
Bài giảng Thí nghiệm mạch điện – điện tử
lượt xem 0
download

Bài giảng Thí nghiệm mạch điện – điện tử gồm các nội dung chính sau: Kỹ thuật hàn chì; Hướng dẫn sử dụng VOM và cách xác định các linh kiện điện tử; Điện trở; Diode; Tụ điện; Cuộn dây; Đo các đại lượng một chiều; Hướng dẫn sử dụng oscilloscope; Các mạch điện ứng dụng diode; OP-AMP và các mạch ứng dụng; Các mạch điện phân cực tĩnh transistor; Các mạch điện khuếch đại transistor; Mạch dao động tạo xung vuông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thí nghiệm mạch điện – điện tử
- DCD 0030-THÍ NGHIỆM MẠCH ĐIỆN – ĐIỆN TỬ LÊ NGUYỄN HÒA BÌNH
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. KỸ THUẬT HÀN CHÌ 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 3. ĐIỆN TRỞ 4. TỤ ĐIỆN 5. CUỘN DÂY 6. DIODE
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 7. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG MỘT CHIỀU 8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG OSCILLOSCOPE 9. CÁC MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG DIODE 10. CÁC MẠCH ĐIỆN PHÂN CỰC TĨNH TRANSISTOR 11. CÁC MẠCH ĐIỆN KHUẾCH ĐẠI TRANSISTOR 12. OP-AMP VÀ CÁC MẠCH ỨNG DỤNG 13. MẠCH DAO ĐỘNG TẠO XUNG VUÔNG 14. KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN
- Bài 1: KỸ THUẬT HÀN CHÌ 1. MỎ HÀN Mỏ hàn là một trong những vật dụng rất phổ biến trong các ngành điện, điện tử, chế tác các linh kiện…hay đơn thuần là khi bạn sửa một số vật dụng điện tử đơn giản trong nhà thì mỏ hàn là vật dụng rất hữu ích. Trên thị trường hiện nay đang có 3 loại mỏ hàn chì Mỏ hàn nhiệt: Đối với dòng mỏ hàn này thì có sử dụng dây lò xo để đốt nóng mỏ hàn Mỏ hàn xung: Áp dụng hiện tượng đoản mạch ở giữa hai phần đầu mỏ hàn, chì hàn để tạo ra mối hàn đẹp. Mỏ hàn khí: Đối với dòng này thì sẽ dùng đến hỗn hợp khí Axetilen ( đất đèn ) để đốt nóng phần tiếp xúc nằm giữa 2 mảnh kim loại, cho đến khi tan chảy và hòa tan vào nhau.
- Bài 1: KỸ THUẬT HÀN CHÌ 2. NHỰA THÔNG Nhựa thông dùng trong kỹ thuật hàn thường được để ở dạng rắn, nhưng khi hàn, người ta chấm mỏ hàn vào cục nhựa thông, rồi lấy một phần nhựa thông nóng chảy, tiếp sau đó bao phủ lên bền mặt mối hàn để chống oxy hóa, như vậy mối hàn được bền lâu hơn. 3. CHÌ HÀN Chì hàn cũng chính là một loại chất kết nối sử dụng để kết nối một số chi tiết cần hàn 4. THAO TÁC HÀN CHÌ • Tay bên phải bạn cầm mỏ hàn • Tay bên trái cầm chì hàn • Chấm đầu mỏ hàn vào nhựa thông • Rồi đưa mỏ hàn và chì hàn vào điểm mình cần hàn giữ trong khoảng 3s rồi nhấc lên. Lưu ý: Mỏ hàn không được chích mỏ hàn vào giấy, vào nước sẽ làm hỏng mỏ hàn. Trong lúc hàn cần phải cẩn thận không sẽ bị giật dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
- Kỹ thuật hàn mạch in cơ bản - YouTube
- Bài 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 1. HỨƠNG DẪN SỬ DỤNG VOM • Thang Đo Điện Trở: Các giai đo, cách đo: V.O.M có 5 giai đo điện trở là: x1, x10, x100, x1K, x10K. Chọn giai đo thích hợp. Đặt 2 đầu que đo lên trên 2 đầu điện trở. Cách đọc: Bình thường kim đo ở , khi ta tiến hành đo thì kim đo quay về phía phải. Đọc giá trị theo chiều từ phải sang trái. Để đọc giá trị, ta xem cung đo màu đen phía trên cùng(từ 0 1k,2k, ) (Lấy giá trị kim đo chỉ) x (giá trị giai đo đang chọn).
- Bài 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOA VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 1. HỨƠNG DẪN SỬ DỤNG VOM • Đo dòng điện một chiều (DCA) Có các giai đo(mA): 2.5; 25; 250(0.25A) và 50A ở phía thang đo DCA. Ước lượng giá trị cần đo. Nếu không ước lượng được thì để giai đo lớn nhất, sau đó giảm dần đến khi kim chỉ giá trị thích hợp. Đo phần tử nào phải hở mạch phần tử đó vì đo đòng phải mắc nối tiếp đồng hồ đo vào phần tử cần đo. Que đỏ của đồng hồ đo luôn hướng về phía cực dương của nguồn. Que đen của đồng hồ đo luôn hướng về phía cực âm của nguồn.
- Bài 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ I. HỨƠNG DẪN SỬ DỤNG VOM • Đo dòng điện một chiều (DCA) Để đọc giá trị, ta xem cung đo màu đen thứ 2 từ phía trên cùng đếm xuống (từ 0 250 hoặc từ 0 50 hoặc từ 010) Đọc giá trị kim đo chỉ: xem giá trị giai đo đang chọn để chọn cung đọc cho phù hợp. Giá trị đo = giai đo * (giá trị kim chỉ/cung chọn đọc giá trị của kim chỉ) • Đo dòng điện xoay chiều (DCA) (tương tự đo dòng điện một chiều). Chỉnh thang đo dòng điện xoay chiều
- Bài 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOM VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ I. HỨƠNG DẪN SỬ DỤNG VOM • Đo điện áp một chiều (DCV). Các giai đo: 0.1; 0.5;2.5; 10; 50; 250; 1000 (V) Ước lượng giá trị cần đo. Nếu không ước lượng được thì để giai đo lớn nhất, sau đó giảm dần đến khi kim đồng hồ chỉ giá trị thích hợp. Đo phần tử nào mắc song song đồng hồ đo với phần tử cần đo. Que đỏ của đồng hồ đo luôn hướng về phía cực dương của nguồn. Que đen của đồng hồ đo luôn hướng về phía cực âm của nguồn. Đọc giá trị trên kim đo chỉ: xem giá trị giai đo đang chọn để chọn cung đọc cho phù hợp.
- Bài 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VOM I. HỨƠNG DẪN SỬ DỤNG VOM • Đo điện áp xoay chiều (ACV). Các giai đo: 2.5; 10; 50; 250; 1000 (V) Tương tự như đo điện áp 1 chiều nhưng không cần xác định cực tính của que đo Cách đọc: Tương tự như đo điện áp 1 chiều. Nhưng khi đọc thì xem trên cung màu đỏ Sau khi đo xong phải vặn núm xoay đồng hồ về OFF. Trước khi đo, phải xem lại lần nữa để bảo đảm đã chọn đúng thang đo và giai đo phù hợp.
- Bài 3: ĐIỆN TRỞ Màu Vòng 1(A) Vòng 2(B) Vòng 3(C) Vòng 4(D): sai số Đen 0 0 0 20% Nâu 1 1 1 1% Đỏ 2 2 2 2% Cam 3 3 3 Vàng 4 4 4 Lục(xanh lá) 5 5 5 0,5% Lam(xanh lơ) 6 6 6 Tím 7 7 7 Xám 8 8 8 Trắng 9 9 9 Vàng kim 0,1 5% Bạc 0,01 10%
- Bài 3: ĐIỆN TRỞ 1. Định nghĩa: Điện trở dùng để hạn chế dòng điện.Chính xác hơn là tạo ra dòng điện có giá trị xác định nhờ định luật Ôm có thể tính được. 2. Cách xác định điện trở than
- Bài 4: TỤ ĐIỆN Hệ số nhân Dung sai của điện dung Số Nhân bởi 10pF hay thấp hơn Chữ cái Trên 10pF 0 1 0,1pF B 1 10 0,25pF C 2 100 0,5pF D 3 1000 1,0pF F 1% 4 10000 1,0pF G 2% 5 100000 2,0pF H 3% 6 J 5% 7 J 5% 8 0,01 K 10% 9 0,1 M 20%
- Bài 4: TỤ ĐIỆN 1. Định nghĩa Một tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi (dielectric). Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng cường độ, nhưng trái dấu. Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế xoay chiều, sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.
- Bài 4: TỤ ĐIỆN 2. Tụ hóa: Tụ hóa là một loại tụ có phân cực. Chính vì thế khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp. Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu chân cụ thể cho người sử dụng bằng các ký hiệu + hoặc - tương ứng với chân tụ.
- Bài 4: TỤ ĐIỆN 3. Tụ Tantali (tantalum) Tụ Tantali cũng là loại tụ hóa nhưng có điện áp thấp hơn so với tụ hóa. Chúng khá đắt nhưng nhỏ và chúng được dùng khi yêu cầu về tụ dung lớn nhưng kích thước nhỏ.
- Bài 4: TỤ ĐIỆN 4. Tụ không phân cực Các loại tụ nhỏ thường không phân cực. Các loại tụ này thường chịu được các điện áp cao mà thông thường là khoảng 50V hay 250V. Các loại tụ không phân cực này có rất nhiều loại và có rất nhiều các hệ thống chuẩn đọc giá trị khác nhau. Rất nhiều các loại tụ có giá trị nhỏ được ghi thẳng ra ngoài mà không cần có hệ số nhân nào, nhưng cũng có các loại tụ có thêm các giá trị cho hệ số nhân. Ví dụ có các tụ ghi 0.1 có nghĩa giá trị của nó là 0,1μF=100nF hay có các tụ ghi là 4n7 thì có nghĩa giá trị của tụ đó chính là 4,7nF
- Bài 4: TỤ ĐIỆN Mã số thường được dùng cho các loại tụ có giá trị nhỏ trong đó các giá trị được định nghĩa lần lượt như sau: – Giá trị thứ 1 là số hàng chục – Giá trị thứ 2 là số hàng đơn vị – Giá trị thứ 3 là số số không nối tiếp theo giá trị của số đã tạo từ giá trị 1 và 2.Giá trị của tụ được đọc theo chuẩn là giá trị picro Fara (pF) – Chữ số đi kèm sau cùng đó là chỉ giá trị sai số của tụ. ví dụ tụ 272J thì có nghĩa là 2700pF=2,7nF và sai số là 5%

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng Dẫn Thí Nghiệm Điện Tử Công Suất Ứng Dụng
21 p |
415 |
103
-
Môn học: Thí nghiệm điều khiển tự động hóa
124 p |
312 |
95
-
Bài tập Cấu Kiện Điện Tử SBG
9 p |
289 |
81
-
Phòng thí nghiệm Vi xử lý Bài thí nghiệm Vi xử lý BÀI 03: ĐIỀU KHIỂN MA TRẬN
11 p |
252 |
65
-
Bài giảng Kỹ Thuật Điện 2
16 p |
206 |
42
-
Bài giảng Máy điện: Chương 2 - TS. Nguyễn Quang Nam
22 p |
216 |
31
-
Đề tài thảo luận kỹ thuật điện đại cương
37 p |
164 |
29
-
Kỹ thuật môn an toàn điện
45 p |
117 |
27
-
KỸ THUẬT ĐIỆN - THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - NGÀNH KHÔNG CHUYÊN VỀ ĐIỆN - 1
16 p |
186 |
24
-
Bài giảng Kỹ thuật điện 2 - Chương 3: Máy điện đồng bộ
47 p |
141 |
15
-
KỸ THUẬT ĐIỆN - THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - NGÀNH KHÔNG CHUYÊN VỀ ĐIỆN - 2
16 p |
138 |
11
-
Bài giảng Biến đổi năng lượng điện cơ: Bài giảng 4 - TS. Nguyễn Quang Nam
10 p |
134 |
11
-
Bài giảng Kỹ thuật điện 2 - Chương 4: Máy điện một chiều
7 p |
156 |
10
-
Bài thự tập chuyên đề khảo sát các đặt tính đáp ứng bộ lọc thông thấp
22 p |
146 |
9
-
KỸ THUẬT ĐIỆN - THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - NGÀNH KHÔNG CHUYÊN VỀ ĐIỆN - 6
16 p |
103 |
8
-
Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 6 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
129 p |
91 |
6
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật điện: Bài 3
20 p |
16 |
5
-
Bài giảng Kỹ thuật điện: Chương 6 - Nguyễn Thế Hoạch
26 p |
26 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
