intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa

Chia sẻ: Cao Van Gio Gio | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

550
lượt xem
225
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xu hướng hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia, Niu Dilân hay các nước thuộc Liên minh Châu Âu EU, bên cạnh chỉ số CPI thông thường, Ngân hàng Trung ương (NHTW) luôn công bố cả lạm phát cơ bản của nền kinh tế. “Lạm phát cơ bản” được hiểu là lạm phát đã được điều hòa (điều chỉnh một cách đều đặn) theo các yếu tố sức ép bên cầu và những trông chờ kỳ vọng vào tương lai có loại bỏ những biến động lớn gây sốc bên cung (ví dụ các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa

  1. NHÌN NHẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HOÁ Lạm phát cơ bản – Một số kinh nghiệm trong áp dụng thực tiễn ở các nước Xu hướng hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia, Niu Dilân hay các nước thuộc Liên minh Châu Âu EU, bên cạnh chỉ số CPI thông thường, Ngân hàng Trung ương (NHTW) luôn công bố cả lạm phát cơ bản của nền kinh tế. “Lạm phát cơ bản” được hiểu là lạm phát đã được điều hòa (điều chỉnh một cách đều đặn) theo các yếu tố sức ép bên cầu và những trông chờ kỳ vọng vào t ương lai có loại bỏ những biến động lớn gây sốc bên cung (ví dụ các biến động thời vụ hoặc các cú sốc đột biến). Mặc cho sự tồn tại của nhiều cách đo lường khác nhau nhưng các định nghĩa về lạm phát cơ bản không phải là tùy tiện. ở đâu cũng vậy, ý tưởng chính đằng sau khái niệm lạm phát cơ bản là việc loại trừ những biến động nhất định về giá cả một số hàng hóa, làm méo mó vi ệc đo lường xu hướng lạm phát của một nước. Đặc biệt đối với một số loại giá được coi là có biến động lớn, khá ngẫu nhiên, mang tính nhất thời và không theo bất c ứ m ột xu h ướng nào. Tất cả những loại giá đó chỉ gây ra sự thay đổi tạm thời mặt bằng giá nói chung và sẽ lại biến mất ngay sau đó. Những biến động bất thường này sẽ xảy ra, ví dụ trong tr ường hợp của các loại lương thực thực phẩm tươi sống theo thời vụ và chủ yếu phụ thuộc vào sự bi ến động của chất lượng mùa màng do tác động của thiên tai hay những sự cố bệnh dịch nh ư bệnh dịch bò điên hay dịch cúm gà… gây ra. Sự biến động cho tới những cơn sốc của giá dầu thô trên thị tr ường thế giới từ trước đến nay cũng thường xuyên chịu tác động của các nhân tố tạm thời như chiến tranh, bệnh dịch, thời tiết… Trên thực tế, vấn đề khó khăn trong việc xác định xu hướng giá cả với sự trợ giúp của phương pháp loại bỏ này là rất khó dự tính được liệu những biến động bất thường đó về giá cả chỉ là tạm thời trong ngắn hạn hay sẽ còn kéo dài m ột kho ảng th ời gian khá lâu n ữa. Chẳng hạn như khi xác định giá cả dầu thô: sự t ăng giá của dầu thô một mặt, phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu trung hạn về dầu thô trên thị tr ường quốc tế và do đó, lại phụ thuộc vào các nhân tố tăng trưởng kinh tế; mặt khác, còn phụ thuộc vào sản l ượng khai thác và cung cấp dầu trên thị trường dưới tác động của một loạt các yếu tố nh ư an ninh, chính trị, quân sự, thời tiết… Theo quan điểm của các nước nhập khẩu dầu, những thay đổi về các điều kiện thương mại cũng như tỷ giá của đồng bản tệ so với đồng USD cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự biến động giá dầu nhập khẩu về. Đối với các loại thực phẩm theo thời vụ lại còn có vấn đề là: trong khi có những biến động lớn, giá cả các mặt hàng này vẫn biến động theo xu hướng giá cả chung. Do lạm phát c ơ bản được coi là phản ánh xu h ướng của lạm phát nên khi tính toán tỷ lệ này phải chú ý cả những biến động giá cả có liên quan đến xu hướng chung. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các loại giá cả thực phẩm thời vụ tách khỏi xu h ướng chung và do đó, sẽ làm thay đổi phần nào xu hướng lạm phát. Bởi phải loại bỏ hoàn toàn và th ường xuyên các cấu phần giá cả nhiên liệu và thực phẩm thời vụ nên xu h ướng lạm phát nhìn chung sẽ không bao giờ được phản ánh đầy đủ một cách tuyệt đối cả. Để khắc phục được một phần nhược điểm này, nhiều NHTW các nước đang tăng cường sử dụng mô hình hóa lạm phát c ơ bản ở nước mình theo hai cách với sự hỗ trợ của các ph ương pháp thống kê nhất định. Một là, xác định
  2. các thành phần giá cả dễ biến động và quy định một quyền số thấp trong tính toán giá của rổ hàng hóa; như vậy, những thông tin về các loại giá cả này sẽ không hoàn toàn b ị m ất đi. Hai là, chia tách sự biến động chỉ số giá tiêu dùng, hoặc các bộ phận cấu thành riêng lẻ c ủa nó thành những phần mang tính tạm thời và phần mang tính th ường xuyên và lâu dài; trong đó, phần có tính lâu dài sẽ biểu thị xu hướng lạm phát và lạm phát khi đó sẽ được xác định tương ứng cho kỳ hạn dài hơn một năm. Cách xác định lạm phát cơ bản cho thấy vào thời điểm hiện nay những thông tin về xu h ướng giá rất quan trọng vẫn đang còn bị bỏ qua. Do vậy, chỉ số lạm phát cơ bản phải thường xuyên được xem xét và điều chỉnh lại cách tính toán cho phù hợp tình hình thực tế ở từng nước, từng khu vực. Trong báo cáo tháng 1/2004, ECB đã rà soát lại tác động của thuế gián thu và chi phí hành chính lên lạm phát ở khu v ực Euro: k ết qu ả phân tích cho thấy phần chi phí thuốc lá chi ếm tỷ trọng 2,3% trong c ấu thành ch ỉ s ố giá tiêu dùng đã điều hòa (HICP), nên khi thuế thuốc lá bắt đầu gia tăng đáng kể từ quý IV/2003 ở cả Pháp và Đức, là 2 nền kinh tế hàng đầu khu vực, khiến cho giá thuốc lá ở Châu Âu dự tính sẽ gia tăng ít nhất 8% trong năm 2004 so với 2003, dẫn tới chỉ số lạm phát chung của cả khu vực sẽ gia tăng ít nhất 0,2% trong cùng kỳ. T ương tự như vậy đối với phần chi phí quản lý hành chính công cộng: cuộc cải cách y tế ở Đức cũng sẽ làm tăng thêm 0,2% lạm phát của toàn khu vực trong năm 2004. Tổng hợp lại, cả thuế thuốc lá và chi phí hành chính đang chiếm tỷ trọng khoảng 8% HICP sẽ làm gia tăng lạm phát ở khu vực Euro ít nhất thêm 0,5% trong n ăm 2004. Nếu loại bỏ tác động của các yếu tố thuế và chi phí hành chính nói chung thì l ạm phát bình quân khu vực này sẽ chỉ còn ở mức thấp xấp xỉ 1% thay vì 2% trong c ả 2 n ăm 2004 và 2005. Đây là điều cần cân nhắc kỹ trong phân tích, đánh giá chính sách tiền tệ của ECB để có thể kiềm chế hiệu quả lạm phát ở khu vực Euro ở mức xấp xỉ d ưới 2% như mục tiêu đã đề ra trong trung hạn. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, lạm phát c ơ bản phản ánh xu hướng lạm phát tốt hơn so với lạm phát. Đường đồ thị lạm phát cơ bản nhìn chung bằng phẳng hơn đã cho thấy như vậy. Lạm phát cơ bản cho biết liệu giá cả có thay đổi không hoặc thay đổi khi nào với mức độ ra sao. Tuy nhiên, lạm phát c ơ bản không phải là 1 chỉ số hàng đầu về sự thay đổi xu hướng giá cả. So với lạm phát, lạm phát c ơ bản phản ánh tương đối trễ các thời điểm thay đổi xu hướng lạm phát. ở đây phải lưu ý rằng các tác động của chính sách tiền tệ cũng phải sau một độ trễ nhất định mới có hiệu lực; do đó, sẽ là quá muộn nếu các NHTW cứ khoanh tay đợi cho đến khi lạm phát cơ bản bắt đầu tăng lên trước khi cố gắng làm giảm sức ép lạm phát. Do cả lạm phát và lạm phát c ơ bản đều có những lợi ích và các mặt hạn chế, tốt nhất nên theo dõi phân tích cả 2 chỉ số này trong điều hành chính sách kinh tế tài chính vĩ mô. Xem xét phản ứng của các NHTW hàng đầu thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay ECB từ trước đến nay cho thấy các NHTW này đã phải tăng lãi suất định hướng đáng kể và đúng lúc để chống lại sự tăng giá tạm thời và để đảm bảo cho sự ổn định giá cả lâu dài trong nước, khu vực. Ví dụ trường hợp tăng lãi suất định hướng liên ngân hàng mới đây nhất (30/6/2004) của Fed từ mức 1%/n ăm lên 1,25%/năm cho dù lạm phát ở Mỹ nhìn chung vẫn còn ở mức thấp chưa đáng lo ngại (cuối tháng 5/2004 lạm phát chung của Mỹ là 3,1%/n ăm còn lạm phát cơ bản là 1,7%/năm) nhưng diễn biến gia tăng giá cả đã phát những tín hiệu rõ rệt về xu hướng tăng giá ở Mỹ nếu so sánh với các mức lạm phát chung là 2,3%/n ăm và lạm phát cơ bản chỉ vào khoảng 1,1%/năm vào cuối năm 2003. Như vậy, để đánh giá đầy đủ về tình hình lạm phát, các NHTW cần phải có một cách nhìn nhận sáng suốt về vấn đề này, nhất là ở những nền kinh tế còn yếu kém và bất ổn định của các nước đang phát triển. Ngay tại cuộc Hội thảo trong tháng 7/2000 về đề tài “Lạm phát cơ
  3. bản và cách dự báo lạm phát” do Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu của các NHTW Đông Nam á (SEACEN) tổ chức cho các quan chức NHTW tại các n ước Châu á (chủ yếu là các nước đang phát triển như Inđônêxia, Malaixia, Mông Cổ, Nê pan, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Xrilanca), các thành viên tham d ự Hội th ảo đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của chỉ số lạm phát cơ bản, cách xác định chỉ số này rất có ý nghĩa phục vụ cho các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của các nước trên 3 phương diện: đề ra chính sách, trách nhiệm bảo đảm thực hiện chính sách đã đề ra và xúc tiến công tác dự báo và ước tính theo mô hình kinh tế l ượng. Cơ sở quan trọng để tính toán lạm phát cơ bản chính là chất lượng chuẩn xác và tính kịp thời của các số liệu thống kê giá c ả và ti ền t ệ được tập hợp và xử lý trong tính toán. Đây là vấn đề trọng tâm thu hút sự quan tâm chú ý của hầu hết NHTW các nước, các khu vực có sử dụng chỉ số lạm phát c ơ bản trong điều hành chính sách. Từ tháng 8/2000, ECB cũng đã kêu gọi các nước thành viên trong khu vực Euro cần có sự cải cách về cách thức thu thập và tính toán các chỉ số kinh tế trong khu v ực vì s ố li ệu mà ECB nhận được từ các nước thành viên chưa đạt các chuẩn mực cần thiết. Trong đó, ECB nêu rõ số liệu về khu vực dịch vụ là đặc biệt cần thiết phải quan tâm để có được đầy đủ và chính xác hơn. ECB còn yêu cầu các thành viên phải cung cấp và công bố số li ệu k ịp th ời h ơn vì nếu so sánh thì các nhà quản lý và hoạch định chính sách của ECB th ường có thông tin, số liệu quan trọng về GDP hay về thị trường lao động… chậm hơn nhiều so với các đồng nghiệp ở Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam trong xu hướng giá cả trên thế giới gia tăng Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ tính toán và công bố chính thức chỉ số giá tiêu dùng CPI, ch ưa tính toán lạm phát cơ bản. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hiện nay c ủa Vi ệt Nam được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh, thành phố trong cả n ước. Chỉ số giá của từng tỉnh, thành phố được tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấp III, cấp II rồi cấp I với quyền số cố định tương ứng trên cơ sở cơ cấu chi tiêu hộ gia đình tổng hợp từ kết quả điều tra do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2000. Danh mục thu thập giá gồm khoảng 396 mặt hàng, chia theo 10 nhóm tiêu dùng c ấp I, l ại được phân tiếp thành 34 nhóm cấp II, 86 nhóm cấp III và 75 nhóm c ấp IV. S ự phân nhóm được tiến hành theo hình tháp, càng xuống thấp số lượng nhóm càng lớn (trong mỗi nhóm đều bao gồm hàng hóa và dịch vụ cho từng loại nhu cầu tiêu dùng). Ví dụ trong nhóm tiêu dùng cấp I, lương thực – thực phẩm lại được phân tiếp thành 3 nhóm cấp II và 20 nhóm cấp III… Phương pháp xác định chỉ số CPI của Việt Nam được diễn tả ở trên cho thấy: Nhìn chung, các mức quyền số cố định có tác động chi phối đáng kể đến xu hướng và mức độ biến động chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam. Tổng cộng có 10 nhóm hàng hóa và d ịch v ụ c ủa r ổ hàng hóa dịch vụ tham gia kết cấu quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng CPI; các m ức quyền s ố này đã được Tổng cục Thống kê tính toán xác định trên cơ sở cơ cấu chi tiêu thực tế ở các hộ gia đình đã được điều tra khảo sát theo định kỳ khoảng 5 năm một lần (gần đây là các năm 1995, 2000 được lấy làm năm gốc điều tra). Trong đó, quyền số cố định của nhóm hàng cấp I lương thực – thực phẩm vẫn đứng ở vị trí cao nhất với mức 47,9% ( đã giảm đáng kể so với mức 60,86% ở năm 1995); còn quyền số cố định của 9 nhóm cấp I còn lại thấp h ơn rất nhiều. Như vậy, xu hướng biến động chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam từ tr ước đến nay, nhất là kể từ khi tính toán và công bố chính thức chỉ số CPI, chủ yếu ch ịu ảnh h ưởng của sự biến động giá lương thực thực phẩm là mức giá hay thay đổi mạnh do phải chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau ở trong và ngoài nước. Điều này đã được minh chứng qua số liệu thống kê thực tiễn về
  4. chỉ số giá tiêu dùng trong một số thời kỳ phát triển điển hình của nền kinh tế Việt Nam: ví dụ trong năm 1999, là năm chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam đã liên tục giảm xuống mức âm trong 8 tháng liền với mức bình quân – 0,55%/tháng chủ yếu là do ch ỉ s ố giá l ương thực – thực phẩm giảm mạnh lần lượt ở các mức bình quân – 1,85%/tháng và -0,58%/tháng trong khi chỉ số giá bình quân của 9 nhóm hàng hóa dịch vụ còn lại trong thời kỳ này hầu nh ư không đổi, thậm chí còn tăng nhẹ (1 hoặc 2 trường hợp cũng có giảm nhưng chỉ giảm ở mức bình quân trên d ưới -0,1%/tháng). Hay như trường hợp gần đây, nhất là giai đoạn 7 tháng đầu năm 2004: so với cuối năm năm 2003, chỉ số CPI của cả n ước tăng 7,7%, trung bình mỗi tháng t ăng 1,1%, chủ yếu do giá lương thực – thực phẩm tăng tới 13,7% (trong đó, giá lương thực tăng 11,2% và giá thực phẩm tăng 15,4%), trong khi chỉ số giá bình quân của 9 nhóm hàng tiêu dùng còn lại trong cùng kỳ hầu như chỉ tăng nhẹ ở mức 1 chữ số, không cao quá mức 5% (riêng giá hàng hóa dịch vụ nhóm dược phẩm y tế tăng 7,7% do phải nhập khẩu tới 60% nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh; trong khi chỉ số giá nhóm giáo dục lại gi ảm nh ẹ 2,7%). Nếu so v ới cùng kỳ năm 2003 thì chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 7/2004 đã tăng 9,1%/năm – mức tăng cao nhất trong hơn 5 năm qua (lần cuối gần đây nhất CPI của Việt Nam cũng đã tăng 9,1%/năm là vào tháng 1/1999) chủ yếu do giá l ương thực – thực phẩm tăng mạnh với mức 15,5% trong cùng kỳ. Theo dự báo của Bộ Tài chính Vi ệt Nam, ch ỉ số l ạm phát chung của Việt Nam trong cả năm 2004 sẽ là 9%. Giá tiêu dùng tăng cao có ảnh hưởng không tốt đến thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân cư. Đó là chưa kể đến giá các loại nguyên vật liệu thiết yếu cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Vi ệt Nam đều đã tăng rất cao từ đầu năm 2004 đến nay do phải phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu nh ư xăng và các sản phẩm dầu phải nhập khẩu 100%, phân đạm 90%, phôi thép 75% và thép thành phẩm 65%… Hệ quả là khi giá các mặt hàng nguyên vật liệu này trên thị tr ường thế giới tăng cao thì giá nhập khẩu chúng vào Việt Nam cũng phải t ăng theo rất mạnh nếu ngân sách nhà nước không đủ khả năng bù lỗ. Tính ra trong 6 tháng đầu năm 2004, giá cả của hầu hết nguyên nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất công – nông nghiệp nh ư xăng dầu, sắt thép… đều tăng nhanh đột biến lần lượt với các mức 23,6% và 48% so với cùng kỳ n ăm trước chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh của 2 nền kinh tế khổng lồ trên thế gi ới là M ỹ và Trung Qu ốc, còn giá phân bón thì tăng 5,7% so với cuối năm 2003. Giá cả trên thị trường thế giới tăng cao đã gây tác động trở lại làm gia tăng đáng kể lạm phát ở ngày càng nhiều n ước trên thế giới từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ (chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ 1,7%/năm trong tháng 2/2004 lên tới 5,1%/năm trong tháng 5/2004), các nước khu vực Euro (chỉ số CPI từ tháng 2-5/2004 đã tăng từ 1,6%/năm lên 2,5%/năm – cao vượt mức trần mục tiêu 2%/năm), rồi Nhật Bản (CPI đã tăng 1,1%/năm trong tháng 5/2004 – mức tăng CPI cao nhất kể từ năm 1997) cho đến các nước đang phát triển như Trung Quốc (trong tháng 6/2004 chỉ số giá sản xuất t ăng 6,4%/năm còn CPI đã tăng lên gần 5%/năm – mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua; CPI của cả năm 2003 chỉ vào khoảng 1%). Mức độ tăng giá nguyên vật liệu sản xuất và giá hàng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2004 ở Việt Nam như vậy là khá cao và như Bộ Tài chính Việt Nam đã thừa nhận có gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đời sống xã hội: “tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, đến chính sách kinh tế vĩ mô, giá đầu ra, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ” (Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị triển khai các giải pháp thực hiện thắng lợi nhi ệm v ụ tài chính – ngân sách 2004 và xây dựng dự toán ngân sách 2005 ngày 23/6/2004 t ại Hà N ội). Cũng tại Hội nghị này, Phó Thủ t ướng Vũ Khoan đã khẳng định mặt bằng giá cả ở Việt Nam cũng phải tăng lên theo xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay: “Vấn đề giá cả theo tôi là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay. Trong
  5. hoàn cảnh hiện tại, giá cả của nước ta phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào giá thế giới, nhất là một số mặt hàng thiết yếu nh ư sắt thép, dầu xăng, xi măng… nên theo tôi, không thể điều khiển hoàn toàn được giá cả. Nếu không nhận thức phù hợp về vấn đề này sẽ không giải quyết được vấn đề giá cả chứ không phải cứ thắt chặt giá cả là đúng… Chúng ta nên hướng dẫn người dân quen dần với tình hình mới, đó cũng là đặc điểm của môi trường hội nhập”. Cũng theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Khoan tại Hội nghị nói trên, giá cả trong nước thời gian qua gia tăng mạnh, vượt xa mức mục tiêu Quốc hội đã đặt ra là lạm phát 5% cho cả năm 2004, là do nhiều nguyên nhân mà một phần trong đó là do công tác dự báo của chúng ta “ch ưa tốt, chưa dự báo được ở mức tối đa”. Trong thực tế, chúng ta chưa tính toán lạm phát cơ bản nên chưa thể xác định được rõ ràng và đầy đủ xu hướng lạm phát ở Việt Nam. Hơn thế nữa, chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay đang được tính trên cơ sở rổ hàng hóa dịch vụ cùng với các quyền số t ương ứng cơ cấu chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình Việt Nam đã được Tổng cục Thống kê khảo sát điều tra từ trước năm 2000. Đã hơn 3 năm trôi qua, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ta đã có nhiều đổi thay đáng kể và một điều tương đối chắc chắn là các mức quyền số đó sẽ không thể còn duy trì được mãi ở mức đã cố định từ năm gốc 2000. Nếu theo đúng định kỳ 5 năm thì rổ hàng hóa dịch vụ cùng các mức quyền số kết cấu nên chỉ số giá tiêu dùng CPI c ủa Vi ệt Nam sẽ phải được xác định lại trong năm 2005. Đồng thời, trong xu hướng hội nhập vào thị trường tài chính – tiền tệ khu vực và quốc tế, cùng với Tổng c ục Th ống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ sớm xác định, tính toán lạm phát cơ bản bên cạnh lạm phát thông thường để đưa vào áp dụng trong công tác dự báo xu h ướng lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Ph ương pháp xác định lạm phát cơ bản ban đầu có thể dựa vào nguyên lý tính xác suất thống kê theo mô hình kinh tế l ượng trên cơ sở các dãy số lịch sử vì các nguyên nhân sau: - Cũng giống như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam chỉ có thể dùng một số l ượng hạn chế các nguồn lực con người và vật chất vào việc điều tra, khảo sát để tạo dựng các chỉ số giá cả chính thức, cho nên các quyền số và các mức giá c ả đã được tính toán, xác định kém chính xác hơn nhiều so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến. - Cùng với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, các mô hình chi tiêu tiêu dùng cũng sẽ nhanh chóng thay đổi theo nhu cầu vật chất tinh thần của người dân cho nên các quyền số dù có được xác định lại khá chính xác thì rồi cũng sẽ rất nhanh chóng bị lỗi th ời theo th ời gian. - Cũng như phần lớn các nước đang phát triển khác, chỉ số CPI của Việt Nam từ tr ước đến nay chủ yếu phải chịu sự chi phối của mức giá lương thực – thực phẩm là mức giá hay biến đổi mạnh đột biến, mang tính nhất thời trong ngắn hạn. Khi tính toán l ạm phát c ơ bản ta có thể dùng phương pháp loại trừ có chọn lọc chỉ số một số loại giá l ương thực thực phẩm nhất định ở các nhóm cấp thấp (nhóm cấp II hoặc / và c ấp III) để không gây ảnh hưởng đáng kể tốc độ xác thực trong dự báo xu hướng lạm phát chung của nền kinh tế. - Cùng với sự gia tăng phí điều tiết giá cả cũng như tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân thì cả mặt bằng giá lẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực tư nhân và trong cả nền kinh tế sẽ nhanh chóng thay đổi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng bình đẳng và lành mạnh hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2