intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích vai trò của nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

636
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm Chí Phèo viết về câu chuyện xoay quanh những tấn bi kịch của cuộc đời nhân vật Chí phèo. Sau bao năm làm con quỷ dữ ở làng Vũ Đại thì hôm nay Chí Phèo cũng đã có những mong ước được làm người lương thiện, mong muốn có một cuộc sống bình dị,... tất cả vì bát cháo hành của Thị Nở. Thị Nở là một người đàn bà xấu xí ma chê quỷ hờn đã thức tỉnh bản năng làm người của Chí Phèo. Mời các em cùng tham khảo bài văn để hiểu rõ hơn về vai trò của Thị Nở trong tác phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích vai trò của nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT THỊ NỞ TRONG TRUYÊN NGẮN CHÍ PHÈO Với nghệ thuật, muôn đời chất hồ kết dính nhào nặn nên nó chính là sức liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo riêng của các nghệ sĩ mà hình tượng nghệ thuật là sự hiện hình đặc biệt quan trọng. Và với tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Thị Nở thật sự đã là một chất hồ kết dính đáng quí như thế! Nghệ thuật là sáng tạo. Trong văn chương, hình tượng nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Bao thế hệ người đọc đã không sao quên được vị ngọt ngào, đắm say của tình yêu giữa Romeo và Juliet, đã không ngừng thổn thức cùng Giăng van găng, khắc khoải cũng nàng Kiều… và xa xót cho bao người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám như Chí Phèo, nhưng có lẽ rất khó định hình cảm xúc với nhân vật Thị Nở trong kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao. Giường như, TN là một sự hiện diện của một thế lực siêu nhiên nào, nhưng cũng lại là một người đàn bà vô cũng tầm thường…khiến ta không thể khẳng định bằng một mệnh đề mà phải có sự phân tích, cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau. Đây là thành công của Nam Cao, cũng là thành công và đặc sắc của thiên truyện “Chí Phèo”. Đã bao giờ ta yêu cuộc sống này để rồi yêu cội nguồn tạo ra nó ? Đã bao giờ ta nhìn vào lịch sử đau thương của dân tộc để trân trong từng mối quan hệ quanh ta? Thời kì trước những năm 1945 khi thực dân Pháp xâm lược biến nước ta thành thuộc địa,cuộc sống của người nông dân Việt Nam là những ngày tháng cơ cực, lầm than, bế tắc và khốn cùng vào bậc nhất trong lịch sử đau thương của dân tộc. Xã hội thực dân nửa phong kiến như một cái máy chém người không để lại dấu vết. Con người, nhiều khi sống hiền lành, an phận cũng không được, còn những kẻ độc ác, bạo tàn, xấu xa lại là kẻ thắng thế trong trò chơi cuộc đời. Và trong cuộc chơi đảo lộn ấy không biết đâu là kẻ xấu, người thiện, nhiều khi vẻ ngoài đã vô tình biến thành rào cản trong mối quan hệ giữa người với người. Nam Cao-nghệ sĩ “sống và viết” đã làm rõ những trải nghiệm ấy trong kiệt tác nghệ thuật của mình: tác phẩm “Chí Phèo”. Thiên truyện vừa bắt đầu, bi kịch của Chí cũng vừa bắt đầu. Những tiếng chửi vô tội vạ của Chí vang lên nhưng không ai thèm để ý hay đáp lại. Ngày đến quyền giao tiếp cũng không có. Vì đâu ? Phải chăng vì “ hăn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cowng cowng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! hắn mặc cái quần nái đen vs cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Và rồi Chí Phèo trượt dài trong vô thức, trong cơn say, Chí gây bao đau thương, Chí biến thành con quỉ làng Vũ Đại, lún dần vào cái hố tội lỗi để bước ra hắn cuộc sống bằng phẳng của một con người đúng nghĩa. Trước đây, Chí Phèo khi sinh ra đã gần như không người thân thích, Chí lớn lên trong sự chắp vá của tình người, nhưng không vì vậy mà Chí trở thành con người ác độc, bạo tàn. Hai mươi tuổi, Chí là anh canh điền khỏe mạnh, hiện lành, thuần nông, chất phác nếu không nói là lương thiện. Nhưng trong cái xã hội ấy, được giữ lấy bản chất của mình thôi cũng là cả cuộc sinh tử, xã hội thực dân nửa phong kiến với bao oan trái, bất công, nghiệt ngã đã sản ra nhà tù thực dân đáng sợ, nó nuốt chửng Chí vào chỉ vì cái lí do ghen tuông cá nhân vớ vần không chính đáng để rồi trả lại cho làng Vũ Đại một tên lưu manh. Chí mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Rồi sau khi đi tù về, Chí bị cụ Bá khống chế, biến thành một quân cờ, một tay sai, bị ngọt nhạt…từ đó không ai coi Chí là người. Đó đã là một bị kịch. Sau một bữa rượu, Chí trên đường về “nhà” đã thổ mật xanh mật vàng. Nhưng cái đêm hôm ấy mới thật là bước ngoặt trong cuộc đời của Chí Phèo. Nam Cao dành một dung lượng lớn cho phần này, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chăm chút, tưới tắm cho khung cảnh đẹp đẽ đến vậy. Đó là cái đêm mà ánh trăng vàng óng vẫn chảy khắp đường trần gian, những bụi chuối rờn rờn theo gió mát cũng hữu tình, bên bờ sông, Chí đã gặp Nở, cặp “đôi lứa xứng đôi” đã tác hợp từ đây để guồng máy thiên truyện bắt đầu được vận hành. Lương duyên tiền định đã đưa Chí may mắn tìm được cánh cửa thoát khỏi cuộc sống thực tại u ám và tối tăm. Sáng hôm sau khi Chí “tỉnh” dậy lần đầu tiên trong đời và đang suy ngẫm lại bản thân, hắn đã cảm nhận được hơi ấm ban mai, những âm thanh bình dị của cuộc sống, và cả ước mơ giản dị thuở nào của mình “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” Chí cũng nhận ra tuổi già của hắn “ đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” Nhưng bỗng một luồng gió lạ thoảng đến-Thị Nở bước vào. Thị xuất hiện thật tự nhiên, nhưng nếu thị không xuất hiện thì sao ? Sẽ thế nào nếu một hòn than đang âm ỉ cháy nhưng không có ngọn gió thổi bùng nó lên ? Sẽ thế nào nếu một phản ứng hóa học thiếu chất xúc tác ? Nếu không có người đàn bà ấy, ắt hẳn cuộc đời Chí sẽ chẳng thể sang một trang khác, chẳng thể tìm được cánh cửa để giải thoát khỏi một nhà tù vô hình mà Chí đang lọt thỏm giữa nó. Cách Thị Nở xuất hiện cũng đã nói lên phần nào tính cách của thị. Với nồi chào hành còn nóng nguyên trên tay, thị không chỉ mang đến cho Chí một thứ thức ăn để duy trì sự sống trong con người sinh học mà có lẽ điều quan trọng hơn cả là tình người, sự chăm sóc của đồng loại. Đó là lần đầu tiên Chí được người khác cho ăn sau bao năm làm quỉ dữ. Phải chăng, với chi tiết này, Nam Cao lên tiếng chừng nào mà con người phải giành giật của người khác từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người còn giẫm lên đầu những người kia để nhô lên thì loài người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích kỉ. Chất độc ở ngay trong sự sống này, sau hình hài đẹp đẽ, cao sang nhưng trong thị nở- một người đàn bà xấu “ma chê quỉ hờn” lại là một thứ chất kết dính, một chất xúc tác thiết yếu. Đây là lần đầu tiên Chí được bàn tay của một người đàn bà chăm sóc, cũng là lần đầu tiên được ăn cháo hành. Chao ôi! Những lần đầu tiên ấy đến cùng một lúc làm Chí như vỡ òa, để rồi “hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Nước mắt rơi! Chí đã biết rung cảm trước cuộc đời, cũng là hòa nhập vào cuộc sống bình dị đời thường của bao người, Chí đã thức tỉnh từ khoảnh khắc ấy, cùng với Thị Nở. Thoạt đầu, ta tưởng như tình yêu gắn liền với quan hệ thân xác của Chí và Nở đã dẫn đến cho cả hai con người này một mối giao cảm, một sức mạnh kì diệu để tạo ra sức lay tỉnh, đánh thức quyền con người bao năm bị chôn vùi dưới đáy tâm hồn của hai con người này. Nhưng có lẽ, cầu nối quan trọng đó là tình thương. Đến lúc này, ta mới ngẫm lại câu nói của một vị triết nhân “nhân loại thiếu đi một lòng tốt bình thường” thật sâu sắc. Một tình thương nhỏ bé nhưng ấm áp, nhưng cả làng Vũ Đại bao nhiêu con người, bao nhiêu trái tim nóng hổi vẫn không sao chia sẻ với Chí, họ xa lánh, coi thường, sợ hãi và thậm chí là loại Chí ra khỏi cuộc sống này. Nhưng thị thì không. Thị Nở xấu đến độ không thể xấu hơn, đến quái gở, đặc điểm nào trên mặt thị cũng được thể hiện mức tận cùng, tính lại dở dở hâm hâm, nhà có mả hủi, bị xa lánh, tóm lại cũng chẳng khấm khá gì hơn Chí, ấy thể nhưng có phải chăng tạo hóa lấy đi của thị nhiều thứ kia để bù lại cho thị một trái tim thật sự biết chia sẻ, quan tâm đúng lúc, dù là những lời nói vô cùng “hâm dở” nhưng đã là một lòng tốt của nhân loại mà bao lâu Chí kiếm tìm, bám víu lấy. Thị Nở là sự tái sinh của một kiểu nhân vật cổ tích, cũng giống như kiểu nhân vật Qudimodo của V. Hugo, là kiểu nhân vật phù trợ. Thị cũng thuộc lớp người thấp cổ bé họng trong xã hội. Xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ đã đầu độc cuộc sống của con người, đã phủ lên những con đường, xóm làng thanh bình tưới đẹp màn đêm u tối giá lạnh của nhà tù, khiến bao nhiêu người dân bị tước quyền làm người, dìm một con người như thị Nở và Chí phèo xuống đáy vực sâu, xóa dấu vết của hai con người ấy ra khỏi một xã hội bằng phẳng. Nhưng nếu ý thức được điều đó có lẽ Chí và Nở đã không sống “vô tư” như thế. Không hề ý thức được một bi kịch liệu có phải là một điều hay hay không khi cả xã hội rất”người” kia lại không có lấy một tấm lòng “đích thực” như bản chất bề ngoài của nó còn những thứ bị cho là rác rưởi thì lại thể hiện một tư cách cao hơn? Thị Nở không cần biết quá khứ của Chí như thế nào, mà dù biết, thị cũng không so đo, với thị là như vậy. Thị đã cứu Chí: cứu khỏi cái chết về thể xác và cả cái chết về tâm hồn, đánh thức, khơi dậy, dồn nén chất “người” của Chí. Nếu mang ra so sánh, ta sẽ thấy một logic khá thú vị trong kết cấu truyện. Nhà tù thực dân là cái máy chém người, nuốt người lương thiện trả về kẻ lưu manh thì phải chăng thị Nở là một trại cải tạo thực thụ có những công cụ tối tân để động đến đáy tâm hồn Chí và “cao tay” hơn cả nhà tù đáng sợ kia? Nếu như bà Ba là một kẻ nhục dục , chỉ đem đến cho Chí sự ghê tởm thì Thị Nở lại nuôi dưỡng mầm sống, nhu cầu thể xác chính đang và có thể là con đường bừng ngộ của Chí. Còn với cái ăn, nếu như những mâm cao cỗ đầy ở nhà Bá Kiến chí là những độc dược thì bát cháo hành của Thị Nở lại là một vị linh dược, một phần thưởng, một sự chăm sóc đặc biệt đầu tiên mà Chí nhận được. Và tựu trung, Thị Nở như một thiên thần trong con mắt Chí(và có lẽ cả Nam Cao)-một thiên thần không biết mình là thiên thần, đã “ngây ngây thơ thơ” nhưng chiến thắng trong tư cách với những tên ác quỉ của cái ác như Bá Kiến, như xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong truyện của nam Cao thường có ít nhân vật và thường là nhân vật điển hình. Nhân vật Thị Nở được nhà văn trau chuốt rất nhiều trong từng chi tiết và vì thế đã gửi gắm được thông điệp của Nam cao, nuôi nấng mầm mống của những rễ cây bám sâu vào lòng người đọc qua bao thế hệ.. Điều đặc biệt mới mẻ mà Nam Cao thường thể hiện trong tác phẩm của mình là cảm hứng nghiên cứu, phân tích. Viết về thị Nở, nhiều cây bút phê bình cho rằng Nam Cao đã có hiềm khích với người phụ nữ nông dân để miêu tả nhân vật Thị Nở quá xấu,. Khó mà tìm được trong văn chương một nhân vật “phái đẹp” mà lại hội tụ tất cả những gì điển hình cho “chủ nghĩa tự nhiên” đến thế: “cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại bóp lại mới thật là tai hại. Nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như là mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thị vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi. Có lẽ vì quá cố cho nên chúng nứt nẻ rạn ra. Đã thế lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quyết trầu sánh lại che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế cái răng lại rất to, lại chìa ra, ý hẳn cũng nghĩ sự cân đối che được vài phần cho sự xấu. Đã thế thị lại dở hơi. Đó là một sự ân huệ đặc biệt của thượng để chí công”. Nhiều ý kiến gán cho Nam Cao “tội” mạt sát con người. Nhưng những “cái mặt không chơi được” ấy đều là những dụng ý nghệ thuật thật đắt. Nếu như trong thi ca cổ,thi hào Nguyễn Du dùng thủ pháp lấy “nền” là Thúy Vân, sau khi miêu tả như xây một cái móng nhà thật vững chãi thì mới tả đến Thúy Kiềuthật là nghệ thuật đòn bẩy súc tích mà lấy được cảm xúc nơi độc giả thì Nam Cao cũng từ số phận của thị Nở để đưa bi kịch của Chí Phèo lên đến tận cùng mà quay lại tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc. Nếu “người yêu” của Chí là một tiểu thư cành vàng lá ngọc hay một người bình thường thì đâu có gì đáng nói ? Nhưng Chí chỉ có mong ước tột cùng được sống bình dị với người đàn bà xấu ma chê quỉ hơn, một người đàn bà mà dân gian vẫn thường lấy ra chế nhạo : Nhìn xa thì tưởng thúy kiều Lại gần mới biết người yêu chí phèo. Mà xã hội cũng ngăn cấm, cố gắng ngáng đường, dường như cứ có ai muốn SỐNG thì xã hội ấy phải cho CHẾT mới hả dạ. Với cảm hứng nghiên cứu phân tích đã tạo ra kết cấu đối xứng có tính bác học của tư duy trung đại là duy quan hệ, mặt nọ tự nó nói lên mặt kia trên cơ sở đối lập mà Thị Nở đóng vai trò trung tâm trong sự liên kết này đã kì công chắp vào bức toàn cảnh của truyện ngắn mức độ sâu sắc cũng như tính nhân văn, nhân bản. Nếu giả sử không có Thị Nở thì chiếc cầu nối của Chí với thế giới bằng phẳng vĩnh viễn bị bẻ gãy, bị đốn ngang. Vì thế, nhân vật Thị Nở nằm trong tư duy quan hệ cũng là chiếc cầu nối, là bến cảng nơi “xuất khẩu” đi những dụng ý của tác giả. Thị Nở là một sự cứu rỗi linh hồn! Đọc Nam Cao, mỗi chúng ta không sao quên được cảm giác ngỡ ngàng về những điều vô cũng đơn giản mà ta đã lãng quên, đã xem nhẹ, nhưng cũng khiến ta trải lòng suy ngẫn về cõi nhân sinh-kiếp người phù du nhỏ bé. Thực sự, thị Nở có “mùi” như lọ hạt tiêu vậy, có thể khiến ta cười, có thể khiến ta so sánh, nhưng không thể không khiến ta bất giác vì mùi sốc , ta sốc với hiện thực mà suy ngẫm về thân phận con người. Có phải chăng khi viết truyện “Chí Phèo”, Nam Cao muốn nó trở thành “Những người khốn khổ” phiên bản Việt? Gấp lại trang sách, mỗi chúng ta không khỏi thổn thức về những điều thật tàn nhẫn trong cuộc sống hôm nay và ngày xưa. Khi một chế dộ xã hội ăn mòn đi tư cách “người”, tư cách rất ”đời” mà mỗi con người sẵn có đã có bao nhiêu người phụ nữ như Thị Nở phải chịu định kiến, thậm chí sau khi Chí Phèo chết đi, Thị Nở có thể chịu định kiến “không chồng mà chửa” của xã hội ấy, bao nhiêu dự cảm không thể đoán định được kéo thị vào một vòng xoay, một trò chơi cuộc sống mà thị không hề biết luật. Thế mà ta chưa khi nào nghe thấy thị than thân trách phận. Không những Chí Phèo là một hòn than âm ỉ cháy mà Thị Nở cũng vậy, cũng là một hòn than âm ỉ cháy đợi một ngọn gió thổi bùng lên và tưởng chừng điều đó quá xa vời. Xuân diệu từng viết rằng : “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.” Với Thị Nở và cả với Chí Phèo, “phút huy hoàng” có lẽ là năm ngày sống bên nhau. Đó là nhu cầu vô cùng bình dị và đáng trân trọng. Ta sẽ luôn ghi nhớ những khoảnh khắc hồi sinh của hai con người, sự đẹp đẽ mang màu xanh nhân bản trong làng Vũ Đại để yêu thương, nâng niu, trân trọng từng bàn tay, từng ánh mắt của mỗi tâm hồn, mỗi trái tim hơn.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2