NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM<br />
TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO LÚA<br />
<br />
ThS. Nguyễn Xuân Đông,<br />
KS. Phạm Tất Thắng,<br />
PGS. TS. Trần Viết Ổn<br />
1. Mở đầu<br />
Khác với tưới thông thường, quy trình tưới tiết kiệm nước có thời gian phơi<br />
ruộng. Trong thời kỳ này, thành phần hao nước do thấm bằng 0, thành phần hao nước<br />
do bốc hơi tổng số giảm do độ ẩm đất giảm. Do vậy phải bổ sung hệ số đất Ks vào<br />
trong công thức xác định ETc. Phần mềm tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa<br />
sử dụng phần mềm CROPWAT để tính toán lượng bốc hơi ETo trên cơ sở bổ sung hệ<br />
số đất Ks vào thông số tính toán ETc và thay thế việc xác định lượng mưa hiệu quả<br />
theo công thức hồi quy bằng việc xác định trực tiếp lượng mưa hiệu quả trên cơ sở<br />
lượng mưa thực tế, gắn với lớp nước mặt ruộng tại thời điểm có mưa.<br />
2. Cơ sở khoa học và thuật toán<br />
Cơ sở khoa học của việc xác định chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa được xác<br />
định dựa vào phương trình cân bằng nước, viết cho một khu vực trong một thời đoạn<br />
nào đó. Bao gồm việc xác định mức tưới, thời gian tưới và số lần tưới.<br />
- Lượng nước đến bao gồm:<br />
+ Lượng nước tưới<br />
+ Lượng mưa<br />
+ Lượng nước mặt chảy từ khu vực khác chảy vào<br />
+ Lượng nước ngầm có thể sử dụng được<br />
- Lượng nước đi bao gồm:<br />
+ Lượng nước bốc hơi mặt ruộng<br />
+ Lượng nước ngấm xuống nước ngầm tầng sâu<br />
+ Lượng nước mặt chảy khỏi khu vực (lượng nước tiêu)<br />
Nguyên lý tính toán cơ bản vẫn là chia toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của lúa thành<br />
những thời đoạn nhỏ, xác định các thành phần trong phương trình cần bằng nước của<br />
các thời đoạn tính toán. Phương trình có dạng sau:<br />
Wci = Woi + Mi + Pi – (Ki + Ei) – Ci<br />
Hay:<br />
Wci = Woi + Mi + Phq – (Ki + Ei)<br />
Trong đó<br />
- Wci là lớp nước mặt ruộng cuối ngày (mm).<br />
- Woi là lớp nước mặt ruộng đầu ngày (mm).<br />
- Mi là lượng nước cần tưới (mm).<br />
- Pi là lượng nước mưa trong thời đoạn tính toán (mm).<br />
- Ki là lượng nước ngấm (mm).<br />
- Ci là lượng nước tháo (mm).<br />
- Phq là lượng mưa hiệu quả (mm). Phq = Pi – Ci.<br />
- Ei là lượng nước bốc hơi tổng số (mm).<br />
- i là thời đoạn tính toán.<br />
Việc xác định mức tưới Mi trên cơ sở xác định các thành phần của phương trình<br />
cân bằng nước sao cho lớp nước mặt ruộng luôn duy trì theo công thức tưới tăng sản<br />
(nằm trong phạm vi amin amax), khi lớp nước mặt ruộng ở mức amin hoặc dưới mức<br />
amin thì bắt đầu tưới, tưới đến mức amax thì dừng tưới. Các thành phần Pi, Ki đều được<br />
xác định trên cơ sở lượng mưa và lượng nước ngấm trong thời đoạn tính toán. Trong<br />
điều kiện đủ nước, thành phần Ei được xác định theo công thức:<br />
Ei = ETc = Kc x ETo.<br />
Trong đó: ETc: lượng bốc hơi tổng số thực tế (mm),<br />
Kc: Hệ số cây trồng,<br />
ETo: Lượng bốc hơi tổng số tiềm năng,<br />
Tuy nhiên, trong tưới tiết kiệm nước, có quá trình phơi ruộng, Ei được xác định<br />
theo công thức:<br />
Ei = ETc = Ks x Kc x ETo.<br />
Trong đó: Ks là hệ số đất, phụ thuộc vào độ ẩm đất. Ks = 1 khi độ ẩm đất lớn hơn<br />
một giá trị nào đó (khoảng 80-90% độ ẩm bão hòa), Ks < 1 khi độ ẩm đất nhỏ hơn độ<br />
ẩm bão hòa (Quan hệ giữa hệ số đất và độ ẩm đất được xác định thông qua thực<br />
nghiệm). Việc đưa hệ số đất Ks vào công thức xác định lượng nước hao do bốc hơi<br />
trong tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa là điểm cải tiến của phần mềm này<br />
nhằm mô phỏng tốt hơn các quá trình hao nước xảy ra trên ruộng .<br />
Một vấn đề nữa là thành phần amin trong tưới tiết kiệm nước. Do mặt ruộng được<br />
phơi, một phần lượng nước chứa trong đất bị bốc hơi nên độ ẩm đất trong giai đoạn<br />
này nhỏ hơn độ ẩm bão hòa. Do vậy để đưa độ ẩm ban đầu βi về độ ẩm bão hòa βbh,<br />
cần thiết phải bổ sung một lượng nước là<br />
mi = (βbh - βi) x hi x ω.<br />
Trong đó: - hi: là chiều sâu tầng đất nằm trong chiều sâu bộ rễ hữu hiệu của lúa.<br />
- ω là diện tích tính toán.<br />
Nếu βbh, βi tính theo % thể tích đất, hi tính theo mm, ω tính theo 1 ha, mi sẽ trở<br />
thành:<br />
mi = 10 x (βbh - βi) x hi (mm).<br />
Ở đây khi độ ẩm đất nhỏ hơn giá trị độ ẩm bão hòa, để bắt đầu tạo thành lớp<br />
nước mặt ruộng khi tưới cần thiết phải có một lượng nước là mi để làm cho đất từ độ<br />
ẩm ban đầu đạt đến trị số độ ẩm bão hòa. Khi tưới nhỏ hơn trị số này, trên ruộng<br />
không tạo thành lớp nước mặt ruộng. Do vậy để phù hợp, trong tính toán chế độ tưới<br />
lấy trị số âm để biểu thị giá trị amin. Như vậy trong tưới tiết kiệm nước, amin chính là giá<br />
trị mi. Xét trên 1 ha canh tác, giá trị amin trở thành:<br />
amin = - mi = - 10 x (βbh - βi) x hi<br />
Trong đó: mi: là lượng nước cần thiết để độ ẩm đất từ giá trị ban đầu về giá trị<br />
độ ẩm bão hòa. Trị số này phụ thuộc vào βi là giới hạn độ ẩm nhỏ nhất mà lúa có thể<br />
chịu được trong thời kỳ sinh trưởng nào đó.<br />
Đối với các giống lúa thông thường, khả năng chịu hạn kém và rất mẫn cảm với<br />
sự thiếu nước. Thực tế cho thấy khi độ ẩm đất giảm xuống dưới 70% giá trị độ ẩm toàn<br />
phần, lúa bắt đầu giảm năng suất. Tuy nhiên giá trị này còn tùy thuộc vào thời kỳ sinh<br />
trưởng của lúa. Với các loại hình đất lúa hiện nay, giá trị độ rỗng đất dao động từ 0,4<br />
đến 0,5, chiều sâu bộ rễ lúa khoảng 15 cm. Nếu chọn độ ẩm đất tối thiểu là 70% độ ẩm<br />
toàn phần (độ ẩm tương ứng với giá trị sức chứa ẩm toàn phần). Như vậy:<br />
mi = - (18 23) mm.<br />
Giá trị mi trên đây tương ứng với giá trị lượng bốc hơi tổng số trên ruộng lúa từ<br />
3-4 ngày về vụ mùa và 5 đến 7 ngày về vụ chiêm xuân.<br />
Việc xác định chính xác lượng mưa hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng vì nó<br />
quyết định đến độ tin cậy của mức tưới tính toán. Lượng mưa hiệu quả được xác định<br />
căn cứ trên cơ sở lượng mưa thời đoạn ngắn và lớp nước mặt ruộng tại thời điểm có<br />
mưa. Công thức có dạng:<br />
Phq = Pi nếu amax - Woi >= Pi,<br />
Phq = amax - Woi nếu amax - Woi < Pi,<br />
Phq = 0 nếu Woi >= amax.<br />
Hình 1. Sơ đồ diễn biến lớp nước mặt ruộng<br />
Trên cơ sở thuật toán và cơ sở khoa học nêu trên, việc xây dựng phần mềm tính<br />
toán chế độ tưới tiết kiện nước cho lúa được thực hiện trên cơ sở các tham số về ETo<br />
được lấy theo kết quả tính toán của CROPWAT, (Phần mềm thiết kế được kết nối với<br />
CROPWAT để lấy trị số ETo). Thuật toán và trình tự tính toán được thực hiện theo sơ<br />
đồ khối. Sơ đồ khối có dạng như ở hình 2.<br />
START<br />
<br />
<br />
<br />
Nhập số liệu:<br />
Giai đoạn sinh trưởng, Công thức tưới,<br />
ETo, Kc, K1, , Ks-W, K, N, a0, tg, mi<br />
<br />
<br />
<br />
i=1<br />
<br />
<br />
<br />
Tính: Ki Ki = Kb khi 0 < ti tb<br />
Ki = Kôđ khi tb < ti tn + tst - tb<br />
ehi = tiei, Psdi = iPi, h0i = a0t + a’0t’t, Ci = ai(1 - t/tg)<br />
ti, i, ’t theo 3 thời kỳ: Đầu, giữa và cuối vụ<br />
<br />
<br />
<br />
Giả thiết mi<br />
<br />
<br />
hci = h0i + mi + Psdi - (ehi + Ki) - Ci<br />
<br />
<br />
S<br />
amimi hci amaxi<br />
<br />
<br />
Đ<br />
i=i+1 i>N<br />
S<br />
<br />
<br />
<br />
In kết quả<br />
mi ~ ti<br />
<br />
<br />
<br />
STOP<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối xác định mức tưới Mi<br />
3. Chọn ngôn ngữ lập trình và thiết kế phần mềm<br />
Hiện nay tại Việt Nam, phần lớn các máy tính cá nhân đang được cài đặt hệ<br />
điều hành Microsoft Windows. Để xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng,<br />
như phần mềm tính toán chế độ tưới tiết kiệm, mà có thể hoạt động tốt trên hệ điều<br />
hành Windows, nền tảng hệ thống .NET (đọc là “dot net”) mà hãng Microsoft cung<br />
cấp tỏ ra được ưa chuộng trong cộng đồng phát triển phần mềm. Hệ thống .NET cung<br />
cấp một thư viện lập trình phong phú cho phép phát triển các ứng dụng một cách<br />
nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả với giao diện đồ họa Windows hiện đại và thân<br />
thiện người sử dụng. Mô hình ứng dụng .NET có thể được nhìn một cách giản đơn như<br />
trong hình 3. Thay vì chạy trực tiếp trên hệ điều hành Windows, phần mềm ứng dụng<br />
bây giờ được thực thi và quản lý bởi môi trường .NET. Điều này mang lại một số lợi<br />
ích như cho phép thực hiện hiệu quả các cơ chế về an ninh, quản lý bộ nhớ tự động,<br />
tương tác với các hệ thống khác, v.v…<br />
<br />
<br />
Phần mềm ứng dụng .NET<br />
<br />
<br />
Môi trường .NET<br />
<br />
<br />
Hệ điều hành Windows<br />
<br />
Hình 3. Mô hình ứng dụng .NET<br />
Để phát triển các phần mềm ứng dụng .NET, có nhiều lựa chọn ngôn ngữ lập<br />
trình khác nhau như C# (đọc là “C sharp”), Visual Basic .NET hoặc Visual C++ .NET.<br />
C# là một ngôn ngữ lập trình mới, được thiết kế chuyên cho nền .NET, cho phép lập<br />
trình viên khai thác hiệu quả các tính năng của môi trường .NET. Đây cũng chính là<br />
ngôn ngữ lập trình được chọn cho việc phát triển phần mềm tính toán chế độ tưới tiết<br />
kiệm.<br />
Trên cơ sở cải tiến thuật toán, phần mềm tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước<br />
cho lúa được thiết kế với giao diện đồ họa nhằm làm thuận tiện cho việc nhập số liệu<br />
cũng như dễ dàng quan sát các kết quả (dưới dạng bảng hoặc biểu đồ cột). Các mô-đun<br />
chính của phần mềm bao gồm:<br />
Mô-đun đọc ghi file (tệp tin):<br />
- Đọc ghi các file lượng mưa.<br />
- Đọc các file lượng nước bốc hơi ETo.<br />
- Đọc ghi các file chế độ tưới.<br />
Mô-đun thiết lập các thông số tính toán<br />
Mô-đun tính toán chế độ tưới tiết kiệm<br />
Các giai đoạn tính và Lượng bốc<br />
Lượng mưa các thông số tính toán hơi ETo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tính toán chế độ tưới tiết kiệm<br />
<br />
<br />
<br />
Chế độ tưới<br />
<br />
Hình 4. Mô hình tính toán của phần mềm<br />
Trên cơ sở kết nối phần mềm CROPWAT để nhận file kết quả ETo, các thông<br />
số khác như lượng mưa, cây trồng, quan hệ Ks và độ ẩm đất, công thức tưới tiết kiệm<br />
nước.v.v.. được lấy từ file dữ liệu hay nhập trực tiếp từ bàn phím, chế độ tưới tiết kiệm<br />
nước cho lúa được xác định.<br />
4. Kết luận<br />
Phần mềm tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước cho lúa có những ưu điểm nổi<br />
bật như sau:<br />
+ Lượng mưa được lấy trực tiếp từ lượng mưa thực tế, không phải quy đổi ra lượng<br />
mưa hiệu quả như trong phần mềm CROPWAT. (Trong phần mềm CROPWAT lượng<br />
mưa hiệu quả được quy đổi từ lượng mưa thực tế theo công thức hồi quy phụ thuộc<br />
chặt chẽ vào vùng nghiên cứu, không tính đến lớp nước mặt ruộng tại thời điểm tính<br />
toán). Do vậy sự cải tiến này sẽ làm tăng độ chính xác của phương pháp tính và làm<br />
cho người sử dụng dễ dàng hơn trong tính toán.<br />
+ Do tưới tiết kiệm nước, trên ruộng có thời gian khô nước, độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm<br />
đồng ruộng nên trong thời kỳ này lượng bốc hơi tổng số thực tế sẽ phụ thuộc vào độ<br />
ẩm đất. Do vậy cần phải đưa hệ số đất Ks vào trong công thức tính toán ETc. Phần<br />
mềm mới có cải tiến này phù hợp với quy luật bốc hơi và làm tăng độ chính xác trong<br />
tính toán chế độ tưới tiết kiệm nước.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Batta R.K On-farm water managerment in major irrigation comands of India. Paper<br />
presented at the workshop on “People Participation in irrigation system management<br />
to enhance agricultural production”, 1998.<br />
2. Hatta, S. Water comsumption in paddy field and water saving rice culture in<br />
tropical zone; Jpn. Trop. Agric. 11, 1967.<br />
3. GS.TS. Bùi Hiếu; Hướng dẫn tính toán nhu cầu nước và quản lý tưới cho cây trồng<br />
cạn theo chương trình CROPWAT FOR WINDOWS 4.3 của tổ chức FAO trong điều<br />
kiện Việt Nam; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; 2004.<br />
4. 3. Thái Đình Hòe, Phương pháp luận và phương pháp tính toán tưới và tiêu nước<br />
mặt ruộng vùng trồng lúa đồng bằng Việt Nam, Luận án PTSKHKT, 1991.<br />