Quản trị tài chính 1 - Dư Anh Nguyệt
lượt xem 28
download
Đối tượng lập dự phòng bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển, …), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị tài chính 1 - Dư Anh Nguyệt
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC I) Trình bày nội dung về đối tượng và phương pháp trích lập dự phòng: 1/ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. a, Đối tượng: Đối tượng lập dự phòng bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển, …), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính ho ặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được th ấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được s ản xu ất t ừ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập d ự phòng gi ảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. b, Phương pháp trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Lượng vật tư Giá trị thuần có Mức dự Giá gốc hàng hóa thực tế thể thực hiện phòng giảm hàng tồn tồn kho tại thời x được = - giá vật tư kho theo sổ điểm lập Báo của hàng kế toán hàng hóa tồn kho cáo tài chính Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí ch ế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng t ồn kho ở đ ịa đi ểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. GVHD: TS. Lê Văn Bình 1
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là: giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho t ừng lo ại hàng t ồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn c ứ đ ể hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn b ộ s ản ph ẩm hàng hóa tiêu th ụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng t ồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 2/ Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. a, Đối tượng: Đối tượng lập dự phòng là: các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nh ận c ủa khách nợ v ề s ố tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ ph ải thu theo quy đ ịnh này ph ải xử lý như một khoản tổn thất. Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín d ụng, ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. b, Phương pháp trích lập dự phòng: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. GVHD: TS. Lê Văn Bình 2
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Trong đó: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải th ể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết,… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. 3/ Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. a, Đối tượng: Đối tượng lập dự phòng là: những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác. b, Phương pháp trích lập dự phòng: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu GVHD: TS. Lê Văn Bình 3
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán: Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng. Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung. II) Xác định nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ): 1/ Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái v ật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật ch ất ban đ ầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, ... Nguyên giá tài sản cố định hữu hình : là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài s ản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. a, TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đ ến th ời đi ểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nh ư: lãi ti ền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuy ển, b ốc d ỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực ti ếp ph ải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận GVHD: TS. Lê Văn Bình 4
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy th ử; lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc g ắn li ền v ới quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất ph ải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ h ữu hình là nhà c ửa, v ật ki ến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực ti ếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, v ật ki ến trúc g ắn li ền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng m ới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nh ận là TSCĐ vô hình; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quy ết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định. b, TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ h ữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các kho ản ph ải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thu ế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng s ử d ụng, nh ư: chi phí v ận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy th ử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi v ới một TSCĐ h ữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quy ền sở h ữu một TSCĐ tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. Lưu ý: Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương. Giá trị hợp lý của tài sản cố định: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. c, Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quy ết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nh ưng ch ưa th ực GVHD: TS. Lê Văn Bình 5
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá t ạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành th ực t ế c ủa TSCĐ h ữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy th ử, các chi phí khác tr ực ti ếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình ch ạy th ử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động ho ặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). d, Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo ph ương th ức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy đ ịnh t ại Quy ch ế qu ản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước b ạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đ ưa vào s ử d ụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho s ản ph ẩm, v ườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến th ời điểm đưa vào khai thác, s ử dụng. e, Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực t ế c ủa Hội đ ồng giao nh ận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. f, Tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao g ồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuy ển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật cộng (+) các chi phí liên quan trực ti ếp mà bên nh ận tài s ản ph ải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nh ư chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử… Lưu ý: Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ k ế) c ủa TSCĐ tính đ ến GVHD: TS. Lê Văn Bình 6
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC thời điểm báo cáo. g, Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, c ổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn tho ả thu ận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. 2/ Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật ch ất, th ể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, ... Nguyên giá tài sản cố định vô hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến th ời điểm đ ưa tài s ản đó vào sử dụng theo dự tính. a, TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm). b, Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi v ới một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị h ợp lý c ủa TSCĐ vô hình nh ận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các kho ản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các kho ản thu ế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan tr ực ti ếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. GVHD: TS. Lê Văn Bình 7
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi v ới m ột TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quy ền sở h ữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. c, Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được t ặng, đ ược đi ều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị h ợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến vi ệc đ ưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên s ổ sách k ế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định. d, Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hi ệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đo ạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. e, TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác đ ịnh là toàn b ộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quy ền sử dụng đất nhận góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất: Tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể: Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho c ả th ời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. GVHD: TS. Lê Văn Bình 8
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. f, TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quy ền tác gi ả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. g, Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có th ể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích h ợp bán dẫn theo quy đ ịnh c ủa pháp luật về sở hữu trí tuệ. 3/ Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính: Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời h ạn thuê, bên thuê đ ược quy ền l ựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thu ận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất ph ải tương đương với giá tr ị c ủa tài s ản đó t ại thời điểm ký hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hi ện tại c ủa kho ản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao h ơn giá tr ị hi ện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) v ới các chi phí tr ực ti ếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. GVHD: TS. Lê Văn Bình 9
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: a, Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp: Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở h ữu doanh nghi ệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhi ệm h ữu hạn. Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. b, Đầu tư nâng cấp TSCĐ. c, Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các b ộ ph ận này đ ược qu ản lý theo tiêu chuẩn của một TSCĐ hữu hình. Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn l ại trên s ổ k ế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và ti ến hành h ạch toán theo quy định. III) Phương pháp tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, trích lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: 1/ Phương pháp tính thuế Thu nhập doanh nghiệp: a, Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN Thu nhập Thuế suất = x phải nộp tính thuế thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp nêu có trích Quỹ phát triển Khoa học và công ́ nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN Thuế suất Thu nhập Phần trích lập quỹ =( - )x tính thuế KH&CN phải nộp thuế TNDN GVHD: TS. Lê Văn Bình 10
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghi ệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá s ố thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nh ập doanh nghiệp. b, Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường h ợp doanh nghi ệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, gi ải th ể, phá s ản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. c, Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải th ể, phá s ản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó ( đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở h ữu, hợp nh ất, sáp nh ập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nh ập doanh nghi ệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. d, Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thu ộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế thu nh ập doanh nghi ệp (n ếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nh ưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai n ộp thu ế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: Đối với dịch vụ: 5% Đối với kinh doanh hàng hoá: 1% GVHD: TS. Lê Văn Bình 11
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Đối với hoạt động khác: 2% e, Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thu ế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Vi ệt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nh ập ch ịu thu ế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì ph ải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam. 2/ Trích lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: a, Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thu ế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hang năm , ̀ nêu doanh nghiêp có trich lâp Quỹ phat triên Khoa hoc và công nghệ thì doanh ́ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ nghiêp phai lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ ̣ ̉ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vao tờ khai quyêt toan thuê ́ thu nh ập ̀ ́ ́ doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. b, Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp Ngân sách Nhà nước phần thuế Thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh t ừ s ố thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không s ử d ụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp d ụng t ại th ời đi ểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm. GVHD: TS. Lê Văn Bình 12
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Ví dụ: Công ty A năm 2009 xác định mức trích lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ là 10% trên thu nhập tính thuế và công ty có trích l ập Quỹ khoa học và công nghệ từ năm 2009 đến năm 2013. Đầu năm 2014, khi lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2013, Công ty lập Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ sau 5 năm căn cứ theo Báo cáo trích, sử dụng Quỹ hàng năm như sau: Mức trích lập quỹ năm 2009 là 2 tỷ đồng. Đến hết năm 2013 , Công ty mới sử dụng cho nghiên cứu khoa học là 1,2 tỷ đồng. Trường hợp này Công ty chỉ sử dụng 60% quỹ đã trích (1,2/2 x 100), Công ty bị truy thu thuế và xử phạt như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% qu ỹ (giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian trích l ập Qu ỹ là 25%): (2 tỷ - 1,2 tỷ) x 25% = 200 triệu đồng Lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% quỹ (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là 12%): 200 triệu x 12% x 2 năm = 48 triệu đồng Các năm sau năm 2009 mức trích lập và sử dụng quỹ KH &CN được tính theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước nêu trên. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là mức lãi tinh theo tỷ lệ phạt ch ậm nộp theo quy đ ịnh c ủa Lu ật qu ản lý ́ thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích l ập qu ỹ đ ến khi hồi. thu Ngày thu hồi là ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên b ản (tr ừ trường hợp không phải lập biên bản). Việc xác định thời điểm trích quỹ của số tiền sử dụng sai mục đích làm căn cứ tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên ph ần qu ỹ s ử d ụng sai m ục đích theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước. Ví dụ: Công ty B trích lập Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ như sau: Kỳ tính thuế năm 2009 trích 200 triệu, năm 2010 trích 300 tri ệu, năm 2011 trích 300 triệu, năm 2012 trích 500 triệu, năm 2013 trích 700 tri ệu. Năm 2010, Công ty sử dụng 200 triệu từ Quỹ KH &CN, trong đó có 40 triệu sử dụng sai GVHD: TS. Lê Văn Bình 13
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC mục đích. Hàng năm, Công ty lập Báo cáo trích, s ử d ụng Qu ỹ KH &CN. Đến ngày 05/5/2011, qua kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện năm 2010 Công ty s ử dụng 40 triệu từ Quỹ KHCN sai mục đích và lập biên b ản x ử ph ạt. Lãi ph ạt nộp chậm theo quy định hiện hành của Luật quản lý thuế là 0,05%/ngày. Trường hợp 1: Năm 2009, Công ty sử dụng 150 triệu cho đề án KHCN thì: Số tiền 40 triệu sử dụng sai được xác định là từ tiền trích Quỹ của kỳ tính thuế năm 2009. Số thuế TNDN bị truy thu do sử dụng không đúng mục đích: 40 triệu đồng x 25% = 10 triệu đồng Số ngày tính phạt chậm nộp: từ ngày 01/4/2010 đến hết ngày 05/5/2011: 400 ngày. Lãi phạt nộp chậm: 10 triệu x 0,05% /ngày x 400 ngày = 2 triệu đồng Trường hợp 2: Năm 2009, Công ty sử dụng 200 triệu cho đề án KHCN thì: Số tiền 40 triệu sử dụng sai được xác định là từ tiền trích Quỹ của kỳ tính thuế năm 2010. Số thuế TNDN bị truy thu do sử dụng không đúng mục đích: 40 triệu đồng x 25% = 10 triệu đồng Số ngày tính phạt chậm nộp: từ ngày 01/4/2011 đến hết ngày 05/5/2011: 35 ngày. Lãi phạt nộp chậm: 10 triệu đồng x 0,05%/ngày x 35 ngày = 175.000 đồng c, Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. d, Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nh ập chịu thuế trong kỳ tính thuế. e, Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở h ữu, h ợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình th ức s ở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, s ử dụng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập. GVHD: TS. Lê Văn Bình 14
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách đ ược k ế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với c ơ quan thuế. 3/ Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: 1. Trừ cac khoan chi nêu tai Khoan 2 Muc nay, doanh nghiêp được trừ moi khoan ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ̉ chi nêu đap ứng đủ các điêu kiên sau: ́ ́ ̀ ̣ 1.1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt đ ộng s ản xu ất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 2. Cac khoan chi không được trừ khi xac đinh thu nhâp chiu thuế bao gôm: ́ ̉ ̣́ ̣ ̣ ̀ 2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoan 1 Muc nay, ̉ ̣ ̀ trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất kh ả kháng khác không được bồi thường. Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường h ợp bất kh ả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn th ất trừ ph ần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật. 2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau: a, Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay qu ần áo, nhà v ệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy ngh ề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích kh ấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. GVHD: TS. Lê Văn Bình 15
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC b, Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ ch ứng minh đ ược thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính). c, Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, h ạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản c ố định và hạch toán kế toán hiện hành. d, Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố đ ịnh. Tr ường h ợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công ngh ệ đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích kh ấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định. Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài s ản c ố đ ịnh mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao. Hàng năm , doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy đ ịnh hi ện hành c ủa Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích kh ấu hao tài s ản c ố đ ịnh kể cả trường hợp khấu hao nhanh. Trong thời gian hoạt động s ản xu ất, kinh doanh, doanh nghiệp có thay đổi mức trích khấu hao nhưng vẫn nằm trong mức quy định thì doanh nghiệp được điều chỉnh lại mức trích kh ấu hao nhưng thời hạn cuối cùng của việc điều chỉnh là th ời h ạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trích khấu hao. Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài s ản khác không đ ủ tiêu chu ẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, h ợp nh ất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xu ất đ ể hình thành nên tài sản đó. e, Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ GVHD: TS. Lê Văn Bình 16
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); ph ần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghi ệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn. Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân d ụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích kh ấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch. g, Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị. h, Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính kh ấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần di ện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghi ệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau : Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài s ản c ố định. GVHD: TS. Lê Văn Bình 17
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý h ợp đồng, quy ết toán giá tr ị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp. Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. 2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý. Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản ph ẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều ch ỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời h ạn cu ối cùng c ủa vi ệc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là th ời h ạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường h ợp m ột s ố nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành đ ịnh m ức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 130/2008/TT- BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp d ịch v ụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản c ủa ng ười s ản xu ất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, n ứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản ph ẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực ti ếp bán ra; mua ph ế li ệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh. Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại di ện theo pháp lu ật ho ặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp GVHD: TS. Lê Văn Bình 18
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì c ơ quan thu ế căn c ứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên th ị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nh ập chịu thuế. 2.5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau: a, Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đ ơn, ch ứng t ừ theo quy định của pháp luật. b, Các khoản tiền thưởng cho người lao động không mang tính ch ất ti ền lương, các khoản tiền thưởng không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. c, Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm th ực t ế ch ưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. d, Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trach ́ nhiêm hữu han 1 thanh viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các ̣ ̣ ̀ sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, h ội đồng qu ản tr ị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đ ơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm. 2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy ch ế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghi ệm thu sáng kiến, cải tiến. 2.8. Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. 2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Lu ật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong n ước và GVHD: TS. Lê Văn Bình 19
- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1 Dư Anh Nguyệt – B16QTC nước ngoài (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 l ần m ức quy đ ịnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên ch ức Nhà nước. 2.10. Các khoản chi sau không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoăc ̣ mức chi vượt quá quy định. a, Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí đ ược tr ừ bao gồm: Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh ngh ề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên. Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con l ần th ứ nh ất hoặc l ần thứ hai. Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường h ợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương bằng sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ. b, Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ v ề nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định. 2.11. Phần trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượt mức quy định. Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của hiệp hội. GVHD: TS. Lê Văn Bình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm Quản trị tài chính 1
9 p | 702 | 112
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
33 p | 346 | 98
-
Đề thi môn: Quản trị tài chính 1 - Học kỳ 3 (Năm học 2012 - 2013)
7 p | 512 | 84
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - PGS,TS. Nguyễn Quang Thu
15 p | 525 | 83
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - GV. Đào Thị Thương
64 p | 350 | 71
-
Đề thi kết thúc học phần (Thi lần 1) môn: Quản trị tài chính doanh nghiệp 1
2 p | 661 | 49
-
Bài giảng môn Quản trị tài chính: Phần 1 - TS. Đoàn Gia Dũng
96 p | 161 | 45
-
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Văn Tuấn (ĐH Đà Lạt)
76 p | 179 | 44
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuận
24 p | 246 | 39
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp - Chương 1 Tổng quan quản trị tài chính doanh nghiệp
15 p | 154 | 23
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp xây dựng: Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
16 p | 163 | 21
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
10 p | 191 | 17
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thúy Anh
63 p | 178 | 14
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Ths. Nguyễn Như Ánh
29 p | 147 | 13
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
26 p | 127 | 12
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
28 p | 68 | 8
-
Bài giảng Bài 1: Tổng quan về quản trị tài chính
33 p | 101 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 1 - Trần Nguyễn Minh Hải
134 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn