PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC
lượt xem 25
download
Tích là những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, định hình, không nhịp điệu (thường bao gồm những nhóm cơ hạn chế) hoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột không có mục đích rõ ràng. Các tic được cảm nhận nhưu không thể cưỡng lại được nhưng có thể dừng tic lại hữu ý trong những khoảng thời gian khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC
- PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC Tích là những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, định hình, không nhịp điệu (thường bao gồm những nhóm cơ hạn chế) hoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột không có mục đích rõ ràng. Các tic được cảm nhận nhưu không thể cưỡng lại được nhưng có thể dừng tic lại hữu ý trong những khoảng thời gian khác nhau. 1. chẩn đoán : 1.1. Theo ý nghĩa về mặt tâm lý, tic được chia thành 2 loại khác nhau là tic đơn giản và tic phức tạp : Tic đơn giản : Tic vận động đơn giản là những động tác nhanh, định hình do những nhóm cơ có cùng một chức năng tham gia, là những động tác không có ý nghĩa tâm lý, chưa hoàn chỉnh, ví dụ : nháy mắt, lắc đầu, nhún vai, nhếch mép, nâng cánh mũi, cử động các ngón tay… Tic âm thanh đơn giản là sự phát ra những âm thanh nhanh và vô nghĩa như : hắng giọng, ho khạc, khụt khịt, lầm bầm, tiếng kêu, tiếng rít … Tic phức tạp :
- Tic vận động phức tạp là những động tác diễn ra đồng thời trong một tập hợp, dường như có mục đích và kéo dài lâu hơn so với tic đơn giản, ví dụ : vuốt tóc, cắn, ném, đánh, nhảy, sờ, nhại động tác của người khác… Tic âm thanh phức tạp là sự phát ra những âm, những từ không lưu loát và khác thường về nhịp điệu, những lời nói bị tắc nghẽn, những câu nói bật ra định hình không phù hợp với hoàn cảnh, nói tục không chủ ý, lặp lời bản thân hoặc nhại lời người khác. 1.2. Theo ICD - 10 tic được chia làm 3 thể chính : (1) Tic nhất thời : Có một hay nhiều tic vận động hoặc âm thanh (không có cả 2 loại tic đồng thời), có tic hàng ngày, kéo dài trên 4 tuần nhưng không quá 12 tháng. (2) Tic vận động hoặc âm thanh mạn tính : Có một hay nhiều tic vận động hoặc âm thanh (không có cả 2 loại tic đồng thời), tic có hầu như hàng ngày, kéo dài trên 1 năm, trong thời gian đó không có 3 tháng liên tục nào là không bị tic. (3) hội chứng Tourette : Có tic vận động nhiều loại kết hợp với tic âm thanh cùng tồn tại trong một khoảng thời gian mặc dù không nhất thiết phải luôn có đồng thời, tic có
- nhiều lần trong ngày (thường thành cơn), có hầu như hàng ngày, kéo dài trên 1 năm, trong thời gian đó không có 3 tháng liên tục nào là không bị tic. Ngoài những tiêu chuẩn riêng đã nêu cho mỗi thể, cả 3 thể đều phải đáp ứng với những tiêu chuẩn chung là : tic khởi phát trước 18 tuổi, trước đó không sử dụng các thuốc an thần kinh, không có bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương (ví dụ như múa vờn, Huntington, di chứng viêm não …), tia gây ảnh hưởng tới học tập, nghề nghiệp và hoạt động của bệnh nhân. Tic thường mất đi lúc ngủ, giảm đi khi tập trung chú ý vào một hoạt động hứng thú. Tic thường bị tăng lên khi bệnh nhân có sang chấn tâm lý, cơ thể mệt mỏi. Tic nhất thời chịu tác động tâm lý rõ hơn so với tic mạn tính và hội chứng Tourette. 1.3. Đánh giá lâm sàng của tic cần được tiến hành theo những mục sau : (1) Tic : Vị trí giải phẫu, số lượng tic, tần số, cường độ, tính phức tạp, mức - độ gây ảnh hưởng. Khởi phát : lứa tuổi, đặc điểm, liên quan tới sang chấn tâm lý. -
- Tiến triển : xu hướng tăng lên hay giảm dần, tic xuất hiện dần theo - hướng từ đầu xuống chân, tăng tính phức tạp, thời gian kéo d ài của bệnh, yếu tố làm tăng hoặc giảm tic. Biểu hiện rối loạn tâm lý liên quan : cảm giác khẩn thiết hoặc khó - chịu trước khi bị tic. Tic gây ảnh hưởng tới lòng tự tin, hoạt động gia đình, thích ứng xã - hội, học tập, nghề nghiệp, nguy cơ tự gây thương tích cơ thể. (2) Triệu chứng ám ảnh và hành vi nghi thức ám ảnh có thể kèm theo với tic, nhất là trong hội chứng Tourette. (3) Tiền sử sản khoa, quá trình phát triển, bệnh đã mắc (4) Những rối loạn về cảm xúc, hành vi, chú ý. (5) Quan hệ với gia đình và bạn bè. (6) Các sự kiện cuộc sống có liên quan với khởi phát và làm tic trầm trọng thêm. (7) Tiền sử trong gia đình có người bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, tic. (8) Tình hình học tập.
- (9) Khám nội khao và thần kinh : hầu hết bệnh nhân đều bình thường, nhưng một số có dấu hiệu thần kinh nhẹ không khu trú. (10) Đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị Lưu ý chẩn đoán tic chủ yếu dựa vào lâm sàng mà không có phương pháp cận lâm sàng đặc hiệu. Điện não đồ ở khoảng 50% bệnh nhân có những thay đổi bất thường không đặc hiệu ; làm test tâm lý ở 80% bệnh nhân có lo âu,k tự ti, thoái lùi. 2. Điều trị : Điều trị bằng liệu pháp hoá được kết hợp với liệu pháp tâm lý. 2.1. Liệu pháp hoá dược : áp dụng cho bệnh nhân tic mạn tính và hội chứng Tourette. Haloperidol (viên 1,5mg) : liều sử dụng ban đầu 0,02mg/kg/ngày, sau đó tăng dần đến 0,05mg/kg/ngày. Nếu xuất hiện tác dụng phụ của thuốc như ngủ nhiều, rối loạn trương lực cơ… thì phải giảm liều và dùng thêm Artan (Borakin). Điều trị bằng haloperidol cho kết quả tốt ở 70 – 80% bệnh nhân.
- Clonidin (Catapresan, viên 0,15mg) : đây là thuốc chọn lựa thứu hai nếu điều trị bằng haloperidol không hiệu quả. Liều ban đầu là 3mcg/kg, sau đó tăng dần đến 0,025 – 0,05mg/ngày. Khoảng 20 – 35% bệnh nhân hết triệu chứng tic sau 8 – 12 tuần điều trị. Lưu ý thuốc gây ra những tác dụng phụ như khô miệng, hạ huyết áp (gặp 20%). Thuốc n ày có tác dụng điều trị tốt đối với tic động hơn là đối với tic âm thanh. 2.2. Liệu pháp tâm lý : áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Sử dụng liệu pháp hành vi mang lại kết quả tốt, đặc biệt đối với tic nhất thời. Liệu pháp này bao gồm : bệnh nhân lập bảng theo dõi tần số tic hàng ngày, đánh dấu những ngày không bị tic, gia đình tránh nhắc đến tic, không phê phán trẻ ; tổ chức những hoạt động thu hút sự tập trung chú ý và lôi cuốn trẻ tham gia vào, động viên khen thưởng khi trẻ ít bị tic (phương pháp tăng cường củng cố dương tính). Bên cạnh đó dựa vào cơ sở phối hợp hai quá trình : bất động các vận động và vận động các bất động của nguyên tắc điều trị tâm vận động, đ ưa ra kỹ thuật : trẻ được hướng dẫn thực hiện các bài tập trước gương, làm các động tác ở những phần cơ thể không bị tic kết hợp với bài tập giãn cơ.
- Dựa vào thuyết điều kiện hoá cho bệnh nhân thực hiện bài tập sự chủ động làm các động tác tic 30 phút mỗi ngày trong 3 tuần liền. 2.3. Các phương pháp điều trị hỗ trợ : Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, nâng đỡ tâm lý người bệnh kết hợp với hướng dẫn gia đình. Điều trị các rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh hoặc tăng động nếu có kèm theo với tic. 2.4. Tiêu chuẩn ra viện và theo dõi điều trị : Thông thường bệnh nhân tic được điều trị ngoại trú và chỉ vào viện khi bị tic mạn tính nhiều loại hoặc hội chứng Tourette. Bệnh nhân đ ược ra viện khi các triệu chứng tic đã thuyên giảm và không gây ảnh hưởng nặng nề đối với các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân được theo dõi điều trị ngoại trú và thăm khám định kỳ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU
5 p | 369 | 47
-
Bài giảng Phác đồ điều trị sản phụ khoa: Rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh
2 p | 52 | 5
-
Rối loạn phân liệt cảm xúc
6 p | 4 | 2
-
Phác đồ điều trị các bệnh nội khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
2307 p | 3 | 2
-
Rối loạn tâm thần do rượu
8 p | 2 | 2
-
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
7 p | 1 | 1
-
Rối loạn trầm cảm tái diễn
6 p | 1 | 1
-
Rối loạn cơ thể hóa
3 p | 1 | 1
-
Rối loạn phổ tự kỷ
6 p | 5 | 1
-
Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời
6 p | 2 | 1
-
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng nhiều chất ma túy
6 p | 4 | 1
-
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác
5 p | 1 | 1
-
Rối loạn tâm thần và hành vi liên quan sử dụng cần sa
6 p | 2 | 1
-
Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh lý não, tổn thương não và rối loạn chức năng não
6 p | 1 | 1
-
Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và bệnh cơ thể
6 p | 2 | 1
-
Rối loạn nói lắp
3 p | 3 | 1
-
Phác đồ điều trị bổ sung khoa Nhi (Năm 2020) - Sở Y tế An Giang
102 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn