intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người cao tuổi chống suy dinh dưỡng

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người cao tuổi rất thường xảy ra bệnh tật kèm theo sự xáo trộn về mặt sinh học làm phát sinh các vấn đề rối loạn có liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Cùng với tuổi tác, nhu cầu về dinh dưỡng của người cao tuổi cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu không được quan tâm chăm sóc về mặt dinh dưỡng thì rất dễ xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người cao tuổi chống suy dinh dưỡng

  1. Người cao tuổi chống suy dinh dưỡng Người cao tuổi rất thường xảy ra bệnh tật kèm theo sự xáo trộn về mặt sinh học làm phát sinh các vấn đề rối loạn có liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Cùng với tuổi tác, nhu cầu về dinh dưỡng của người cao tuổi cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu không được quan tâm chăm sóc về mặt dinh dưỡng thì rất dễ xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi. Nguyên nhân rối loạn dinh dưỡng Để chăm sóc về mặt dinh dưỡng cho người cao tuổi, cần quan tâm đến các lý do có thể làm cơ thể người cao tuổi bị rối loạn về dinh dưỡng sau đây: Tổn thương về tâm lý: Người cao tuổi hay có cảm giác mình là người thừa trong nhà nên rất dễ bị tổn thương tâm lý, dẫn đến bỏ ăn khi có bất đồng với con cháu mà đôi khi chỉ là những lời nói vu vơ. Các chức năng sinh học của cơ thể suy yếu: Khi tuổi càng nhiều thì những hoạt động co bóp của hệ thống tiêu hóa càng bị giảm sút, đồng thời các men tiêu hóa cũng bị suy giảm, việc tiêu hóa các loại thực phẩm cũng giảm theo. Hơn nữa, các chức năng của mũi và của vị giác cũng giảm, từ đó mức độ hấp dẫn của các món ăn bị giảm nên việc thưởng thức bữa ăn trở nên kém.
  2. Người cao tuổi nên tăng sự năng động trong cuộc sống như đi thăm họ hàng, tham gia các câu lạc bộ, tập thể dục hằng ngày, sinh hoạt tập thể… cũng là một cách đem tinh thần phấn chấn, có lợi cho quá trình hấp thu dinh dưỡng. Các bệnh lý và thuốc dùng trị bệnh: Cơ thể người cao tuổi bị thay đổi rất nhiều về mặt sinh học mỗi khi bị bệnh. Việc dùng thuốc đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Mặt khác, ở người cao tuổi, do hiện tượng lão hóa nên răng sẽ rụng dần hoặc nếu răng còn nhưng có bệnh lý về răng miệng cũng làm cho việc nhai thức ăn bị ảnh hưởng, do đó làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Các cách phòng, chống Để đề phòng suy dinh dưỡng cho người cao tuổi, những người trong gia đình cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với những nhu cầu như sau: + Về năng lượng: Ở người cao tuổi, việc vận động thể lực bị giảm sút do hiện tượng lão hóa nên khối lượng cơ bắp cũng giảm đi rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu về năng lượng cũng giảm so với lúc còn trẻ. Trong chế độ ăn hằng ngày cần giảm bớt những thức ăn giàu năng lượng nhằm tránh tăng gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa và dẫn đến thừa cân, tích tụ mỡ. Đây còn là đề phòng các bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường… ở người cao tuổi.
  3. + Chất bột đường: Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng theo sinh lý ở người cao tuổi thì việc chuyển hóa chất bột đường trong cơ thể đã phần nào bị suy giảm. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày nên chọn lựa những thức ăn có lượng bột đường thấp như bún, phở, gạo lứt, gạo chà xát không quá trắng, khoai củ giàu chất xơ hoặc các loại bánh mì làm từ các loại ngũ cốc… + Chất đạm: Không chỉ cần thiết cho hoạt động cơ thể ở người cao tuổi mà còn giúp cho khẩu vị bữa ăn ngon hơn. Thế nhưng ở người cao tuổi, quá trình tiêu hóa và hấp thu chất đạm của cơ thể cũng phần nào bị suy giảm. Cho nên những thức ăn giàu chất đạm như thịt gia cầm, hải sản, trứng… sẽ làm cho người cao tuổi khó chịu sau khi ăn vì khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất người cao tuổi nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt lẫn mỡ và nên ăn cá, vì chất đạm từ cá làm quá trình tiêu hóa dễ hơn, nhanh hơn và nhất là có chứa một số acid béo cần thiết cho cơ thể, nhất là cơ thể người cao tuổi. Ngoài ra, nguồn đạm từ thực vật như các loại đậu, đậu hũ, sữa đậu nành cũng là những thực phẩm cung cấp chất đạm tốt, dễ tiêu hóa, rất tốt cho cơ thể người cao tuổi. + Chất béo: Các hoạt động tiêu hóa, hấp thu cũng như điều hòa tổng hợp chất béo trong cơ thể người cao tuổi bị suy giảm, nên rất dễ dẫn đến hội chứng rối loạn chuyển hóa mà thường thấy nhất là rối loạn mỡ máu. Do đó trong bữa ăn hằng ngày, người cao tuổi cần hạn chế dùng mỡ động vật, nội tạng động vật, óc heo, bơ… vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo no và cholesterol không tốt cho tim mạch mà chỉ nên sử dụng chất béo từ dầu thực vật trong việc chế biến thức ăn. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn thức ăn chiên, xào, xối mỡ, hamburger vì chúng chứa nhiều chất béo rất khó tiêu. Chỉ nên ăn các loại cá và mỡ cá như mỡ cá hú, cá tra… nhằm cung cấp một số acid béo cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được như omega-3, omega-6. + Chất khoáng, vitamin và chất xơ: Đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Do đó trong bữa ăn hằng ngày, người cao tuổi nên ăn nhiều rau, củ, trái cây ít ngọt. Ngoài mục đích cung cấp chất khoáng, vitamin, chúng còn cung cấp chất xơ để chống táo bón Dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi
  4. Ðó là vấn đề về ăn uống, còn đối với sinh hoạt thì như thế nào? Theo GS. Hồng Chiêu Quang (Trung Quốc) thì các cô bác có tuổi nên nhớ đến "3 cái nửa phút". Ðó là gì? Khi tỉnh giấc không nên vội vàng bước xuống giường ngay mà nên nằm trên giường 1/2 phút cho tỉnh hẳn, ngồi dậy 1/2 phút trên giường, sau đó bỏ hai chân xuống giường 1/2 phút để giúp tim có thời gian bơm máu lên não, nhằm hạn chế những cái té ngã chết người do thiếu máu não. Kế đến là phải lưu ý "3 cái nửa giờ". Ðó là: mỗi buổi sáng dậy vận động 1/2 giờ (tập dưỡng sinh, đi bộ không dưới 3km), trưa nằm nghỉ hoặc ngủ 1/2 giờ giúp thư giãn, tối nên đi bộ 1/2 giờ giúp ngủ ngon. Ði bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch. Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian nhưng nếu biết vận dụng thời gian rảnh rỗi để tập thể dục ở các công viên, tham gia các sinh hoạt của người cao tuổi, đàm đạo, uống trà cùng các bạn cao tuổi? chăm sóc cây kiểng thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ hồi phục, xương và cơ bắp chắc lại mà tinh thần cũng sảng khoái và yêu đời hơn. Con cháu chắc hẳn sẽ rất vui mừng vì ông bà sống thọ và khỏe mạnh cùng gia đình. Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động vừa sức phù hợp sức khỏe và tuổi tác của từng người, giữ tâm hồn thanh thản để tránh làm giảm tuổi thọ, như một nhà khoa học Pháp đã nói: "Nghệ thuật tăng tuổi thọ- đó chính là nghệ thuật tránh làm giảm tuổi thọ". một ngày sinh hoạt và chế độ ăn của người cao tuổi: 5h30 Ði bộ hoặc tập dưỡng sinh khoảng 30-60 phút.
  5. 6h30 Ăn một tô phở nhỏ, ít béo, thịt bò băm, rau giá. 9h00 Ăn 1 trái chuối. 11h30 Ăn trưa: 1-2 chén cơm lưng, 1 chén canh chua với 1 khứa cá, 1 đĩa nhỏ đậu que xào. Tráng miệng 2 múi bưởi. 12h00 Nghỉ trưa khoảng 30 phút. 15h00 Ăn 1 hũ sữa chua ít béo, ít đường. 17h30 Ăn chiều: 1-2 chén cơm lưng, 1 chén canh rau, 1 miếng đậu hũ dồn thịt kho lạt. Tráng miệng: 1/2 trái cam. 18h30 Ði bộ khoảng 30 phút.
  6. 20h00 Uống 1 ly sữa 200ml ít béo, không đường. Uống nước thường xuyên trong ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2