Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 4,5,6
lượt xem 18
download
Định nghĩa Cách tính chủ vận Chủ bệnh của chủ vận Sự khác nhau giữa chủ khí và chủ vận Bài 5: Khách khí Định nghĩa Khí tư thiên và Khí tại tuyền Tả, hữu gian khí Quan hệ giữa khách khí và chủ khí Chủ bệnh của khách khí Bài 6: Khách vận Định nghĩa Cách tính khách vận thái quá và bất cập Cách tính các bước khách vận trong năm Chủ bệnh của khách vận
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 4,5,6
- Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí
- Phần I: Quy luật thời khí Bài 4: Chủ vận Định nghĩa Cách tính chủ vận Chủ bệnh của chủ vận Sự khác nhau giữa chủ khí và chủ vận Bài 5: Khách khí Định nghĩa Khí tư thiên và Khí tại tuyền Tả, hữu gian khí Quan hệ giữa khách khí và chủ khí Chủ bệnh của khách khí Bài 6: Khách vận Định nghĩa Cách tính khách vận thái quá và bất cập Cách tính các bước khách vận trong năm Chủ bệnh của khách vận
- BÀI 4: CHỦ VẬN I. ĐỊNH NGHĨA: Chủ vận cũng giống nh¬ư chủ khí về tính chất khí hậu đều đặn hàng năm, diễn biến theo mùa, năm nào cũng thế, như¬ng khác với chủ khí về số bước và cách chia bước vận. II. CÁCH TÍNH CHỦ VẬN: Chủ vận mỗi năm chia ra làm 5 bước, mỗi bước bằng 73 ngày 5 khắc (73,05 ngày), thứ tự của 5 bước vận là sơ vận, nhị vận, tam vận, tứ vận, chung vận. Mỗi bước vận lại ứng với một hành, thứ tự các hành là: Mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Sơ vận mộc bắt đầu từ tiết Đại hàn, nhị vận hoả, tam vận thổ, tứ vận kim, chung vận thuỷ. Thứ tự thời gian của các bước chủ vận nh¬ư sau: - Mộc vận, bắt đầu từ tiết Đại hàn đến hết 73,05 ngày. Hoả vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 73,05 ngày đến hết 146, 10 ngày. - Thổ vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 146, 10 ngày đến hết 21 9, 15 ngày. - Kim vận, bắt đầu từ sau tiết Đại hàn 219, 15 ngày đến hết 292,20 ngày. - Thổ vận, bắt đầu từ sau liệt Đại hàn 292,20 ngày đến hết 365,25 ngày. Nếu tính theo ngày tháng dương lịch thì đại ¬ước là: - Mộc vận, từ 20 tháng 1 đến khoảng 2 tháng 4, có thể + hoặc - 1 ngày. Hoả vận, từ khoảng 2 tháng 4 đến khoảng 14 tháng 6, có thể + hoặc - 1 ngày. Thổ vận, từ khoảng 15 tháng 6 đến khoảng 26 tháng 8, có thể + hoặc - 1 ngày. - Kim vận, từ khoảng 27 tháng 8 đến khoảng 7 tháng 11 , có thể + hoặc - 1 ngày. Thổ vận, từ khoảng 8 tháng 1 1 đến khoảng 19 tháng 1 năm sau. III. CHỦ BỆNH CỦA CHỦ VẬN:
- Chủ bệnh của mỗi bước vận trong chủ vận là tạng phủ tương ứng với hành của vận. Mộc vận ứng với bệnh của tạng phủ can, đảm và các tổ chức, khí quan hữu quan. Hoả vận ứng với bệnh của tạng phủ tâm, tiểu trường và các tổ chức, khí quan hữu quan. Thuỷ vận ứng với bệnh của lạng phủ tỳ, vị và các lỗ chức, khí quan hữu quan. Kim vận ứng với bệnh của tạng phủ phế, đại trường và các tổ chức, khí quan hữu quan. Thuỷ Vận ứng với bệnh của tạng phủ thận, bàng quang và các tổ chức khí quan hữu quan. IV SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHU KHÍ VÀ CHỦ VẬN: Khác nhau về số bước, chủ khí có 6 bước, chủ vận có 5 bước, do đó mỗi loại ở một bước có số ngày khác nhau. Khác nhau về chủ bệnh, chủ khí gây bệnh ở kinh lạc, chủ vận gây bệnh ở tạng phủ. BÀI 5: KHÁCH KHÍ I. ĐỊNH NGHĨA: Khách khí là khí hậu khác lạ xen kẽ với chủ khí ở các bước chủ khí của cả năm, làm cho khí hậu bình thư¬ờng các năm có sự khác nhau giữa năm này với năm khác, do đó vạn vật và con người cũng có những biến hoá khác nhau. II. KHÁCH KHÍ CỦA MỖI NĂM BAO GỒM CÁC BƯỚC KHÍ:
- 1. Khí tư thiên và Khí tại tuyền: Khách Khí tư thiên (khí chủ về giữa mùa hạ hàng năm). Khí tại tuyền (khí chủ về giữa mùa đông hàng năm). 2. Tả hữu gian khí: Hữu gian khí của Khí tư thiên (khí chủ về giữa mùa xuân đến đầu hạ hàng năm). Tả gian khí của Khí tư thiên (khí chủ về cuối hạ đến giữa thu hàng năm). Hữu gian khí của Khí tại tuyền (khí chủ về giữa mùa thu đến đầu đông hàng năm). Tả gian khí của Khí tại tuyền (khí chủ về cuối đông đến giữa xuân h àng năm). Tả, hữu gian khí là quãng đệm giữa Khí tư thiên và Khí tại tuyền khi mô tả vận hành của các bước khi theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ. III. QUAN HỆ GIỮA KHÁCH KHÍ VÀ CHỦ KHÍ: Khí tư thiên ở vào tam khí chúa chủ khí hàng năm. Khí tại tuyền ở vào chung khí của chủ khí hàng năm. Đứng tại Khí tư thiên, nhìn về Khí tại tuyền thì thấy: - Hữu gian khí của Khí tư thiên ở vào nhị khí của chủ khí hàng năm. - Tả gian khí của Khí tư thiên ở vào tứ khí của chủ khí hàng năm. Đứng Khí tại tuyền, nhìn về Khí tư thiên thì thấy: - Hữu gian khí của Khí tại tuyền ở vào ngũ khí của chủ khí hàng năm. - Tả gian khí của Khí tại tuyền ở vào sơ khí của chủ khí năm sau.
- Hình 1 : Quan hệ giữa các bước khách khí và các bước chủ khí Ghi chú : - Vòng ngoài là 6 bước khách khí. - Vòng trong là 6 bước chủ khí. - Chủ khí của năm bắt đầu từ sơ khí, từ tiết Đại hàn. Khách Khí tính theo hai nửa, Thượng bán niên và hạ bán niên. IV. CHỦ BỆNH CỦA KHÁCH KHÍ: Chủ bệnh của khách Khí theo tên là hành của khí và kinh lạc, táng phủ tương ứng với nó. Do khách khí là khí khác lạ xen kẽ vào trong các bước của chủ khí, cho nên khi nó mạnh th¬ường gây thành bệnh dịch. Theo Trung y khái luận, trong thiên Chí chân yếu đại luận sách "Tố Vấn" nói: "Năm thiếu âm tư thiên nhiệt tà vượng thịnh... người ta phần nhiều bị các chứng trong ngực phiền nóng, cổ khô, sườn bên phải đầy tức, ngoài da đau nhức, nóng rét, ho suyễn thổ ra huyết, ỉa ra máu, chảy máu cam. Những bệnh chứng kể trên trong đó là có liên quan đến những tạng tâm, phế, can. Lại nói năm dương minh tại tuyền thì tạo Khí thịnh v¬ượng, người ta thư¬ờng bị các chứng mửa khan, mửa ra đắng, hay thở dài, tim, sườn đau không tráo trở được, nặng hơn thì cổ khô, mặt bẩn, người không tiên nhuận; ngoài bàn chân nóng, những chứng
- tạng kể trên có liên quan đến các tạng phế, can... Bảng 10: Bảng tính các bước khách khí của 6 năm. Các bước của chủ khí Các nhị khí Tứ khí thái Ngũ khí Sơ khí năm Tam khí Chung khí bước thiếu âm thiếu dương sau quyết âm âm 22/7 - thái dương dương 22/3 - 20/9 minh 21/9 khí 21/5 22/5 - - 21/11 22/11 - 21/5 20/1 Các bước của khách khí Niên chi Thượng bán niên Hữu gian Khí tư Tả gian khí Hữu gian Khí tại Tả gian khí tuyền khí thiên khí Quyết âm Thiếu âm Thiếu Dương Thái dương Tý, Thái âm Ngọ dương minh Sửu, Thiếu âm Thiếu dương Dương Quyết âm Thái âm Thái dương Mùi minh
- Dần, Thiếu Dương minh Quyết âm Thiếu âm Thái âm Thái dương dương Thân Thiếu Dương Thái dương Quyết âm Thiếu âm Mão, Thái âm Dậu dương minh Dương Quyết âm Thiếu âm Thiếu dương Thìn, Thái Thái âm Tuất dương minh Tỵ, Hợi Quyết âm Thiếu âm Thiếu Dương minh Thái Thái âm dương dương BÀI 6: KHÁCH VẬN I. ĐỊNH NGHĨA: Khách vận là khí hậu khác lạ xen kẽ với khí hậu đều đặn của hàng năm ở các mùa tinh theo vận. Khách vận được căn cứ vào Đại vận của niên can mà định. Trước hết, Đại vận phải qua biến đổi của năm can là âm hay dương, gọi là thái quá hay bất cập, sau đó mới được dùng làm khách vận ứng với sơ vận của mỗi năm. II. CÁCH TÍNH KHÁCH VẬN : Thái quá và bất cập. Chuyển đổi Đại vận thành vận thái quá hoặc bất cập:
- Đại vận: Giáp, Kỷ = Thổ; Ất, Canh = Kim; Đinh, Nhâm =Mộc ; Mậu, Quý : Hoả; Bính, Tân = Thuỷ; Vận thái quá là những năm dương can, thái quá thì bản khí lưu hành cho nên: Giáp : Thổ; Bính = Thuỷ; Mậu = Hoả, Canh = Kim, Nhâm = Mộc. Vận bất cập là những năm âm can, bất cập thì khí khắc nó lưu hành cho nên: Ất-hoả, Đinh=kim, Kỷ = Mộc, Tân = Thổ, Quý=Thuỷ. III. CÁC TÍNH CÁC BƯỚC KHÁCH VẬN TRONG CÁC NĂM: Tính các bước khách vận trong năm của các năm khác nhau căn cứ vào vận thái quá hay bất cập, lấy tên khí lưu hành làm tên của sơ vận năm đó, các bước vận trong năm kế tiếp nhau theo thứ tự ngũ hành tương sinh Ví dụ, năm Giáp, khí lưu hành là Thổ, cho nên các bước khách vận trong năm là sơ vận = Thổ, nhị vận = Kim, tam vận : Thuỷ, tứ vận = Mộc, chung vận = Hoả. Các năm khác cũng theo lệ này. Dưới đây là các bảng về khách vận; bảng 11 , 12. Bảng 11 : Bảng vận thái quá, bất cập và tên khí lưu hành. Niên can Khí ở Đại vận Âm dương Khí lưu hành của niên can
- Thổ Dương (tq) Thổ Thổ Giáp Ất Ho ả Ho ả Kim âm (bc) Thuỷ Dương (tq) Thuỷ Thuỷ Bính Đinh Mộc âm (bc) Kim Kim Mậu Ho ả Dương (tq) Ho ả Ho ả Kỷ Thổ Mộc Mộc âm (bc) Dương (tq) Canh Kim Kim Kim Thuỷ Thổ Thổ Tân âm (bc) Mộc Dương (tq) Mộc Mộc Nhâm Ho ả Thuỷ Thuỷ Quý âm (bc) Bảng 12 : Bảng khách vận ở các bước vận trong năm
- Niên can Nhị vận Tam vận Tứ vận Chung Sơ vận vận 20 - 1, 3 - 4, 15 - 6, 27 - 8, 8 - 11, 2 -4 ± 1 14 - 6 ± 26 - 8 ± 1 7 - 11 ± 1 1 19 - 1 Thổ Thuỷ Mộc Ho ả Giáp Kim ất Ho ả Thổ Thuỷ Mộc Kim Thuỷ Mộc Ho ả Thổ bính Kim Đinh Thuỷ Mộc Ho ả Thổ Kim Mậu Ho ả Thổ Thuỷ Mộc Kim Kỷ Mộc Ho ả Thổ Thuỷ Kim Thuỷ Mộc Ho ả Thổ Canh Kim Thổ Thuỷ Mộc Ho ả Tân Kim Mộc Ho ả Thổ Thuỷ Nhâm Kim
- Thuỷ Mộc Ho ả Thổ Quý Kim IV CHỦ BỆNH CỦA KHÁCH VẬN: Chủ bệnh của khách vận theo tên hành của vận ứng với hành của tạng phủ. Theo Trung y khái luận thì : "Như¬ năm Đinh năm Nhâm đều thuộc vận mộc, Đinh là Mộc vận bất cập Nhâm là mộc vận thái quá Mộc vận bất cập thì táo khí lưu hành (v¬ượng thịnh); mộc thái quá thì phong khí lưu hành (vượng thịnh), vì thế tính chất ảnh hưởng đến con người khi phát bệnh thì đều có khác nhau. Thiên Khí giao biến đại luận sách Tố vấn nói: "Năm mộc khí bất cập thì táo khí sẽ thịnh v¬ượng... người ta phần nhiều bị chứng trung khí h¬ư hàn, sườn và sư¬ờn cụt đau nhức, bụng dưới đau, trong bụng sôi, đại tiện nhão sột sệt...nóng rét... ho mà tịt mũi". Những chứng trạng chép trong đó là có liên quan đến 3 tạng, nh¬ các chứng trung khí hư¬ hàn, sôi bụng, nhão sột sệt là thuộc tỳ; sườn và sườn cụt đau, bụng dưới đau là thuộc can; nóng rét, ho, tịt mũi là thuộc phế. Lại nói: "năm mộc thái quá, phong khí sẽ vượng thịnh, người ta bị đại tiện sống phân (tả vì tiêu hoá không tốt), ăn uống giảm sút, chân tay mình mẩy nặng nề yếu đuối phiền muộn uất ức, sôi bụng, bụng đầy trướng... nặng thời hay giận dữ, sinh các bệnh ở đầu nh¬ư đầu choáng mắt hoa... sườn đau nhức, nôn mửa không chỉ"... Trong đó, các chứng tiết tả ăn kém, mình nặng, phiền muộn, sôi ruột, đầy bụng, mửa nhiều là thuộc tỳ, vị; các chứng nóng ở trong, giận dữ, chóng mặt, choáng đầu, đau cạnh sườn là bệnh thuộc can"... Để nói rõ một cách khái quát về chủ bệnh của lục khí, ngũ vận, sách Trung y khái
- luận viết: "Căn cứ vào thiên Khí giao biến đại luận, và thiên Chí chân yếu đại luận trong Nội Kinh có chép, bất luận ngũ vận biến hoá hay lục khí biến hoá đều có thể gây bệnh cho người ta, nh¬ưng đem quan hệ giữa khí hậu biến hoá với bệnh tật mà xét thì quy luật cơ bản là nhất trí, chủ yếu là nói những bệnh tật vì khí hậu khắc với lạng khí mà gây nên, thứ hai là nói những bệnh vì khí hậu ảnh hưởng đến tạng thuộc với khí ấy mà phát ra, thứ ba nữa còn ảnh hưởng kinh mạch và quan hệ biểu lý giữa các tạng phủ mà phát bệnh v.v... Tóm lại, vì thuộc tính của nguyên nhân bệnh không giống nhau và thể chất của người ta cũng khác nhau, nên tạng phủ bị bệnh và chứng trạng hiện ra cũng khác nhau...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 1,2,3
17 p | 195 | 27
-
Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - BÀI 9: CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ
20 p | 152 | 24
-
Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 10 : BÁT CƯƠNG BIỆN CHỨNG
17 p | 151 | 20
-
Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 7,8
10 p | 116 | 19
-
Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - TÀI LIỆU CẦN ĐỌC THÊM
10 p | 129 | 13
-
TRÍ NHỚ CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI
4 p | 95 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn