Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHỮNG BẤT THƯỜNG NÃO <br />
Ở TRẺ EM ĐỘNG KINH BẰNG HÌNH ẢNH HỌC <br />
Lê Văn Tuấn*, Lê Thụy Minh An* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh học sọ não trong bệnh động kinh ở trẻ em. <br />
Phương pháp nghiên cứu: 96 trẻ em bị bệnh động kinh nhập khoa nội thần kinh và phòng khám bệnh viện <br />
Nhi đồng 2 từ 10/2012 – 03/2013 được đánh giá về lâm sàng, hình ảnh MRI và CT‐Scan sọ não, mối liên quan <br />
giữa hình ảnh học và đặc điểm lâm sàng. <br />
Kết quả: Tuổi trung bình: 4,6. Cơn động kinh toàn thể chiếm 53,1%, cục bộ: 31,3%, cơn không phân loại <br />
được 15,6%. Cơn co cứng‐co giật chiếm 41,7% các cơn động kinh toàn thể nguyên phát. Có 72/96 trẻ được chụp <br />
MRI não, trong đó bất thường MRI chiếm 43,1% (31/72). Tổn thương chất trắng chiếm tỷ lệ cao nhất: 35,48%. <br />
Có 32/96 trẻ được chụp CT‐Scan não, trong đó bất thường CT‐Scan chiếm 46,9% (15/32). Bất thường trên CT‐<br />
Scan thường gặp nhất là mất thể tích: 46%. Bất thường hình ảnh thường gặp hơn ở trẻ có cơn co giật cục bộ/ <br />
sóng động kinh cục bộ trên EEG(p=0,01), trẻ chậm phát triển tâm thần vận động (p=0,043) hay trẻ có bất <br />
thường khi thăm khám thần kinh (p=0,045).Không có mối liên quan giữa bất thường hình ảnh và giới tính <br />
(p=0,931) hay có sóng động kinh trên EEG (p=0,649). <br />
Kết luận: Hình ảnh học sọ não cần được khảo sát ở những trẻ động kinh có cơn co giật cục bộ, sóng dạng <br />
động kinh cục bộ, khám thần kinh bất thường hay chậm phát triển tâm thần vận động. <br />
Từ khóa: động kinh, trẻ em, hình ảnh học, MRI, CT‐Scan, EEG. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
NEUROIMAGING ABNORMALITIES IN EPILEPTIC CHILDREN <br />
Le Van Tuan, Le Thuy Minh An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 532 ‐ 538 <br />
Objective: To describe neuroimaging characteristics in epileptic children. <br />
Method: 96 epileptic children admitted to neurology department and clinic of Children hospital 2 – Ho Chi <br />
Minh city from October 2012 to March 2013 surveyed about the characteristics of head magnetic resonance <br />
imaging (MRI) and computed tomography (CT); the correlation between clinical feature and neuroimaging <br />
abnormalities. <br />
Results: Average age is 4.6. 53.1% children presented with focal, 31.3% with generalized and 15.6% with <br />
undetermined seizures. In generalized group, tonic‐clonic epilepsy rate is 41.7%. 72 children had head MRI, <br />
abnormal MRI is 43.1%. The highest abnormality rate in MRI is white matter lesion (35.48%). 32 children had <br />
head CT, abnormal CT was seen in 46.9%. The highest abnormality rate on CT‐Scan is volume loss (46%). <br />
Abnormal neuroimaging findings had significant relation with focal seizure or focal epileptic wave on EEG <br />
(p=0.01), mental retardation (p=0.043), or abnormal neurological exam. There is not relation between abnormal <br />
neuroimaging and sex (p=0.931), present of epileptic wave on EEG (p=0.649). <br />
Conclusion: We recommend that neuroimaging should be done in epileptic children with focal seizure or <br />
focal epileptic wave on EEG, mental retardation or abnormal neurological exam. <br />
Keywords: epilepsy, children, neuroimaging, MRI, CT, EEG. <br />
* Bộ môn Thần Kinh, ĐH Y Dược TP.HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Minh An<br />
<br />
532<br />
<br />
T: 0903754494<br />
<br />
Email: minhan0402@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Động kinh là tình trạng bệnh lý ở não, đặc <br />
trưng bởi sự phóng lực quá mức và đồng bộ của <br />
một nhóm neuron trong não hay của toàn bộ <br />
não, biểu hiện lâm sàng bởi những cơn đột ngột <br />
và lặp lại. Đây là bệnh phổ biến trên thế giới và <br />
đặc biệt ở những nước đang phát triển. Hàng <br />
năm có khoảng 1,12 triệu trẻ em mới mắc động <br />
kinh ở những nước đang phát triển (10). Tỷ lệ mới <br />
mắc cộng dồn của bệnh trong cả cuộc đời là <br />
3,6% và hơn một nửa khởi phát ở trẻ nhỏ (10). <br />
Bệnh động kinh ảnh hưởng không nhỏ đến đời <br />
sống của người bệnh. Ngoài ra, đối với trẻ em, <br />
bệnh động kinh còn kết hợp với nhiều rối loạn <br />
về học tập, hành vi và tình cảm cũng như ứng <br />
xử xã hội. <br />
Chụp cắt lớp điện toán (CT‐scan) trước đây <br />
không phát hiện được hết những nguyên nhân <br />
hay bệnh học tiềm ẩn của bệnh động kinh. Tuy <br />
nhiên, CT‐scan sọ não vẫn có một vai trò quan <br />
trọng trong việc đánh giá những bệnh nhân <br />
động kinh mà có nguyên nhân cấp tính đe dọa <br />
tính mạng. <br />
Cộng hưởng từ (MRI) có độ nhạy cao hơn <br />
CT‐Scan vì MRI có thể phát hiện những bất <br />
thường và tổn thương loạn sản ở vùng hải mã, <br />
là một vị trí khởi phát động kinh thường <br />
gặp(2,7,11). Ngày nay, sự phát triển MRI độ phân <br />
giải cao với phác đồ dành cho bệnh động kinh <br />
có ảnh hưởng lâm sàng lớn trong việc chẩn đoán <br />
và quản lý bệnh động kinh vì nó hỗ trợ trong <br />
việc phân loại, phát hiện tổn thương cấu trúc, <br />
tiên lượng tái phát, sự kháng trị lâu dài với <br />
thuốc chống động kinh và xác định những bệnh <br />
nhân thích hợp với phẫu thuật. Do đó, Liên Hội <br />
Quốc Tế Chống Động Kinh (ILAE)(1997) đã <br />
khuyến cáo dùng phác đồ MRI dành cho bệnh <br />
động kinh cho tất cả những bệnh nhân với cơn <br />
co giật mới lần đầu hay bệnh động kinh mới <br />
chẩn đoán trong tình trạng không khẩn cấp(2). <br />
Thêm vào đó, ILAE cũng khuyến cáo chụp MRI <br />
cho những bệnh nhân động kinh kháng trị. <br />
Có khoảng 16‐21% những bất thường trên <br />
MRI sọ não được phát hiện ở trẻ bị bệnh động <br />
<br />
Thần Kinh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kinh và hầu hết những tổn thương cấu trúc <br />
này là những thiếu sót di truyền, hội chứng <br />
thần kinh‐bì, bệnh ác tính và những bằng <br />
chứng bệnh não do chấn thương, nhiễm trùng <br />
hay ngạt(2,18). Nghiên cứu này được tiến hành <br />
với mục đích khảo sát những bất thường trên <br />
hình ảnh học sọ não ở trẻ em động kinh và mối <br />
liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và kết <br />
quả hình ảnh học đó. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Trẻ em được chẩn đoán bệnh động kinh, <br />
nhập khoa thần kinh và phòng khám bệnh viện <br />
Nhi đồng 2 từ 10/2012 – 03/2013. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: <br />
Trẻ không được khảo sát hình ảnh học hay bị <br />
co giật do một nguyên nhân cấp tính đã xác định. <br />
<br />
Thu thập số liệu <br />
Phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi, thăm <br />
khám và đọc EEG, MRI, CT‐Scan sọ não của <br />
bệnh nhi. <br />
<br />
Công cụ thu thập số liệu <br />
Bảng thu thập số liệu. <br />
<br />
Các biến số thu thập <br />
Tuổi, giới, tiền căn gia đình bị động kinh, <br />
tiền căn bệnh lý của bản thân, sự phát triển tâm <br />
thần vận động, loại cơn động kinh, kết quả <br />
khám thần kinh, đặc điểm EEG, đặc điểm MRI <br />
và CT‐Scan não. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là: 4,6. <br />
Cơn động kinh toàn thể chiếm 53,1%, cục bộ: <br />
31,3%, cơn không phân loại được 15,6%. Cơn co <br />
cứng‐co giật chiếm 41,7% các cơn động kinh <br />
toàn thể nguyên phát. <br />
Có 72/96 trẻ được chụp MRI não, trong đó <br />
bất thường MRI chiếm 43,1% (31/72). Tỷ lệ các <br />
loại bất thường bao gồm: bất thường vỏ não: <br />
16,1%, nhuyễn não: 6,45%, tổn thương chất <br />
trắng: 35,48%, mất thể tích: 16,1%, lớn não thất: <br />
6,45%, nang: 16,1% (nang vách trong suốt: 2, <br />
<br />
533<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
nang tuyến tùng: 1, nang màng nhện: 1), bất <br />
thường mạch máu: 6,45% (u mạch não‐tam <br />
thoa:1, dị dạnh tĩnh mạch:1), tổn thương khác: <br />
9,67 % (lipoma bể củ não sinh tư: 1, tăng tín hiệu <br />
trên xung khuếch tán: 2). <br />
Có 32/96 trẻ được chụp CT‐Scan não, trong <br />
đó bất thường CT‐Scan chiếm 46,9% (15/32). Tỷ <br />
lệ các loạibất thường bao gồm: mất thể tích: 46%, <br />
nhuyễn não: 13,3%, dị dạng mạch máu não: <br />
13,3%, tổn thương khác. <br />
: 26,7% (tật không hồi não: 1, vôi hóa :1, nang <br />
vách trong suốt: 2). <br />
Bất thường hình ảnh thường gặp hơn ở trẻ <br />
có cơn co giật cục bộ/ sóng động kinh cục bộ <br />
trên EEG (p=0,01), trẻ chậm phát triển tâm thần <br />
vận động (p=0,043) hay trẻ có bất thường khi <br />
thăm khám thần kinh (p=0,045).Không có mối <br />
liên quan giữa bất thường hình ảnh và giới tính <br />
(p=0,931) hay có sóng động kinh trên EEG <br />
(p=0,649). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, động kinh <br />
toàn thể chiếm tỷ lệ 53,1% nhiều hơn so với <br />
động kinh cục bộ, cơn không phân loại được <br />
cũng chiếm tỷ lệ cao 15,6%. Khi so sánh với <br />
nghiên cứu ở Tây Âu(8), Colombia(19) và của tác <br />
giả L.V.Tuấn (13) ở Việt Nam thì kết quả lại khác <br />
khi động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ cao hơn so với <br />
đông kinh toàn thể. Điều này có thể giải thích <br />
dựa vào đối tượng nghiên cứu khác nhau giữa <br />
các tác giả, ở Tây Âu là người trưởng thành, ở <br />
Colombia là dân số chung và ở cả trẻ em và <br />
người lớn như trong nghiên cứu của tác giả <br />
L.V.Tuấn. Theo một số tác giả, động kinh cục bộ <br />
ưu thế ở người lớn còn động kinh toàn thể thì <br />
ưu thế ở trẻ em hơn. Nhưng với cùng đối tượng <br />
là trẻ em như trong nghiên cứu của tác giả <br />
L.T.K.Vân (14), kết quả lại khác với chúng tôi. Có <br />
thể do độ tuổi trung bình của các nghiên cứu <br />
khác nhau mà các tác giả trên không thống kê <br />
tuổi trung bình nên chúng tôi không so sánh <br />
được. Nhìn chung, tỷ lệ loại cơn động kinh cục <br />
<br />
534<br />
<br />
bộ hay vận động có thể khác nhau ở các độ tuổi <br />
khác nhau và càng lớn tuổi tỷ lệ cơn động kinh <br />
cục bộ càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn. <br />
Trong loại cơn động kinh cục bộ, tỷ lệ cơn <br />
động kinh cục bộ đơn giản là 8,3% cao hơn cục <br />
bộ phức tạp là 5,2%. Kết quả này tương tự với <br />
nghiên cứu của tác giả L.T.K.Vân (14) khi động <br />
kinh cục bộ đơn giản cũng nhiều hơn so với <br />
cục bộ phức tạp, điều nay có thể do cùng <br />
nghiên cứu trên trẻ em ở bệnh viện Nhi Đồng <br />
2, nhưng lại khác với các nghiên cứu của tác <br />
giả L.V.Tuấn (13), ở Tây Âu (8) do dân số nghiên <br />
cứu khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ cơn toàn thể <br />
hóa thứ phát thì tương tự nhau giữa các <br />
nghiên cứu ở khoảng 15% (8‐19,6%). Đối với <br />
các loại cơn động kinh toàn thể nguyên phát <br />
thì tỷ lệ thay đổi giữa các nghiên cứu nhưng tỷ <br />
lệ cơn co cứng‐ co giật thì luôn chiếm tỷ lệ cao <br />
nhất trong các loại cơn (9,7 – 41,7%). <br />
Khi khảo sát điện não đồ, nghiên cứu của <br />
chúng tôi ghi nhận được 64/93 trường hợp <br />
(68,8%) có EEG dạng động kinh phù hợp với <br />
lâm sàng, tỷ lệ này khá cao và tương đồng với <br />
nghiên cứu của tác giả L.T.K.Vân(14) với 68% và <br />
nghiên cứu của Rasool và cs(17) với bất thường <br />
EEG là 155/276 (56,2%) trẻ. Còn trong nghiên <br />
cứu của Amirsalari(1) có đến 98% có bất thường <br />
EEG. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả <br />
L.V.Tuấn(13) ghi nhận chỉ có 18,6% sóng động <br />
kinh phù hợp lâm sàng. Điện não đồ có độ nhạy <br />
tương đối thấp (25‐56%), độ đặc hiệu cao hơn <br />
(78‐98%), và điện não đồ ngoài cơn có tỉ lệ bình <br />
thường cao. Sở dĩ có sự khác biệt nhiều trong tỷ <br />
lệ điện não đồ bất thường giữa các nghiên cứu <br />
có thể là do chưa có một phác đồ đo điện não <br />
thống nhất giữa các nghiên cứu, kết quả dương <br />
tính trên EEG còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố <br />
như: thời điểm đo là trong cơn hay ngoài cơn, <br />
đo trong giấc ngủ hay không, thời gian đo, số <br />
lần đo điện não đồ, thực hiện các nghiệm pháp <br />
kích thích. <br />
<br />
Đặc điểm MRI não <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 31/72 trẻ <br />
(43,1%) có bất thường trên MRI. Đây là tỷ lệ phát <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
hiện bất thường khá cao so với những nghiên <br />
cứu trước đây. Tác giả Rasool(17) nghiên cứu các <br />
trẻ co giật mới khởi phát lần đầu không có sốt <br />
nhập khoa cấp cứu, hoặc là điều trị nội trú hay <br />
ngoại trú tại các bệnh viện Nhi ở Ấn Độ chỉ ghi <br />
nhận 32/157 (20,4%) trẻ có bất thường trên MRI. <br />
Tác giả Amirsalari(1) nghiên cứu trẻ bị động kinh <br />
mới phát hiện từ 1 đến 15 tuổi điều trị ngoại trú <br />
ở khoa Thần kinh nhi tại bệnh viện ở Iran cũng <br />
ghi nhận 57/200 (28,5%) trường hợp bất thường <br />
trên MRI. Sự khác biệt này là do mẫu nghiên <br />
cứu của chúng tôi vừa bao gồm trẻ đã được chẩn <br />
đoán động kinh vừa động kinh mới phát hiện <br />
nên có thể bất thường sẽ xuất hiện nhiều hơn là <br />
khảo sát trên trẻ mới khởi phát co giật lần đầu. <br />
Mặt khác, chúng tôi khảo sát cả bệnh nhi nội trú <br />
và ngoại trú và những bệnh nhi nội trú có tình <br />
trạng bệnh nặng hơn nên có thể tỷ lệ phát hiện <br />
bất thường cao hơn. <br />
Cũng nghiên cứu ở Ấn Độ, tác giả <br />
Doescher(6) khảo sát dựa trên cộng đồng những <br />
trẻ 6‐14 tuổi đã từng có 1 cơn co giật lần đầu <br />
trong 3 tháng vừa qua cũng chỉ ghi nhận 32,6% <br />
có bất thường. Với tỷ lệ này, tác giả cho rằng là <br />
đã cao hơn nhiều so với những nghiên cứu trước <br />
đây do đã sử dụng phần lớn MRI tiêu chuẩn để <br />
đánh giá cùng với sự đồng thuận các chuyên gia <br />
phân tích về hình ảnh học để có được kết quả <br />
này. Sự khác biệt với nghiên cứu chúng tôi cũng <br />
có thể là do đối tượng nghiên cứu của tác giả là <br />
trẻ mới phát hiện co giật lần đầu và được tiến <br />
hành trên cộng động khác với nghiên cứu chúng <br />
tôi là ở tại bệnh viện, khi mà những trẻ nhập <br />
viện thường là có bệnh lý động kinh nặng hơn <br />
nên dễ phát hiện nhiều tổn thương hơn. <br />
Cũng vậy, tác giả Kalnin và cs(12) cũng tìm <br />
thấy tỷ lệ bất thường MRI chỉ là 31%. Tuy nhiên, <br />
tác giả Berg và cs(4) lại ghi nhận có tới 388/613 <br />
(79,6%) bất thường khi nghiên cứu trẻ ở <br />
Connecticut, Mỹ. Điều đó vì nghiên cứu tác giả <br />
có tính cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều trong số <br />
những hội chứng động kinh sớm của những trẻ <br />
này có những bất thường cấu trúc đơn độc mà <br />
nói chung có thể không có liên quan với sự xuất <br />
<br />
Thần Kinh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hiện co giật mới ở thời điểm lớn tuổi hơn. Ví dụ: <br />
một tỷ lệ đáng kể trẻ trong nghiên cứu có những <br />
bệnh lý như là loạn sản vỏ, bất thường gen, và <br />
hội chứng thần kinh bì cũng như tỷ lệ cao <br />
nhuyễn não. <br />
Như vậy, tỷ lệ bất thường trên hình ảnh học <br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng hay độ <br />
tuổi nghiên cứu, nghiên cứu tại cộng đồng hay <br />
bệnh viện, sử dụng kỹ thuật MRI độ phân giải <br />
cao cùng phác đồ khảo sát bệnh động kinh tiêu <br />
chuẩn, trẻ mới bị một cơn co giật hay đã chẩn <br />
đoán động kinh. <br />
Trong những bất thường trên MRI, chúng <br />
tôi ghi nhận các loại tổn thương phổ biến nhất <br />
là tổn thương chất trắng (11/31, 35,48%), tiếp <br />
theo là tổn thương vỏ não, nang và mất thể <br />
tích (5/31, 16,1%). <br />
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như <br />
của tác giả Kalnin và cs(12). Tác giả tìm thấy <br />
những tổn thương thường gặp nhất ở trẻ mới co <br />
giật lần đầu là tổn thương chất trắng (32,2%), <br />
tổn thương khác (26,2%) (lớn khoang ngoài trục, <br />
bất thường hồi hải mã, bất thường cấu trúc khác <br />
có hay không có ý nghĩa, tổn thương mạch máu, <br />
tăng tín hiệu trên xung khuếch tán). <br />
Nghiên cứu chúng tôi chỉ phát hiện 1 (2,9%) <br />
trường hợp có teo vùng hồi hải mã. Kết quả này <br />
thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác(3,4,12). <br />
Tỷ lệ bất thường thùy thái dương trong và hải <br />
mã chiếm tới 15% trong nghiên cứu của <br />
Kalnin(12). Tác giả Berg và cs(4) cũng ghi nhận <br />
10% bất thường trên MRI. Còn trong nghiên cứu <br />
của Wieshmann và cs (2003)(20), tỷ lệ xơ hải mã <br />
lên đến 33%. Sở dĩ có sự khác nhau trong các <br />
nghiên cứu là do việc sử dụng MRI phân giải <br />
cao hay MRI tiêu chuẩn. Nếu ở giai đoạn sớm <br />
hơn của bệnh, việc dùng MRI phân giải cao <br />
cùng với hệ thống tính điểm tiêu chuẩn sẽ làm <br />
tăng độ nhạy để đánh giá tốt hơn thùy thái <br />
dương hay một nơi nào khác. <br />
Về những tổn thương có ý nghĩa thực sự gây <br />
động kinh, nghiên cứu chúng tôi ghi nhận như <br />
sau: tổn thương vỏ não (16,1%), nhuyễn não <br />
(6,45%), mất thể tích: 16,1%, tổn thương mạch <br />
<br />
535<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
máu (2/31=6,45%). Các tác giả Rasool(17), <br />
Doetcher(6), Kalnin(12) thì tìm thấy tỷ lệ các bất <br />
thường trên MRI dao động trong khoảng như <br />
sau: tổn thương vỏ não từ 12,6 – 27,1%, nhuyễn <br />
não từ 1,7 – 6,3%, mất thể tích từ 8,5 ‐ 25%. <br />
Trong tổn thương vỏ não, nghiên cứu chúng tôi <br />
chỉ ghi nhận được các rối loạn hình thành vỏ <br />
não: loạn sản vỏ não: 2 (1 ở thùy trán, 1 ở vùng <br />
thùy đảo), xơ củ : 2, lớn nửa não: 1. <br />
<br />
Đặc điểm CT‐Scan não <br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 15/32 <br />
trẻ chụp CT‐scan có kết quả bất thường. Trong <br />
số những tổn thương được phát hiện thì teo não <br />
lan tỏa/cục bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 46% (7/15), <br />
còn lại là dị dạng mạch máu não 13,3%, nhuyễn <br />
não (di chứng nhồi máu não/xuất huyết não) <br />
13,3%, khác 26,7% (nang vách trong suốt: 2, vôi <br />
hóa: 1, mất hồi não: 1). Tỷ lệ teo não của chúng <br />
tôi tương tự với của các tác giả Rasool(17) là 44%, <br />
Cala(5) là 41,5%. Bất thường gặp nhiều nhất trên <br />
CT‐Scan là teo não lan tỏa. <br />
Ở trẻ em, Yang va cs (1979)(21) công bố kết <br />
quả từ 256 trẻ động kinh, tỷ lệ bất thường là <br />
33%, nhưng 66% là co giật sơ sinh. Trong động <br />
kinh mới ở người trưởng thành, tỷ lệ các tổn <br />
thương có thể điều trị được thấp. Ở thời điểm <br />
đó, chỉ định CT‐Scan trong động kinh là chủ <br />
quan dựa vào điều kiện kinh tế. Young và cs <br />
(1982)(22) chụp CT‐scan 220 bệnh nhân bệnh <br />
động kinh nhập phòng khám Thần kinh và phát <br />
hiện 24% bất thường, nhưng chỉ 6% trong <br />
những người không có dấu hiệu lâm sàng hay <br />
bất thường cục bộ trên EEG. Tác giả khuyến cáo <br />
rằng, CT‐Scan chỉ nên dùng cho những bệnh <br />
nhân có bất thường cục bộ, nhưng quan điểm <br />
này sẽ bị thách thức trên cơ sở rằng những tổn <br />
thương có thể điều trị được sẽ bị bỏ lỡ. Tổn <br />
thương điển hình phát hiện được trên CT –scan <br />
là: khối u, nhiễm trùng, bệnh mạch máu não <br />
thiếu máu, xuất huyết, dị dạng động tĩnh mạch, <br />
và chấn thương. <br />
<br />
536<br />
<br />
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và <br />
hình ảnh học <br />
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận bất thường <br />
hình ảnh học (CT‐Scan/MRI) thường gặp nhiều <br />
hơn ở trẻ chậm phát triển tâm thần vận động, trẻ <br />
có bất thường khi khám thần kinh và trẻ có cơn <br />
co giật liên quan cục bộ. Kết quả này góp phần <br />
vào việc quyết định khảo sát hình ảnh học dựa <br />
trên các dữ liệu về lâm sàng của bệnh nhân. Các <br />
mối liên hệ này cũng đã được nhiều tác giả trên <br />
thế giới nghiên cứu và cũng cho ra những kết <br />
luận tương tự với kết quả của nghiên cứu chúng <br />
tôi. <br />
Khoảng một nửa nghiên cứu hình ảnh riêng <br />
lẻ ở trẻ em với động kinh mới xuất hiện có khởi <br />
phát cục bộ được công bố là bất thường; 15‐20% <br />
có thông tin hữu dụng về nguyên nhân hay định <br />
vị tổn thương, 2‐4% cung cấp thông tin làm cải <br />
thiện điều trị khẩn cấp (Gaillard(9)). <br />
Kết quả của chúng tôi có khác biệt với tác giả <br />
Amirsalari(1) khi nghiên cứu 200 trẻ động kinh <br />
mới xuất hiện, ghi nhận bất thường MRI liên <br />
quan đáng kể với tuổi lớn, tiền sử gia đình, bất <br />
thường hình thể và khám lâm sàng. Tuy nhiên <br />
lại không có sự liên quan với giới tính, loại cơn <br />
động kinh, chậm phát triển, và bệnh lý nguyên <br />
nhân. Những nghiên cứu trên trẻ em khác cũng <br />
khuyến cáo rằng động kinh khởi phát cục bộ <br />
thường có bất thường hình ảnh nhiều hơn <br />
(McAbee 1989(16), Maytal 2000(15), Doescher <br />
2006(6)). Còn tác giả Amirsalari(1) kết luận như <br />
sau: việc nhận ra 98% bất thường EEG trong <br />
những trẻ động kinh, bản chất lành tính của <br />
những dấu hiệu trên MRI trong hầu hết trẻ, giá <br />
thành cao và chỉ một số nhỏ bệnh nhân nhận <br />
được can thiệp tích cực từ kết quả MRI, tác giả <br />
đề nghị dùng EEG để khẳng định chẩn đoán và <br />
sử dụng MRI cho những bệnh nhân có bất <br />
thường khi khám, dấu thần kinh cục bộ và bất <br />
thường cục bộ EEG. <br />
Với sự thống nhất với những nghiên cứu <br />
khác và cũng như trong nghiên cứu chúng tôi, <br />
tác giả Doescher khẳng định nên sử dụng MRI <br />
trong trẻ với động kinh có khởi phát cục bộ <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />