Nhận biết - phân biệt các chất hóa học
lượt xem 4
download
Tài liệu trình bày nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết; phương pháp làm bài; các dạng bài tập thường gặp; bài tập vận dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận biết - phân biệt các chất hóa học
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí NHẬN BIẾT - PHÂN BIỆT CÁC CHẤT HÓA HỌC I. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết Muốn nhận biết hay phân biệt Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiện tượng: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng, đơn giản và có dấu hiệu nhận biết rõ rệt. II. Phương pháp làm bài. 1) Trích thuốc thử và chất vào nhận biết vào các ống nghiệm (đánh số) 2) Chọn thuốc thử thích hợp (tùy theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tùy chọn, hạn chế hay không được dùng thuốc thử nào khác) 3) Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hóa chất nào. 4) Viết PTHH minh họa III. Các dạng bài tập thường gặp. Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt. Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp. Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch. Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau: + Nhận biết với thuốc thử tự do (tuỳ chọn) + Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn) Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài. + Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn) + Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài. 1. Nhận biết các chất trong dung dịch Hóa chất Thuốc Hiện tượng Phương trình phản ứng minh họa thử -Axit - quỳ tím hóa đỏ -Bazơ quỳ tím - quỳ tím hóa xanh kiềm Gốc tạo khí không màu, ở ngoài 8HNO3 + 3Cu →3Cu(NO3)2 + 2NO Nitrat không khí hóa nâu + 4H2O Cu (-NO3) (không màu) 2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu) Gốc H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl BaCl2 Tạo kết tủa trắn không tan sunfat trong axit Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl (-SO4) Gốc - Tạo kết tủa trắng không tan Na2SO3 + BaCl2 → BaSO3↓+ 2NaCl sunfit - BaCl2 trong axit Na2SO3 + HCl → BaCl2 + SO2 ↑+ (-SO3) - Axit - Tạo khí không màu, mùi H2O hắc Gốc Tạo khí không màu, tạo kết CaCO3 +2HCl → CaCl2 + CO2↑+ cacbonat tủa trắng H2O Axit, (-CO3) BaCl2, Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl AgNO3 Na2CO3 + 2AgNO3 → Ag2CO3↓+ 2NaNO3 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Gốc Tạo kết tủa màu vàng Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + photphat AgNO3 3NaNO3 (-PO4) (màu vàng) Gốc Tạo kết tủa trắng HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3 clorua AgNO3, Pb(NO3)2 2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + (-Cl) 2NaNO3 Muối Tạo khí mùi trứng thối (ung). Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S sunfua Axit, Tạo kết tủa đen. Na2S + Pb(NO3)2 → PbS↓+ 2NaNO3 (-S) Pb(NO3)2 Muối sắt Tạo kết tủa trắng xanh, sau FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓+ (II) hóa nâu ngoài không khí 2NaCl 4Fe(OH)2+O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↓ Muối sắt Tạo kết tủa màu nâu đỏ FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ (III) 3NaCl Muối Tạo kết tủa trắng MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓+ magie 2NaCl Muối Tạo kết tủa xanh lam Cu(NO3)2 +2NaOH → Cu(OH)2↓+ Đồng 2NaNO3 Muối Tạo kết tủa trắng, tan trong AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓+ Nhôm NaOH 3NaCl Al(OH)3 + NaOH (bh) → NaAlO2 + 2H2O II. Nhận biết các khí vô cơ Khí SO2 Ca(OH)2, Làm đục nước vôi trong. SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓+ H2O Dd nước Mất màu vàng nâu của dung SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr brom dịch brom Khí CO2 Ca(OH)2 Làm đục nước vôi trong. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓+ H2O Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Khí N2 Que diêm Que diêm tắt đỏ Khí NH3 Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh ẩm Khí CO Chuyển CuO (đen) thành đỏ t CO + CuO o Cu + CO2 ↑ CuO (đen) (đen) (đỏ) Khí HCl - Quỳ tím - Quỳ tím chuyển màu đỏ ẩm - Tạo kết tủa trắng HCl + AgNO3 → AgCl↓+ HNO3 - AgNO3 Khí H2S Pb(NO3)2 Tạo kết tủa đen H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓+ 2HNO3 Khí Cl2 Giấy tẩm Làm xanh giấy tẩm hồ tinh hồ tinh bột bột Axit Có khí màu nâu xuất hiện 4HNO3 + Cu→ Cu(NO3)2 + HNO3 Bột Cu 2NO2 + 2H2O 3. Nhận biết một số hợp chất hữu cơ Hóa chất Thuốc thử Hiện tượng Phương trình phản ứng hóa học Ankin có dung dịch có kết tủa màu R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R- nối ba đầu vàng C≡CAg + NH4NO3 AgNO3/NH3 mạch (ank- 1-in) Anken dung dịch brom mất màu C2H4 + Br2 → C2H4Br2 hoặc dung dịch 3C2H4 + 2KMnO4 + thuốc tím 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + (KMnO4) 2MnO2 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Stiren: dung dịch brom mất màu C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5- (C6H5- hoặc dung dịch CHBr-CH2Br CH=CH2) thuốc tím 3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + (KMnO4) ở điều 4H2O → 3C8H8(OH)2 + 2KOH + kiện thường. 2MnO2 Toluen: dịch thuốc tím mất màu C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK (C6H5CH3) (KMnO4) ở điều + 2MnO2 + H2O kiện đun nóng. Benzen hỗn hợp dung dịch tạo dung dịch C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O HNO3/H2SO4 màu vàng, có mùi hạnh nhân. đặc, đun nóng. kiện đun nóng. Glixerol và Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → ancol đa phức màu xanh (C3H5(OH)2O)2Cu + 2H2O chức có 2 lam. nhóm -OH kế tiếp nhau. Ancol đơn Na kim loại có sủi bọt khí 2ROH + 2Na → 2RONa + H2 chức Phenol dung dịch brom có kết tủa trắng Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Anilin dung dịch brom có kết tủa trắng Andehit - dung dịch - có kết tủa bạc R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → AgNO3/NH3 R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 Andehit HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → fomic - Cu(OH)2/OH - (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3 - kết tủa màu đỏ HCHO RCHO + 2Cu(OH)2 → RCOOH + Đun nóng gạch. Cu2O + 2H2O Axit - quỳ tím - quỳ sang màu đỏ. cacboxylic - kết tủa bạc axit fomic - AgNO3/NH3 HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O (HCOOH) → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3 Axit acrylic -làm mất màu - dung dịch nước brom CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br- CHBr-COOH Glucozơ và Cu(OH)2/OH- tạo dd xanh Lưu ý: Để phân biệt glucozo và thẫm, đun nóng fructozo người ta thử với dung dịch Fructozơ cho Cu2O kết brom. Glucozo làm mất màu nước tủa đỏ gạch. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí tạo Ag kết tủa. brom còn fructozo thì không. Dung dịch AgNO3/NH3 Saccarozơ Dung dịch vôi sữa Lưu ý: Phân biệt saccarozo và và Mantozơ cho dung dịch mantozo bằng phản ứng tráng gương saccarat canxi (saccarozo không phản ứng). trong suốt. Cu(OH)2/OH-tạo dd xanh thẫm. Tinh bột Dung dịch I2 cho sản phẩm màu xanh, khi đun nóng bị mất màu, sau khi để nguội lại xuất hiện màu xanh. Nhận Dung dịch HNO3 Chuyển vàng biết protein Cu(OH)2/OH- Chuyển sang xanh IV. Bài tập vận dụng A. Nhận biết các chất vô cơ Dạng 1: Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 1: Trình bày phương pháp phân biệt 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3. Câu 2: Phân biệt 4 chất lỏng: HCl, H2SO4, HNO3, H2O. Câu 3: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb. a)Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào? b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó? Câu 4: Phân biệt 3 loại phân bón hoá học: phân kali (KCl), đạm 2 lá (NH4NO3), và supephotphat kép Ca(H2PO4)2. Câu 5: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên. Câu 6: Có 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng. Câu 7: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hỗn hợp sau: (Fe + Fe2O3), (Fe + FeO), (FeO + Fe2O3). Câu 8: Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3), (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Dạng 2: Nhận biết chỉ bằng thuốc thử qui định Câu 1: Nhận biết các dung dịch trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng dung dịch HCl: a) 4 dung dịch: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl. b) 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Câu 2: Nhận biết bằng 1 hoá chất tự chọn: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí a) 4 dung dịch: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. b)4 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4. c)4 axit: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4. Câu 3: Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S. Câu 4: Cho các hoá chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng. Dạng 3. Nhận biết không có thuốc thử khác Câu 1: Có 4 ống nghiệm được đánh số (1), (2), (3), (4), mỗi ống chứa một trong 4 dung dịch sau: Na2CO3, MgCl2, HCl, KHCO3. Biết rằng: - Khi đổ ống số (1) vào ống số (3) thì thấy kết tủa. - Khi đổ ống số (3) vào ống số (4) thì thấy có khí bay lên. Hỏi dung dịch nào được chứa trong từng ống nghiệm. Câu 2: Trong 5 dung dịch ký hiệu A, B, C, D, E chứa Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl. Biết: - Đổ A vào B có kết tủa. - Đổ A vào C có khí bay ra. - Đổ B vào D có kết tủa. Xác định các chất có các kí hiệu trên và giải thích. Câu 3: Có 4 lọ mất nhãn A, B, C, D chứa KI, HI, AgNO3, Na2CO3. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí + Cho chất trong lọ A vào các lọ: B, C, D đều thấy có kết tủa. + Chất trong lọ B chỉ tạo kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại. + Chất C tạo 1 kết tủa và 1 khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại. Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích? Câu 4: Hãy phân biệt các chất trong mỗi cặp dung dịch sau đây mà không dùng thuốc thử khác: a) NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH. b) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl. Câu 5: Không được dùng thêm hoá chất nào khác , hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: KOH, HCl, FeCl3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3, NH4Cl. Câu 6: Không được dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: NaHSO4, Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Na2CO3, KHCO3. B. Nhận biết các chất hữu cơ Câu 1: Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết stiren, toluen, phenol Câu 2: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ? Câu 3: Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn ? Câu 4: Để loại bỏ SO2 có lẫn trong C2H4 người ta cho hỗn hợp khí qua dung dịch Câu 5: Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch Câu 6: Khi làm khan rượu C2H5OH có lẫn một ít nước người ta dùng cách nào sau đây ? Câu 7: Hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin. Để lấy riêng từng chất nguyên chất cần dùng Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 8: Để tách các chất trong hh gồm ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic cần dùng các dd Câu 9: Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch Câu 10: Để tách riêng từng chất benzen (ts =800C) và axit axetic (ts =1180C) nên dùng phương pháp nào sau đây ? Tham khảo tài liệu thêm tại: https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-12 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HỮU CƠ
6 p | 2458 | 476
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
22 p | 799 | 215
-
Bài giảng Công nghệ 10 bài 16: Thực hành - Nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây lúa
63 p | 856 | 118
-
Nhận biết các chất hóa học
20 p | 471 | 52
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan
8 p | 497 | 40
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 41: Nhận biết một số chất khí
22 p | 293 | 30
-
Giáo án Vật lý lớp 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng
4 p | 275 | 20
-
Bài giảng mầm non - Hoạt động nhận biết: Các mùa trong năm
39 p | 154 | 14
-
Bài giảng Tìm một thừa số của phép nhân - Toán 2 - GV.Lê Văn Hải
12 p | 233 | 9
-
Bài giảng Lĩnh vực phát triển nhận thức - Bài: Đếm đến 4, nhận biết nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4
16 p | 102 | 5
-
Bài giảng Vật lí lớp 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng
13 p | 14 | 5
-
Giáo án Mầm non – Phát triển nhận thức: Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9
5 p | 80 | 4
-
Bài giảng Mầm non: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 - Đinh Thị Hương Nựu
13 p | 15 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 39: Các số 11, 12, 13, 14, 15, 16
4 p | 147 | 3
-
Bài giảng mầm non - Nhận biết từ ngữ: Hoa đào - Hoa mai
16 p | 95 | 2
-
Giáo án Hóa học 12 - Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
4 p | 45 | 2
-
Bài giảng mầm non - Nhận biết: Phương tiện giao thông
12 p | 94 | 2
-
Giáo án môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 40: Các số 17, 18, 19, 20
4 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn