Quản lý Nhà nước về đô thị
lượt xem 73
download
Tài liệu Quản lý Nhà nước về đô thị cung cấp cho các bạn những kiến thức về nội dung và phương hướng của QLNN về giao thông vận tải trong các đô thị; QLNN về cấp nước sạch đô thị; QLNN về thoát nước thải đô thị;... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý Nhà nước về đô thị
- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Câu 48: Phân tích nội dung và phương hướng của QLNN về giao thông vận tải trong các đô thị. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra rất nhanh ở khắp mọi miền trong cả nước và bộ mặt các đô thị theo đó đã và đang thay đổi rõ rệt. Cùng với quá trình đô thị hóa, một số lượng lớn dân cư đang chuyển từ các vùng nông thôn đến các thành phố, thị xã đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền các đô thị, mà một trong số đó chính là vấn đề về giao thông. * Nội dung quản lý nhà nước về giao thông đô thị Thứ nhất, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của ngành giao thông vận tải như luật giao thông đường bộ,, đường thủy… có liên quan đến quản lý sử dụng khai thác hệ thống giao thông vận tải đô thị, quản lý các phương tiện vận tải hoạt động trong đô thị, đăng kiểm, kiểm soát, lưu hành… Muốn quản lý bằng pháp luật thì trước hết phải có luật pháp. Luật pháp phải đúng và phải đủ. Trong Chỉ thị 22CT/TW đã đưa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGT, ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản dưới luật, bảo đảm tính đông bộ và tính chế tài cao để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, chúng ta đã có Luật Hàng Hải, Luật Hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy. Trên cơ sở đó đã xây dựng nhiều văn bản dưới luật tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và bảo đảm TTATGT. Tuy vậy, hệ thống này vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu phù hợp và tính pháp lý cũng chưa cao. Chỉ tính riêng việc triển khai Luật giao thông đường bộ đã cần tới 7 Nghị định của Chính phủ, trên 20 văn bản của Bộ GTVT, nhiều văn bản của bộ, ngành, địa phương khác nhưng hiện nay vẫn còn thiếu nhiều. Ví dụ: còn thiếu Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra GTĐB, Nghị định về nguồn tài chính cho quản lý đường bộ,...; Một số quy định cụ thể về xe đạp, xe máy; tạm giữ xe,... cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần sớm nghiên cứu, bổ sung hợp lý. Thứ hai, ban hành các quy định về an toàn giao thông vận tải đô thị. Thông tư số 37/2014/TTBGTVT của Bộ Giao thông vận tải : Quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị, Nghị định Số: 11/2010/NĐCP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định 36CP của chính phủ về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị…. Theo đó thì Mọi hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật. Khi xử
- lý phải căn cứ vao lỗi của người vi phạm, không được phân biệt đối tượng là người đi bộ, người điều khiển phương tiên thô sơ hay cơ giới. Thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với phương tiện tham gia giao thông thuê người lái xe, cần phân biệt trách nhiệm của người lái và của chủ sở hưu phương tiện. Những người lợi dụng việc xẩy ra tai nạn mà xúi dục, gây sức ép, làm cản trở cho việc xử lý cũng bị xử lý theo pháp luật. Những người thi hành công vụ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị như: tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, cấp giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký phương tiện ... không làm tròn trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Thứ ba, phân công phân cấp xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giao thông vận tải đô thị. Quy định tại Khoản 4, Khoản 13, Khoản 14, Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị thì các công trình hạ tầng kỹ thuật la môt bô phân quan trong cua đô thi c ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ần được quy hoạch đồng bộ cung v̀ ơi tô ch ́ ̉ ưc không gian cua đô thi nhăm t ́ ̉ ̣ ̀ ạo lập môi trường sống cho người dân sống va gop phân phat triên bên v ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ưng. ̃ Trên thực tế lĩnh vực kết cấu giao thông đô thị thì: Bộ Xây dựng chủ trì quản lý về quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (Bộ GTVT phối hợp); Bộ GTVT chủ trì việc quản lý sử dụng, khai thác, bảo trì (Bộ Xây dựng phối hợp). Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đô thị do các chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành. Thực tế công tác quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các địa phương, trên cơ sở Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn do Bộ Xây dựng ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, hầu hết tại các UBND cấp tỉnh đều đã triển khai thực hiện đúng việc phân giao chức năng, nhiệm vụ quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ CP, chỉ còn một số ít vướng mắc tại một số TP trực thuộc Trung ương. Như vậy, quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị về cơ bản là thống nhất Thứ tư, tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông vận tải đô thị, phân cấp loại đường đô thị, quản lý sử dụng, khai thác đường đô thị. Việc phân làn, lắp đặt dải phân cách, biển báo, đèn tín hiệu giao thông và cải tạo, nâng cấp mở rộng hàng loạt tuyến đường… đã góp phần cho giao thông ở đô thị trật tự hơn, tình trạng ùn tắc giao thông có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, nhiều nơi còn phân làn, phân luồng gây bất tiện cho người tham gia giao thông. Tại nhiều tuyến phố ở các đô thị lớn, việc tổ chức phân làn làn xe gượng ép, không khoa học, khiến cho việc di chuyển trong TP nhiều khi rất vòng vèo và rất phức tạp. Số lượng xe máy quá đông nên tại các điểm giao cắt rất hỗn độn trong khi ở làn xe ô tô lại khá thông thoáng. Khi đèn xanh các ô tô quẹo phải chèn ép xe máy đi thẳng, dòng xe quẹo trái thì cố cắt chiều đi thẳng ngược lại để qua đường... Đơn cử, Trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội),
- nhiều đoạn giao cắt được phân luồng bắt dòng xe cộ phải đi đường vòng xa hơn, do đó tăng thời gian hiện diện của phương tiện trên đường, dẫn đến mật độ lưu thông tăng và gây ùn tắc giao thông. Thực tế, việc phân làn, phân tuyến còn thiếu sự đồng bộ. Mặc dù phân rõ hai làn đường nhưng chưa chỉ rõ đối với các trường hợp rẽ phải, rẽ trái, đường dành cho xe buýt, các điểm dừng, đỗ xe… Cùng với đó là việc chưa triệt để thực hiện việc thống nhất kẻ vạch phân đường (vạch đứt hay vạch liền), rồi cột báo hiệu, dải phân cách, sơn phản quang đặt chưa hợp lý đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn trên các tuyến phố phân làn. Lắp dải phân cách là việc phải làm, tuy nhiên không ít tuyến đường lắp đặt dải phân cách một cách “máy móc”, khiến giao thông rối thêm. Trong khi đó, việc kẻ vạch phân làn và các ký hiệu chỉ hướng, kẻ vạch sơn cho người đi bộ nhiều nơi khá lộn xộn. Việc phân luồng, phân làn là việc làm thường xuyên và kiên trì, nếu thấy chưa phù hợp thì cần sửa ngay. Tuy nhiên, không thể thực hiện một cách máy móc, tức không thể đường nào cũng lắp dải phân cách mà phải căn cứ vào tình hình thực tế, nghiên cứu một cách khoa học. Thứ năm, xây dựng các chính sách nhằm khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông đô thị. Xây dựng các chính sách phát triển giao thông công cộng trong đô thị: vay vốn, trợ giá.. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Số: 206/2004/QĐTTg Về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng Ngân sách Nhà nước hàng năm đạt khoảng 3% GDP. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều hình thức: phát hành trái phiếu, đầu tư khai thác chuyển giao (BOT); đầu tư chuyển giao (BT); đầu tư thu phí hoàn trả, chuyển nhượng quyền thu phí ..., phấn đấu đảm bảo được 40 50% tổng nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài với các hình thức đa dạng.Nghiên cứu lập quỹ bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là quỹ bảo trì đường bộ.Có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp để giảm chi phí đầu tư. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ cần thiết để vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và các nhiệm vụ đột xuất khác. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải:Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải của các thành phần kinh tế phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vận tải và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp đối với nhà nước (các loại
- thuế, phí ...) với mức đóng góp hợp lý. Xây dựng hệ thống giá cước hợp lý giữa các phương thức vận tải để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô. Thứ sáu, thanh tra kiểm tra, xử lý các vi phạm về giao thông vận tải, kể cả trong việc xây dựng, cải tạo đường sắt, cầu cống và khai thác sử dụng các phương tiện giao thông. Tiến hành theo nghị định Số: 171/2013/NĐCP của chính phủ về quy địn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Thứ bảy, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho người dân đô thị. Để pháp luật đi vào cuộc sống, trước hết phải làm cho mọi người hiểu luật và tôn trọng pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo pháp luật. Để đạt được điều này cần tiến hành đồng bộ các giải pháp trong đó, tuyên truyền, giáo dục là giải pháp cơ bản, quan trọng nhất. Trong lĩnh vực an toàn giao thông cũng vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật sẽ nâng cao ý thức pháp luật để mọi người có cơ sở lựa chọn hành vi nào nên làm, hành vi nào không được làm, hành vi nào phải làm,... Chỉ thị 22CT/TW đã chỉ rõ: "Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về TTATGT đến mọi tầng lớp nhân dân, đến từng khu dân cư, từng gia đình, mỗi người dân; tạo dư luận phê phán gay gắt những người có hành vi vi phạm, nêu gương người tốt việc tốt trong chấp hành pháp luật về TTATGT. Đồng thời tăng cường vận động tạo phong trào "toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức chính trịxã hội từ trung ương đến cơ sở. Đưa chương trình giảng dạy về TTATGT thành chương trình chính thức của các cấp học từ mầm non đến đại học". Một số công tác tuyên truyền mà Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, Cục CSGT đường bộ đường sắt, Phòng CSGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đài THVN, Các báo chí đang tập trung tuyên truyền là: Tổ chức liên hoan phim ATGT toàn quốc lần VII; trả lời các câu hỏi dự thi trên truyền hình VTV1 qua dịch vụ 19001221; dự thi về ATGT trên Báo Tiền phong; các phim, phóng sự trên truyền hình; chương trình ATGT chào buổi sáng lúc 7h30'; Chương trình blog giao thông trên VTV1 vào hồi 18h45’, Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, …. Nhưng quan trọng hơn là mỗi một người cần trở thành một tuyên truyền viên và là đối tượng tích cực của công tác tuyên truyền. Việc giáo dục trong gia đình và nghe những người khác trong gia đình giáo dục về an toàn giao thông cũng là chấp hành và tuyên truyền về TTATGT,… Trong xã hội có những đối tượng do cố ý hoặc vô ý mà vi phạm pháp luật nên bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thì việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGT nói riêng là giải pháp hết sức quan trọng. Xử lý vi phạm pháp luật nhằm: Trừng trị những chủ thể có hành vi vi phạm (ví dụ tước một số quyền tự do đối với người vi phạm TTATGT mang tính hình sự hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính).
- Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra (ví dụ giải toả lề đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ ATGT bị lấn chiềm). Giáo dục trực tiếp đối với người vi phạm (ví dụ người đã bị phạt tiền hoặc giữ xe do vi phạm pháp luật giao thông thì sẽ nhớ các quy định này và tâm lý e dè hơn, "sợ" luật hơn). Giáo dục chung: xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thường xảy ra công khai trước mặt nhiều người. Nếu xử lý tốt các trường hợp này sẽ làm gương cho những người khác. Trong điều kiện nước ta hiện nay việc xử lý vi phạm pháp luật là biện pháp rất quan trọng, mang lại hiệu quả pháp luật nhanh chóng đồng thời có tác dụng giáo dục cao. Tuy vậy cần lưu ý làm sao cho người vi phạm "tâm phục, khẩu phục" nâng cao được ý thức của mình. Đặc biệt cần quan tâm xử lý nghiêm những cơ quan, cá nhân đại diện Nhà nước mà vi phạm pháp luật, tiêu cực, gây mất lòng tin trong nhân dân,… Định hướng phát triển sau năm 2020 a) Về vận tải: Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát huy lợi thế của từng đô thị; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Các chỉ tiêu cụ thể như sau: Giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi): Thị phần đảm nhận từ 20% ÷ 25%; Giao thông cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp): Thị phần đảm nhận từ 72% ÷ 77%; Các loại hình giao thông khác: Thị phần đảm nhận ở mức 3%. b) Về kết cấu hạ tầng giao thông: Cơ bản đầu tư hệ thống giao thông đường bộ chính bao gồm: Trục đường hướng tâm, đường xuyên tâm và vành đai để đảm nhận vai trò vận tải trong nội thành và phân bổ giao thông từ nội ngoại thành. Xây dựng từ 1 ÷ 2 tuyến đường bộ trên cao. Đối với các tuyến đường trục chính đô thị hiện hữu tiến hành cải tạo nâng cấp 90 ÷ 100% phần mặt đường để tăng năng lực thông xe. Các trục đường trục chính đô thị xây dựng mới phải đảm bảo lộ giới quy hoạch và tiêu chuẩn cấp đường. Thực hiện đầu tư xây dựng từ 2 ÷ 3 tuyến đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng.
- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa; nâng cấp và đầu tư có chiều sâu các cảng sông; xây dựng các bến tàu khách phục vụ cho vận tải hành khách và du lịch. Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn; kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải. Chỉ tiêu cụ thể như sau: Giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi): Đến năm 2030, thị phần đảm nhận từ 35% ÷ 45%, sau năm 2030 từ 50% ÷ 60%; Giao thông cá nhân (ô tô, xe máy, xe đạp): Đến năm 2030, thị phần đảm nhận từ 51% ÷ 61%, sau năm 2030 từ 35% ÷ 45%; Các loại hình giao thông khác: Đến năm 2030, thị phần đảm nhận sẽ ở mức 4%, sau năm 2030 khoảng 5%. Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quy hoạch. Câu 49: Phân tích nội dung và phương hướng của QLNN về cấp nước sạch đô thị Nước sạch là một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống con người, không chỉ phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp ,.. Đảm bảo và cung cấp nước sạch là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. Nhất là đối với khu dân cư đô thị thì nước sạch đã thực sự trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây. Hiện nay, nguồn nước đô thị ngày càng khan hiếm, chất lượng chưa được đảm bảo. Thay vào đó là nguồn nước bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến sự xuất hiện của các căn bệnh quái ác, các Làng ung thư .. gây đau xót và nhức nhối trong cộng đồng cư dân. Chính vì thế, vấn đề cấp nước sạch là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của các chính quyền các đô thị . Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước sạch đô thị Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp nước sạch đô thị Quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động cấp nước tiếp theo. Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên
- cứu lập quy hoạch cấp nước như một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch xây dựng. Quy hoạch cấp nước đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm. Thời gian lập đồ án quy hoạch cấp nước đô thị không quá 12 tháng Nhiệm vụ, căn cứ lập quy hoạch cấp nước đô thị phải đánh giá và dự báo phát triển đô thị, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành; điều kiện tự nhiên và diễn biến môi trường; đánh giá, dự báo nguồn nước, chất lượng, trữ lượng và khả năng khai thác nguồn nước của đô thị; tổ chức cấp nước đô thị tối ưu về mọi mặt. Tuỳ theo đặc điểm quy mô của từng đô thị, nội dung quy hoạch cấp nước đô thị phải lựa chọn các công việc thích hợp để thực hiện nhiệm vụ; nội dung còn phải xác định các chỉ tiêu cấp nước cho từng mục đích sử dụng; lựa chọn nguồn cấp nước, điểm lấy nước, vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước; xác định cấu trúc mạng lưới đường ống cấp nước, phân vùng cấp nước cho từng giai đoạn quy hoạch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị trong địa giới hành chính do mình quản lý. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (hoặc uỷ quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt), Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị loại đặc biệt; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị (trừ đô thị loại đặc biệt) thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến thoả thuận đối với đồ án quy hoạch cấp nước đô thị từ loại II trở lên; Sở Xây dựng các tỉnh thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị loại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước đô thị ban hành quy định về quản lý quy hoạch cấp nước đô thị. Nội dung quy định bao gồm: (1)
- Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình cấp nước; (2) Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình cấp nước và mạng lưới đường ống của hệ thống cấp nước; (3) Phân công và quy định trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền đô thị và các tổ chức, các nhân liên quan trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch cấp nước đô thị; (4) Các quy định khác. Quy hoạch cấp nước đô thị được điều chỉnh trong các trường hợp có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội; có sự biến động lớn về trữ lượng, chất lượng nguồn nước so với dự báo. Đầu tư phát triển cấp nước sạch đô thị * Lựa chọn đơn vị cấp nước Đơn vị cấp nước có thể lựa chọn và được lựa chọn làm chủ đầu tư một, một số hoặc đồng bộ tất cả các hạng mục của hệ thống cấp nước để kinh doanh bán buôn, bán lẻ nước sạch. Đối với địa bàn đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch vụ cấp nước thì tổ chức, cá nhân đó được chỉ định là đơn vị cấp nước. Đối với địa bàn chưa có đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước, việc lựa chọn đơn vị cấp nước được tiến hành theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Các công trình nguồn cấp nước đã được xác định theo quy hoạch cấp nước được công bố, kêu gọi đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư; đơn vị cấp nước đã thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn trước có thể dược xem xét, chỉ định làm chủ đầu tư giai đoạn sau. Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân chủ động nghiên cứu, đăng ký làm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển cấp nước. Uỷ ban nhân dân các cấp, ban quản lý khu công nghiệp tổ chức lựa chọn đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý. Đối với phạm vi cấp nước liên tỉnh, Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn đơn vị cấp nước đối với các công trình cấp nước đô thị, khu công nghiệp.
- * Đầu tư xây dựng công trình cấp nước Đầu tư xây dựng công trình cấp nước phải phù hợp với quy hoạch phát triển cấp nước. Đầu tư phát triển mạng phân phối, đấu nối tới các khách hàng thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị cấp nước. Quy mô đầu tư phải phù hợp với nhu cầu thực tế và đón đầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch cấp nước không quá 5 năm, tránh đón đầu quá xa nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước phải tuân theo các quy định của pháp luật về xây dựng. Các công trình cấp nước có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng phải được kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của công trình trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Khi nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước mà làm thay đổi một cách cơ bản điều kiện chất lượng dịch vụ và mức giá nước sạch, phải tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát lại các tiêu chí và tham vấn ý kiến cộng đồng; lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ, quy mô công suất và khả năng nguồn vốn thích hợp để bảo đảm hiệu quả kinh tế tổng hợp của dự án; dự thảo nội dung Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước giữa Uỷ ban nhân dân và đơn vị cấp nước. Các dự án có quy mô công suất từ 30.000 m 3/ ngày trở lên đối với đô thị loại đặc biệt và 10.000 m3/ ngày trở lên đối với các đô thị còn lại phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Nguồn tài chính để đầu tư Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: tập trung chủ yếu cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong nguồn vốn từ ngân sách Nhà
- nước nêu trên, trái phiếu Chính phủ là một trong những kênh huy động vốn quan trọng. Chẳng hạn, giai đoạn 20012005 Chính phủ đầu tư 300 ngàn tỷ đồng từ nguồn ngân sách thì trái phiếu Chính phủ trên 73 ngàn tỷ đồng. Ở cấp chính quyền địa phương, gần đây nhiều địa phương cũng bắt đầu nghiên cứu để áp dụng các hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, mà điển hình là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai Tại công ty cấp nước tỉnh nguồn vốn ngân sách dùng làm vốn đối ứng theo yêu cầu của các tổ chức cho vay hoặc tài trợ vốn. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, trong đó dự án cấp thoát nước chiếm xấp xỉ 10%. Vốn ODA hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế; đối với các dự án phát triển cấp thoát nước thì đây là nguồn vốn chủ yếu. Hệ thống ngân hàng: Ngày càng nhiều dự án phát triển cấp nước sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại, hiện tại và lâu dài thì đây vẫn là kênh chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư của Việt Nam, trong đó có cấp thoát nước. Hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cấp Quốc gia, nguồn vốn từ Chính phủ giao để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... Quỹ đầu tư phát triển được thành lập để huy động các nguồn vốn phục vụ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của từng địa phương; Những năm vừa qua các quỹ này đã đóng góp đáng kể trong việc cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của nước ta. Quỹ quay vòng cấp nước: Chính phủ cho phép thành lập Quỹ quay vòng cấp nước do Ngân hàng phát triển Việt Nam quản lý nhằm tạo nguồn tài chính ưu đãi,
- sẵn có cho các dự án đầu tư phát triển cấp nước đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung. Đầu tư từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp cũng tham gia tích cực vào dự án phát triển cấp nước bằng nguồn vốn tự có và vốn vay. Luật cũng đã cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để đa dạng hoá hình thức huy động vốn cho dự án đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư: Nhà nước mở rộng cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần tham gia đầu tư vào từng khâu của quá trình cấp nước. Nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, đây là một kênh huy động vốn thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cấp nước nói riêng. Thị trường vốn Việt Nam đã có những phát triển mạnh, mở ra một kênh huy động vốn trung dài hạn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy quá trình minh bạch hoá hoạt động của các doanh nghiệp. Để khuyến khích, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như điện, đường; bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí đầu tư, cho những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước; ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi, không phân biệt đối tượng sử dụng; ưu tiên hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng vốn vay thương mại; miễn tiền sử dụng đất... Tuy nhiên, mức độ tự chủ của các công ty cấp nước đô thị còn yếu và đặc biệt là chính sách giá nước chưa phù hợp, không đảm bảo được sự bền vững về tài chính cho doanh nghiệp là nguyên nhân cơ bản hạn chế các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Quản lý giá tiêu thụ nước sạch, chống thất thu, thất thoát nước * Quản lý giá tiêu thụ nước sạch đô thị Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản liên quan đến giá nước sạch như: nguyên tắc tính giá nước; căn cứ lập,
- điều chỉnh giá nước; trình tự lập và trình phương án giá nước; thẩm quyền quyết định giá nước phù hợp với định hướng Chiến lược cấp nước đô thị. Theo đó, liên Bộ Tài chínhXây dựng hướng dẫn về nguyên tắc tính giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý để doanh nghiệp duy trì và phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, sử dụng nước tiết kiệm; Giá được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn nước, điều kiện sản xuất thực tế và khả năng chi trả của khách hàng đồng thời phải nằm trong khung giá của Nhà nước. Giá nước được xem xét điều chỉnh khi có biến động về chi phí sản xuất, sự thay đổi chế độ chính sách của nhà nước. Doanh nghiệp cấp nước lập phương án giá nước cho từng nhóm đối tượng theo mục đích sử dụng và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt. Như vậy, Nhà nước quy định khung giá; doanh nghiệp được đề xuất giá qua phương án, không có quyền định giá; Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá nước sinh hoạt phù hợp với khung giá. Đối với giá tiêu thụ nước sạch theo mục đích sử dụng căn cứ vào giá tiêu thụ nước sạch bình quân, khung giá của Nhà nước và căn cứ vào cơ cấu đối tượng tiêu thụ nước để xác định hệ số tính giá theo nguyên tắc, tổng các mức giá bình quân cho các đối tượng bằng mức giá tiêu thụ bình quân; hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch tối thiểu bằng 0,8 và tối đa bằng 3. * Chống thất thu, thất thoát nước Thất thoát nước là lượng nước mất đi không sử dụng, thường là do đường ống, phụ kiện, công trình bị hư hỏng để rò rỉ mất nước. Thất thu nước là lư ợng nước sử dụng nhưng không thu được tiền, thường là nước không qua đồng hồ hoặc nước lấy từ vòi nước trái phép. Tình hình thất thoát thất thu tiền nước hết sức bức bách đối với các công ty cấp nước trên toàn quốc, năm 1998 thất thoát, thất thu ước tính chiếm từ 4050%, năm 2007 khoảng 34%. Từ trước đến nay,
- chúng ta thường triển khai các dự án nhằm nâng cao công suất, mở rộng hệ thống xử lý, nhưng lại ít quan tâm đến mạng lưới cấp nước và vấn đề đo đếm, ghi thu; quên rằng việc hạn chế thất thoát thất thu nước là một biện pháp hữu hiệu nâng cao năng lực ngành cấp nước rất hiệu quả mà không mất thêm vốn đầu tư. Những biện pháp chống thất thoát thất thu nước cụ thể là công việc của mỗi công ty cấp nước và chính quyền địa phương; quản lý nhà nước ban hành khung, hệ thống định mức kinh tếkỹ thuật sản xuất nước sạch làm cơ sở kiểm tra, giám sát với mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát theo lộ trình, tiến tới đạt tỷ lệ thất thoát theo chuẩn của Hội cấp nước Quốc tế. Theo quy định hiện hành, đối với mạng cấp nước đã đưa vào sử dụng tỷ lệ thất thu, thất thoát: dưới 10 năm không quá 25%, từ 10 năm trở lên không quá 35%, mạng hỗn hợp không quá 30%; tỷ lệ này được điều chỉnh hàng năm theo hướng giảm dần để đạt được tỷ lệ ở mức thấp nhất. Thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an toàn cấp nước * Thanh tra, kiểm tra cấp nước: Nội dung của thanh tra, kiểm tra cấp nước là kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định về cấp nước, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về cấp nước. Việc thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra. Pháp luật quy định các hành vi bị cấm như: Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước; phá hoại các công trình trang thiết bị cấp nước; trộm cắp nước; cung cấp những thông tin không trung thực, lợi dụng chức vụ gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động cấp nước; doanh nghiệp cấp nước sạch cung cấp nước kém chất lượng; cản trở thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm, bảo đảm cho luật pháp được thực thi. thanh tra cấp nước đô thị và khu công nghiệp do chưyên ngành xây dựng thực hiện. * Bảo đảm an toàn cấp nước:
- Bảo đảm an toàn cấp nước bao gồm bảo vệ hệ thống cấp nước; bảo đảm ổn định dịch vụ cấp nước và nước cứu hoả. Bảo vệ hệ thống cấp nước: Chính quyền các cấp và các tổ chức cá nhân có trách nhiệm phối hợp với đơn vị cấp nước bảo vệ hệ thống cấp nước. Đơn vị cấp nước có nhiệm vụ tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước. Các tổ chức cá nhân có nhu cầu tham quan, nghiên cứu các công trình cấp nước phải được phép của đơn vị cấp nước. Bảo đảm ổn định dịch vụ cấp nước: Đơn vị cấp nước có nhiệm vụ tổ chức sản xuất an toàn, cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho các khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo quy chuẩn kỹ thuật và hợp đồng dịch vụ đã ký kết. Trong trường hợp có sự cố xẩy ra trên hệ thống cấp nước: (1) Đơn vị cấp nước thông báo kịp thời cho khách hàng có biện pháp trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ cấp nước; (2) Đơn vị cấp nước thông báo ngay cho cơ quan quản lý giao thông và có quyền chủ động khắc phục sự cố để đảm bảo an toàn cấp nước, đồng thời phải bảo đảm an toàn giao thông tại nơi có sự cố và hoàn trả mặt bằng theo quy định; (3) Nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của khách hàng. Nước cứu hoả: Hệ thống các trụ cứu hoả phải được lắp đặt theo quy định. Các họng cứu hoả phải đảm bảo luôn luôn có nước với áp lực tối thiểu theo tính toán của mạng lưới đường ống. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chịu trách nhiệm quản lý hệ thống các họng cứu hoả và thanh toán lượng nước sử dụmg thực tế cho đơn vị cấp nước. Định hướng phát triển cấp thoát nước liên quan trực tiếp đến công nghệ xử lý nước và nước thải đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 1929/QĐTTg và QĐ 1930/QĐTTg ngày 20112009 : Mục tiêu về cấp nước
- + Đến năm 2020: Tỷ lệ bao phủ cấp nước đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/người/ngày đêm; các đô thị loại V đạt 70% được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung với tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm; chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định. + Đến năm 2025: Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định. Dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ trong ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định. Như vậy, QLNN về cấp nước sạch đô thị là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong giai đoạn đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng CNHHĐH đất nước. Từ những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển đòi hỏi Nhà nước có những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo hệ thống cấp nước sạch đô thị được hoàn thiện và hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bới vấn đề cấp nước sạch là yếu tố quyết định tới sự phát triển của một quốc gia. Quốc gia muốn phát triển bền vững cần có những chiến lược dài hạn và có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Câu 50: Phân tích nội dung và phương hướng của QLNN về thoát nước thải đô thị Lập quy hoạch thoát nước đô thị, kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống thoát nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đô thị. Quy hoạch chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là quy hoạch thoát nước) là việc xác định các lưu vực thoát nước (nước mưa, nước thải), phân vùng thoát nước thải; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định nguồn tiếp nhận; xác định vị trí, quy mô của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối thoát nước và xử lý nước thải (như trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả).(khoản 19điều 2NĐ 80/2014/NĐCP).
- Quy hoạch thoát nước đô thị là một nội dung của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đô thị tỉnh lỵ (từ loại 3 trở lên) nếu quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị đã được phê duyệt chưa đủ điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và kêu gọi đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước để làm cơ sở triển khai thực hiện. Nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.(khoản 1điều 5 NĐ số 80/2014/NĐCP về thoát nước và xử lý nước thải). Điều 12. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước( NĐ 80/2014/NĐCP) 1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nâng cao độ bao phủ dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ. 2. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt và có sự phối hợp với các địa phương liên quan. 3. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước: a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương; b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Nhà nước quy định phạm vi bảo vệ các quy trình thoát nước và các tiêu chuẩn quy phạm về thoát nước tuân theo các quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2014, luật tài nguyên nước năm 2012, cũng như các tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước đô thị. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng QCVN 01:2014/BXD quy định yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: + Quy hoạch thoát nước mặt phải đảm bảo: Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt phải đảm bảo thoát nước mặt trên toàn khu vực quy hoạch ra các hồ, sông, suối, kênh và hệ thống thủy lợi. Các khu đô thị mới phải sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Cho phép sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng ở các khu đô thị hiện trạng và các khu vực đô thị cải tạo chỉ có hệ thống thóat nước chung. Phải sử dụng các hồ ao hiện có và xây dựng hồ mới để điều tiết nước mặt. => Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước và điều kiện cụ thể của từng khu vực để quy định các biện pháp và phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước cho phù hợp. Chính quyền các đô thị có nhiệm vụ xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước đô thị. Kinh phí chủ yếu để đầu tư dựng hệ thống công trình tiêu thoát nước lấy từ ngân sách của đô thị, có thể kết hợp với các thành phần kinh tế khác và sự đóng góp của nhân dân hay vốn vay, vốn viện trợ từ nuiwcs ngoài… Nhà nước ban hành chế độ quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thoát nước đô thị, lập và lưu trữ hồ sơ công trình tiêu thoát nước bẩn cho đô thị. Nhà nước giao cho các đơn vị khai thác và vận hành hệ thống thoát nước thông qua hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước. hợp đồng quản lý và vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất là 05 năm và dài nhất là 10 nammw.
- Trường hợp muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng thì trước khi kết thúc một năm thì các bên phải tiến hành thương thảo hợp đồng quản lý vận hành và đi đến ký kết. _ Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan ban hành tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về sử dụng nước thải. UBND cấp tỉnh quy định phân cấp quản lý thống nhất các điểm xả; giám sat chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức quản lý và xử lý hệ thống thoát nước trên địa bàn. Nhà nước tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về thoát nước trong đô thị. Thành lập đội thanh tra chuyên ngành nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý những vi phạm về lắp đặt máy nước, đục phá đường ống, dùng nước không đúng hợp đồng, không thanh toán tiền. Trong lĩnh vực thoát nước sẽ tăng cường xử phạt các lỗi lấn chiếm cầu cống, đổ đất rác thải ra sông, ao hồ, đục phá hệ thống cống ngầm. ĐỊNH HƯỚNG: Đến năm 2020: Các đô thị loại III trở lên có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; nâng tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn quy định lên 60%. Tại các đô thị loại IV, loại V và các làng nghề 40% nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định. Đến năm 2025: Các đô thị từ loại IV trở lên có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 70 – 80%, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định. Tại các đô thị loại V, 50% nước thải được xử lý đạt quy chuẩn quy định. Các làng nghề có trạm xử lý tập trung hoặc phân tán, hoạt động thường xuyên, chất lượng nước thải xả ra môi trường đạt quy chuẩn quy định. Tái sử dụng từ 20 – 30% nước thải cho nhu cầu n ước t ưới cây, rửa đường và các nhu cầu khác tại các đô thị, khu công nghiệp.
- Câu 51: Phân tích nội dung chủ yếu của QLNN về cấp điện và chiếu sáng công cộng ở đô thị. Năng lượng được sử dụng chủ yếu hiện nay là điện và khí đốt. Nguồn điện nước ta có: Thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện chạy dầu. Từ nhà máy điện, điện đi theo các đường điện cao áp (500KV, 220 kv, 110kv... ) qua các trạm biến áp, đường dây trung thế, hạ thế xuống đến người sử dụng hiện nay là mạng biến áp 220V. Còn có một số nguồn điện khác. Điện hạt nhân, điện gió phong điện; Hệ thống chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo ánh sáng vào ban đêm. Chiếu sáng công cộng là dạng đầu tư không thu lợi nhưng nhờ nó mà công tác an ninh xã hội đảm bảo, giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng vẻ đẹp, nâng tầm văn hóa. Phạm vi bảo vệ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Quản lý về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện. Công trình chiếu sáng được thiết kế, xây dựng thành một hệ thống độc lập và có phạm vi bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành. Quy định đối với công trình cung cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng. + Trạm biến thế điện đã có, nếu ảnh hưởng đến mỹ quan, giao thông thì chính quyền phải có biện pháp cải tạo hoặc xây dựng mới, thay thế để đảm bảo các yêu cầu an toàn, mỹ quan và phải bố trí đi ngầm tối đa các đường dây. + Dây cấp điện trong đô thị phải được bố trí hợp lý trên nguyên tắc bỏ dây trần chuyển sang dây có bọc cách điện, tiến tới ngầm hoá toàn bộ. + Chiếu sáng công cộng trên đường phố hoặc riêng cho công trình, trên quảng trường, trong công viên phải hợp lý về chức năng, vị trí, thời gian chiếu sáng, độ rọi, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Việc chiếu sáng tại các khu vực, vị trí nêu trên phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Cấm lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người, an toàn và mỹ quan. Những hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng: + Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện khi không có nhiệm vụ. + Trộm cắp, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện. + Sử dụng công trình lưới điện vào những mục đích khác khi chưa có sự thoả thuận với đơn vị quản lý. + Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp; thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện cao áp
- + Lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào công trình lưới điện cao áp. +Trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây điện trên không, trạm điện; để cây đổ vào đường dây điện khi phát quang tuyến. + Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện; quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện; tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa và các phụ kiện khác của cột điện; đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp; đắp đất vi phạm khoảng cách an toàn; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc trâu, bò hoặc gia súc khác. + Nổ mìn, mở mỏ, xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hoá học gây ăn mòn các bộ phận của công trình lưới điện; đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình lưới điện. + Các hành vi vi phạm khác hình thành trong quá trình khai thác, sử dụng Hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống chiếu sáng + Thiết kế, xây dựng chiếu sáng không tuân thủ quy hoạch, thiết kế đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Không tổ chức hoặc tổ chức chiếu sáng không đúng quy định. + Sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng vào mục đích khác. +Trộm cắp, các thiết bị chiếu sỏng. + Sản xuất, nhập khẩu nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng không đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quy định. +Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sỏng không đúng quy định. +Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Câu 52: Phân tích vai trò của quản lý nhà nước đối với sự phát triển, quản lý khai thác, sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị. Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp nàng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm các công trình I tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trinh khác (Điều 3, Luật Xây dựng – 2003). vai trò của quản lý nhà nước đối với sự phát triển, quản lý khai thác, sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 5) Câu 5:
6 p | 3032 | 932
-
Quản lý nhà nước về kinh tế -Chương 1
39 p | 1334 | 652
-
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Phần 3)
6 p | 1996 | 510
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về đô thị - ThS. Nguyễn Viết Định
67 p | 589 | 117
-
Bài giảng: Quản lý Nhà nước về kinh tế - Nguyễn Thị Cúc
50 p | 603 | 115
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về đô thị - TS. Phan Ánh Hè
99 p | 533 | 114
-
Quản lý Nhà nước về đô thị: Tập 2
11 p | 278 | 64
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế: Chương 6 - TS. Đỗ Thị Hải Hà
10 p | 356 | 58
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế: Chương 1 - TS. Đỗ Thị Hải Hà
39 p | 283 | 57
-
Câu hỏi ôn tập Chuyên đề quản lý nhà nước về đô thị
1 p | 316 | 45
-
Chương trình đào tạo cử nhân hành chính chuyên ngành: Quản lý Nhà nước về đô thị
0 p | 272 | 40
-
Kỷ cương trong quản lý nhà nước ở đô thị và giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự: Phần 1
84 p | 190 | 32
-
Kỷ cương trong quản lý nhà nước ở đô thị và giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự: Phần 2
111 p | 135 | 28
-
Một số tác động và sự thích ứng trong quản lý nhà nước ở đô thị tại các nước đang phát triển - ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
5 p | 119 | 13
-
Quản lý nhà nước về đô thị: Phần 1 - PGS. TS. Phạm Kim Giao
46 p | 21 | 6
-
Quản lý nhà nước về đô thị: Phần 2 - PGS. TS. Phạm Kim Giao
102 p | 11 | 5
-
Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch biển
3 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn