intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những loài cá lóc ở Việt Nam

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

349
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp. Kích thước tối đa 90 cm. Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam. Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối đa 20 cm. Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích thước tối đa 20 cm. Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Loài này không có vây bụng. Kích thước tối đa 20 cm. Ngoài ra, có tài liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những loài cá lóc ở Việt Nam

  1. Những loài cá lóc ở Việt Nam  Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực  miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp. Kích thước tối đa 90 cm. Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh  phái Bắc Việt Nam. Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối đa 20 cm. Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích  thước tối đa 20 cm. Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc.  Loài này không có vây bụng. Kích thước tối đa 20 cm. Ngoài ra, có tài liệu trên mạng mô tả loài cá lóc Trung Quốc Channa argus là loài cá lóc... phổ biến ở nước ta. Đây không phải là loài cá bản địa và nếu có thì chúng chỉ hiện diện ở miền Bắc vì chúng thích nghi với những vùng khí hậu lạnh. Theo sách định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long (1993) của các tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương: Cá lóc đen (Channa striata)  Cá chành dục (Channa gachua)  Cá lóc bông (Channa micropeltes). Kích thước tối đa 150  cm. Cá dầy (Channa lucius). Kích thước tối đa 40 cm. 
  2. Tài liệu giảng dạy của khoa thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận thêm loài cá lóc môi trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang và Đồng Tháp. Ở miền Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông. Gần đây, nhiều trang báo điện tử đưa tin nông dân ở miền Trung và miền Bắc bắt đầu nuôi cá lóc bông và cá lóc môi trề; không rõ những loài này có thích hợp với địa bàn mới hay không nhưng đây cũng là tin rất đáng mừng vì những loài cá rất dễ nuôi và chóng lớn này có thể giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình. Theo www.fishbase.org, ngoài các loài kể trên (không kể loài cá lóc môi trề), ở Việt Nam còn có các loài Channa orientalis, Channa marulius và Channa melasoma. Nguồn tài liệu tham khảo về sự có mặt của các loài này là từ tác giả Kottelat trong các tài liệu Cá nước ngọt Campuchia (Freshwater fishes of Campuchea, 1985) và Cá nước ngọt ở miền Tây Indonesia và Sulawesi (Freshwater fishes of Western Indonesia and Sulawesi, 1993). Trong khi mô tả các loài cá lóc ở những vùng trên, Kottelat đã liệt kê Việt Nam như là vùng phân bố của chúng dựa vào nguồn tài liệu tham khảo rất cũ (Smith, 1945), sau đó www.fishbase.org lại dựa vào đấy để đưa chúng vào danh sách cá lóc ở Việt Nam. Kottelat còn là tác giả của tài liệu Cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam (Freshwater fishes of Northern Vietnam, 2001) mà nội dung chủ yếu là bản dịch tiếng Anh sách của giáo sư Mai Đình Yên và các tác giả Việt Nam khác cho nên các loài cá lóc trong đó cũng không khác những loài mà chúng ta đã biết ở trên. Ông cũng không đề cập gì đến các loài mà ông đã “thêm vào” trong các tài liệu trước đó của mình. Mặc dù các
  3. loài Channa orientalis, Channa marulius và Channa melasoma xuất hiện ở lưu vực sông Mekong chảy qua các nước Lào, Thái Lan và Campuchia nhưng theo chúng tôi thì sự có mặt của chúng ở Việt Nam là điều cần phải xem xét lại. Read more: Những loài cá lóc ở Việt Nam | Sinhvatcanh.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2