intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

110
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp cho bạn các cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe có thể gây ngộ độc thực phẩm, tăng cân và không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mong rắng qua tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe

  1. Những cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe Phương pháp nấu ăn không lành mạnh có thể gây ngộ độc thực phẩm, tăng cân và không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đôi khi, tất cả chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bị mất trong quá trình nấu ăn. Bạn cần tránh những cách nấu ăn sau đây gây hại cho sức khỏe. Chiên ngập dầu Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất. Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ chiên ngoài cửa hàng, dầu ăn mà họ chiên thực sự không đáng tin cậy, có thể gây nhiễm trùng dạ dày. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu từ thực phẩm. Than nướng Thịt nướng là món ăn rất ngon. Nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện. Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô nhiễm không khí.
  2. Đun nóng hộp nhựa Tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh. Rửa rau Lá rau là nơi tích lũy rất nhiều bụi bẩn và hóa chất, vì thế rau cần được rửa sạch trước khi thái. Nếu thái rau rồi mới rửa, các khoáng chất và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi đáng kể. Tương tự như vậy, cố gắng không vứt vỏ các loại rau và trái cây như táo, khoai tây... vì vỏ của chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Xào thực phẩm Xào thực phẩm là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn uống thường xuyên thực phẩm chiên, xào đều không tốt cho sức khỏe. 6 lỗi thường gặp khi nấu ăn gây ung thư Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm các thực phẩm bổ dưỡng mà còn là các phương pháp nấu ăn đúng và thích hợp. Dưới đây xin chỉ ra một số thói quen nấu ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe con người.
  3. 1. Sử dụng quá nhiều muối và bột ngọt Ăn uống quá nhiều muối và bột ngọt chắc chắn không có lợi ích cho cơ thể. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại gia vị, bạn có thể dùng giấm và nước chanh thay cho muối. Bạn cũng có thể thêm một số tỏi và bột hành tây (không dùng tỏi muối và hành tây muối) trong thịt và canh, nó sẽ mang lại một hương vị tuyệt vời cho món ăn. 2. Dùng quá nhiều dầu, mỡ Khi nấu thức ăn, cố gắng sử dụng càng ít dầu càng tốt. Khi chúng ta chiên bất cứ thứ gì, các chất béo của dầu sẽ thấm vào thực phẩm và làm tăng lượng calo của thực phẩm lên đáng kể. Khi chúng ta ăn, thực phẩm chiên sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta trong hai cách, trước hết, làm tăng lượng calo hàng ngày của chúng ta. Và thứ hai, chế độ ăn uống của chúng ta nghiêng nhiều về phía tiêu thụ chất béo. Do đó sẽ dẫn đến tăng cân, thậm chí gây bệnh béo phì. 3. Lạm dùng đồ nướng, cháy Cố gắng không nướng thịt bằng than, vì nếu trong trường hợp thực phẩm bị cháy thành than nó sẽ sản xuất một số chất gây ung thư như benzopyrene. Sử dụng lò vì sóng là cách tốt nhất trong nấu ăn, bởi vì thời gian nấu là rất ngắn, vì vậy nó có thể làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
  4. 4. Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ và thêm vào lượng calo không cần thiết. 5. Dùng dụng cụ nấu rẻ tiền Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng. Đa phần các bà nội trợ ít để ý đến việc chọn nồi, chảo trong việc chế biến thức ăn. Một số người còn ham dùng nồi nhôm rẻ tiền mà không biết rằng việc đó gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn
  5. cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng. Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… 5. Ăn nhiều thịt tái Trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe đặc biệt là sán. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả. Người chăn nuôi thường sử dụng rất nhiều loại thuốc trụ sinh như Pennicillin và tetracyclin để cho vật nuôi tăng trưởng nhanh chóng. Sau khi giết mổ, người bán cũng dùng các chất hóa học như Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp cho thịt có thể giữ được lâu ngày. Tất cả các chất trên đều là những chất độc, nguy hại tới sức khỏe của con người ngay cả khi liều lượng ở mức an toàn cho phép. Vì vậy, trước khi làm một món thịt nào đó, hãy đảm bảo thịt phải được rửa sạch với nước và muối, đặc biệt là các loại thịt có màu đỏ. Mặc dù cách rửa với muối như vậy có thể khiến thịt bớt mùi thơm khi chế biến, nhưng đây lại là cách hiệu quả để chống lại căn bệnh ung thư. 6. Lạm dụng món chiên, xào Các món chiên xào rất hấp dẫn người ăn từ màu sắc đến hương vị, lại chế biến nhanh và thường được ăn nóng nên thích hợp với các bữa cơm hàng ngày và các bữa tiệc tùng. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì các món chiên, xào có một số điểm bất lợi sau:
  6. - Thực phẩm chiên xào khó tiêu hoá, không tốt cho dạ dày. Đối với trẻ nhỏ, người bệnh và người già, chức năng của ruột và dạ dày yếu hơn bình thường, những món xào với nhiệt độ cao được đưa vào sẽ làm tổn thương đến màng dạ dày, gây nên chứng viêm dạ dày. - Dầu mỡ trong món xào gây chứng khó tiêu hoá, vì vậy ăn nhiều món chiên xào xong thường có cảm giác no lâu, thậm chí là trướng bụng, buồn nôn, ảnh hưởng đến các món ăn khác trong bữa ăn. - Dầu mỡ chiên thức ăn ở nhiệt độ cao có chứa chất gây ung thư nhất là những dầu mỡ đã chiên đi chiên lại thức ăn nhiều lần, hay các xác hành tỏi cháy đen trong các món chiên. - Năng lượng từ món chiên, xào rất cao. Người thích ăn món chiên xào dễ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh tim mạch hơn những người thường hay ăn món luộc, hấp. Với những ai có bệnh tiểu đường, huyết áp, thận, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao..., món chiên xào còn là kẻ giết người thầm lặng. Bạn hãy thuyết phục người nhà bớt ăn món chiên, xào để bảo vệ sức khoẻ của mình. 19 sai lầm nghiêm trọng thường gặp khi xào nấu, ăn rau xanh Rau xanh để lâu Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng. Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
  7. 2. Thời gian xào nấu quá lâu Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin. 3. Cắt rau xong không nấu ngay Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa. 4. Nhặt bỏ lá rau Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau. 5. Chỉ ăn cái, bỏ nước Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc. 6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong
  8. rau. 7. Rửa rau 3 nước là sạch Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy. 8. Cắt rau xong mới rửa Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin. 9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm
  9. được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được. 10. Dùng lửa nhỏ xào rau Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn. Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách. 11. Nấu xong rồi không ăn ngay Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức. 12. Thường xuyên ăn salad và rau sống Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều. 13. Ăn cà chua trước bữa ăn Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
  10. 14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng. 15. Ăn mướp đắng sống Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng. 16. Ăn quá nhiều rau bina Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não. 17. Ăn nhiều giá đỗ sống Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
  11. 18. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây. 19. Nấu rau quá kỹ Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2