intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vẹm vỏ xanh có đặc tính ăn lọc, chúng ăn thực vật phù du, nên nuôi vẹm vỏ xanh không phải đầu tư thức ăn nhiều lại làm sạch môi trường, giảm được nguy cơ ô nhiễm do tảo sinh ra, nhất là ở các ao đầm nuôi tôm. Vẹm vỏ xanh là động vật biển thân mềm, thịt thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ có tầng ngọc dày dùng để chế biến một số hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay có hai hình thức nuôi vẹm vỏ xanh: Nuôi dây treo và nuôi dây quấn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo

  1. Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo Vẹm vỏ xanh có đặc tính ăn lọc, chúng ăn thực vật phù du, nên nuôi vẹm vỏ xanh không phải đầu tư thức ăn nhiều lại làm sạch môi trường, giảm được nguy cơ ô nhiễm do tảo sinh ra, nhất là ở các ao đầm nuôi tôm. Vẹm vỏ xanh là động vật biển thân mềm, thịt thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ có tầng ngọc dày dùng để chế biến một số hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay có hai hình thức nuôi vẹm vỏ xanh: Nuôi dây treo và nuôi dây quấn trên cọc. Nuôi dây treo là hình thức treo các dây có vẹm bám vào bè hoặc giàn ở ngoài biển. Nuôi quấn cọc là dùng dây có vẹm bám quấn xung quanh cọc đóng cố định ở bãi triều. Hai hình thức nuôi có những công đoạn chính sau đây. Chọn điểm nuôi Dù nuôi dây treo hay quấn dây trên cọc, địa điểm nuôi đều phải có các điều kiện như sau: - Nơi có độ sâu thích hợp từ -0,5m xuống -1m so với mặt 0 hải đồ (mặt nước ở mức thủy triều ròng nhất có thể xảy ra) hoặc từ tuyến hạ
  2. triều đến sâu trên 10m nước. - Nước biển có độ mặn từ 18‰ - 32‰, thích hợp nhất là 20‰ - 30‰ và độ trong của nước biển từ 2m trở lên. - Dòng chảy của nước từ 0,2m/s - 0,5m/s. Vật liệu và cấu tạo các bộ phận nuôi vẹm Nuôi dây treo, gồm các bộ phận: - Túi chứa giống làm bằng vải màn hoặc lưới cước sợi mịn có mặt lưới mau hay bằng ni-lông. Theo kinh nghiệm, dùng túi bằng ni-lông trơn bóng dễ quan sát, song phải đục các lỗ quanh túi có đường kính 2 - 3mm để nước biển có thể vào túi. Túi dài 30 - 40cm, đường kính túi là 4 - 5cm. - Dây cho vẹm bám làm bằng sợi ni-lông đường kính 2 - 3cm dài 50cm, một đầu buộc thành khuyết để luôn dây treo. - Dây treo bằng ni-lông đường kính nhỏ hơn dây vẹm bám, dài 1 - 1,5m, một đầu luồn qua khuyết buộc chặt, đầu kia để buộc vào giàn treo hoặc bè (Hình 1: Túi chưa có giống). - Giàn treo gồm 4 hoặc 6, 8 cọc tùy theo diện tích giàn nuôi. Các cọc làm bằng gỗ tốt, chịu được nước mặn, mỗi cọc dài từ 2 - 2,5m đường
  3. kính 10 - 15cm đóng thẳng đứng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Mỗi cọc đóng cách đều nhau 1,5 - 2m. Xà làm bằng gỗ tròn đường kính 10cm, xà dọc dài 1,6 - 2m, xà ngang dài tùy theo chiều dài của giàn nuôi. Các xà liên kết với đầu cọc bằng mối buộc dây thép đường kính 2 - 2,5mm, mỗi xà cách đều nhau 0,8m. - Nuôi dây quấn cọc, gồm các bộ phận: - Màng chứa vẹm giống làm bằng xi măng láng nhẵn hoặc bằng nhựa hay ghép bằng gỗ lót ni-lông để giữ được nước. Máng hình thang đáy dưới rộng 0,5m, thành máng cao 0,5m. - Dây cho vẹm bám làm bằng bẹ dừa hoặc sợi cói (bện như thừng, chão) đường kính của dây 1,5 - 2cm, dài 2 - 3m. Theo kinh nghiệm dùng dây bằng bẹ dừa hoặc cói mềm dễ quấn vào cọc. - Cọc để quấn dây nuôi vẹm làm bằng gỗ khô, chịu được nước mặn (không dùng gỗ có nhựa đắng, độc và có nhựa tươi). Cọc dài 2 - 2,5m, đường kính 10 - 15cm, đóng sâu xuống nước từ 0,5m trở lên để sóng vỗ không đổ cọc. Kỹ thuật nuôi - Tạo giống bám vào dây:
  4. + Đối với dây treo tiến hành như sau: Luồn dây qua túi, buộc chặt một đầu dây vào một đầu túi thả vẹm vào túi. Mỗi túi có thể thả từ 1.000 - 1.500 con vẹm cỡ 0,5 - 1cm sau đó buộc chặt đầu túi thứ hai, đem túi treo vào giàn nuôi, đặt ngập nước. Sau 5 - 10 ngày quan sát thấy hầu hết vẹm đã bám vào dây thì cắt bỏ túi. Dùng kéo cắt tỉa bớt những con vẹm bám ở chỗ này. Tơ chân của vẹm bám rất chắc và dài như cao su, theo kinh nghiệm không thể dùng tay dứt vẹm ra khỏi dây, nếu làm mạnh ruột vẹm sẽ tuột khỏi vỏ. Những con vẹm được cắt tơ chân được dùng cho vào túi bám ở dây sau. Đem dây có vẹm bám treo vào giàn nuôi. + Đối với dây quấn cọc, tiến hành như sau: Đưa nước biển vào máng (nước biển có độ mặn tương đương với độ mặn ở nơi nuôi vẹm), cho sục khí và rải vẹm vào máng, tùy theo chiều dài của dây mà quyết định số lượng vẹm giống. Đặt dây vào máng theo chiều dọc của máng, dây nằm giữa lớp vẹm giống. Sau 3 đến 5 ngày quan sát thấy hầu hết vẹm trong máng đã bám vào dây. Đem dây ra khỏi máng tỉa bớt những chỗ vẹm bám dày, đem dây quấn vào cọc để nuôi. Mỗi cọc có thể quấn từ 1 - 2 dây (Hình 5: Cọc có quấn dây vẹm bám). - Chăm sóc + Thường xuyên kiểm tra giàn treo, cọc và dây để kịp thời tu sửa khi
  5. có sự cố. + Luôn luôn làm vệ sinh dây treo, cột và dây để hạn chế con hà, con sun bám làm đứt dây hoặc kiểm tra cá, ghẹ vào ăn thịt vẹm. Tốt nhất xung quanh giàn nuôi hoặc cọc nuôi căng thêm lưới để chống cá, cua, ghẹ vào ăn thịt vẹm. Nuôi vẹm ở ao, đầm nuôi tôm cần chú ý: Chu kỳ nuôi tôm ngắn (khoảng 4 - 5 tháng/vụ), trong khi chu kỳ nuôi vẹm dài hơn. Do đó trước khi thu hoạch tôm phải bố trí một ao đầm có đủ điều kiện để di dời vẹm sang nuôi tạm, cho đến khi nuôi tôm vụ 2, đem vẹm trở lại nuôi. Thu hoạch vẹm Vẹm là loài sinh trưởng chậm, sau 1,5 - 2 năm vẹm mới đạt cỡ 80 - 100mm chiều dài. Nuôi vẹm đạt đến cỡ thương phẩm cũng phải sau 1 - 1,5 năm mới thu hoạch. Cách tiến hành như sau: Dùng dao hoặc kéo cắt tơ chân của từng cá thể, không dùng tay dứt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2