Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin cho trẻ
lượt xem 7
download
Vắc-xin viêm gan B là gì? Các vaccin viêm gan B (HBV) bảo vệ con bạn chống lại virus viêm gan B, một chủng virus rất nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí tử vong. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin cho trẻ
- Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ Vắc-xin viêm gan B là gì? Các vaccin viêm gan B (HBV) bảo vệ con bạn chống lại virus viêm gan B, một chủng virus rất nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí tử vong. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Bệnh viêm gan B rất dễ lây lan, nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến90% sẽ truyền bệnh sang con. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) của Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh? Vắc-xin viêm gan B nên được tiêm 24h đầu sau sinh
- Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệphòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụt hể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năngphòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. Sau mũi 1 vào 24h sau sinh, trẻ sẽ còn phải tiêm nhắc lại 2 mũi vào khoảng thời gian từ tháng thứ 1-2 và một lần nữa vào tháng thứ 6 – 18. Mẹ hãy yên tâm rằng việc tiêm vắc-xin viêm gan B không phải là can thiệp y tế đầu tiên trong đời trẻ. Thực tế khi vừa mới sinh, trẻ sơ sinh cũng sẽ thường được tiêm một mũi vitamin K và mũi BCG phòng lao theo khuyến cáo. Những trường hợp nào không nên tiêm viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh? Các nhà nghiên cứu tạo ra Vắc –xin viêm gan B bằng cách sao chép chuỗi di truyền của một loại protein có trong virus vào tế bào nấm men, sau đó được nuôi cấy, và lọc tinh khiết. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện dị ứng với nấm men bánh mì (một loại men sử dụng trong việc làm bánh mì nướng) thì mẹ không nên cho trẻ tiêm vắc –xin viêm gan B. Trẻ sơ sinh thiếu tháng nặng dưới 1,8kg cũng không nên tiêm vắc – xin viêm gan B sau 24h mà cần chờ 1 tháng sau mới thực hiện mũi tiêm đầu tiên. Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước hoặc sau khi sinh, nước ối bẩn, trẻ bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật…cũng cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp tử vong. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
- Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin viêm gan B là gì? Vaccin viêm gan B là vaccin tái tổ hợp, khi tiêm vaccin không đưa virut viêm gan B vào cơ thể, vì vậy trẻ được tiêm loại vaccin này trong 24 giờ sau sinh là an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ gặp các phản ứng phụ sau tiêm như: Đau nhức tạm thời tại chỗ tiêm (tỷ lệ 5-15%). Nhiễm trùng tại chỗ tiêm (tỷ lệ dưới 1%). Sốt nhẹ (tỷ lệ 0,6% đến 3,7% ở trẻ sơ sinh, 2-3% ở người lớn) trong vòng 24-48 giờ sau tiêm. Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ và khớp trong ngày sau khi tiêm. Những phản ứng phụ như vậy là hết sức bình thường và mẹ không cần quá lo lắng. Để đảm bảo sức khỏe con yêu sau tiêm, mẹ cần chú ý kiểm tra thân nhiệt bé thường xuyên, cho bú nhiều để đề phòng mất nước. Nên nhớ: Việc tiêm phòng cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng Mẹ không nên vì những thông tin trái chiều mà trì hoãn hoặc bỏ qua việc tiêm chủng. Nếu không đưa con đi tiêm phòng, mẹ không những đã đặt con mình vào tình trạng không an toàn mà còn gây nguy hiểm cho cả xã hội và cộng đồng. Điều này không hề “đao to búa lớn”. Những năm gần đây, sở dĩ chúng ta không mắc phải những căn bệnh gây chết người hàng loạt như sởi, quai bị, ho gà, bạch hầu, uốn ván….là do cả xã hội đã được tham gia tiêm chủng và hình thành một cộng đồng miễn nhiễm với dịch bệnh. Chỉ một vài trường hợp trẻ không được tiêm chủng có thể sẽ là mầm mống gây dịch bệnh cho cả xã hội. Theo tư vấn của Chuyên gia TS. BS Lê Minh Hương (Khoa Dị ứng – Miễn dịch, Bệnh viện Nhi Trung ương) Sau khi tiêm chủng - Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. - Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: Toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…
- - Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (39 độ C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban, hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày. - Nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng, có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ. Xử lý biến chứng sau khi cho trẻ tiêm phòng Tiêm chủng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng hạn và biết cách xử lý những biến chứng sau khi tiêm chủng tại nhà. 1. Giúp trẻ bớt sợ hãi khi tiêm phòng Vì trẻ còn nhỏ, nên hầu hết trẻ đều sợ bị tiêm. Thêm nữa, chỗ tiêm cũng có thể gây cảm giác nóng rát, khó chịu sau khi cho trẻ tiêm xong. Vì thế, để giúp trẻ bớt sợ hãi và việc tiêm phòng cho trẻ được dễ dàng hơn, cha mẹ có thể ôm bé trong tay, vỗ về để bé cảm thấy bạn đang ở gần che chở, nhờ đó khiến bé bớt sợ hãi. Nếu bé đã lớn, bạn có thể nói chuyện với con, chỉ dẫn bé cách thư giãn và thả lỏng các cơ bắp để giảm đau tốt hơn. 2. Xử lý biến chứng sau khi tiêm phòng Tiêm phòng là một điều cần thiết với trẻ. Thế nhưng, đôi khi sau khi tiêm chủng có một số hiện tượng như sốt hoặc sưng tại chỗ tiêm. Với một số triệu chứng đó, bạn cần học cách xử lý chúng tại nhà một cách dễ dàng.
- Trẻ bị sốt nhẹ Trẻ bị sốt nhẹ, cơ thể bị tăng nhiệt độ là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau khi chủng ngừa. Khi cơ thể bé tăng nhiệt độ, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thế nhưng, với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc. Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt. Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp. Vết tiêm bị sưng, đỏ Tại chỗ tiêm phòng cho trẻ có hiện tượng bị sưng đỏ. Đây là trường hợp hiếm gặp, thế nhưng cha mẹ cũng cần biết cách xử lý. Lúc này, cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục. Nếu vết sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng. Trẻ bị phát ban, nổi mề đay Trường hợp, sau khoảng 1 tới 2 tuần sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị. Vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé. Trẻ bị khó chịu, mất cảm giác ngon miệng
- Những biểu hiện như trẻ bị buồn ngủ, trẻ có dấu hiệu bị biếng ăn vào ngày đầu sau khi tiêm phòng. Trong trường hợp này cha mẹ không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa… Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau: Trẻ bị sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm. Trẻ bị nổi ban. Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ. Trẻ bị co giật hoặc co giật giống như động kinh. Trẻ trở nên tím tái và mất ý thức. Một số lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ Tiêm phòng giúp cho trẻ phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên một số ít các bà mẹ còn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc này nên ngần ngại, hoặc từ chối khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Vậy tiêm phòng có ích lợi gì, và tác dụng phụ nào có thể xảy ra với trẻ, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Tác dụng của tiêm phòng Tiêm phòng là việc truyền chất kháng nguyên, một dạng vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh nào đó bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà, rubella, quai bị, uốn ván, và Hib.. Tiêm phòng có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh, do đó đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
- Như chúng ta vẫn biết, trong quá trình mang thai, trẻ nhận được kháng dịch từ mẹ qua nhau thai. Tuy nhiên các miễn dịch này có thể phát huy tác dụng 1 tháng cho tới 1 năm đầu đời của trẻ. Do đó tiêm phòng là một phương pháp hiệu quả để truyền cho trẻ những kháng dịch chống lại vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Trong suốt giai đoạn bào thai, trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường hoàn hảo, không có tác nhân gây bệnh, cơ thể chưa chịu tác động của bệnh nào nên chưa sản sinh ra các kháng thể chống lại bệnh. Thêm vào đó cơ thể trẻ lúc mới sinh thường rất non yếu nên dễ dàng bị các vi khuẩn, virus xâm nhập. Do đó nếu trẻ không được tiêm vắc xin khi tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ dễ dàng bị mắc bệnh do cơ thể trẻ có thể không đủ khoẻ hoặc hệ miễn dịch không đủ sức để chống lại bệnh tật. Hầu hết các vắc xin tiêm cho trẻ em có hiệu lực đối với khoảng 85% - 95% các trường hợp được tiêm chủng. Đối với từng cá nhân, không phải ai được tiêm vắc xin cũng đều có đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh tiêm phòng là phương pháp hiệu quả ít tốn kém có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh thường gặp ở trẻ trong những năm đầu dặc biệt là ho gà, uốn ván… Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Do đó hãy tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ trẻ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. 2. Tác dụng phụ của tiêm phòng Một số trẻ sau khi tiêm phòng thường bị phản ứng tại chỗ như đau nơi tiêm thường kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày, nổi cục đỏ ở nơi tiêm 2-3 tuần mới tiêu tan, mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm kéo dài từ 3 tới 6 ngày mới khỏi.
- Ngoài ra, sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng như sốt cao quấy khóc, nhức đầu, nổi mề đay, ngứa. Đáng lưu ý hơn cả là một số tai biến thần kinh có thể xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh ho gà khiến trẻ bị co giật, kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng. Một vài trường hợp trẻ có thể thấy nổi hạch ở nách khoảng 3 đến 5 tuần, bên phía mới tiêm phòng sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG)… 3. Một số chống chỉ định khi tiêm phòng Không nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng khi trẻ đang sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, thương hàn, sởi, bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da. Ngoài ra nếu trẻ một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi, bệnh ở thận như viêm thận mạn tính,... thì không nên tiêm phòng cho trẻ.
- Bên cạnh đó cần chú ý nếu tiêm phòng lao cho trẻ nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển. Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu, ung thư máu, các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid. Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v.... 4. Lịch tiêm phòng cho trẻ Khi trẻ vừa sinh ra cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm một số vắc xin ngừa lao(BCG), viêm gan B (Hepatitis B) và bại liệt (Poliomyelitis). Sau 4 năm bố mẹ mới phải đưa trẻ tiêm lại các vác xin này mũi 2, 3... Khi trẻ được 1 tuổi nên cho trẻ tiêm mũi 2 viêm gan B. Tháng thứ 2, trẻ nên được tiêm các loại vắc-xin mũi một để phòng tránh các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio), viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi… do trực khuẩn H.influenza týp B. Trong tháng 2 này trẻ cũng phải được tiêm phòng viêm gan B mũi 3 một năm sau tiêm lại mũi 4, 8 năm sau tiêm lại mũi 5 và vắc-xin phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 2. Khi trẻ được 3 tháng tuổi nên tiêm cho trẻ các loại vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp B mũi 2.
- Đến tháng thứ 4 nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp B mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm). Tiêm 1 mũi vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR), sau 4-6 năm cần tiêm lại hoặc có thể tiêm lại cho trẻ sau 15 tháng và vắc-xin phòng chống thủy đậu (Varicella) một mũi duy nhất khi trẻ được 9 tháng – 12 tuổi. Đến khi trẻ được 12 tháng tuổi cần tiêm vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) ba mũi: hai mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi ba sau 1 năm. Khi trẻ được 15 tháng tuổi, tiếp tục tiêm vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vắc-xin MMR) một mũi và tiêm lại trong vòng 4-5 năm sau. Tiêm vác xin phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu (vắc-xin A+C meningoencephalitis) một mũi, sau 3 năm tiêm lại một lần hoặc theo chỉ định khi có dịch xảy ra. Trẻ được 24 tháng tuổi hoặc những trẻ trên độ tuổi này có thể tiêm phòng thêm các vắc- xin phòng viêm gan A như vắc-xin Avaxim hai mũi từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa các mũi là 6 tháng, khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng với trẻ trên 15 tuổi , vắc-xin chống viêm phổi, viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn với vắc-xin Pneumo 23, thương hàn (Typhoid) với vắc-xin Typhim Vi và vắc-xin Vaxigrip phòng ngừa dịch cúm được mỗi năm một lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Một điểm cần đặc biệt lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ các mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt nên nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi, 10 đến 11 tuổi và 16 đến 21 tuổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng và 6 điều cần chú ý khi ăn khoai lang
10 p | 201 | 57
-
Bài giảng Dịch tễ học - Bài 8: Giám sát y tế công cộng
25 p | 358 | 52
-
Những điều cần biết về cạo vôi răng
5 p | 159 | 16
-
Những điều cần lưu ý khi mang thai
2 p | 178 | 13
-
Những điều cần chú ý khi đưa trẻ đi bơi vào mùa nóng
3 p | 87 | 9
-
Những điều cần biết nếu phải phẫu thuật tim
5 p | 129 | 9
-
Sữa cho bé - Một số điều cần lưu ý
7 p | 99 | 8
-
Những điều cần biết trước khi sử dụng thuốc
5 p | 87 | 8
-
6 điều cần chú ý khi ăn khoai lang
5 p | 142 | 7
-
Những điều cần chú ý khi phẫu thuật tật khúc xạ
3 p | 74 | 6
-
Những điều cần chú ý khi ăn hải sản mùa hè
4 p | 88 | 6
-
Những chú ý khi dùng thuốc
6 p | 113 | 6
-
Điều Cần Tránh Khi Ăn Rau Củ Quả
4 p | 82 | 5
-
Những điều cần biết trước khi có bầu
3 p | 70 | 5
-
Pha sữa cho trẻ cần chú ý gì?
7 p | 75 | 5
-
Những sai lầm dễ mắc khi ăn rau củ quả
3 p | 90 | 5
-
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ dùng mật ong
5 p | 80 | 3
-
Những chú ý khi cho bé đi du lịch bằng ô tô
6 p | 94 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn