Trần Vũ Tự...<br />
<br />
Phân tích mô phỏng ảnh hưởng của người sang đường lên dòng giao thông<br />
<br />
PHÂN TÍCH MÔ PHỎNG ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI SANG ĐƯỜNG<br />
LÊN DÒNG GIAO THÔNG<br />
Trần Vũ Tự(1), Võ Trọng Bộ(1), Nguyễn Huỳnh Tấn Tài(2)<br />
(1)<br />
rường ại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM<br />
(2)<br />
rường ại Học Thủ Dầu Một<br />
Ngày nhận 29/12/2016; Chấp nhận đăng 29/01/2017; Email: tutv@hcmute.edu.vn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo xây dựng mô hình mô phỏng trong Netlogo để mô phỏng sự ảnh hưởng của<br />
người qua đường ảnh hưởng lên dòng giao thông xe máy trong điều kiện giao thông Việt<br />
Nam. Thông qua những số liệu quan sát thực tế, bài báo đã xây dựng mô hình đơn giản thể<br />
hiện sự tương tác giữa xe cộ khi tham gia giao thông. Bằng việc phân tích trong mô hình<br />
mô phỏng, bài nghiên cứu kết luận sự ảnh hưởng của người đi đường lên vận tốc của dòng<br />
giao thông là đáng kể, với sự chênh lệch giữa vận tốc lớn nhất và nhỏ nhất trong dòng giao<br />
thông lên đến 94% khi có sự ảnh hưởng của người băng qua đường. rong khi đó, sự ảnh<br />
hưởng này như không đáng kể khi không có sự ảnh hưởng của người băng qua đường.<br />
Từ khóa: người đi bộ, giao thông, xe máy, mô phỏng, Netlogo<br />
Abstract<br />
SIMULATION BASED ANALYSIS OF THE EFFECTS OF CROSSING<br />
PEDESTRIANS ON TRAFFIC FLOW<br />
The paper focuses on developing a simuation model in Netlogo to evaluate the effect<br />
of crossign pedestrians on the traffic perforance in motorcycle-dominated streets of<br />
Vietnam. By analyzing real data from the study sites, the paper developed a simple model<br />
showing the interaction among vehicles when traveling in traffic flows. Through simulation<br />
models, the paper concludes that the effect of crossing pedestrians on the traffic flow<br />
velocity is significant, in which the difference between minimum flow speeds and maximum<br />
flow speeds can reach to by 94%, meanwhile this difference is trivial in the case of no<br />
crossing pedestrians.<br />
1. Giới thiệu chung<br />
Người đi bộ băng ngang qua đường không những ảnh hưởng đến sự lưu thông cục bộ của<br />
dòng giao thông mà còn liên quan đến khía cạnh an toàn giao thông trong môi trường xe gắn máy<br />
như ở Việt Nam. Ngoài các vị trí có vạch sang đường để qua, người đi bộ thường có thói quen<br />
băng qua đường tại các vị trí không có vạch sang đường. Hành vi này xuất phát từ lý do người đi<br />
đường muốn đi tắt cho nhanh để sang bên kia đường, đã ảnh hưởng không những đến an toàn<br />
giao thông mà còn ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông của dòng xe trên đường.<br />
Theo một nghiên cứu gần đây [10] về tai nạn giao thông ở quận Bình Tân (TP Hồ Chí<br />
Minh), tỷ lệ tai nạn do người bộ hành qua đường chiếm tỷ lệ không nhỏ (lên đến 13%) trong<br />
tổng số vụ tai nạn. Chi tiết được minh họa như trong hình 2.<br />
12<br />
<br />
Tạp chí Khoa học ại học Thủ Dầu Một<br />
<br />
Số 1(32)-2017<br />
<br />
Qua đường tại vị trí có vạch<br />
<br />
Băng ngang qua đường tại vị trí không vạch<br />
<br />
Hình 1. Người đi bộ băng qua đường<br />
<br />
Hình 2. Một số nguyên nhân<br />
gây tai nạn ở quận Bình Tân<br />
(TP.HCM) [10]<br />
<br />
Liên quan đến những nghiên cứu liên quan đến người đi bộ, có một vài nghiên cứu gần<br />
đây đáng được chú ý [4, 5, 9]. Tuy nhiên, tính chất dòng người qua đường ở Việt Nam cũng<br />
khá khác so với nơi khác trên thế giới do đặc thù dòng xe máy cũng như ý thức giao thông của<br />
người Việt. Hơn nữa, vì vị trí xảy ra việc băng ngang đường của người đi bộ xảy ra ở bất cứ vị<br />
trí nào người đi bộ muốn, việc dự tính, dự đoán chính xác các thuộc tính liên quan đến dòng<br />
giao thông trong điều kiện Việt Nam sẽ gặp khó khăn. Do đó, nghiên cứu cho việc ảnh hưởng<br />
của người đi bộ lên dòng giao thông ở Việt Nam là cần thiết.<br />
Chúng tôi xây dựng một chương trình mô phỏng trong Netlogo để mô phỏng sự ảnh<br />
hưởng của người sang đường lên dòng giao thông trong dòng giao thông hỗn hợp của Việt<br />
Nam. Trên cơ sở của chương trình mô phỏng đã phát triển, bài báo phân tích sự ảnh hưởng của<br />
người sang đường với các viễn cảnh khác nhau về lưu lượng giao thông cũng như số người<br />
sang đường trong nhóm.<br />
2. Phát triển chương trình mô phỏng trong Netlogo<br />
2.1. Giả thiết mô hình tương tác<br />
Sự ảnh hưởng lên thời gian đi lại gây ra bởi người đi bộ băng qua đường tác động lên xe<br />
hơi và xe máy trong dòng giao thông khác nhau do những sự khác nhau về kích thước, đặc tính<br />
của từng loại xe. Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích trên hai loại xe đó là xe<br />
máy và xe hơi. Theo khảo sát thực, một khi có người hoặc nhóm người băng ngang đường, xe<br />
trong dòng giao thông sẽ phản ứng theo ba kiểu hành vi điển hình. Đó là sẽ giảm tốc để chờ<br />
13<br />
<br />
Trần Vũ Tự...<br />
<br />
Phân tích mô phỏng ảnh hưởng của người sang đường lên dòng giao thông<br />
<br />
tránh người đi bộ băng qua đường; hoặc là sẽ tăng tốc để vượt lên trước tránh người qua đường;<br />
hoặc là chuyển làn (hướng đi) để tiến lên và tránh người đi đường. Hành vi thứ ba liên quan đến<br />
chuyển làn để tránh người qua đường có những nhân tố phức tạp, nên sẽ được bỏ qua trong<br />
phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu này.<br />
Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào hai trường hợp đầu tiên đó là giảm tốc và tăng tốc<br />
để tránh người băng qua đường. Khu vực nhận dạng của xe hơi và xe máy được giả thiết dạng<br />
hình nón với bán kính R và góc mở α cho các loại xe hơi và xe gắn máy được xác định từ<br />
những quan sát thực tế. Một khi có sự xuất hiện của xe hay người đi bộ trong khu vực nhận biết<br />
này, xe hơi, xe máy, các xe này sẽ phản ứng bằng cách tăng giảm vận tốc theo quy luật xe theo<br />
làn và xe chuyển làn đơn giản như hình 3.<br />
d<br />
<br />
S1<br />
<br />
1<br />
Xe<br />
trong<br />
dòng<br />
giao<br />
thông<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Người<br />
qua<br />
đường<br />
<br />
S<br />
Hình 3. ương tác giữa xe và người băng qua đường<br />
<br />
360.Si<br />
(1)<br />
i .<br />
Trong đó:<br />
Ri: Bán kính nhận biết(m)<br />
Si: Vùng ảnh hưởng i (m2)<br />
αi : Góc quan sát i (degree<br />
Ri <br />
<br />
αi<br />
<br />
Hình 4. Vùng nhận biết của phương tiện<br />
2.2. Thuật toán của chương trình mô phỏng<br />
<br />
NetLogo là một môi trường lập trình mô phỏng lại tự nhiên và các hiện tượng xã hội<br />
được đưa ra bởi Uri Wilensky năm 1998, 1999 [12, 13]. Đây là môi trường phù hợp cho việc<br />
mô hình hóa các hệ thống phức tạp. Người lập trình có thể đưa ra hàng trăm hoặc hàng nghìn<br />
các chỉ dẫn cho các “tác tử” hoạt động độc lập, giúp cho việc nghiên cứu mối liên kết giữa các<br />
hành vi từ mức thấp đến cao của các cá thể và nổi bật sự tương tác giữa chúng. Ứng dụng<br />
14<br />
<br />
Tạp chí Khoa học ại học Thủ Dầu Một<br />
<br />
Số 1(32)-2017<br />
<br />
Netlogo vào mô phỏng sự ảnh hưởng của người đi bộ băng qua đường lên dòng giao thông Việt<br />
Nam đã mang lại những kết quả bước đầu.<br />
<br />
Giao diện trong Netlogo<br />
<br />
Phát triển code trong Netlogo<br />
<br />
Hình 5. Các mô hình giả thiết trong nghiên cứu này<br />
Bắt đầu<br />
<br />
Bước i +1<br />
<br />
Bước i<br />
<br />
Kiểm tra khoảng trống phái<br />
trước<br />
<br />
N<br />
Tăng tốc<br />
<br />
Y<br />
Kiểm tra ngưỡng chuyển<br />
làn<br />
<br />
NGiảm tốc<br />
<br />
Y<br />
Có thể chuyển sang làn nhanh?<br />
<br />
NChuyển sang làn<br />
chậm<br />
<br />
Y<br />
Chuyển sang làn nhanh<br />
<br />
N<br />
<br />
Hết thời gian mô phỏng?<br />
Y<br />
Kết thúc<br />
<br />
Hình 6. Các mô hình giả thiết trong nghiên cứu này<br />
15<br />
<br />
Trần Vũ Tự...<br />
<br />
Phân tích mô phỏng ảnh hưởng của người sang đường lên dòng giao thông<br />
<br />
3. Kết quả<br />
3.1. Xây dựng mô hình từ số liệu thực tế<br />
Xem xét cho 1 vị rí nghiên cứu với thành phần các phương tiện như trong hình 7, bán<br />
kính và góc ảnh hưởng của xe được xác định như trong bảng ước ượng như sau:<br />
<br />
Hình 7. Thành phần xe cộ lưu thông tại vị trí nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả ước lượng trong SPSS:<br />
<br />
i 0.470Vi 39.802 (2)<br />
( 0.47 )<br />
<br />
( 3.59 )<br />
<br />
Ri 15.47Vi 266.2 (3)<br />
( -1.86 ) ( 2.87 )<br />
3.2. Kết quả mô phỏng<br />
Kết quả mô phỏng được xuất từ Netlogo như sau:<br />
16<br />
<br />