QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHẦN MỀM XÃ HỘI ĐỂ TỔ CHỨC DỊCH VỤ THÔNG<br />
TIN, THƯ VIỆN<br />
Trần Thị Quý<br />
Phạm Tiến Toàn<br />
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến một số khái niệm công cụ như quy trình, quy trình ứng dụng<br />
phần mềm xã hội (PMXH) trong việc tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện. Phân tích nội<br />
dung các bước cơ bản của Quy trình ứng dụng phần mềm xã hội trong tổ chức các dịch vụ<br />
thông tin, thư viện nhằm kết nối cộng đồng người dùng tin để phát triển và phục vụ thông<br />
tin/tài liệu hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và tự học<br />
suốt đời cho mỗi cá nhân người dùng tin.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) & truyền thông mà đặc<br />
biệt là công nghệ phần mềm, công nghệ web đã đem đến cho người dùng những ứng dụng<br />
hữu ích và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thông<br />
tin, thư viện (TTTV). Với các tính năng rất hữu ích của công nghệ Web và đặc biệt là Web<br />
2.0 – Phần mềm xã hội (PMXH) như dễ dàng tạo lập và chia sẻ nội dung; Giao tiếp linh<br />
hoạt theo thời gian thực và hợp tác trực tuyến; Phát triển cộng đồng; Có thể tập hợp và tận<br />
dụng được trí tuệ xã hội; Đảm bảo các thông tin minh bạch; Chi phí thấp… PMXH đã và<br />
đang được ứng dụng rất hiệu quả vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó<br />
có hoạt động tổ chức các dịch vụ TTTV. Để việc ứng dụng PMXH vào tổ chức các dịch<br />
vụ TTTV có hiệu quả thì việc nghiên cứu quy trình ứng dụng này là vấn đề quan trọng.<br />
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br />
- Khái niệm «Quy trình» và «Quy trình ứng dụng»: Theo Từ điển Tiếng Việt «Quy<br />
trình – Procedure» là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc nào đó»1. Theo định<br />
nghĩa trong ISO 9000 thì Quy trình được định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một<br />
hoạt động hoặc quá trình". Như vậy, quá trình chỉ mang tính mô tả hệ thống hoặc tương<br />
tác trong một quy trình. Quá trình có thể ẩn chứa một trình tự nhưng hoàn toàn không có<br />
tính bắt buộc phải tuân thủ như Quy trình. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt «ứng dụng là đem<br />
lý thuyết dùng vào thực tiễn»2. Như vậy có thể hiểu «quy trình ứng dụng» là trình tự phải<br />
tuân theo để tiến hành công việc đem lý thuyết nào đó ứng dụng vào thực tiễn.<br />
<br />
<br />
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.813)<br />
<br />
2<br />
<br />
Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.1090)<br />
<br />
- Khái niệm «Phần mềm xã hội - PMXH»: Phần mềm (Software) chính là Phần mềm<br />
máy tính (Computer Software) tập hợp những chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc<br />
nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định và các dữ liệu/tài liệu nhằm thực hiện<br />
một cách tự động một số chức năng hoặc một chức năng cụ thể nào đó. Phần mềm không<br />
thể “sờ hay đụng vào" – đây là điểm khác với phần cứng của phần mềm3. Với ưu thế hữu<br />
dụng và tiện lợi, cùng tốc độ phát triển nhanh chóng và khả năng thâm nhập mọi lĩnh vực<br />
ngành nghề, công nghệ phần mềm, đặc biệt là công nghệ web đang đóng vai trò cốt lõi trên<br />
môi trường internet. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ phần mềm được đánh dấu bằng<br />
sự ra đời của loại hình phần mềm cho phép tạo ra cộng đồng người dùng mà ở đó, nhiều<br />
bên tham gia (cá nhân, tổ chức) có thể phối hợp, chia sẻ, tương tác để đem đến những giá<br />
trị có khả năng gia tăng trong cộng đồng người dùng, đó chính là PMXH. PMXH chỉ thực<br />
sự được khẳng định khi có sự ra đời của công nghệ web 2.0. Vào năm 2005, Tim O’Reilly<br />
đã mô tả web 2.0 như một nhóm gồm 7 nguyên tắc thực thi vận hành:<br />
Nguyên tắc 1 - Web là nền tảng công nghệ: các chương trình máy tính được viết để<br />
chạy trên nền tảng web<br />
Nguyễn tắc 2 - Khai thác trí tuệ tập thể: mỗi thành viên trong cộng đồng đều có<br />
những đóng góp, mỗi đóng góp có thể nhỏ nhưng kết quả tập thể của quá trình đóng góp<br />
xã hội này sẽ rất lớn về số lượng, đa dạng về chất lượng<br />
Nguyễn tắc 3 - Dữ liệu là trung tâm xử lý bên trong: tất cả các ứng dụng trực tuyến<br />
đều có các cơ sở dữ liệu riêng, các cơ sở dữ liệu sẽ là nguồn lực đem đến các dịch vụ có<br />
giá trị cho người dùng<br />
Nguyên tắc 4 - Đằng sau các ứng dụng phần mềm sẽ là dịch vụ: việc duy trì và phát<br />
triển phần mềm tùy thuộc vào hiệu quả và sự yêu thích sử dụng của người dùng.<br />
Nguyên tắc 5 - Mô hình chương trình đơn giản: Tiêu chuẩn đơn giản cho phép kết<br />
các hệ thống đơn giản là chìa khóa thành công trong môi trường xã hội.<br />
Nguyên tắc 6 – Phần mềm không chỉ gắn liền với một thiết bị: Phần mềm có khả<br />
năng kết nối và đồng bộ dữ liệu với nhiều thiết bị khác nhau.<br />
Nguyên tắc 7 – Thu hút và kết nối người dùng: Cần phải thu hút, kết nối và phát<br />
triển cộng đồng cả về chất lượng và số lượng4.<br />
Một trong những quan điểm về PMXH được đánh giá là cao là nhận định của Farkas<br />
vào năm 2007, trong công trình «PMXH tại cho các thư viện», bà cho rằng PMXH phải<br />
đáp ứng ít nhất hai trong số các điều kiện sau: 1) Cho phép người dùng giao tiếp, hợp tác,<br />
và xây dựng cộng đồng trực tuyến. 2) Có thể cung cấp thông tin, chia sẻ thông tin, tái sử<br />
dụng thông tin, hoặc biến đổi thông tin. 3) Cho phép người dùng có thể học tập dễ dàng<br />
và tận dụng từ hành vi và kiến thức của người khác.Như vậy, nếu như thế hệ web đầu tiên<br />
3<br />
<br />
Shaw, M., & Garlan, D. (1996). Software architecture: perspectives on an emerging discipline (Vol. 1,<br />
p. 12). Englewood Cliffs: Prentice Hall.<br />
4<br />
<br />
O’reilly, T. (2005). What is web 2.0.<br />
<br />
được đặc trưng bởi sự tương tác một chiều (người dùng tin tiếp nhận thông tin từ nhà/người<br />
cung cấp thông tin) thì thế hệ web thứ hai lại đem đến cho cộng đồng trực tuyến một thế<br />
giới thực sự mới mẻ với thế hệ web có sự tương tác qua lại hai chiều (người dùng tin được<br />
phép tương tác với thông tin từ người/nhà cung cấp thông tin) trong môi trường trực<br />
tuyến»5.Năm 2007, tiếp tục nghiên cứu Web 2.0, McLoughlin và Lee đã đưa ra nhận định:<br />
PMXH ra đời không chỉ cho thấy sự phát triển mang tính bước ngoặt về công nghệ web<br />
(với sự xuất hiện của thế hệ web 2.0 thay thế cho thế hệ web 1.0), mà còn tạo ra một môi<br />
trường mới với văn hóa tương tác mới của cộng đồng người dùng trên môi trường internet.<br />
Nó đã thay đổi văn hóa và thói quen sử dụng của cộng đồng người dùng trực tuyến6. Tác<br />
giả cho rằng PMXH là các ứng dụng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cho phép<br />
người dùng chủ động tương tác với thông tin và với những người dùng khác trong cộng<br />
đồng thông qua việc tạo lập, quản lý, khai thác,chia sẻ tài nguyên thông tin. Người sử dụng<br />
thông tin dễ dàng giao tiếp, kết nối, chia sẻ, hợp tác với nhau trong môi trường Internet.<br />
Hiện nay có khá nhiều các PMXH phổ biến như: Tin nhắn tức thời; Phần mềm hợp tác;<br />
Blogs; RSS; Wikis; Mạng xã hộI; Đánh dấu xã hội; Các dịch vụ chia sẻ tài nguyên thông<br />
tin<br />
- Khái niệm Tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện: Theo Từ điển tiếng Việt “Tổ chức<br />
là làm cho thành môt chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung<br />
nhất định”, “Làm cho thành có trật tự, có nề nếp” và “Làm những gì cần thiết để tiến hành<br />
một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất.”7. Trong hoạt động thông tin, thư<br />
viện có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, mỗi loại hình dịch vụ được đặc trưng bởi các<br />
đặc điểm nhất định và có chức năng, nhiệm vụ hướng tới những mục tiêu nhất định. Để<br />
các dịch vụ hoạt động có nhiệu quả, thống nhất và có tính liên thông cao, công tác tổ chức<br />
dịch vụ thông tin, thư viện đóng vai trò cốt yếu. Như vậy, tổ chức dịch vụ thông tin, thư<br />
viện là hoạt động sắp xếp, bố trí và thiết lập cơ chế vận hành công việc bên trong mỗi dịch<br />
vụ và giữa các dịch vụ với nhau làm cho có trật tự, có nề nếp để có hiệu quả phục vụ thông<br />
tin cho người dùng một cách tốt nhất. Cơ chế này cần đảm bảo toàn bộ hệ thống dịch vụ<br />
vận hành thống nhất, ổn định và liên thông với nhau. Toàn bộ các hoạt động này hướng tới<br />
mục tiêu thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin.<br />
Tuỳ vào quy mô tổ chức hệ thống dịch vụ tại mỗi cơ quan thông tin, thư viện mà ở<br />
đó có các cấp độ tổ chức dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến và bản<br />
chất của mô hình hoạt động, có thể thấy quy mô tổ chức hệ thống dịch vụ thông tin, thư<br />
viện thường chia thành ba cấp: cấp tổng thể, cấp nhóm, và cấp các dịch vụ cụ thể. Đặc<br />
trưng của mỗi quy mô được thể hiện ở cơ chế và cách thức vận hành.<br />
Ở cấp tổng thể, cơ chế vận hành cần đảm bảo tính thống nhất, liên thông, ổn định<br />
để đạt được hiệu quả cao nhất. Cơ chế ở cấp vận hành này vừa phải có tính bao quát và<br />
5<br />
<br />
Murugesan, S. (2007). Understanding Web 2.0. IT professional, 9(4), 34-41.<br />
<br />
6<br />
<br />
McLoughlin, C., & Lee, M. J. (2007). Social software and participatory learning: Pedagogical choices<br />
with technology affordances in the Web 2.0 era. In ICT: Providing choices for learners and learning.<br />
Proceedings ascilite Singapore 2007 (pp. 664-675).<br />
7<br />
<br />
Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt (2006).:H, Đà nẵng.- Trung tâm Từ điển học, 1221 tr. (Tr.1007)<br />
<br />
thống nhất để kết nối các dịch vụ theo một chỉnh thế thống nhất, mặt khác lại phải đảm bảo<br />
cơ chế đặc thù riêng biệt của từng dịch vụ cụ thể.<br />
Ở cấp nhóm, các dịch vụ thông tin, thư viện có cùng đặc điểm về chức năng, nhiệm<br />
vụ sẽ được nhóm thành các nhóm chuyên biệt, hướng tới mục tiêu phục vụ người dùng tin<br />
ở một lĩnh vực hay nội dung riêng. Mỗi nhóm ngoài việc hướng tới mục tiêu riêng của<br />
nhóm còn phải đảm bảo tính liên thông và tương tác qua lại với các nhóm khác trong quá<br />
trình vận hành. Trong mỗi nhóm, cơ chế vận hành cần phải đảm bảo thống nhất, bền vững,<br />
hiệu quả và liên thông giữa các dịch vụ cụ thể.<br />
Cấp độ thấp nhất trong công tác tổ chức dịch vụ là cấp các dịch vụ thông tin, thư<br />
viện cụ thể. Tính đặc thù về cơ chế vận hành trong từng dịch vụ được thể hiện khó rõ ở cấp<br />
độ này. Mỗi dịch vụ cụ thể sẽ có cơ chế đặc thù phù hợp. Tuy nhiên giữa các dịch vụ này<br />
vẫn cần đảm bảo tính liên thông, tương tác qua lại với nhau. Đồng thời đảm bảo sự thống<br />
nhất và thống suốt trong toàn hệ thống dịch vụ thông tin, thư viện.<br />
- Khái niệm Ứng dụng phần mềm xã hội trong tổ chức dịch vụ thông tin-thư viện<br />
Khi bàn về tính chất xã hội (ứng dụng PMXH) trong hoạt động thông tin, thư viện<br />
bởi công nghệ web 2.0, các chuyên gia đã sử dụng khái niệm Thư viện 2.0. Fichter 0đã<br />
nhận định tính chất xã hội của thư viện 2.0 bằng công thức: (Tài liệu + Con người + Sự<br />
tin tưởng tích cực) x Sự tham gia. 8 Có thể diễn giải các yếu tố của công thức trên như<br />
sau:<br />
-“Tài liệu” dùng để chỉ toàn bộ tài nguyên thông tin mà cơ quan thông tin, thư viện<br />
có thể phục vụ người dùng tin;<br />
- “Con người” bao gồm các cán bộ quản lý nghiệp vụ và nhân viên thư viện;<br />
- “Sự tin tưởng tích cực” chỉ uy tín, hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông<br />
tin, thư viện trong việc thu hút và gắn kết cộng đồng người sử dụng;<br />
- “Sự tham gia” là sự nêu bật lên tính chất xã hội của cộng đồng thông tin, thư viện.<br />
Yếu tố này bao gồm cả cán bộ nghiệp vụ, nhân viên thông tin, thư viện, người dùng tin, và<br />
tất cả các các nhân, tổ chức liên quan đến cộng đồng này. Sự tích cực của yếu tố “Sự tham<br />
gia” có mối quan hệ hữu cơ và tỷ lệ thuận với “Sự tin tưởng tích cực”. Tức là, nếu sức thu<br />
hút của cơ quan thông tin, thư viện càng cao thì cộng đồng của cơ quan thông tin, thư viện<br />
sẽ tham gia càng tích cực.<br />
Như vậy, Dịch vụ thông tin, thư viện vẫn là tập hợp các hoạt động và các quá trình<br />
để đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của đời<br />
sống. Tuy nhiên nó không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan thông tin, thư viện mà quá<br />
trình đó còn có sự tham gia thực hiện của người dùng tin. Cụ thể hơn, trách nhiệm tổ chức<br />
và thiết lập cơ chế vận hành dịch vụ thuộc về cơ quan thông tin, thư viện, nhưng việc thực<br />
Fichter, M. M., Quadflieg, N., & Hedlund, S. (2006). Twelve‐year course and outcome predictors of<br />
anorexia nervosa. International Journal of Eating Disorders, 39(2), 87-100.<br />
8<br />
<br />
hiện dịch vụ thuộc về cộng đồng người điều hành và sử dụng dịch vụ (bao gồm cả cán bộ<br />
thông tin, thư viện và người dùng tin trong môi trường sử dụng cụ thể). Ứng dụng phần<br />
mềm xã hội để tổ chức dịch vụ thông tin, thư viện là tập hợp các hoạt động/quá trình đem<br />
phần mềm có khả năng cho phép người dùng giao tiếp, kết hợp, xây dựng cộng đồng trực<br />
tuyến và có thể phát triển tài nguyên thông tin; Chia sẻ, sử dụng lại để thúc đẩy quá trình<br />
thông tin vào thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ hoạt động qjuanr lý, học<br />
tập, giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, nâng cao trình độ… giúp cộng đồng người<br />
sử dụng học tập/nghiên cứu suốt đời, đồng thời, tận dụng được giá trị tri thức của họ tạo ra<br />
khi tham gia cộng đồng thông tin qua PMXH.<br />
Ý tưởng về ứng dụng PMXH trong hoạt động TTTV nói chung và tổ chức dịch vụ<br />
TTTV nói riêng là tiền đề cho sự ra đời của các dịch vụ xã hội, hay còn gọi là dịch vụ ứng<br />
dụng PMXH đối với các cơ quan TTTV. Các dịch vụ này không chỉ đem đến cách thức<br />
mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ nhu cầu tin của NDT mà nó còn đem<br />
đến những thay đổi cho hệ thống lý luận trong lĩnh vực dịch vụ TTTV. Những thay đổi đó<br />
thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa cơ quan TTTV và NDT; nguồn tài nguyên thông<br />
tin; vai trò của cán bộ TTTV và NDT; cách thức tương tác của cộng đồng sử dụng dịch vụ<br />
và nhiều các vấn đề liên quan khác9. Theo Murugesan. S, khi ứng dụng PMXH vào tổ chức<br />
dịch vụ TTTV, bản chất của các ứng dụng phần mềm này cho phép người dùng tự do, chủ<br />
động sáng tạo trong việc sử dụng các công cụ được cung cấp để tạo ra các sản phẩm thông<br />
tin, thậm chí là các dịch vụ thông tin, thư viện theo ý mình. Về cơ bản, mọi cá nhân hay tổ<br />
chức tham gia sử dụng các ứng dụng này quyền hạn như nhau, sự khác nhau ở đây là cách<br />
thức sử dụng, năng lực sử dụng (kiến thức và kỹ năng) của người dùng tin Error!<br />
Reference source not found.. Cũng có thể hiểu, chất lượng và số lượng sản phẩm thông<br />
tin tùy thuộc vào cách thức và năng lực sử dụng các công cụ (PMXH) từ phía người sử<br />
dụng. Anderson cho rằng trước đây, khi các dịch vụ thông tin được tổ chức cục bộ tại các<br />
cơ quan TTTV, dù chúng được triển khai nội bộ hoặc trên mạng internet thì một trong<br />
những yếu tố mà những dịch vụ phụ thuộc là hệ thống phần cứng, phần mềm và hạ tầng<br />
mạng. Với sự xuất hiện của các công cụ phần mềm xã hội, sự lệ thuộc này không còn được<br />
chú ý đến nhiều bởi những công cụ PMXH hoạt động trong môi trường mạng internet10.<br />
Theo Lâm Thị Hương Duyên để bảo đảm cho sự phát triển bền vững cho hệ thống công cụ<br />
PMXH của mình, những nhà cung cấp PMXH đều đầu tư công nghệ phần cứng (hệ thống<br />
mạng lưới các máy chủ) có cấu hình mạnh mẽ, có khả năng kiểm soát và bảo đảm hệ thống<br />
vận hành ổn định trong môi trường mạng internet. Từ đó người dùng dù là cá nhân hay tổ<br />
chức, một khi ứng dụng các công cụ PMXH vào việc tổ chức dịch vụ nói chung và dịch vụ<br />
<br />
9<br />
<br />
Nguyen, Linh Cuong (2014). A participatory library model for university libraries. PhD thesis,<br />
Queensland University of Technology.<br />
10<br />
<br />
Anderson, T. (2008). The theory and practice of online learning. Athabasca University Press.<br />
<br />