Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất trong lá của loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri André) ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Từ các dịch chiết lá của loài Râu hùm hoa tía Tacca chantrieri André ở Việt Nam đã phân lập được các chất gồm RHH1 và RHH2 từ cặn chiết n-hexane, RHE1 và RHE2 từ cặn chiết ethyl acetate, RHW1 từ nước. Bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng và so sánh với các số liệu đã được công bố đã xác định cấu trúc của 3 chất phân lập được gồm RHW1 từ cặn chiết nước là (6S, 9R)-roseoside; RHH2 từ cặn chiết n-hexane là β-sitosterol và RHH1 từ cặn chiết n-hexane là Triolein.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất trong lá của loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri André) ở Việt Nam
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000100 NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG LÁ CỦA LOÀI RÂU HÙM HOA TÍA (Tacca chantrieri André) Ở VIỆT NAM Nguyễn Quang Huy*, Lê Tiến Nga, Vũ Thị Diệp Tóm tắt: Từ các dịch chiết lá của loài Râu hùm hoa tía Tacca chantrieri André ở Việt Nam đã phân lập được các chất gồm RHH1 và RHH2 từ cặn chiết n-hexane, RHE1 và RHE2 từ cặn chiết ethyl acetate, RHW1 từ nước. Bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng và so sánh với các số liệu đã được công bố đã xác định cấu trúc của 3 chất phân lập được gồm RHW1 từ cặn chiết nước là (6S, 9R)-roseoside; RHH2 từ cặn chiết n-hexane là β-sitosterol và RHH1 từ cặn chiết n-hexane là Triolein. Chất RHH2 không có hoạt tính chống oxi hoá và kháng nấm nhưng có hoạt tính kháng với vi khuẩn Gram (+) Staphylococcus aureus, Lactobacillus fermentum, Bacillus subtillis với giá trị IC50 lần lượt là 1,1; 25,8; 79,7 µg/mL và vi khuẩn Gram (-) Escherichia coli, Salmonella enterica với IC50 tương ứng 4,4 và 3,1 µg/mL. Từ khóa: Tacca chantrieri, cặn chiết lá, kháng khuẩn, Râu hùm hoa tía. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các cây thuốc là nguồn nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành công nghiệp dược, hóa dược. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại dược phẩm đang được dùng chữa bệnh hoặc đang thử cận lâm sàng đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Chi Râu hùm (danh pháp khoa học Tacca, thuộc họ Dioscoreaceae), gồm 12-31 loài với các tên gọi như nưa, củ nưa, ngải rợm, hạ túc, râu hùm,… phát triển phổ biến trong khu vực Đông Nam Á (Vũ Thị Quỳnh Chi và nnk, 2015). Theo Danh mục thực vật, cho đến nay ghi nhận 17 loài phân bố phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó ở Việt Nam hiện có 6 loài được sử dụng phổ biến làm thuốc chữa thấp khớp, viêm loét dạ dày, viêm gan... và làm thực phẩm như rau ăn (Quang và nnk, 2012). Nghiên cứu của Quang và nnk. 2012, cho thấy các loài trong chi Tacca có chứa các chất như taccalonolide, withanolide, cholestane, spirostanol, furostanol... Từ loài Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri) nhiều chất hóa học đã được phân tách, đánh giá hoạt tính sinh học nhưng chủ yếu tập trung về ở thân, rễ mà chưa đề cập đến phần lá của cây (Vũ Thị Quỳnh Chi và nnk, 2015, Jiang et al., 2014, Liu et al., 2015). Bài báo này công bố một số chất được tách chiết từ lá của loài Râu hùm hoa tía góp phần cho sự hiểu biết đầy đủ về thành phần hóa học trong cây. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu: Râu hùm hoa tía được thu từ các tỉnh phía Bắc Việt Nam và được phân loại bởi Nguyễn Kim Thanh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Mẫu tiêu bản được lưu trữ tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Mẫu lá cây được sấy khô, nghiền thành bột và bảo quản ở nơi khô ráo. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: nguyenquanghuy@vnu.edu.vn
- 804 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Các chủng vi sinh vật kiểm định gồm: Pseudomonas aeruginosa ATCC 15442, Escherichia coli ATCC 25922, Salmonella enterica ATCC 13076. Staphylococcus aureus ATCC 13709, Bacillus subtillis ATCC 6633, Lactobacillus fermentum ATCC 9338 và nấm Candida albicans ATCC 10198 được cung cấp bởi Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học Các chất phân lập được xác định cấu trúc hóa học bằng các kỹ thuật: Phổ khối lượng (MS) được đo bằng phương pháp ESI trên máy Agilent 1120; Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) được đo trên máy Bruker AM 500 FT-NMR Spectrometer với TMS là chất chuẩn nội; Phổ lưỡng sắc tròn (CD) được đo trên máy Chirascan TMCD spectrometer; Độ quay cực ([α]D) được đo trên máy JASCO DIP-1000 KUY polarimeter. Các phân tích được thực hiện tại Viện Hóa học và Viện Hóa sinh biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các phương pháp phân lập hợp chất Các chất được phân lập từ các dịch chiết bằng sắc ký cột với chất mang là silica gel (hệ dung môi rửa giải với độ phân cực tăng dần) hoặc Sephadex LH-20 (hệ dung môi rửa giải là CH2Cl2/MeOH: 1/9 hoặc MeOH); Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng silica gel Merck 60 F254, dày 0,25 mm, hiện màu bằng thuốc thử Vanilin/H2SO4 và Ceri sulfatl. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH được đánh giá theo phương pháp của Taskin và nnk, 2017. Các mẫu được xác định nồng độ có khả năng quét được 50% gốc tự do DPPH (giá trị IC50) dựa trên đường chuẩn tương quan giữa nồng độ và % quét gốc tự do tương ứng. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của các hợp chất phân lập được tiến hành theo phương pháp của Vander và Vlietlinck, 1991 trên các đĩa 96 giếng. Ampicilin 50 mM được dùng làm kháng sinh kiểm định cho các chủng vi khuẩn với giá trị IC50 từ 0,05- 2µg/mL. Amphotericin B 0,04 mM được dùng làm kháng sinh kiểm định cho nấm với giá trị IC50 từ 0,5-1 µg/mL. Các kháng sinh được pha trong DMSO. Mẫu kháng sinh có bổ sung vi sinh vật kiểm định được sử dụng làm mẫu đối chứng dương còn mẫu chỉ có vi sinh vật kiểm định là đối chứng âm. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật: MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller- Hinton Agar); TSB (Tryptic Soy Broth); TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi khuẩn; SDB (Sabouraud với 2% dextrose) và SA (Sabouraud với 4% dextrose) cho nấm men. Các kết quả được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả phân lập các chất từ cặn chiết dung môi Dựa vào tham khảo các tài liệu (Vũ Thị Quỳnh Chi và nnk, 2015, Jiang et al., 2014, Quang và nnk, 2012) về các phương pháp tách chiết chúng tôi lựa chọn dung môi methanol (MeOH) khởi đầu cho việc điều chế các cặn chiết từ lá của Râu hùm hoa tía.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 805 Mẫu lá T. chantrieri được phơi khô, nghiền nhỏ thu được 280 g bột khô sau đó được ngâm chiết với 500 mL methanol ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ, lọc lấy phần dịch chiết (chiết lần thứ nhất). Phần bã nguyên liệu tiếp tục được ngâm chiết với MeOH thêm 2 lần theo quy trình tương tự lần chiết thứ nhất. Dịch chiết MeOH thu được từ 3 lần chiết được gom chung và cất loại dung môi xuống còn 1/10 thể tích ban đầu. Pha loãng dịch chiết methanol cô đặc bằng 50 mL nước cất rồi chiết phân bố lần lượt bằng các dung môi n-hexane và ethyl acetate (EtOAc) để thu được dịch chiết n-hexane, ethyl acetate và nước. Các dịch chiết n-hexane và ethyl acetate được cất loại kiệt dung môi dưới áp suất giảm ! thu các cặn chiết tương ứng là cặn n-hexane ! (RH, 1,78 g) và cặn ethyl acetate (RE, 3,8 g). Quá trình chiết xuất thu nhận các cặn chiết trong dung môi được trình bày ở Hình 1. Bột T. chantrieri (280 g) Ngâm chiết với MeOH (3 lần, 24h/lần) Dịch Metanol - Cất loại MeOH xuống còn 1/10V - Pha loãng bằng nước cất (50 mL) ! Dịch MeOH - H2O Chiết phân bố với hexane ! Dịch chiết hexane Dịch H2O Chiết phân bố với EtOAc Cất loại dung môi Cặn hexane Dịch H2O Dịch chiết EtOAc (RH, 1,78 g) (RW, 100 mL) ! Cất loại dung môi Cặn EtOAc (RE, 3,80 g) Hình 1. Sơ đồ điều chế cặn chiết với các dung môi khác nhau từ mẫu lá T. chantrieri Hình 3.1. Sơ đồ điều chế các cặn chiết từ mẫu lá, thân Tacca chantrieri Cặn n-hexane (RH) 3.3.1. Phân lập chất được phân từ cặn chiết tách bằng sắc kí cột silica gel, rửa giải bằng n- hexan gradient hệ dung Cặnmôihexan n-hexane: EtOAc (0→100% EtOAc) thu được 4 phân (RH1-RH4). (RH, 1,78 g) được phân tách bằng sắc kí cột trên chất hấp phụ Lựa chọn phân đoạn RH1 và RH2 do các phân đoạn RH3 và RH4 còn lẫn nhiều chất tạp. silica gel, rửa giải bằng phương pháp gradient hệ dung môi hexane:EtOAc Phân đoạn RH1 có chất rắn màu trắng lẫn trong chất dầu màu vàng, rửa phân đoạn này gradient (0®100% EtOAc) thu được 4 phân đoạn, kí hiệu RH1-RH4. Do thời gian bằng acetone thu được chất sạch dưới dạng chất rắn màu trắng kí hiệu RHH1 (Hình 2). và điều kiện nên chúng tôi tập trung cho việc phân lập tiếp phân đoạn RH1 và Phân đoạn RH2 RH2. có chất rắn màu trắng lẫn trong chất màu đen. Rửa phân đoạn RH2 bằng MeOH và kết tinh lại trong hỗn hợp CH2Cl2: MeOH (9:1) thu chất RHH2 dạng phiến màu trắng (Hình Phân2). đoạn RH1 có chất rắn màu trắng lẫn trong chất dầu màu vàng, rửa phân đoạn này bằng acetone thu được chất sạch dưới dạng chất rắn màu trắng, kí hiệu RHH1 (5,2 mg).
- 806 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 2. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết n-hexane từ lá T. chantrieri Từ cặn chiết ethyl acetate (RE) bằng sắc kí cột trên chất hấp phụ Sephadex LH-20, rửa giải với hệ dung môi CH2Cl2:MeOH (1:4) thu được 8 phân đoạn RE1-RE8 (Hình 3). Phân đoạn RE2 và RE8 có khối lượng thu được nhiều nhất được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Phân đoạn RE2 (628 mg) được rửa bằng MeOH thu được chất rắn màu trắng, kết tinh lại chất rắn này trong hỗn hợp CH2Cl2:MeOH (9:1) thu được chất rắn màu dạng phiến màu trắng, kí hiệu RHE1 (20 mg). Phân đoạn RE8 (447 mg) được kết tinh bằng MeOH thu được chất rắn dạng bột màu trắng, kí hiệu RHE2 (64 mg). Quá trình phân lập chất từ cặn ethyl acetate được trình bày trong Hình 3. Hình 3. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetate từ lá T. chantrieri Cặn chiết từ nước được phân tách trên cột Diaion HP-20, rửa cột bằng H2O, MeOH:H2O (25:75, 50:50) và MeOH (100%). Phân đoạn MeOH 100% được cất loại dung môi thu được cặn kí hiệu RWA (1,0 g) và tiếp tục được phân tách trên cột Sephadex LH-
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 807 20, rửa giải bằng MeOH thu được 2 phân đoạn RWA1 (830 mg) và RWA2 (97 mg) cho các phân tích tiếp theo. Phân đoạn RWA2 được phân tách trên cột silica gel, rửa giải bằng hệ dung môi EtOAc:MeOH (1:0, 9:1) thu được 6 phân đoạn RWA2.1-RWA2.6. Phân đoạn RWA2.3 qua cột silica gel pha đảo C-18 với hệ dung môi H2O:MeOH (1:1→0:1) thu được chất sạch RHW1 (3,7 mg). Các bước quá trình phân lập chất ở pha nước trong Hình 4. Hình 4. Sơ đồ tách các chất trong dịch chiết nước từ lá T. chantrieri
- 808 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Xác định tên và cấu trúc hoá học của các chất Các chất phân lập từ các cặn chiết của lá loài T. chantrieri gồm 2 chất RHH1 và RHH2 từ cặn chiết n-hexane, RHE1 và RHE2 từ cặn chiết ethyl acetate, RHW1 từ cặn nước được xác định tên và cấu trúc hoá học. Chất RHH2 và chất RHE1 đều có nhiệt độ nóng chảy tương đương nhau ở 135-136 oC. Kết quả sắc ký bản mỏng cũng cho thấy 2 chất này là trùng nhau. Kết quả xác định các đặc điểm vật lý cho thấy RHW1 là chất bột màu trắng, RHH1 có chất dầu, màu trắng đục. RHH2 tương tự RHE1 có tinh thể dạng phiến, màu trắng. RHE2: Chất bột vô định hình, màu trắng. Cấu trúc của các chất được xác định bằng các phương pháp phổ NMR, MS kết hợp với tham khảo tài liệu đã xác định tên và cấu trúc các chất phân lập. - Chất (RHH1): Triolein Hình 5. Công thức cấu tạo chất RHH1 Hợp chất RHH1 có phổ 1H-NMR của RHH1có tín hiệu cộng hưởng của 2 nhóm oxymethylen tại δH 4,13 (2H, dd, J = 6,0, 11,5 Hz, H-1a và H-3a) và 4,28 (2H, dd, J = 4,0, 7,0 Hz, H-1b và H-3b), một nhóm oxymethyl tại δH 5,24 (1H, m, H-2). Các tín hiệu cộng hưởng này cho biết trong cấu trúc của RHH1 có chứa một phân tử glycerol đã bị este hóa ở cả 3 nhóm hydroxy. Ngoài các tín hiệu trên, phổ 1H-NMR còn có tín hiệu cộng hưởng của 3 nhóm methyl tại δH 0,87 (9H, t, J = 7,0 Hz, H-18', H-18 và H-18), các nhóm methyl dạng olefin cộng hưởng trong vùng δH 5,26-5,39 (6H, m), và tín hiệu cộng hưởng của các nhóm methylene trong vùng trường cao δH 1,20-2,83. Phổ 13C-NMR và DEPT của RHH1 cho tín hiệu của các nhóm carbonyl (δC 173,17 và 172,80), các nhóm methin dạng olefin (δC 129,95 và 129,66), một nhóm oxymethyl (δC 68,85), hai nhóm oxymethylen (δC 62,06), nhóm methyl (δC 14,03) và một số nhóm methylen tập trung trong vùng trường cao (δC 22,63-34,16). Kết hợp các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR cho phép dự kiến hợp chất RHH1 là trieste của glycerol với cùng một axit và cấu hình liên kết đôi trong axit béo có thể là dạng cis. So sánh số liệu phổ 13C-NMR của phần axit trong RHH1 với axit oleic. Sự tương đồng giữa các số liệu cho phép xác định RHH1 là trieste của axit oleic và glycerol có tên gọi là triolein (Hình 5). Cấu trúc của RHH1 là triolein cũng được khẳng định lại qua việc tham khảo các tài liệu về triolein và so sánh trên bản mỏng với chất triolein chuẩn (Rf = 1,6).
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 809 - Chất RHH2: β-sitosterol Hình 6. Công thức cấu tạo chất RHH2 Hợp chất RHH2 nóng chảy ở 135-136 oC. Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của một proton dạng olephin [δH 5,34 (1H, brd, J= 5,0 Hz, H-6) và của 6 nhóm methyl trong đó có 2 nhóm cộng hưởng dưới dạng singlet [δH 0,68 (3H, s, H-18) và 1,00 (3H, s, H-19)] và 4 nhóm cộng hưởng dạng doublet [δH 0,81 (3H, d, J= 7,0 Hz, H-27); 0,83 (3H, d, J= 7,0 Hz, H-26) và 0,92 (3H, d, J= 6,5 Hz, H-21)]. Tín hiệu cộng hưởng của một nhóm hydroxymethyl xuất hiện dưới dạng multiplet [δH 3,52 (1H, m, H-3)]. Ngoài ra còn có tín hiệu cộng hưởng của proton của các nhóm methyl và methylen khác ở vùng trường cao [δH 1,04-2,31]. Phổ 13C-NMR của RHH2 có tín hiệu cộng hưởng của 29 nguyên tử cacbon bao gồm một liên kết đôi [δC 121,73 (C-6); 140,77 (C-5)], 6 nhóm methyl [δC 11,87 (C-18); 11,99 (C-29), 18,79 (C-21); 19,05 (C- 26); 19,40 (C-19); 19,82 (C-27)], 8 nhóm methyn, 11 nhóm methylen và 2 cacbon bậc bốn. Sự có mặt của một liên kết đôi, 2 nhóm methyl bậc 2 và 2 cacbon bậc bốn trong phân tử RHH2 cho biết chất này có chứa khung steroit và được nhận định có thể là β-sitosterol. Số liệu phổ 13C-NMR của RHH2 được so sánh với các giá trị tương ứng đã được công bố của chất β-sitosterol (Mc Carthy và cộng sự, 2005). Sự phù hợp về số liệu phổ NMR cho phép khẳng định cấu trúc của RHH2 là β-sitosterol (Hình 6). Chất β-sitosterol là một sterol phổ biến nhất trong các loài thực vật bậc cao. - Chất RHW1: (6S, 9R)-roseoside Hình 7. Công thức hoá học chất RHW1 Chất RHW1 có độ quay cực [α]30D+163,9(c 0,09; MeOH). Phổ khối ESI-MS cho pic ion phân tử deproton hóa ở m/z 385 [M-H]-. Phổ 1H-NMR của RHW1 xuất hiện tín
- 810 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM hiệu của 3 nhóm methyl bậc 3 tại δH 1,05 (3H, s, CH3-11); 1,06 (3H, s, CH3-12); 1,94 (3H, d, J=1,5 Hz, CH3-13), một nhóm methyl dưới dạng doublet tại H 1,31 (3H, d, J=6,5 Hz, CH3-10), 3 proton olefin tại δH 5,87 (1H, s), 5,89 (1H, m) và 5,90 (1H, m), 1 proton anome tại δH 4,36 (1H, d, J= 8,0 Hz, H-1’) và tín hiệu của 9 proton nằm trong khoảng δH 2,16-3,88. Tín hiệu của nhóm methyl dịch chuyển về phía trường thấp ở 1,94 cho phép dự đoán đây là một methyl liên kết trực tiếp với liên kết đôi, có thể có mặt cấu trúc khung megastigmane chứa 1 đơn vị đường. Phổ 13C-NMR và DEPT của RHW1 xuất hiện tín hiệu của 19 cacbon bao gồm 1 cacbonyl ở δC 201,2, 4 nhóm methyl ở δC 21,2, 24,7, 23,4 và 19,6, 3 nhóm methyn sp2 ở δC 127,2, 131,6 và 135,3, 1 nhóm methyl sp3 ở δC 77,3, 1 nhóm methylen ở δC 50,7, 3 cacbon bậc 4 và 6 cacbon thuộc phân tử đường (5 nhóm oxymethin và 1 nhóm oxymethylen). Cấu hình β của phần đường được xác định từ hằng số tương tác lớn (J = 8,0 Hz) của proton anomeric H-1’tại δH 4,35. Cấu hình tuyệt đối của chất được xác định bằng phân tích phổ CD và so sánh độ chuyển dịch hóa học với các đồng phân lập thể đã biết. Hóa lập thể tại C-6 và C-9 được xác định dựa trên phổ CD và sự chuyển dịch tín hiệu phổ 13C-NMR của RHW1 với các hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự (6S,9R), (6R,9R), (6S,9S), 6R,9S)-roseoside. Hiệu ứng Cotton tại 240 nm (: +29,28) có giá trị dương cho phép xác định cấu hình 6S dựa trên nghiên cứu của Yamano và Ito, 2005. Từ các dữ liệu phổ NMR, ESI-MS, CD, so sánh độ quy cực RHW1 được xác định là (6S, 9R)-roseoside. Theo Frankish và cộng sự, 2010 chất này được đánh giá có hoạt tính chống ung thư trên dòng tế bào ung thư da chuột thực nghiệm. Đánh giá hoạt tính sinh học của RHH2 phân lập từ cặn chiết lá Râu hùm hoa tía Do hàm lượng thu được từ các chất sạch phân lập không cao, chúng tôi lựa chọn chất RHH2 β-sitosterol (cặn n-hexane có hàm lượng tương đối nhiều) cho đánh giá hoạt tính sinh học. Theo Saiedina et al, 2014 β-sitosterol là một sterol khá phổ biến trong các loài thực vật và có tác dụng chống ung thư, kháng viêm. Bảng 1 và Bảng 2 là kết quả nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính chống oxi hoá của RHH2. Bảng 1. Khả năng kháng vi sinh vật kiểm định của β-sitosterol (RHH2) Giá trị IC50 đối với các chủng (µg/mL) Vi khuẩn Gram (+) Vi khuẩn Gram (-) Nấm S. B. L. S. P. Candida E. coli aureus subtilis fermentum enterica aeruginosa albican 1,1 79,7 25,8 3,1 4,4 > 256 > 256 Kết quả Bảng 1 cho thấy khả năng kháng khuẩn của RHH2 khá mạnh với hai chủng vi khuẩn Gram âm E.coli và S. enterica với giá trị IC50 tương ứng 4,4 và 3,1 µg/mL. Chất RHH2 cũng có hoạt tính kháng mạnh đối với vi khuẩn Gram dương S. aureus (IC50 = 1,1 µg/mL), yếu hơn với L. fermentum và B. subtilis (IC50 tương ứng là 25,8 và 79,7 µg/mL). Hợp chất RHH2 không có hoạt tính kháng nấm Candida albican và vi khuẩn P. aeruginosa.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 811 Bảng 2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hoá của β-sitosterol (RHH2) Chất thử Giá trị IC50 (µg/mL) trên hệ DPPH Chất RHH2 > 128 Đối chứng dương Quercetin 8,11 Kết quả ở Bảng 2 chất β-sitosterol (RHH2) phân lập được từ lá cây Râu hùm không có hoạt tính oxi hóa trên hệ thử này và thấp hơn so với chất đối chứng Quercetin. 4. KẾT LUẬN Đã phân lập và xác định 5 chất sạch từ các cặn chiết lá của loài T. chantrieri gồm RHH1 và RHH2 từ cặn chiết n-hexane, RHE1 và RHE2 từ cặn chiết ethyl acetate; RHW1 từ cặn nước. Đã xác định được công thức hoá học của 3 chất sạch RHW1 là (6S, 9R)- roseoside; chất RHH2 là β-sitosterol và chất RHH1 là Triolein. Chất RHH2 không có hoạt tính chống oxi hoá và kháng nấm nhưng có hoạt tính kháng với một số vi khuẩn kiểm định gồm Gram dương S. aureus, B. subtillis, L. fermentum với giá trị IC50 tương ứng là 1,1, 79,7 và 25,8 µg/mL và Gram âm E.coli và S. enterica với giá trị IC50 tương ứng là 4,4 và 3,1 µg/mL. Lời cảm ơn: Công trình được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Động vật, thực vật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Xuân Nhiệm, Dương Thị Dung, Đỗ Thanh Tuân, Hoàng Lê Tuấn Anh, Đỗ Thị Hà, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm, 2015. Nghiên cứu thành phần hoá học của thân rễ cây Râu hùm Tacca chantrieri, Tạp chí Dược liệu, 20(6): 337-342. Frankish N., Sousa Menezes F., Mills C., Sheridan H., 2010. Enhancement of isulin release from beta-cell line INS-1 by an ethanolic extract of Bauhinia variegata and its major constituents reseoside. Planta Medicine, 76: 995-1007. Jiang J., Yang H., Wang Y., Chen Y., 2014. Phytochemical and pharmacological studies of the genus Tacca: A Review. Tropical Journal of Pharmaceutical Research, 13: 635- 648. Liu ZH., Yan H., Hai LY., 2015. Chemical constituents and their bioactivities of plants of Taccaceae. Chemistry & Biodiversity, 12: 221-238. Mc Carthy FO., Chopra J., Ford A., Hogan SA., Kerry JP., O'Brien NM., Ryan E., Maguire AR., 2005. Synthesis, isolation and characterisation of β-sitosterol and β- sitosterol oxide derivative. Organic and Biomolecular Chemistry, 3: 3059-3095. Quang TH., Ngan TH., Minh CV., Kiem PV., Yen BH., Tai BH., Nhiem NX., Thao NP., Hle TA., Luyen BT., Yang SY., Yang SY., Choi CW., Kim YH., 2012. Diary heptanoid glycosides from Tacca plantaginea and their effects on NK-kappa B activation and PPAR transcriptional activity. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 22: 6681-6687.
- 812 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Saiedina SA., Manayi AR., Gohari MA., 2014. The story of β-sitosterol, European Journal of Medicinal Plants, 4(5): 590-609. Taskin T., Sadikoglu N., Tan SB., 2017. In vitro screening for antioxidant and antimicrobial properties of five commercial origanum species from Turkey. Indian Journal of Traditional Knowledge, 16: 568-575. Vander B., Vlietinck AJ., 1991. Methods in plant biochemistry, 6: 47-48. Yamano Y., Ito M., 2005. Synthesis of optically active vomifoliol and roseoside stereoisomers, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 53: 541-546. ISOLATED CHEMICAL CONSTITUENTS OF Tacca chantrieri André LEAVES IN VIETNAM Nguyen Quang Huy*, Le Tien Nga, Vu Thi Diep Abstract: Various compounds were isolated from the different extracts of T. chantrieri André leaves in Vietnam including RHH1 and RHH2 from n-hexane extract, RHE1 and RHE2 from ethyl acetate extract and RHW1 from water extract. Three compounds have been identified, RHW1 as (6S, 9R)-roseoside; RHH2 as β-sitosterol, RHH1 as triolein by nuclear magnetic resonance, mass spectrometry analysis and comparison with the previously published data. Compound RHH2 had no antioxidant and antifungal activity. However, it exhibited activity against Gram positive bacterial strains including Staphylococcus aureus, Lactobacillus fermentum, Bacillus subtilliswith the IC50 values of 1.1, 25.8, 79.7 µg/mL, respectively and Gram negative bacteria Escherichia coli and Salmonella enterica with the IC50 values of 4.4 and 3.1 µg/mL, respectively. Keywords: Tacca chantrieri, antibacterial, isolate. University of Science, Vietnam National University, Hanoi *Email: nguyenquanghuy@vnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một phương pháp mới tách chiết fucoidan từ rong nâu
6 p | 160 | 8
-
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến hiệu suất trích ly polyphenol từ lá chè (camellia sinensis (l) o. kuntze)
9 p | 111 | 7
-
Tách chiết collagen từ da cá tra (Pangasius hypophthalmus) bằng phương pháp hóa học
6 p | 118 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tách chiết tinh dầu từ hạt sa nhân
8 p | 88 | 6
-
Nghiên cứu một số đặc điểm của enzyme laccase tách chiết từ mùn trồng nấm sò Pleurotus sajor caju
6 p | 18 | 4
-
Nghiên cứu tách chiết saponin tổng số và khả năng chống oxy hóa từ dịch chiết cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa (L.) harms) trồng tại Thái Nguyên
8 p | 16 | 3
-
Bước đầu nghiên cứu sự hiện diện của Sri Lankan Cassava Mosaic Virus (SLCMV) trên sắn (Manihot esculenta Crantz 1766)
16 p | 5 | 3
-
Nghiên cứu chiết tách và đánh giá hoạt tính của tinh dầu quả Mắc Khén (Zanthoxylum rhetsa)
9 p | 21 | 3
-
Một số flavonoid phân lập từ cây Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth.) ở Việt Nam
3 p | 6 | 3
-
Thử nghiệm tạo một số sản phẩm bột hòa tan giàu anthocyanin từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) trồng tại Bình Dương
9 p | 8 | 3
-
Thẩm định một số phương pháp tách chiết ADN cho phát hiện biến đổi gen
5 p | 78 | 3
-
Phân biệt một số cặp giống lúa giống nhau bằng chỉ thị phân tử để hỗ trợ khảo nghiệm DUS
7 p | 46 | 2
-
Phân tích mối quan hệ di truyền của một số mẫu giống gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng) thu thập ở Việt Nam trên cơ sở trình tự vùng ITS
9 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu tách chiết và xác định cấu trúc hóa học của saponin steroid từ phần lá của loài Dracaena fragrans (L.) Ker Gawl
8 p | 6 | 2
-
Tối ưu một số thông số quá trình tách chiết limonene trong vỏ cam Sành trồng tại Hàm Yên - Tuyên Quang
5 p | 66 | 2
-
Nghiên cứu chọn và nhân giống cho xoan ta và tếch có năng suất cao
8 p | 28 | 2
-
Tác động của hạt nano cobalt hóa trị 0 lên mức độ biểu hiện của một số gen chính liên quan đến hoạt tính quang hợp ở lá cây đậu tương Glycine max (L.) Merr.
12 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn