intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHẬN XÉT KẾT LUẬN - Tính toán phân tích hệ thống điện

Chia sẻ: Ngo Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

138
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính toán phân tích hệ thống điện là một yêu cầu cần thiết đối với một kỹ sư điện, từ những thông số có được trong quá trình phân tích, tính toán hệ thống điện giúp cho người kỹ sư rất nhiều trong công tác qui hoạch, thiết kế, lựa chọn thiết bị, quản lý vận hành cũng như dự đoán được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện. Trong bài luận văn này chưa thể hiện hết những khả năng bao quát trong việc tính toán, phân tích tất cả các vấn đề của một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHẬN XÉT KẾT LUẬN - Tính toán phân tích hệ thống điện

  1. “Nhaän xeùt – keát luaän” NHẬN XÉT – KẾT LUẬN     Tính toán phân tích hệ thống điện là một yêu cầu cần thiết đối với một kỹ sư điện, từ những thông số có được trong quá trình phân tích, tính toán hệ thống điện giúp cho người kỹ sư rất nhiều trong công tác qui hoạch, thiết kế, lựa chọn thiết bị, quản lý vận hành cũng như dự đoán được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện. Trong bài luận văn này chưa thể hiện hết những khả năng bao quát trong việc tính toán, phân tích tất cả các vấn đề của một hệ thống điện mà chỉ đề cập đến vấn đề tính toán ngắn mạch , từ các thông số có được qua tính toán đưa ra phương án lựa chọn và phối hợp các thiết bị bảo vệ quá dòng trong một hệ thống lưới điện phân phối. Trong chương 1 và 2 đã giới thiệu tổng quát về hệ thống lưới điện 3 pha và các trạng thái bất thường có thể xảy ra trong hệ thống, đối với một hệ thống 3 pha cân bằng, dòng cả 3 pha bằng nhau chỉ lệch nhau 1 góc 1200 nên việc tính toán phân tích đơn giản nhờ vào việc thay thế mạch tương đương 1 pha để tính toán, phân tích. Trong thực tế hệ thống 3 pha chỉ có thể đạt đến mức gần cân bằng, để giải một bài toán 3 pha không cân bằng ta phải sử dụng phương pháp “Phân tích các thành phần không đối xứng thành các thành phần đối xứng” sau đó mới dựa vào phương pháp phân tích các thành phần đối xứng để phân tích từng phần tử trong thành phần không đối xứng. Phương pháp này cho phép thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần thứ tự trong hệ thống giúp cho việc tính toán ngắn mạch trong hệ thống không cân bằng rất phức tạp trở nên dễ dàng hơn. Như trong chương 2 đã đề cập đến hai phương pháp tính toán ngắn mạch là : Phương pháp thành lập Ma trận tổng trở [Z]bus của các thành phần thứ tự trong hệ thống và Phương pháp Sơ đồ thay thế tương đương. Qua tính toán ta nhận thấy rằng tuy cho kết quả giống nhau nhưng phương pháp thành lập ma trận tổng trở [Z]TC có ưu điểm hơn phương pháp biến đổi tương đương ở những điểm sau :  Khối lượng tính toán giảm, nhất là đối với hệ thống có nhiều nút  Ít nhầm lẫn trong tính toán  Không phụ thuộc vào cấu hình cụ thể của lưới điện  Thông số trong ma trận tổng trở giúp cho ta hiểu biết về hệ thống nhiều hơn nên việc tính toán các thông số liên quan trong hệ thống dễ dàng hơn.  Khi hệ thống có thay đổi thì việc cập nhật các thông số đơn giản hơn rất nhiều Chương 6 giới thiệu tổng quát hai phần mềm được ứng dụng trong tính toán phân ngắn mạch và phối hợp bảo vệ trên lưới điện là EASY POWER và VPRO II. Trong đó phần mềm EASY POWER là phần mềm tính toán, phân tích ngắn mạch, trào lưu công suất, hoạ tần bậc cao dùng trong các nhà máy điện, trong hệ thống điện công nghiệp và trong thương mại còn phần mềm VPRO II là phần mềm phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị bảo vệ trong hệ thống. - Trang 134-
  2. “Nhaän xeùt – keát luaän” Chương trình EASYPOWER có giao diện rất thân thiện với người dùng và dữ liệu của các phần tử trong hệ thống có khả năng thay đổi theo nhu cầu của người sử dụng nên rất dễ dàng ứng dụng trong tính toán trên máy tính cá nhân. Qua ví dụ áp dụng tính toán ngắn mạch bằng hai phương pháp trong chương 2 ta nhận thấy rằng kết quả của hai phương pháp có sai số nhỏ (< 3%), mức độ sai số này không làm ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích chung trong hệ thống nên hoàn toàn có thể chấp nhận được. Sai số giữa hai phương pháp là do : + Sai số do làm tròn số trong tính toán + Giá trị tương hỗ giữa các thiết bị như máy biến áp, máy phát . . . . trong tính toán đn giản đã bỏ qua trong khi với Easy Power do đã được lập trình sẵn nên vẫn tính. + Anh hưởng của thành phần thứ tự không trong hệ thống giữa hai phép tính có sai số. Với chương trình VPro II cho phép người sử dụng so sánh, lựa chọn thiết bị và phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ trong việc bảo vệ quá dòng hệ thống một cách nhanh chóng và chính xác. Chương trình phần mềm này có số lượng cơ sở dữ liệu rất lớn với hơn 10000 đường cong TCC của hơn 400 thiết bị của các hãng sản xuất nổi tiếng và rất thông dụng hiện nay trên thế giới nên việc việc lựa chọn thiết bị cũng như việc phối hợp giữa các thiết bị trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Chương 4, 5 và 6 giới thiệu tổng quát đặc tính kỹ thuật của các thiết bị bảo vệ quá dòng trong hệ thống như Relay , Recloser, Máy cắt, Cầu chì . . và phương pháp phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị này trong việc bảo vệ quá dòng trong hệ thống. Cùng với sự tiến bộ của vượt bậc trong lĩnh vực điện tử trong thời gian qua nên chức năng, phạm vi và tính chính xác của thiết bị được mở rộng từ đó tính chính xác trong việc phối hợp giữa các thiết bị cũng được nâng cao. Qua việc ứng dụng hai phần mềm này để tính toán ngắn mạch và phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ trên tuyến 571 – SĐ trong chương 7 ta nhận thấy với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm thì việc phân tích, tính toán, lựa chọn và phối hợp bảo vệ trên lưới điện có nhiều nút và nhiều thiết bị bảo vệ được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên để có thể ứng dụng phần mềm này đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức về tính toán ngắn mạch cũng như phối hợp bảo vệ để có thể sử dụng và đánh giá được kết quả có được nhằm ứng dụng và thực tế có kết quả tốt. Qua bài Luận văn Tốt nghiệp này, mặc dù chỉ hạn chế trong việc tìmhiểu một phần trong hệ thống bảo vệ hệ thống điện đó là bảo vệ quá dòng và phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị, còn rất nhiều loại bảo vệ cùng vận hành trong hệ thống như bảo vệ điện áp, tần số . . . . .Qua đó bản thân Em rút ra một nhận thức rằng để một kỹ sư mới ra trường có thể ứng dụng được những kiến thức được Thầy Cô truyền đạt trong nhà trường vào thực tế cần phải có một nổ lực rất lớn để tìm hiểu tính năng của từng phần tử trong hệ thống mới có thể hiểu và ứng dụng vào việc vận hành hệ thốngđiện được an toàn, liên tục và chất lượng. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin trong thời điểm hiện nay song song với việc trao dồi chuyên môn thì người kỹ sư cũng phải ra sức tìm tòi học hỏi những ứng dụng mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu trong quản lý, vận hành hệ thống điện đang ngày càng có nhu cầu cao hơn. - Trang 135-
  3. “Nhaän xeùt – keát luaän” - Trang 136-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2