây:<br />
TL = T1, T2,… Tu (3)<br />
Ở đây, các thành phần Ti được biểu diễn dữ liệu dưới dạng cây với cấu trúc của<br />
từng nút (node) bao gồm các thuộc tính:<br />
NL = {Id, OwnerId, Name, Value} (4)<br />
Trong đó, Id là chỉ số của nút, OwnerId là chỉ số của nút cha (nếu có, nếu là nút<br />
gốc thì OwnerId có giá trị NULL), Name tên của thuộc tính nút, Value là giá trị<br />
của thuộc tính nút.<br />
Lớp nội dung (Content Layer): là lớp thông tin cụ thể của quyết tâm tác chiến.<br />
Căn cứ vào thông tin đầu vào, ràng buộc cùng với thông tin lớp lõi. Dựa vào cây<br />
thông tin lõi. Tại mỗi nút lá của cây lõi, ta chuyển hóa thành cành của cây nội<br />
dung. Tại mỗi nút này, có thể có mấy trường hợp sau:<br />
- Có một nút lá: trường hợp nội dung có duy nhất một lựa chọn, một yếu tố bắt<br />
buộc của quyết tâm chiến dịch. Yếu tố này phụ thuộc vào tham số đầu vào, thông<br />
tin ràng buộc được xác định từ đầu.<br />
- Có nhiều nút lá: trường hợp có nhiều lựa chọn để xác định nội dung của quyết<br />
<br />
<br />
114 N. Long, …, B. H. Quyết, “Nghiên cứu mô hình hệ thống … tác chiến chiến dịch.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tâm, việc xác định một hay nhiều lựa chọn dựa vào tham số đầu vào cũng như ràng<br />
buộc của hệ thống.<br />
- Có một hoặc nhiều cành: trường hợp nội dung xác định có thể được phân nhỏ,<br />
cụ thể hơn.<br />
Mô hình tổ chức cây thông tin được minh họa như hình vẽ sau:<br />
N0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N1 N2 ... Nv<br />
<br />
<br />
<br />
N11 N12 N13 N21 N22 N23<br />
<br />
<br />
<br />
N111 N121 N211 N212<br />
<br />
<br />
N1211 N1212 N2121<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Minh họa cây thông tin biểu diễn thông tin lớp lõi.<br />
N0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N1 N2 ... Nv<br />
<br />
<br />
<br />
N11 N12 N13 N21 N22 N23<br />
<br />
<br />
<br />
N111 N121 N211 N212 N231 N232<br />
<br />
<br />
N1211 N1212 N2121<br />
<br />
<br />
N21211 N21212<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Minh họa cây thông tin biểu diễn thông tin lớp nội dung.<br />
Qua minh họa ta thấy, cây nội dung phụ thuộc cơ bản vào cây lõi, đúng như vai<br />
trò cốt lõi của ý định tác chiến của người chỉ huy trong việc xác định nội dung của<br />
quyết tâm tác chiến chiến dịch của tư lệnh chiến dịch.<br />
Để xác định một phương án tác chiến tạo ra, tại các nút cuối cùng, mỗi lựa chọn<br />
lá sẽ sinh ra một cây cấu hình (trường hợp nhiều hơn 1 lá). Quá trình sẽ được tự<br />
động sinh bằng cách duyệt toàn bộ cây thông tin nội dung.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 115<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
Một thành phần rất quan trọng để đánh giá, kiểm tra đó chính là cơ sở dữ liệu tri<br />
thức Nghệ thuật Quân sự. Nội dung của cơ sở dữ liệu tri thức này chính là dữ liệu<br />
về nguyên tắc tác chiến, nghệ thuật tác chiến, điều lệnh, điều lệ… được ban hành,<br />
cùng kinh nghiệm thực tế đúc rút từ truyền thống tác chiến của quân đội. Dữ liệu<br />
cơ sở tri thức lưu trữ dưới dạng luật chứa mối quan hệ nhân - quả được thể hiện<br />
dưới dạng:<br />
Mỗi nguyên tắc, được phân loại trong nhiều danh mục khác nhau, ví dụ nguyên<br />
tắc bố trí trận địa pháo có thể nằm trong danh mục binh chủng pháo binh; nhưng<br />
nguyên tắc này cũng có thể nằm trong danh mục bố trí lực lượng bảo vệ Sở chỉ huy<br />
từ xa… Được biểu diễn bằng bảng danh mục C trong cơ sở dữ liệu. Do đó, mỗi<br />
nguyên tắc được mô hình hóa bao gồm nhiều giá trị thành phần. Mỗi thành phần<br />
chứa các thuộc tính thông tin như sau:<br />
Q= {Q1, Q2, …,Qn}, (5)<br />
Trong đó<br />
Qi = {Idi, Causei, Resulti} (6)<br />
Ngoài ra, có bảng thông tin chứa quan hệ nguyên tắc, mối quan hệ 1-nhiều Q và<br />
danh mục C:<br />
R = {Q, CategoryID} (7)<br />
Tại mỗi lá thứ i của một phương án, hệ thống sẽ đánh giá điểm hiệu quả gồm<br />
hai giá trị quan trọng:<br />
Giá trị ri1: là giá trị hiệu quả được tính từ việc kiểm tra các nguyên tắc tác chiến<br />
được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu của lá thứ i.<br />
Giá trị ri2: là giá trị hiệu quả được tổng hợp từ việc cho điểm hiệu quả của các<br />
chuyên gia nghệ thuật quân sự cho lá thứ i. Trong đó có đánh giá theo mức độ hiệu<br />
quả từ thấp đến cao cho các lá cùng nút cha với lá thứ i.<br />
Khi đó giá trị hiệu quả được tổng hợp bằng công thức:<br />
ri = ∑ + ∑ (8)<br />
<br />
Trong đó, n là số cặp nhân – quả của nguyên tắc Q, m là số lá cùng nút cha của<br />
lá thứ i.<br />
Với mỗi phương án được sinh ra, chúng ta có giá trị đánh giá là tổng giá trị hiệu<br />
quả của các lựa chọn thành phần:<br />
( ⋯ )<br />
= (9)<br />
Trong đó, m là số lá của phương án được biểu diễn bởi cây thứ T, số lượng lá<br />
của các cây phương án có thể là khác nhau. Sắp xếp giá trị của hiệu quả tổng hợp<br />
của các phương án, kết hợp với tập đánh giá logic sử dụng lý thuyết mờ, hệ thống<br />
có thể đưa ra kết luận với những nhận xét thông minh. Phân tích sâu hơn, xét từng<br />
lá, với giá trị sắp xếp theo từng lá cùng nút cha, dựa vào lựa chọn nội dung đề xuất,<br />
dễ dàng có thể đánh giá được phương án đó mạnh, hiệu quả về yếu tố gì; ngược lại,<br />
có những yếu tố nào còn chưa hiệu quả. Ví dụ chúng ta có thể đưa ra kết quả có<br />
biện luận như:<br />
<br />
<br />
116 N. Long, …, B. H. Quyết, “Nghiên cứu mô hình hệ thống … tác chiến chiến dịch.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Phương án A được đánh giá là khá là hiệu quả, trong đó việc bố trí Sở chỉ huy<br />
là rất hiệu quả, khoa học. Tuy nhiên việc bố trí lực lượng pháo binh và việc lựa<br />
chọn đường hướng cơ động đến khu vực tập kết A bằng đường thủy, vào ban ngày<br />
là không phù hợp, hiệu quả.<br />
Có được kết quả đó, việc sử dụng tập hợp logic mờ khi xem xét điểm đánh giá<br />
tổng hợp (khá hiệu quả) và các lựa chọn thành phần (rất hiệu quả, khoa học; hoặc<br />
không phù hợp, hiệu quả). Qua đó, giúp cho người chỉ huy và cơ quan có cái nhìn<br />
toàn diện về phương án tác chiến, làm cơ sở lựa chọn phương án tác chiến tối ưu<br />
nhất.<br />
3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG<br />
Từ mô hình mô phỏng, đánh giá quyết tâm tác chiến cấp chiến dịch ở trên, ta có<br />
thể thiết kế mô hình hệ thống DSS tương ứng theo sơ đồ được mô tả như sau:<br />
<br />
<br />
Đánh giá của chuyên gia<br />
Nhiệm vụ trên giao<br />
Tình hình địch Sắp xếp giá trị đánh giá<br />
Tình hình ta<br />
…..<br />
Module suy luận<br />
<br />
Lớp lõi<br />
<br />
Nguyên tắc tác chiến<br />
Loại hình tác chiến<br />
Lớp nội dung<br />
Mô hình tổ chức chỉ huy<br />
Chiến trường<br />
…...<br />
Logic mờ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình hệ thống DSS.<br />
Thành phần hệ thống DSS được thiết kế gồm 03 khối chính:<br />
- Khối đầu vào: Phân hệ cập nhật thông tin ban đầu của hệ thống bao gồm: các<br />
tham số đầu vào của chiến dịch. Thông tin này có thể được thay đổi trong quá trình<br />
suy luận và trong quá trình lựa chọn phương án tối ưu.<br />
- Khối suy luận: Phân hệ tự động sinh kết hợp thông tin bổ sung của người<br />
dùng để xây dựng lớp lõi và lớp nội dung, trong đó hỗ trợ chuyên gia quân sự<br />
đánh giá các lựa chọn thành phần của cây nội dung. Module thành phần của phân<br />
hệ tự động xác định các phương án tác chiến của quyết tâm dựa trên cấu trúc lớp<br />
nội dung. Cơ sở dữ liệu tri thức Nghệ thuật Quân sự chứa các nguyên tắc tác<br />
chiến được liên kết trong khối này. Dựa vào nguyên tắc tính toán trình bày trong<br />
phần trước qua các công thức (6), (7), (8), (9) hệ thống tự động tính toán và xác<br />
định giá trị hiệu quả tổng hợp cho từng phương án, sắp xếp và sinh báo cáo tổng<br />
hợp về kết quả đánh giá.<br />
- Khối lựa chọn quyết định: Qua kết quả tổng hợp và kết quả thành phần của<br />
từng phương án, hệ thống kết hợp với quan hệ logic mờ đưa ra các nhận xét “thông<br />
minh” cho từng phương án, đánh giá điểm mạnh, yếu. Kết quả phân tích làm cơ sở<br />
cho tư lệnh chiến dịch lựa chọn phương án tối ưu cũng như điều chỉnh một số điểm<br />
chú ý mà hệ thống đánh giá còn chưa hiệu quả. Qua đó, trợ giúp cho tư lệnh tác<br />
chiến hoàn thiện quyết tâm tác chiến đảm bảo thắng lợi cho tác chiến.<br />
Trong mô hình, qua thực nghiệm có nhận xét rằng hệ thống tương đối thông<br />
minh, sát thực tế nếu số lượng nguyên tắc tác chiến là đủ lớn; tại mỗi nút lựa<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 117<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
chọn nội dung, cần chi tiết đủ lớn (số lượng lá trong nút là đủ lớn) kết quả phân<br />
tích sẽ chi tiết, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của phương án một cách thuyết<br />
phục, sát thực tế tác chiến theo nghệ thuật tác chiến của quân đội ta. Trong phạm<br />
vi đề xuất của bài báo, chúng tôi chỉ đưa ra mô hình chung, các giả thuyết về mặt<br />
lý thuyết. Trong thực tế, còn cần nhiều kỹ thuật để biểu diễn quan hệ logic của<br />
nguyên tắc tác chiến, cơ chế suy luận… để hệ thống có tính thông minh, có giá trị<br />
sử dụng thực tế trước những đòi hỏi về khả năng tự động hóa chỉ huy trong thời<br />
kỳ mới của quân đội ta nhằm nâng cao năng lực hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu<br />
và bảo vệ tổ quốc.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo này, chúng tôi đã đề xuất mô hình hệ thống hỗ trợ ra quyết định nhằm<br />
hỗ trợ cho việc mô phỏng, đánh giá quyết tâm của tư lệnh trong tác chiến chiến<br />
dịch. Bài báo đã đề xuất phương pháp biểu diễn thông tin tác chiến liên quan,<br />
thông tin tri thức nguyên tắc tác chiến,... cùng phương pháp lượng hóa, suy luận<br />
tổng hợp, suy luận chi tiết nhằm xây dựng hệ thống DSS có tính thông minh, sát<br />
với thực tế tác chiến. Qua thực nghiệm xây dựng hệ thống với 03 phân hệ chức<br />
năng, hệ thống DSS đề xuất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cung cấp những<br />
đánh giá về các phương án tác chiến từ những lựa chọn của các nội dung thành<br />
phần trong các nội dung của quyết tâm. Qua đó, tư lệnh tác chiến có cái nhìn tổng<br />
quan, chi tiết từng phương án tác chiến, kết hợp với tài năng kinh nghiệm của mình<br />
lựa chọn phương án tác chiến hiệu quả, đảm bảo thắng lợi cho tác chiến.<br />
Một yếu tố quan trọng trong các hệ thống mô phỏng ra quyết định để có một hệ<br />
thống có giá trị sử dụng cao hơn là nội dung mô phỏng đánh giá phương án theo<br />
các yếu tố thời gian thực, tương tác đối kháng... Những vấn đề này chúng tôi tiếp<br />
tục nghiên cứu trong tương lai nhằm hoàn thiện mô hình cả về lý thuyết cũng<br />
nhưng tính toàn diện của hệ thống.<br />
Lời cảm ơn: Bài báo được tài trợ bởi quỹ đề tài độc lập cấp Bộ Quốc phòng mã<br />
số: 2019.76.049.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Quốc phòng , Điều lệ công tác tham mưu tác chiến QĐND Việt Nam,<br />
QĐND, Hà Nội, 2000.<br />
[2]. Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật chiến dịch phản công, QĐND, Hà Nội, 2002.<br />
[3]. Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật chiến dịch phòng ngự, QĐND, Hà Nội, 2002.<br />
[4]. Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật chiến dịch tiến công, QĐND, Hà Nội, 2002<br />
[5]. Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ<br />
quốc, QĐND, Hà Nội, 2010.<br />
[6]. Bộ Quốc phòng, Tác chiến phòng thủ quân khu trong chiến tranh bảo vệ Tổ<br />
quốc, QĐND, Hà Nội, 2002.<br />
[7]. I.A. Brusakova. Metrizatsija Biznes-Reshenij Kognitivnoj Ekonomiki<br />
Metrization of Business Decisions in Cognitive Economy. SaintPetersburg.<br />
Polytechnic University Publ., 2010.<br />
[8]. I.A. Brusakova. Immitatsionnoje Modelirovanije Ekonomicheskikh<br />
[9]. Processov Immitation Modelling of Economic Processes. SaintPetersburg.<br />
<br />
<br />
118 N. Long, …, B. H. Quyết, “Nghiên cứu mô hình hệ thống … tác chiến chiến dịch.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
SPbGIEU “INZECON” Publ., 2012.<br />
[10]. I.N. Mikhailov. On the Use of the Corporate Intellectual Assets for<br />
Improvement of Electronic Components Testing Effectiveness. Sbornik<br />
Nauchnikh Trudov Uchastnikov. Saint-Petersburg. Saint-Petersburg University<br />
of Management and Economics Publ. , 2015 г., pp. 363–366.<br />
[11]. I.N. Mikhailov. Information Support of Electronic Components Testing<br />
Planning. Materialy Nauchnojo Foruma s mezdunarodnym Uchastijem<br />
“Nedelja Nauki SPbPU Vol 2. Saint-Petersburg. Polytechnic University Publ.,<br />
2015, pp. 204–206.<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE MODEL OF PROBLEM SUPPORT FOR DECISION<br />
MAKING FOR SIMULATION EVALUATING AND DETERMINATION<br />
SYSTEM OF CAMPAIGN OPERATION<br />
Decision support systems (DSS) can be used successfully to address<br />
planning issues and workload estimates. The proposed DSS system consists of<br />
two parts: analysis and simulation. Each individual working component can<br />
be simulated based on the number of job surveys, which must be done first<br />
through a predefined business process and check its components. Basic<br />
attributes and behavioral description of elements are provided for the<br />
simulation component. The result of the simulation model is the input of the<br />
analytical model that calculates the price of the work to be done. Make sure<br />
the estimated working time is raised. The model applies to practical problems<br />
in the field of combat, the purpose to simulate assessing the determination of<br />
the commander in the campaign operation.<br />
Keywords: Decision support system; DSS; Simulation model; Campaign operation.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 11 tháng 01 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 18 tháng 3 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1 National Defense Academy;<br />
2<br />
MITI, Military Academy of Science and Technology;<br />
3<br />
Unit 86, Ministry of Defense.<br />
*<br />
Email: longn@mta.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 119<br />