JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0160<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 11-16<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO TRONG DẠY HỌC LÔGARIT LỚP 11<br />
<br />
<br />
Bùi Văn Nghị1 , Xaysy Linphitham2<br />
1 Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2 Trường Đại học Quốc gia Lào<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tóm tắt. Hiện nay việc đào tạo giáo viên Toán Trung học phổ thông ở nước Cộng hòa Dân<br />
chủ Nhân dân Lào theo hướng phát triển năng lực dạy học còn nhiều bất cập.<br />
Bài báo này nhằm giới thiệu một kết quả vận dụng lí luận và phương pháp dạy học bộ môn<br />
Toán ở Việt Nam trong việc phát triển năng lực dạy học môn Toán cho sinh viên các trường<br />
đại học sư phạm và giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào trong dạy học Lôgarit lớp<br />
11.<br />
Từ khóa: Năng lực, giáo viên, sư phạm Toán, lôgarit, hứng thú.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thực tiễn cho thấy hầu hết giáo viên dạy Toán ở các trường Trung học phổ thông (THPT)<br />
tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) chủ yếu dựa theo những điều trình<br />
bày trong các sách giáo khoa (SGK). Giáo viên chỉ giới thiệu những tri thức trong SGK một cách<br />
thuần túy, hàn lâm, không gợi động cơ, không hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức, không làm<br />
cho học sinh hứng thú học tập. Học sinh không thấy được ý nghĩa và giá trị thực tiễn của những<br />
nội dung tri thức mà các thầy cô đã dạy cho mình.<br />
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do các trường Đại học Sư phạm<br />
(ĐHSP) ở nước CHDCND Lào nói chung và trường Đại học Quốc gia Lào nói riêng mặc dầu đã<br />
có học phần về phương pháp dạy học môn Toán, tương tự như giáo trình của Nguyễn Bá Kim ở<br />
Việt Nam [1]; nhưng những điều trình bày trong bài giảng và những kinh nghiệm dạy học của<br />
giảng viên chưa thể hiện rõ phương pháp dạy học những tình huống phổ biến, những nội dung cụ<br />
thể trong môn Toán. Hầu hết các giảng viên dạy ở ĐHSP chưa làm cho sinh viên thấy được mối<br />
liên hệ chặt chẽ giữa lí luận dạy học và những tri thức học ở đại học với những tri thức Toán ở phổ<br />
thông.<br />
Bài báo này nhằm giới thiệu một kết quả vận dụng lí luận và phương pháp dạy học bộ môn<br />
Toán ở Việt Nam trong việc phát triển năng lực dạy học môn Toán cho sinh viên các trường ĐHSP<br />
và giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào trong dạy học Lôgarit lớp 11.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 5/7/2015. Ngày nhận đăng: 5/10/2015.<br />
Liên hệ: Xaysy Linphitham, e-mail: xaysy2002@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Bùi Văn Nghị, Xaysy Linphitham<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Quan niệm về năng lực của giáo viên Toán<br />
Theo Từ điển Tiếng Việt [2]: năng lực là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực<br />
hiện một hoạt động nào đó; là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành<br />
một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.<br />
Theo Trần Luận: “Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá nhân của con người đáp ứng được<br />
yêu cầu của một loạt hoạt động nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành có kết quả tốt đẹp<br />
loại hoạt động đó” [3, tr 87].<br />
Năng lực là một trạng thái hoặc một phẩm chất, một khả năng tương xứng đẻ có thẻ thực<br />
hiện một công việc cụ thể (Wikipedia, the free eneyclopedia).<br />
Trong tiếng Anh: competence - năng lực, là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức,<br />
kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ<br />
hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.<br />
Cũng có nhiều tài liệu bản về năng lực của giáo viên. Chẳng hạn, theo Trần Kiều: các năng<br />
lực đặc thù môn Toán là: Năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực mô hình hóa toán<br />
học; năng lực giao tiếp; năng lực sư rdụng phương tiện; năng lực học tập độc lập. [4]. Theo Trần<br />
Trung và Trần Việt Cường: Trong các năng lực đặc thù của người giáo viên Toán, có: Năng lực<br />
nắm vững tri thức toán học, lí luận và phương pháp dạy học môn Toán; năng lực giải toán; năng<br />
lực tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học toán ở trường phổ thông... [5].<br />
Việc nghiên cứu phát triển năng lực dạy học cho sinh viên, giáo viên Toán đã thu hút sự<br />
quan tâm của nhiều tác giả. Chẳng hạn, các tác giả Bùi Văn Nghị và Đỗ Thị Trinh trong [6] đã đề<br />
xuất việc phát triển năng lực dạy học thông qua việc rèn luyện kĩ năng giải toán cho sinh viên sư<br />
phạm ngành Toán. Tác giả Nguyễn Thị Duyến nghiên cứu việc vận dụng nghiên cứu bài học để<br />
phát triển năng lực dạy học cho giáo viên Toán [7]. Gần đây trong [8], các tác giả Trịnh Thanh Hải<br />
và Trần Trung Tình xác định một số năng lực thành tố cơ bản của năng lực dạy học Toán và tiếp<br />
cận nhiều mặt năng lực dạy học Toán để đề ra một số hướng hình thành và bồi dưỡng năng lực dạy<br />
học Toán cho sinh viên Đại học Sư phạm.<br />
Chúng tôi hiểu một cách giản đơn rằng: Năng lực là được thể hiện qua mức độ hoàn thành<br />
công việc; năng lực bao gồm cả kĩ năng và thái độ, tình cảm để hoàn thành công việc; Trong đó,<br />
kĩ năng phải dựa trên nèn tảng tri thức. Đối với giáo viên, tri thức bao gồm tri thức về toán học;<br />
tri thức về lí luận và phương pháp dạy học môn Toán. Còn thái độ, tình cảm thuộc lĩnh vực tâm lí.<br />
Đó chính là lòng yêu nghề và cách thức làm cho học sinh sinh viên thích thú trong học tập.<br />
<br />
2.2. Giải pháp phát triển năng lực dạy học Lôgarit lớp 11 cho sinh viên ĐHSP<br />
và giáo viên Toán THPT ở nước CHDCND Lào<br />
Hiện nay, trong sách giáo khoa Đại số và Giải tích lớp 11 ở nước CHDCND Lào, nội dung<br />
dạy học Lôgarit bao gồm và vấn đề sau:<br />
- Lôgarit: Định nghĩa loga b, công thức cơ bản, tính giá trị Logarit, tính giá trị của lữy thừa<br />
bằng sử dụng Logarit;<br />
- Hàm số Lôgarit: Định nghĩa, tìm tập xác định, tập giá trị, vẽ đồ thị của hàm số Lôgarit;<br />
- Giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình Lôgarit.<br />
Để phát triển năng lực dạy học Lôgarit lớp 11 cho sinh viên ĐHSP và giáo viên Toán THPT<br />
ở nước CHDCND Lào, chúng tôi cần trang bị cho họ những lí luận và phương pháp dạy học khái<br />
niệm, định lí bài tập, quy tắc thuật toán của bài Lôgarit. Cụ thể là:<br />
<br />
12<br />
Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học Quốc gia Lào...<br />
<br />
<br />
(1) Tiếp cận khái niệm lôgaritbằng con đường suy diễn (từ khái niệm mũ):<br />
Hoạt động gợi động cơ mở đầu qua cách đặt vấn đề và hệ thống câu hỏi – đáp giữa giáo<br />
viên và học sinh có thể như sau:<br />
Đặt vấn đề: Khi ta có biểu thức b = an , ta hoàn toàn có thể tính được b khi biết a và n. Vậy<br />
khi cho một sốb, ta có thể biểu diễn b bằng lũy thừa của một sốa nào đó hay không?<br />
Hỏi – Đáp:<br />
<br />
Giáo viên Học sinh<br />
Có thể biểu diễn 8 bằng 2 mũ mấy? 8 = 23<br />
Có thể biểu diễn 1 bằng 2 mũ mấy? 1 = 20<br />
1 1<br />
Có thể biểu diễn bằng 2 mũ mấy? = 2−2<br />
4 4<br />
Có thể biểu diễn 5 bằng 2 mũ mấy? không biết<br />
<br />
Gợi vấn đề: Để có câu trả lời cho câu hỏi cuối cùng này, chúng ta cần phải biết một khái<br />
niệm mới, sẽ học trong bài hôm nay; đó là lôgarit.<br />
Giả sử 5 = 2x , trong đó x là số cần tìm, ta kí hiệu x = log2 5.<br />
Một cách tổng quát: Giả sử b = aα , ta viết α = loga b.<br />
(2) Hình thành các tính chất, định lí về lôgarit bằng cả hai con đường: con đườngsuy<br />
diễn và con đường có khâu suy đoán. Chẳng hạn:<br />
Suy diễn: Từ biểu thức b = aα ⇔ α = loga b, suy ra b > 0 (chỉ có số dương mới có lôgarit);<br />
Từ các biểu thức 1 = a0 ⇔ 0 = loga 1, a = a1 ⇔ 1 = loga a, suy ra: lôgarit của 1 luôn<br />
bằng 0, lôgarit của chính cơ số luôn bằng 1, với bất kì cơ số a nào;<br />
Suy đoán:<br />
<br />
Giáo viên đặt vấn đề Học sinh trả lời<br />
log3 9 =? log3 9 = 2<br />
log3 27 =? log3 27 = 3<br />
log3 9.27 =? log3 927 = log3 243 = 5<br />
Mối liên hệ giữa log3 (9.27) với log3 9 và log3 27 ? log3 (9.27) = log3 9 + log3 27<br />
<br />
Tương tự<br />
<br />
<br />
Giáo viên đặt vấn đề Học sinh trả lời<br />
<br />
log2 8 =? log2 8 = 3<br />
1 1<br />
log2 =? log2 = −2<br />
4 4<br />
1<br />
log2 8. =? log2 2 = 1<br />
4<br />
1 1 1 1<br />
Mối liên hệ giữa log2 (8. ) với log2 8 và log 2 ? log2 (8. ) = log2 8 + log2<br />
4 4 4 4<br />
<br />
<br />
13<br />
Bùi Văn Nghị, Xaysy Linphitham<br />
<br />
<br />
Tổng quát:<br />
<br />
Giáo viên đặt vấn đề Học sinh trả lời<br />
Mối liên hệ giữa loga (bc) với loga b và loga c? loga (bc) = loga b + loga c<br />
<br />
(3) Đưa ra nhiều hoạt động củng cố khái niệm, định lí về lôgarit<br />
Thứ nhất, giáo viên cần luyên tập cho học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận<br />
dụng cơ bản, vận dụng nâng cao. Chẳng hạn:<br />
- Nhận biết từ định nghĩa: log2 16 =?; log9 3 =?<br />
- Thông hiểu tính chất: Biết log2 5 = a. Tính log2 10.<br />
1<br />
- Vận dụng cơ bản: Tìm x biết log3 x + log9 x = .<br />
4<br />
- Vận dụng nâng cao (giải bài toán thực tiễn): Một người gửi 6 triệu đồng vào ngân hàng<br />
theo thể thức laic kép, kì hạn 1 năm, với lãi suất 7,56% trong 1 năm. Hỏi sau bao nhiêu ngày người<br />
gửi sẽ có ít nhất 12 triệu đồng từ số tiền gửi ban đầu (giả sử lãi suất không thay đổi).<br />
Thứ hai, lôgarít có lợi gì?<br />
Nếu chỉ dạy lôgarit như đã trình bày trong sách giáo khoa nước CHDCND Lào như hiện<br />
nay thì là khó có thể trả lời được câu hỏi này. Bởi vì, trong sách giáo khoa không đưa vào những<br />
dạng toán giúp học sinh thấy được điều đó. Cũng chính vì thế mà học sinh sẽ không thấy được cái<br />
hay, cái đẹp của môn Toán.<br />
Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi cần bổ sung vào nội dung sách giáo khoa của nước<br />
CHDCND Lào cách sử dụng máy tính bỏ túi để tính lũy thừa và lôgarit, như đã trình bày trong<br />
sách giáo Giải tích 12 nâng cao của Việt Nam [9; 98]:<br />
Có thể dùng máy tính bỏ túi, chẳng hạn máy tính CASIO f(x) = −500MS, để tính lũy thừa<br />
của 10, của e cũng như lôgarit thập phân và lôgarit tự nhiên của một số.<br />
Ví dụ 1. Tính log 5, 63.<br />
Để tính log 5, 63, ta ấn lần lượt các phím sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi đó, trên màn hình hiện số 0.750508395.<br />
Nếu làm tròn đến chữ số tập phân thứ tư thì Log5, 63 ≈ 0, 7505<br />
Ví dụ 2. Tính 10−2.13 .<br />
Để tính 10−2.13 , ta ấn lần lượt các phím sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi đó, trên màn hình hiện số 0.007413102.<br />
Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư thì 10−2,13 ≈ 0, 0074.<br />
Ví dụ 3. Tính ln 4, 83.<br />
Để tính ln 4, 83 ta ấn lần lượt các phím sau:<br />
<br />
<br />
14<br />
Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học Quốc gia Lào...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên màn hình hiện số 1.574846468.<br />
Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư thì ln 4, 83 ≈ 1, 5748<br />
√<br />
Ví dụ 4. Tính e 5.<br />
√<br />
Để tính e 5, ta ấn lần lượt các phím sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên màn hình hiện số 9.356469017.<br />
√<br />
Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư thì e 5 ≈ 9.3565.<br />
Sau đó giáo viên có thể đưa ra ví dụ sau đây để học sinh thấy rõ lợi ích của việc học lôgarit:<br />
Ví dụ 1. Hãy tính gần đúng biểu thức P = 2, 13,2 .<br />
Hướng dẫn:<br />
lg P = lg 2, 13,2 = 3, 2 lg 2, 1 ≈ 1, 0311. Vậy P ≈ 101,0311 ≈ 10, 7424.<br />
Bình luận: Bằng cách lôgarit hóa cơ số 10 ta có thể tính được các lũy thừa với số mũ phức<br />
tạp.<br />
Ví dụ 2. Biết rằng dân số của nước CHDCND Lào năm 2009 là 6.320.000 người và tỉ lệ<br />
tăng dân số năm đó là 1,3%. Biết rằng sự tăng dân số được ước tính theo công thức S = AeN r , cụ<br />
thể là S = 6.320.000e0,013N . Hỏi rằng nếu cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì đến năm nào dân<br />
số nước CHDCND Lào ở mức 10 triệu người?<br />
Hướng dẫn: Ta có 10.000.000 = 6.320.000e0,013N , suy ra:<br />
ln(10.000.000) = ln(6.320.000.e0,013N )<br />
ln(10.000.000) = ln 6.320.000 + ln e0,013N<br />
ln(10.000.000) = ln 6.320.000 + 0, 013N. ln e<br />
ln(10.000.000) − ln(6.320.000)<br />
N= ≈ 35, 29737538<br />
0, 013<br />
N ≈ 35<br />
Vậy sau 35 năm nữa hay khoảng năm 2044 dân số Lào sẽ đạt mức 10 triệu người.<br />
Qua đó học sinh thấy được: Nhờ lôgarit ta có thể giải được nhiều bài toán thực tiễn liên<br />
quan tới công thức tăng trưởng mũ. Đó chính là ý nghĩa của việc học lôgarit.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Để nâng cao năng lực dạy học môn toán cho giáo viên dạy toán ở trường trung học phổ<br />
thông Lào, ngoài việc trang bị tri thức toán học, tri thức phương pháp, rèn luyện kĩ năng dạy học,<br />
ta cần phải khai thác được ý nghĩa thực tiễn của mỗi nội dung dạy học để tạo ra sự hứng thú cho<br />
người học. Đó là một con đường có tính khả thi và hiệu quả để phát triển năng lực dạy học cho<br />
giáo viên toán ở trường trung học phổ thông nước CHDCND Lào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Bùi Văn Nghị, Xaysy Linphitham<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Nguyễn Bá Kim, 2004. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[2] Hoàng Phê, 1996. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.<br />
[3] Trần Luận, 2011. Về cấu trúc năng lực toán học của học sinh. Kỉ yếu hội thảo quốc gia về<br />
giáo dục học Toán học ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr 87.<br />
[4] Trần Kiều, 2012. Báo cáo tại Hội thảo quốc tế Việt Nam – Đan Mạch về xây dựng và phát<br />
triển chương trình giáo dục phổ thông. Hà Nội.<br />
[5] Trần Trung và Trần Việt Cường, 2013. Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện năng lực sư phạm<br />
cho sinh viên ngành toán ở trường Đại học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[6] Bùi Văn Nghị, Đỗ Thị Trinh, 2013. Rèn luyện kĩ năng giải toán nhằm phát triển năng lực<br />
dạy học cho sinh viên sư phạm Toán. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số<br />
58, trang 126-131.<br />
[7] Nguyễn Thị Duyến, 2013. Nghiên cứu bài học – Một mô hình phát triển năng lực dạy học<br />
của giáo viên Toán. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 58, trang 74-84.<br />
[8] Trịnh Thanh Hải, Trần Trung Tình, 2015. Hình thành, bồi dưỡng năng lực cho sinh viên sư<br />
phạm ngành Toán. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60, trang 30-37.<br />
[9] Sách giáo khoa Giải tích 12 nâng cao, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Developing teaching competency among prospective high school mathematics teachers<br />
via the teaching of logarithms (grade 11) at the National University of Laos<br />
<br />
Developing competency of students in the Mathematics department of the University of<br />
Education at the National University of Laos in teaching 11th grade logarithms is the concern of<br />
this article. Currently, the training of teachers of Mathematics in Middle School in the Lao People’s<br />
Democratic Republic is inadequate. This paper presents the results of an application of theories<br />
and methods of teaching Mathematics in Vietnam which can develop the capacity of students in the<br />
Mathematics department of the University of Education in the Lao People’s Democratic Republic<br />
to teach logarithms in Grade 11.<br />
Keywords: Competency, prospective high school mathematics teachers, teaching<br />
logarithms.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />