intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phác đồ trị bệnh sữa trên tôm hùm bằng Oxytetracycline

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

250
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGÀY THỨ 1 : Tiêm thuốc cho toàn bộ tôm nuôi trong lồng. Thuốc cần dùng: Kháng sinh: Sử dụng dung dịch dạng tiêm chứa Oxytetracycline 20% hoặc 10% Dung dịch pha loãng: Dung dòch muoái sinh lyù ñaúng tröông 9‰ hoặc nước cất (dùng để tiêm)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phác đồ trị bệnh sữa trên tôm hùm bằng Oxytetracycline

  1. Phác đồ trị bệnh sữa trên tôm hùm bằng Oxytetracycline Nguồn: vietlinh.com.vn NGÀY THỨ 1 : Tiêm thuốc cho toàn bộ tôm nuôi trong lồng. Thuốc cần dùng: Kháng sinh: Sử dụng dung dịch dạng tiêm chứa Oxytetracycline 20% hoặc 10% Dung dịch pha loãng: Dung dòch muoái sinh lyù ñaúng tröông 9‰ hoặc nước cất (dùng để tiêm) Cách sử dụng 1. Với dung dịch chứa Oxytetracycline 20% dạng tiêm Tôm nhỏ dưới 500 gam/con: Pha thuốc: 1ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 9 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (1 phần thuốc pha với 9 phần nước) Liều tiêm: 0,1 ml thuốc đã pha/100 gam tôm Tôm lớn từ 500 gam/con trở lên: Pha thuốc: 2ml dung dịch chứa Oxytetracycline 20% + 8 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (2 phần thuốc pha với 8 phần nước) Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100 gam tôm 2. Với dung dịch chứa Oxytetracycline 10% dạng tiêm Tôm nhỏ dưới 500 gam/con: Pha thuốc: 2ml dung dịch chứa Oxytetracycline 10% + 8 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (2 phần thuốc pha với 8 phần nước)
  2. Liều tiêm: 0,1 ml thuốc đã pha/100 gam tôm Tôm lớn từ 500 gam/con trở lên: Pha thuốc: 4ml dung dịch chứa Oxytetracycline 10% + 6 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (4 phần thuốc pha với 6 phần nước) Liều tiêm: 0,05 ml thuốc đã pha/100 gam tôm TỪ NGÀY THỨ 2 ĐẾN NGÀY THỨ 6: cho tôm ăn bổ sung các loại sản phẩm chứa vitamin, acid amin: Sản phẩm thứ nhất chứa vitamin, trong 1 kg sản phẩm có: Glucuronolactone :4.75 g Inositol : 4.95g Vitamin B1: 8.3g Vitamin B2 : 5g Vitamin C: 5g Vitamin K3: 1g Sản phẩm thứ 2 có chứa acid amin, trong 1 lít sản phẩm có: Lysine: 13.9g Methionine: 4.1g Arginine: 10.2g Glucosamine: 11.1g Tryptophan: 2.2g Cách trộn: Cứ 1 kg thức ăn trộn thêm 2g sản phẩm thứ nhất và 2ml sản phẩm thứ 2. Trộn thật đều thuốc với thức ăn, ướp trong khoảng 30-60 phút. Trộn dầu mực để giảm hao hụt do thuốc tan trong nước. *Có thể sử dụng các sản phẩm khác có thành phần tương tự hiện đang được phép lưu hành trên thị trường NGÀY THỨ 7: kiểm tra tôm trong lồng nuôi - Nếu thấy tôm còn bệnh sữa, lặp lại việc tiêm thuốc như trên
  3. - Nên kiểm tra để khẳng định không còn vi khuẩn dạng hình que cong trong máu tôm trước khi quyết định tiêm lần 2. Mẫu máu có thể kiểm tra tại Đại học Nha Trang hoặc các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản địa phương Nếu thấy tôm hết bệnh sữa TỪ NGÀY THỨ 8 ĐẾN NGÀY THỨ 14: Cho tôm ăn bổ sung các sản phẩm chứa Khoáng chất, acid amin, men vi sinh . Sản phẩm thứ nhất có chứa khoáng chất, trong 1kg sản phẩm có: Potassium (KCl): 178.810mg Calcium (CaHPO4): 37.020 mg Sodium (NaCl): 29.800 mg Phosphorous (CaHPO4): 18.510mg Magnesium (MgO): 17.890 mg Iron (FeSO4.H2O): 3.580 mg Zinc (ZnSO4.H2O): 1.790 mg Copper (CuSO4.5H2O): 1.080 mg Manganese (MnSO4.H2O): 300 mg Cobalt (CoSO4): 180 mg Selenium (Se): 17.9 mg Sản phẩm thứ hai có chứa acid amin, trong 1 lít sản phẩm có: Lysine: 13.9g Methionine: 4.1g Arginine: 10.2g Glucosamine: 11.1g Tryptophan: 2.2g Sản phẩm thứ ba có chứa men vi sinh có thành phần chứa: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus pumilis: 1,0 x 108 CFU/ml Cách trộn: Cứ 1 kg thức ăn rửa sạch, để ráo nước, trộn thêm 5 g sản phẩm thứ nhất, 1ml sản phẩm thứ 2 và 2ml (hoặc 5g) sản phẩm thứ 3. Trộn thật đều thuốc với thức ăn, ướp trong khoảng 30-60 phút. Trộn dầu mực để giảm hao hụt do thuốc tan trong nước.
  4. *Có thể sử dụng các sản phẩm khác có thành phần tương tự hiện đang được phép lưu hành trên thị trường XIN CHÚ Ý: 1. Nếu có thể được, nên hoà các loại thuốc bổ vào nước tinh khiết rồi tiêm vào thức ăn cho tôm ăn để ít bị hao hụt thuốc. 2. Cần cho tôm ăn thuốc bổ sau khi tôm hết bệnh, tránh tái phát. 3. Nên mua các sản phẩm chuyên dùng cho động vật thủy sản. 4. Bảo quản thuốc tại nơi thoáng, mát, tránh ánh sáng mặt trời 5. Thức ăn đã trộn thuốc: đậy kín, để nơi thoáng, mát, tránh ánh sáng mặt trời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2