intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình canh tác lúa cải tiến SRI

Chia sẻ: Do Duc Man | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

145
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intenfisication – SRI) đã được nghiên cứu, triển khai thành công ở 40 nước trên thế giới. SRI được coi là một phương pháp tiếp cận theo hướng nông nghiệp sinh thái. SRI có nhiều ưu thế vượt trội so với phương pháp canh tác thông thường. Bài viết sau đây trình bày quy trình canh tác lúa cải tiến SRI một cách chi tiết giúp bà con nông dân, và những aai quan tâm đến vấn đề trên canh tác lúa cải tiến SRI hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình canh tác lúa cải tiến SRI

  1.                         QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN SRI  A  ­ X   Ử LÝ HẠT GIỐNG:  Xử lý hạt thóc giống trước khi gieo mạ nhằm loại bỏ hết các tác nhân gây  nên một số bệnh hại như bệnh lúa von, bệnh khô vằn, bệnh lở cổ rễ… được lây   truyền từ vỏ hạt giống sang mầm mạ và trên cây lúa sau này. Bên cạnh đó là bảo  vệ được cây lúa giai đoạn mạ trước sự tấn công của các đối tượng chích hút như:  Rầy nâu, rầy lưng trắng; và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… Dưới đây là một số  phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém. 1./ Xử lý bằng nước muối 15%: ­ Bước 1: Pha dung dịch nước muối loãng (khoảng 1,5kg muối pha với 10   lít nước. Dung dịch đạt yêu cầu là khi thả  1 quả trứng gà vào thấy quả  trứng nổi lập lờ. ­ Bước 2: Đổ  thóc giống vào dung dịch nước muối loãng đã pha, khuấy  đều (cứ  một thể  tích thóc cần 3 thể  tích nước). Sau đó vớt bỏ  toàn bộ  phần hạt nổi, kể cả hạt lập lờ. Dung dịch muối sau khi xử lý lần 1 được   dùng lại và cân đối nồng độ  dung dịch bằng cách thêm 5% tổng lượng  muối ban đầu. ­ Bước 3: Vớt toàn bộ hạt chìm – là những hạt đạt tiêu chuẩn và đãi sạch  lượng muối còn tồn dư. Sau đó đem ngâm ủ bình thường. 2./ Xử lý bằng nước nóng 540C:  Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (2 lạnh 3 sôi), cứ  1thể tích thóc   cần 3 – 5 thể tích nước, khuấy đều trong vòng 3 – 5 phút. Sau đó vớt thóc ra và  tiến hành ngâm ủ bình thường. 3./ Xử lý bằng nước vôi trong: Xử lý bằng nước vôi trong (2­3%): Dùng 200­300g vôi cục hoặc 400 – 500g   vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15­20 phút rồi lọc lấy 6­7 lít   nước vôi trong để ngâm cho 6­7 kg thóc giống trong thời gian từ 10­12 giờ sau đó  vớt thóc ra đãi sạch, tiếp tục ngâm  ủ  bình thường. Căn cứ  vào lượng thóc giống  cần gieo để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp.  B – LÀM ĐẤT: Khâu làm đất không đòi hỏi những bước phức tạp khác với tập quán của  nông dân. Tuy vậy, đây cũng là một khâu cần chuẩn bị  tốt để  tạo điều kiện cho  cây lúa phát triển tốt nhất. ­ Ruộng cần  được san phẳng đảm bảo trên ruộng không có những chỗ  đọng nước lớn. ­ Cây bừa kỹ, bùn nhuyễn, toàn bộ phân chuồng hoai mục hoặc phân gà và   phân lân phải được cầy vùi trước khi gieo, cấy.  1
  2. ­ Hệ thống rãnh thoát nước: Yêu cầu của phương pháp SRI là ruộng chỉ cần   duy trì đủ độ ẩm thích hợp, ruộng không cần ngập nước. Do đó cần tạo hệ thống   rãnh thoát nước xung quanh ruộng, và giữa ruộng. (Những ruộng có diện tích lớn   >= 1000m2, nên làm rãnh xung quanh ruộng và 2 – 3 rãnh thoát nước trong ruộng.).  Rãnh thoát nước nên làm rộng 25 cm, sâu 25 cm. C – GIEO VÃI, LÀM MẠ: I. Đối với những ruộng sử dụng kỹ thuật gieo vãi: * Lượng giống: ­ Đối với lúa thuần: 5 – 8 kg/1000m2. * Kỹ thuật gieo vãi:  ­ Chia lượng giống thành 3 phần để  hạt giống được phân bố  đều trên mặt   ruộng. + Lần 1: Gieo với lượng 60% lượng giống. + Lần 2: Bổ sung 20% lượng giống khắp mặt ruộng + Lần 3: Gieo toàn bộ  lượng giống còn lại vào một góc ruộng, đề  phòng   mạ sau khi gieo bị dịch hại cắn phá. ­ Ruộng sau khi gieo song cần được thường xuyên giữ ẩm. ­ Sau gieo 1 – 3 ngày tiến hành phun thuốc trừ cỏ. ­ Sau 5 – 7 ngày tiến hành cho nước vào ruộng (nước láng mặt ruộng). II – Đối với những ruộng sử dụng kỹ thuật cấy: Đối với những ruộng sử dụng kỹ thuật cấy nên tiến hành làm mạ sân. * Phương pháp làm mạ sân: ­ Chuẩn bị: Để cấy cho 1000m2 + Cần 8 – 10m2 mạ. + Lượng giống: 5 ­ 8 kg 1. Chuẩn bị:  +   Nên lấy bùn  ở  ruộng lúa hoặc có thể  lấy đất để   ải mặt ruộng, bùn  ở  mương máng nước chảy thường xuyên. Không nên lấy bùn ở những nơi yếm khí  như bùn ao. + Chuẩn bị 1 – 2 kg lân supe gieo mạ cho 1000 m2 ruộng cấy, ½ lượng lân  dùng   để   ngâm   tưới   cho   mạ,   ½   lượng   lân   trộn   vào   bùn   gieo   mạ.   +   Chuẩn   bị   1   vài   thúng   xỉ   than   bùn,   hay   bánh   xỉ   lò   gạch,   hoặc   trấu.   + Mua nilon khổ 0,8m đúp, rọc ra khổ 1,6m, chỉ làm mạ  khổ  1,2m là vừa.  + Chuẩn bị  tre que khung cắm để  che chắn rét cho mạ, khổ  tre làm khung  dài 1,4 – 1,5m, che cao trên mặt luống mạ 30­35 cm, không che sát mặt luống mạ,  không che quá cao.  2. Làm bùn:  2
  3. Trước gieo 1/2 – 1 ngày, trộn đều lân với bùn + trấu sạch (tỷ lệ 1 trấu + 5   bùn), hoặc 1 xỉ  than đập nhỏ  + với 5 bùn san đều, chiều rộng luống  mạ  1,2m,  chiều dài tuỳ ; dầy bùn khoảng 2 cm (1 đốt tay trỏ), diện tích bùn 8 – 10 m 2, gieo  lượng 4 – 6 kg giống để  cấy cho 1000m2  . (Không lót phân bắc, phân chuồng,  không lót đạm, hay Kaly). Nếu gieo trên nền sân gạch, sân bê tông, thì không cần  lót, nếu gieo trên nền đất, san phẳng nền tưới no nước, nên lót bao xác rắn ráo  nước, hay lót nilon đã chọc thủng lỗ để dễ thoát nước, khi đưa mạ đi cấy dễ hơn.   Chờ khi bùn đã se mặt mới gieo mạ, rắc nhẹ tay cho mầm gửi trên mặt bùn, gieo   nhiều lần cho đều, sau đó đậy nilon 2 ngày 2 đêm cho mạ ngồi mũi chông, rồi lấy  xỉ than đập nhỏ rắc kín hạt thóc. (trong điều kiện thời tiết vụ ĐX rét 
  4. ­ Mật độ tỉa dặm: Tuỳ theo chất đất, điều kiện canh tác, sứ  đồng mà dặm   tỉa các mật độ cho hợp lý, dặm ở nhiều mật độ khác nhau để đánh giá: Dưới đây   là các mức mật độ đã được thử nghiệm cho năng suất cao nhất đối với các giống  lúa thuần:  90 – 100 khóm/m2; 100 – 110 khóm/m2; 130 – 140 khóm/m2 so với đối  chứng của nông dân là > 180 – 220 khóm/m2. ­ Mỗi khu đồng nên tiến hành đồng loạt ở ba mức mật độ khác nhau để tìm   ra mật độ thích hợp nhất. ­ Trên mỗi ruộng nên chia thành các băng nhỏ, xung quanh có rãnh thoát  nước để tiện cho việc điều tiết nước. II./ Cấy:  ­ Khi cây mạ được 2 – 2,5 lá tiến hành xúc mạ đi cấy.  ­ Việc cấy nhanh ngay sau khi nhổ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cấy từng   cây một, nhẹ nhàng, cấy nông tay (1,5 – 2cm) ­ Cấy theo ô mắt sàng để mọi cây lúa có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,   tăng cường hiệu quả quang hợp. ­ Mật độ  cấy cần căn cứ  vào chất lượng đất trồng, điều kiện canh tác mà  điều chỉnh ở mức 20, 25, 30, 36, 42 khóm/m2. Nếu chất đất tốt, nhiều mùn có thể  tiến hành mật độ thưa hơn. E – BÓN PHÂN: Bón phân, cần tiến hành bón phân sớm, bón đúng, đủ so với nhu cầu dinh  dưỡng của cây lúa. A ­ Lượng phân bón, thời gian và cách bón phân (ruộng gieo vãi): Thời gian bón Loại phân Lượng bón Thời điểm bón Phân chuồng 100% Trước khi bừa, vùi sâu Bón lót Phân lân 100% Trước khi gieo (Trước gieo) Đạm 15 – 20% Trước khi gieo Trước tỉa dặm 4– 5  Bón rước Đạm 5 kg/1000m2 ngày Bón thúc lần 1 Đạm 60% (Có 10% u mầm nhánh  Kali 30% xuất hiện) (sau bón thúc lần 1 từ  Bón bổ xung Đạm 20 – 30% 12 – 15 ngày) Đạm LCC (so màu lá) Bón đón đòng 10% đầu lá thắt eo Kali 70% B ­ Lượng phân bón, thời gian và cách bón phân (ruộng cấy): Thời gian bón Loại phân Lượng bón Thời điểm bón Bón lót Phân chuồng 100% Trước khi bừa, vùi sâu (Trước khi cấy) Phân lân 100% Trước khi bừa 4
  5. Đạ m 15 – 20% Trước khi bừa Bón thúc lần 1 (lúa  Đạ m 60% (Có 10% nhánh mới xuất  bén rễ hồi xanh) Kali 30% hiện) (sau bón thúc lần 1 từ 12 –  Bón bổ xung Đạ m 20 – 30% 15 ngày) Đạ m LCC (so màu lá) Bón đón đòng 10% đầu lá thắt eo Kali 70% * Chú ý: Lượng phân bón phải căn cứ vào kết quả điều tra tập quán nông dân tại   địa phương. Điều tra 20 – 30 nông dân sản xuất tiên tiến (năng suất cao, ít sâu   bệnh) tại địa phương (có biểu mẫu kèm theo) F ­ QUẢN LÝ NƯỚC: * Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Quản lý nước là việc làm khô đất định kỳ trong giai đoạn sinh trưởng dinh   dưỡng để  thúc đẩy quá trình phát triển của bộ  rễ  và quá trình đẻ  nhánh của cây   lúa. + Rút nước lần 1: Sau khi bón thúc đạm lần 1 được 5 – 7 ngày, tiến hành rút  kiệt nước trong ruộng. Để ruộng khô từ 5 – 7 ngày để mặt ruộng có vết nứt. Sau   đó lại tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 3 cm từ 10 – 14 ngày. + Rút nước lần 2: Sau khi cho nước vào ruộng từ10 – 14 ngày, tiến hành rút  nước lần 2, để ruộng khô 5 – 7 ngày rồi lại tiếp tục cho nước vào   * Sơ đồ rút nước phơi ruộng: 12-20NSG 10-12 ngµy Gieo         Rút nước                   Rút nước                                                                        Thu hoạch PI  * Chú thích :  Giai đoạn giữ nước trong ruộng                                          Giai đoạn phơi ruộng * Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Duy trì mực nước nông (3 – 4 cm) trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực của  cây lúa (từ khi làm đòng đến khi chín sữa). Nếu đất bị khô ở bất kỳ thời điểm nào  trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì đều làm giảm năng suất. * Giai đoạn lúa chín: Rút cạn nước trong ruộng và để đất khô. G – PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: 5
  6. * Đối với bệnh: Tiến hành phòng là chính, phun phòng khi có vết bệnh đầu  tiên xuất hiện trên ruộng. * Đối với sâu: Tiến hành điều tra, phân tích khi mật độ sâu đến ngưỡng thì   tiến hành phun thuốc. F ­ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH * Phơi sấy: Phơi sấy khô để  hạt có hàm lượng nước đạt 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2