intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình vận hành lò sinh khí than

Chia sẻ: Tran Duy Khiem | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

524
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, tài liệu "Quy trình vận hành lò sinh khí than" giới thiệu đến các bạn những nội dung về quy định an toàn khu vực tòa nhà chính, tổng quan công nghệ sản suất khí hóa than, quy trình vận hành khu vực lò sinh khí than, quy trình vận hành thiết bị lọc bụi tĩnh điện. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình vận hành lò sinh khí than

  1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN I. Mục đích 1. Quy trình đưa ra các yêu cầu cụ thể về các vấn đề an toàn khi vận hành lò sinh   khí than, quy trình vận hành lò sinh khí, quy trình  ủ  lò, quy trình tắt lò, quy trình  hòa  mạng khí chính, quy trình dừng lò khẩn cấp khi sự cố. 2. Quy trình đưa ra các biện pháp an toàn khi vận hành các thiết bị  làm sạch khí  than, quy trình vận hành các thiết bị  làm sạch:  Ống đứng đôi, tháp rửa, lọc bụi tĩnh   điện. 3. Quy trình này đưa ra các sự cố thường gặp khi vận hành lò sinh khí than và các  thiết bị làm sạch, nguyên nhân các sự cố và các biện pháp khắc phục. 4. Quy trình này quy định các biện pháp an toàn khi tiến hành thăm dò lửa lò sinh   khí than, các biện pháp an toàn khi thao tác hệ thống lọc bụi tĩnh điện.
  2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN Chương I QUY ĐỊNH AN TOÀN KHU VỰC TÒA NHÀ CHÍNH Điều 1. Quy trình đưa ra những yêu cầu cụ thể và trình tự thao tác đối với nhân viên   vận hành lò sinh khí, nhân viên tuần kiểm, bảo dưỡng thiết bị cũng như các chú ý về  an toàn trong các thao tác tại khu vực tòa nhà chính và các thiết bị làm sạch. I. Quy định về an toàn khu vực lò sinh khí than 1. Nhân viên trực vận hành cần chú ý đảm bảo an toàn đối với những sự cố, những   tiềm  ẩn nguy cơ gây mất an toàn hoặc những hiện tượng bất thường về : Nhiệt độ,   áp suất, mức nước… phải tìm hiểu các nguyên nhân và tìm các biện pháp xử  lý đồng   thời lập biên bản cụ  thể  và báo cáo với Trưởng ca sản xuất hoặc lãnh đạo phân  xưởng. 2. Khi thăm dò lửa không đứng đối diện với lỗ thăm lửa đề phòng lửa phụt vào mặt.   Khi tiến hành rút cây thăm lửa ra thì phải quan sát chung quanh xem có người hay   không tránh gây bỏng, phải để cây vào đúng nơi quy định. 3. Khi đi tuần tra van bùng nổ  thì tuyệt đối không đứng đối diện với tấm nhôm của  van bùng nổ. 4. Trong khi lò hoạt động không cho quá tải và áp lực giảm thấp, hàm lượng oxy  trong khí than phải 
  3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN II. Quy   định về an toàn khu vực lọc bụi tĩnh điện 1. Khi đi vào lọc bụi thì phải có 2 người trở  lên đi cùng, thường xuyên tuần tra các   thiết bị vận hành nếu có vấn đề cần báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. 2. Sử  dụng chính xác các thiết bị  phòng hộ  an toàn, không được tự  ý tháo dỡ  hoặc  dùng vào việc khác 3. Khi leo lên cao thì phải đứng vững và vịn vào chỗ  chắc chắn, nghiêm khắc làm   việc theo đúng các quy trình. Không để  người khác đụng vào các thiết bị, động cơ  hoặc có sự cố điện xảy ra thì phải thông báo cho thợ điện để xử lý. 4. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện bị ngừng nước thì lập tức ngừng cấp điện cho máy lọc   bụi. 5. Nguồn điện cao áp không đạt yêu cầu hoặc giảm đột ngột thì cần phải ngừng   điện để kiểm tra, không được cấp điện. 6. Trong quá trình rửa không liên tục cấm không được cấp điện cho máy lọc bụi tĩnh   điện. 7. Nếu lọc bụi tĩnh điện có hiện tượng điện giật, cháy nổ  lập tức cắt nguồn điện  cao áp, đóng van vào và ra của khí hóa than. 8. Trong quá trình vận hành nghiêm cấm nghỉ ngơi tại khu vực lọc bụi tĩnh điện. 9. Trong phòng cấp điện không được để  các chất dễ  cháy, dễ  nổ, đồng thời phải   trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy. 10. Nếu hàm lượng oxy trong khí than không đạt yêu cầu ( > 0,5%) thì không được  cấp điện cho máy. 11. Khi vận hành máy lọc bụi cấm không cho máy tụt áp suất. Nếu áp lực cửa vào 
  4. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN CHƯƠNG III TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT KHÍ HÓA THAN I. Lưu trình sản xuất khí gas Nhiệm vụ  chủ  yếu của Phân xưởng Khí hóa than là sử  dụng than thông qua kỹ  thuật khí hóa than để  sản xuất khí than sạch cung cấp cho công đoạn nung Hydrate   sản xuất alumin. 1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất Hình 1: Sơ đồ dây truyền sản xuất khí gas Air blower – quạt gió; Air pipe ­ ống dẫn khí; Gas producer – lò sinh khí; Gas pipe ­ ống dẫn khí gas; Double standpipes ­ ống đứng đôi; Washing tower – tháp  rửa; Electrostator – lọc bụi tĩnh điện; Gas fan – quạt khí gas; Water knockout – thiết bị  khử nước; To gas net of refinery – Nơi tiêu thụ khí gas.
  5. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 2. Giải thích sơ đồ Hơi nước được sinh ra từ vỏ nước trên thân lò tới bao hơi có áp suất 0,07MPa rồi   hòa trộn với không khí tạo thành chất khí hóa có nhiệt độ  khoảng 50 0 C đến 65 0 C  được quạt gió đưa tới lò qua van một chiều ở phần đáy lò. Than được sử dụng làm nguyên liệu là loại than gầy được cấp vào lò qua máy cấp  than trên đỉnh lò sinh khí. Sau khi than cháy cùng với chất khí hoá, trong lò sinh khí hình   thành các tầng liệu như: tầng xỉ  tro có nhiệt độ  từ  50 ­ 80 0 C và có độ  dày từ  300 ­  600mm, tầng oxy hóa có nhiệt độ  khoảng  950­1200 0 C và có độ  dày từ  150­300mm,  tầng hoàn nguyên 1 và 2 có nhiệt độ  khoảng 550­950 0 C và có chiều dày từ  300­ 500mm, tầng liệu có nhiệt độ  khoảng dưới 550 0 C, trên cùng là tầng không chứa khí  than được tạo ra có nhiệt độ khoảng 450­550 0 C và độ cao khoảng 1000­1200mm. Khí than đi ra khỏi lò sinh khí có nhiệt độ từ 450­550 0 C và áp suất khoảng 1470Pa  được dẫn đến  ống đứng đôi qua  ống dẫn khí than. Tại  ống đứng đôi, khí than được   làm lạnh đến nhiệt độ khoảng 80 ­100 0 C và được làm sạch bởi nước tuần hoàn phun   rửa trong ống đứng đôi. Sau khi ra khỏi ống đứng đôi, khí than được đưa đến tháp rửa   để làm lạnh tới nhiệt độ khoảng 30­40 0 C và rửa sạch bụi bẩn và các tạp chất. Thiết   bị làm sạch khí than gần như  tuyệt đối là lọc bụi tĩnh điện, tại đây gần như  bụi bẩn   và hắc ín trong khí than được lọc bụi tách ra bám dính trên các bản cực (+) và (­). Sau   đó các bụi bẩn này được nước rửa và trở về khu xử lý nước tuần hoàn tháp rửa và lọc  bụi tĩnh điện. Sau khi ra khỏi lọc bụi tĩnh điện khí than được thiết bị  quạt tăng áp tăng áp suất   lên khoảng 30 ­ 33 kPa và đi vào thiết bị khử nước để phần nước ra khỏi khí than đảm   bảo chất lượng khí than khi đến nơi tiêu thụ rồi theo đường ống chính cao áp cấp cho   lò nung của Nhà máy Alumina. II. Thiết bị sản xuất chính 1. Lò sinh khí Ký hiệu : ø3.0BZ ­ Q. Đường kính lòng lò : ø3m. Diện tích mặt cắt lòng lò : 7.07m2 Áp suất làm việc của vỏ nước : 0.07Mpa Độ cao hiệu quả của chắn nước của khay tro : 650mm Độ cao hiệu quả bịt kín nước tại đáy lò : 845mm
  6. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN Diện tích chịu nhiệt của vỏ nước : 32.3m2 Sản lượng khí than định mức : 6000 ­ 8000m3/h Lượng than đốt : 2000 ­ 2670kg/h Áp suất quạt gió tối đa 
  7. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN Hình 2: Cấu tạo lò sinh khí 1: van cửa cấp than; 2: ống nối; 3: van quay xả than; 4: máy cấp than; 5: lỗ thăm dò lửa; 6: nắp lò; 7: vỏ nước; 8: lỗ nhân công; 9: bồn chứa xỉ; 10: dao gạt xỉ; 11: động cơ dẫn động ghi lò; 12: ghi lò; 13: vành răng ghi lò; 14: hộp gió; 15: trụ đỡ lò; 16: ống dẫn hơi và nước; 17: bao hơi. Lò sinh khí là thiết bị chính, quan trọng cua Tram s ̉ ̣ ản xuất khí than, được bố trí 12   lò và chia thành 2 dãy, trong đó 10 lò hoạt động liên tục và 2 lò dùng để dự  phòng khi   có sự cố hoặc khi bảo dương s ̃ ửa chữa lớn. 2. Ống đứng đôi Tương ứng với mỗi lò sinh khí than có một ống đứng đôi làm nhiệm vụ làm sạch   lần 1 và làm lạnh khí than sau khi ra khỏi lò sinh khí.  Ống đứng đôi bao gồm 2  ống 
  8. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN đứng bố trí song song với nhau, trong đó có 1 ống thấp và 1 ống cao hơn, khí than đi từ  trên đỉnh của ống đứng cao xuống, sau đó đi từ  phía dưới lên của ống thấp. Trên ống   đứng đôi có bố trí các van phun nước tuần hoàn thực hiện nhiệm vụ làm lạnh và làm  sạch. Tại đáy ống đứng đôi bố trí van xả nước tuần hoàn, đây cũng là van đóng nước   tuần hoàn tạo thành van an toàn khi xử lý sự cố tại ống đứng đôi. Tại đỉnh ống đôi lắp   đặt van chuông để cập mạng lò, tách lò ra khỏi hệ thống. Van chuông cũng là một van  an toàn tự xả khí than trong lò khi áp lực khí than vượt quá mức thiết kế ( 4Kpa). Thông số kỹ thuật cơ bản  Đường kính:  1420mm. 3 Lưu lượng khí gas lưu thông:  6000­8000 Nm /h. 0 0 Nhiệt độ khí than vào:  450 C­550 C. 0 0 Nhiệt độ khí than ra:  80 C­120 C. Lượng nước tuần hoàn tiêu thụ:  60t/h. Áp suất nước bơm cho ống đứng đôi:  ≥0,25 Mpa 0 Nhiệt độ nước bơm vào ống kép đứng:  50~60 C. Nồng độ chất lơ lửng cho phép trong nước: 
  9. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN Áp suất khí than khi ra khỏi tháp:  800­1600Pa. 4. Lọc bụi tĩnh điện ESP Lọc bụi tĩnh điện là thiết bị làm sạch khí gas gần như hoàn toàn dựa trên nguyên lý   lực hút điện từ  giữa các vật thể  mang điện trái dấu. Trong máy lọc bụi ESP có 100  bản cực âm là sợi dây Niken­Crom và 100 cực dương có dạng hình trụ tròn.  Phân xưởng Khí hóa than bố trí 5 chiếc, trong đó có 1 dự phòng.  Thông số vận hành cơ bản Đường kính:  4900mm. Lưu lượng khí gas lưu thông:  22000 Nm 3 /h. Hàm lượng oxy cho phép:
  10. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN Thông số cơ bản  Lưu lượng:  1000m 3 /phút Nhiệt độ khí than ra khỏi quạt:  ≈ 50 0 C. Áp suất khí than trước khi vào ống hút:  500~1500Pa Áp suất đầu ra:  39,22kPa. Động cơ dẫn động kiểu:  YB710S1­2­1250. Công suất:  1250 kW. Điện áp:  6000 V 5. Thiết bị trừ giọt Thiết bị trừ giọt có nhiệm vụ loại trừ phần nước còn tồn tại trong khí gas nhằm   đảm bảo chất lượng khí gas trước khi đưa đến nơi sử  dụng. Trong thiết bị  trừ  giọt   có bố trí 2 tầng sứ cao 1m có tác dụng hút hơi nước trong khí gas. Phân xưởng Khí hóa than bố trí 2 máy trừ giọt Thông số cơ bản của thiết bị khử nước Đường kính:  4500mm.  Lưu lượng khí gas lưu thông: ≤ 65000 Nm 3 /h. Áp suất vận hành:
  11. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN đường kính 1220mm và các thiết bị trừ giọt lắp đặt tại vị trí đường ống khí than sang   khu nung, hai hệ thống băng tải cung cấp than cho lò sinh khí với lượng cung cấp là   110 t/h hoạt động song song nhau, máy sàng than, hệ  thống băng tải thải xỉ  và si lô   thải xỉ. CHƯƠNG IV QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHU VỰC LÒ SINH KHÍ THAN. I. Các công tác kiểm tra va khởi động lò  1. Công tác chuẩn bị trước khi khởi động lò  1. Cung cấp nguồn điện đến hệ  thống điều khiển lò sinh khí than và kiểm tra các   dụng cụ  và thiết bị  điện của các hệ  thống điều khiển khác của lò đã sẵn sàng, linh   hoạt và chính xác. 2. Kiểm tra xem tất cả các tín hiệu điều khiển của hệ thống điều khiển PLC và tín   hiệu hiển thị trên màn hình máy tính đã chính xác và không báo lỗi. 3. Kiểm tra các xilo than xem có các tạp vật làm tắc  ống thông khí trong xilo than  không. 4. Kiểm tra các van của hệ thống cấp than có linh hoạt không và tính năng bịt kín có  tốt không, kiểm tra hệ  thống thủy lực xem có bị  rò rỉ  dầu hay không. Nếu xác định   không có vấn đề gì thì tiến hành cấp than vào máy cấp than. 5. Kiểm tra các hộp dầu bôi, mỡ trơn cho hộp giảm tốc, các ổ trục đã thêm đủ lượng  dầu, mỡ theo quy định, các đường ống dầu không bị tắc. 6. Tiến hành kéo van chuông, cấp nước cho van chuông và giữ  dòng tràn của van  chuông. 7. Mở van nước mềm cấp nước vào bao hơi với mức nước khoảng 1/2 ­ 1/3 bao hơi,   kiểm tra các van của bao hơi xem có linh hoạt và trong trạng thái tốt hay không. 8. Mở nhỏ van cấp nước thủy phong đáy lò và giữ dòng tràn. 9. Kiểm tra vỏ nước,van bịt kín nước của đáy lò, bao hơi và van chuông xem có hiện  tượng rò rỉ nước hay không.
  12. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 10. Kiểm tra lỗ thăm dò lửa, van hơi nước xem có linh hoạt hay không, hơi nước có  đạt hay không. 11. Kiểm tra xác nhận máy cấp than, bàn tro xem có tạp vật hay không và kiểm tra   thiết bị chuyển động của vỉ lò xem bánh răng và chiều quay có đúng hay không. 12. Mở van nước tuần hoàn ống đứng đôi và giữ dòng tràn. 13. Kiểm tra củi, dẻ, dầu lỏng và xỉ tro ( 20 – 25mm) lót đáy lò đầy đủ. 14. Kiểm tra van hơi nước bên ngoài có linh hoạt và trong điều kiện tốt. 15. Mở nước vào mâm tro với mức nước cách mép khay tro là 150mm. 16. Sau khi kiểm tra xác nhận xong các bước ở  trên không có gì bất thường, nhận  hệ thống vào trạng thái điều khiển từ xa nhằm tránh thao tác nhầm thỏa mãn đủ điều  kiện cho lò vào vận hành. 2. Thao tác nạp lò  1. Tro xỉ tro vào lò khoảng 20 xe rùa (10m3), cỡ tro nạp lò là 20 – 25mm, chiều cao tro   cách đỉnh ghi lò là 300mm trở lên. 2. Xếp củi lên trên tầng tro, đảm bảo tầng tro tơi xốp để  tạo thông gió tốt, trên   những lớp củi tưới một ít dầu thải và dẻ tẩm dầu hoặc các chất dễ cháy(dăm bào). 3. Chiều cao lớp củi khoảng 1,5m (khoảng 500kg), yêu cầu củi nhỏ phía dưới và củi  lớn ở phía trên, dẻ tẩm dầu được đặt tại cửa lỗ nhân công để tiện cho việc mồi lửa. 4. Tưới 1 – 2 thùng dầu thải lên trên lớp củi từ lỗ nhân công hoặc lỗ thăm lửa. 5. Mở van tấm mù tại đường ống thoát của ống đứng đôi. 6. Kiểm tra van thông gió tự nhiên đã mở,tiến hành kéo mở van chuông.  3. Thao tác châm lửa  1. Khi nhận được chỉ lệnh, châm lửa dẻ tẩm dầu từ lỗ nhân công để cho củi trong lò   cháy. 2. Xác định củi trong lò đã cháy, tiến hành đóng lỗ  nhân công. Sau khi đóng lỗ nhân  công phải vệ sinh sạch sẽ lỗ nhân công nhằm đảm bảo tính bịt kín, tránh khí than rò rỉ.  Đóng van gió tự nhiên vào lò. 3. Mở nhỏ van điện cấp gió vào lò khống chế lưu lượng gió khoảng 500 – 1500m3/h.  Mở van xả hơi nước của bao hơi ( cài van xả hơi của bao hơi ở trạng thái mở cho đến   khi lò được cập mạng ống chính). Khi lò cập mạng thì mở  van hơi nước cấp vào đáy   lò và đóng van xả hơi nước trên bao hơi.
  13. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 4. Khi nhiệt độ cửa ra lò đạt khoảng 3000C thì tiến hành thêm than vào lò với lượng  nhỏ và chia làm nhiều lần, chú ý lửa cháy trong lò. 5. Khi nhiệt độ cửa ra đạt 5000C thì tăng lượng thêm than cấp vào lò, khởi động ghi  lò quay chậm nhằm nới lỏng tầng tro cấp gió vào lò rồi từng bước khống chế  nhiệt   độ  đỉnh lò từ  350 – 5500C. Khi tầng liệu tăng dầy thì tăng lượng gió và điều chỉnh  nhiệt độ bão hòa. Nếu nhiệt độ tăng chậm thì thích hợp tăng lượng gió. Nếu nhiệt độ  tăng quá nhanh thì phải kiểm tra tình hình lò. Khi lò đã vào hoạt động bình thường thì   tiến hành thêm than, nếu không bình thường thì phải kịp thời kiểm tra, xử lý và giảm   lượng gió thích đáng. 6. Qua 2 tiếng hoạt động thì tiến hành thăm dò lửa các tầng liệu trong lò đã phân chia   rõ ràng thỉ tiến hành thêm than( Nếu lò không đạt yêu cầu thì giảm tốc độ thêm than). 7. Nếu các từng liệu đã đạt yêu cầu thì tiến hành lấy mẫu khí hóa nghiệm, thành  phần khí O2 
  14. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 3. Căn cứ vào màu sắc trên cây thăm lửa tiến hành xử lý tình hình lò(ít tro, đóng bã, lỗ  gió, lệch lò, thủng lửa…) và lập biên bản cụ thể. 4. Thời gian thăm dò lửa : Khi tiếp nhận ca thì tiến hành dò lửa để kiểm tra tình hình   lò. Trong quá trình trực ca, sau 2 tiếng thăm dò lửa một lần và 6 tiếng còn lại dò 2 lần   nữa. khi dò lửa, tập trung tất cả công nhân trực ca lò tiến hành tầng lò 1. Mỗi lò chọc  6 lỗ đối diện nhau( 2 ở trong và 4 lỗ ở phía ngoài) căn cứ tình hình mà xửa lý kịp thời. 5. Dò lửa và xử  lý xong thì phải đậy nắm lỗ  thăm lửa lại và đóng lại van cấp hơi   nước thăm lửa nếu phát hiện khí than rò rỉ  thì phải kịp thời báo cáo trưởng ca vận   hành để có hướng xử lý. 2. Thao tác thêm than 1. Nhiệt độ  cửa ra khí than lên cao thì tiến hành cấp thêm than vào lò. Tiếp than   nhiều thì nhiệt độ lò giảm nhanh, thêm ít than thì nhiệt độ tăng nhanh, tăng lượng than  là tùy theo nhiệt độ cửa ra của lò để quyết định. Tốt nhất là giữ nhiệt độ cửa ra từ 350   – 5500C. Nhiệt độ cửa ra khí than ổn định thì chất lượng than cũng ổn định nên quyết  định lượng thêm than với số lượng ít nhưng làm nhiều lần nhằm giảm bớt nhiệt độ  trong lò khí than. 2. Thứ  tự  cấp than : Mở van dưới – đóng van dưới – Mở van trên để  cấp than vào   máy cấp than khoảng 2/3 thì đóng van trên. Kiểm tra tình trạng đóng của các van. 3. Thao tác thải xỉ tro 1. Bấm nút khởi động động cơ  quay mâm tro tại khu vực vận hành, điều chỉnh tốc   độ quay động cơ để phù hợp với lượng tro thải ra. 2. Tốc độ quay ghi lò phải căn cứ tình hình lò và phụ tải của lò, chất lượng than giữ  tầng tro trong phạm vi 300 – 600mm. III. Quy trình vận hành sản xuất và quản lý  1. Quy trình ủ lò dự trữ nhiệt 1. Khi nhận lệnh được chỉ lệnh ủ lò thì thêm lượng than thích đáng vào lò. 2. Đóng van thải nước bẩn đáy ống đứng đôi tạo thủy phong ngăn cách lò với mạng. 3. Khi áp lực cửa ra lò khí than đột nhiên tăng cao thì kéo mở van chuông đẩy lò rời  khỏi hệ  thống, khi lượng nước  ở   ống đứng đôi tràn ra thì điều chỉnh nhỏ  lại lượng  nước phun vào ống đứng đôi.
  15. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 4. Từ từ giảm lượng gió, điều chỉnh tốt tình hình lò rồi đóng van gió vào, đóng bé van   hơi nước. Khi áp lực đáy lò giảm 50 – 200Pa thì mở van thông gió tự nhiên ( thời gian   đóng van hơi nước đến mở van thông gió tự nhiên khoảng 5 phút). 5. Đóng van hơi nước đáy lò. 6. Mở van xả hơi của bao hơi, đóng hết các van hơi nước liên thông với mạng ống  hơi( cửa ra bao hơi, nơi thông các van tự động, van tay). 7. Điều chỉnh lượng nước bổ sung cấp vào bao hơi. 2. Quản lý lò trong thời gian ủ lò 1. Trong thời gian  ủ  lò phải cắt cử  người chuyên môn quản lý lò  ủ.   Khoảng 4­6   ngày phải tiến hành cấp gió vào lò để  kiểm tra thăm lửa 1 lần để  biết tình hình lò   nhằm xử lý và khởi động động cơ quay ghi lò để nới lỏng tầng tro và lập biên bản cụ  thể. Thời gian đưa gió vào lò khoảng 30 phút. 2. Trong khi ủ lò cấm chưa cấp gió vào lò mà khởi động máy cấp than vào lò và mở  lỗ thăm dò lửa. Không được tùy ý đóng, mở các van cấp than, van thông gió tự nhiên. 3. Trong thời gian dự trữ nhiệt thì van van xả của bao hơi phải được mở ra. Thời gian ủ lò sinh khí 
  16. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 8. Kiểm tra tình hình vận hành thiết bị và tiến hành mở van hơi thông mạng ống hơi   bão hòa. 4. Thao tác thay lò  1. Khởi động lò ủ theo quy định lò ủ nhập mạng. 2. Lò ủ nhập mạng thông qua phòng điều khiển đủ điều kiện nhập mạng. 3. Xác địng cập mạng thì cân bằng phụ tải các lò. 4. Chuẩn bị  cho lò vào  ủ  thì chú tăng công suất của các lò khác đảm bảo áp lực  đường ống chính trên 2000Pa trở lên sau khi ổn định phụ tải các lò. 5. Thao tác chuyển lò vào chế độ cháy tự phát 1. Thao tác theo quy trình ủ lò cho lò rời khỏi hệ thống, tiến hành ủ lò bình thường.  Chú ý trước khi ủ lò cần phải khống chế nhiệt độ cửa ra lò  >  5000C. 2. Trong trạng thái ủ lò không mở van hơi thăm dò lửa nhưng trạng thái cháy tự phát  có thể trực tiếp mở 3 – 4 lỗ thăm dò lửa ra. 3. Do tác dụng hút của van chuông sẽ  hút không khí qua lỗ  thăm lửa vào cháy với  nhiệt độ cao hình thành trạng thái tự cháy. 4. Cần mở lỗ thăm dò lửa quan sát tình hình tự cháy trong lò. Nếu thấy mặt trên trong  lò có ngọn lửa cháy ổn định tức là tự cháy đã thành công. Nếu lò cháy mạnh quá có thể  điều chỉnh độ mở van thông gió tự nhiên để lò cháy ổn định lại. 5. Nếu muốn ngừng lại trạng thái cháy tự  phát thì nút lại các lỗ  thăm lửa trên là   được. 6. Quy trình ngừng lò bình thường 1. Trước khi ngừng lò thì ngừng thêm than cấp vào lò. 2. Chuyển lò vào theo thứ tự như ủ lò. 3. Mở van hơi nước bổ sung cho hơi nước thông vào lò nhằm làm tắt lò. Đợi khi dò   lửa trong lò không còn cacbon nóng đỏ thì đóng van hơi nước lại, tăng tốc độ quay ghi   lò, tăng lượng thải xỉ than đến khi hết lượng xỉ than trong lò. 4. Đóng van bướm và van tấm mù sau ống đứng đôi. 5. Mở lỗ thông gió tự nhiên và lỗ nhân công để thông gió. Đóng van nước tuần hoàn,   mở van thải nước ống đứng, dùng hơi nước thổi quét ống đôi. 6. Kiểm tra xác nhận các van hơi nước, nước mềm, nước công nghiệp đã đóng, liên  hệ thợ điện cắt điện cung cấp cho lò ngừng tạo điều kiện cho đội kiểm tu làm việc.
  17. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 7. Quy trình ngừng lò khẩn cấp 7.1. Khi ngừng điện đột ngột hoặc quạt gió ngừng 1. Lập tức mở van hơi nước bên ngoài lấy hơi nước đẩy áp suất đáy lò. 2. Nhanh chóng đóng van điện cấp gió vào lò đề phòng khí than chạy ngược. 3. Tùy theo áp suất đáy lò kéo mở  van chuông ( nếu áp suất đáy lò thấp tuyệt đối   cấm mở van chuông). 4. Đóng các van bướm tại cửa ra các ống đứng đôi. 5. Thời gian ngừng điện kéo dài hơn 30 phút thì phải chuyển lò vào ủ trạng thái ủ. 6. Nếu áp suất hơi nước ngoài vào không đủ  thì phải chuyển lò vào ủ  lò. Đóng van   xả nước đáy ống đứng đôi. 7. Bộ phận quạt tăng áp lập tức đóng chặt van cửa vào. Mở van phóng tán tại đường   ống cân bằng để xả áp lực bảo vệ đường ống chính khí than.  7.2. Khi lò xảy ra sự  cố nổ, cháy và rò rỉ  lượng lớn khí than thì phải ngừng lò khẩn  cấp 1. Lập tức đóng van xả nước ống đứng đôi cắt đứt lò với mạng ống khí chính. 2. Chuyển lò vào chế độ ủ dự trữ nhiệt. 7.3. Sự cố ngừng hơi nước toàn Nhà máy : 1. Ngừng thăm dò lửa, cấm mở lỗ thăm dò lửa các lò. 2. Nếu trường hợp mất hơi nước trong thời gian dài thì kịp thời liên hệ  ĐĐSX để  chuyển các lò vào chế độ ủ dự trữ nhiệt. 3. Bộ phận lọc bụi tĩnh điện nhanh chóng cắt điện toàn bộ hệ thống lọc bụi. 7.4 Nước công nghiệp gián đoạn : 1. Kịp thời báo cáo Điều Độ Sản Xuất về tình hình trên. 2. Dùng các biện pháp khác : dùng nước tuần hoàn thay thế  nước công nghiệp để  thêm nước vào mâm tro và van chuông. 7.5 Nước mềm bị gián đoạn : 1. Kịp thời báo cáo Điều Độ Sản Xuất về tình hình trên. 2. Bố trí nhân viên kiểm tra tình hình sử dụng nước của vỏ nước. 3. Nếu không khôi phục được trong thời gian ngắn thì có thể dùng nước công nghiệp   thay thế. Nếu thời gian dài không thể  khôi phục được thì lập tức chuyển lò vào chế  độ ủ lò.
  18. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 7.6 Sự cố trạm dầu thủy lực máy cấp than : 1. Kịp thời báo cáo điều độ sản xuất về tình hình trên. 2. Khi nhiệt độ  khí than tại cửa ra của lò cao hơn 6500C mà trạm dầu thủy lực vẫn  chưa khôi phục được thì báo cáo điều độ chuyển lò vào chế độ dự trữ nhiệt. 7.7 Khí hóa than cháy nổ cục bộ : 1. Đóng van thủy phong tại đáy  ống đứng đôi nhanh chóng tách nơi cháy nổ  ra khỏi   mạng ống chính. 2. Kịp thời báo cáo Điều Độ Sản Xuất. 3. Chưa tìm hiểu được nguyên nhân và chưa có phương pháp xử  lý thì không được  khôi phục đưa khí than. 7.8 Cháy lửa khí than : 1. Phải giữ áp suất cháy. 2. Nếu lửa cháy nhỏ có thể lấy dụng cụ chữa cháy hoặc bùn để dập lửa. 3. Nếu lửa cháy lớn thì dùng hơi nước thổi quét đoạn ống cháy cho tắt lửa rồi mới  được cắt khu vực cháy ra khỏi mạng ống chính. IV. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 1. Vận hành lò nóng : 1.1 Đặc trưng : 1. Nhiệt độ  tầng oxy hóa quá cao, các tầng khác đạt yêu cầu và nhiệt độ  cửa ra   bình thường. Khi tiến hành thăm dò lửa cây thăm dò lửa sẽ  bị  nung có màu đỏ  sáng  trắng, nghiêm trọng có thể đốt cháy cây thăm lửa, than ra đóng bã. 2. Tầng lửa cháy lên trên hoặc tăng cao, tầng than mỏng, tầng tro dày, tầng liệu   lệch hoặc có nơi bị cháy thủng, xuất hiện có lửa ngõ ra, nhiệt độ  cửa ra của khí than  cao vượt quá 6000C, chất lượng khí than giảm thấp. 1.2 Biện pháp xử lý : Khi nhiệt độ tầng oxy hóa cao cần  1. Tăng lượng hơi nước nhằm nâng cao nhiệt độ  bão hòa. Khi cần thì giảm phụ  tải sinh khí than. 2. Tầng lửa chuyển lên trên, tầng tro dầy cần tăng tốc độ  thải tro, giữ  tầng tro  khoảng 200mm đồng thời tăng lượng thêm than vào bồi dưỡng lại các tầng liệu trong   lò. 3. Ở  nơi cháy thủng phải dùng cây chọc lò chọc xuống để  ép chặt lớp vật liệu   xuống, giảm lưu lượng gió cấp vào lò, gạt than vào nơi bị cháy thủng.
  19. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 4. Nếu lò bị  đóng bã nghiêm trọng thì dùng choong đánh bã trong lò. Trong thời  gian ngắn không xử lý được thì phải tách lò ra khỏi hệ thống để xử lý. 2. Vận hành lò lạnh 2.1 Đặc trưng : 1. Nhiệt độ cửa ra khí than thấp trong thời gian dài. Quan sát lỗ thăm lửa vào bên  trong lò thấy mặt tầng liệu xuất hiện màu đen hoặc đỏ tối. 2. Khi dò lửa thấy lớp vật liệu tơi xốp, dễ  cho cây dò lửa xuống, tầng oxy hóa  trên cây thăm dò lửa có màu đen tối, không phân biệt được với các tầng liệu khác, tầng  tro mỏng, tầng than quá dầy. 3. Hàm lượng cacbon trong xỉ tro tăng cao, hàm lượng khí H2 giảm, CO giảm, CO2  tăng. 2.2 Biện pháp xử lý : 1. Giảm lượng hơi nước cho vào đáy lò nhằm giảm thấp nhiệt độ  bão hòa, nâng  cao nhiệt độ tầng oxy hóa. 2. Ngừng thải xỉ tro, giảm cấp than. 3. Dùng cây dò lửa chọc lò nhằm làm lượng gió phân bố vào lò đều, tăng tốc độ khí   hóa. 3. Lò cháy lệch 3.1 Đặc trưng : 1. Tầng than trong lò có màu đỏ, xám, tầng lửa trong lò không đều nhau có các   màu khác nhau. 2. Trong khi dò lửa nhiệt độ tầng oxy hóa có nơi cao nơi thấp. 3. Than trong lò có chứa hạt than chưa cháy hết, tầng chưng cất khô chưa chưng   cất hết phần nước trong than, hàm lượng nước trong khí hóa than tăng cao, hàm lượng  khí H2 giảm, CO giảm, CO2 tăng. 3.2 Phương pháp xử lý : 1. Trước khi cho lò vào hoạt động phải điều chỉnh tốt lượng than phân bố vào lò. 2. Trước khi châm lửa thì tro lót phải đều để  khi châm lửa tình hình lửa trong lò   cháy đạt yêu cầu. 3. Điều chỉnh thải xỉ phải điều chỉnh tốt dao gạt xỉ. 4. Kịp thời xử lý đóng bã trong lò, đập và chọc nơi cao trên tầng tro.
  20. QUY TRÌNH VẬN HÀNH LÒ SINH KHÍ THAN 4. Phương pháp xử lý đóng bã trong lò  1. Khi xuất hiện đóng bã phải kịp thời xử  lý, cho choong vào đập những nơi bị  đóng bã. 2. Căn cứ vào dung điểm nóng chảy của than mà điều chỉnh nhiệt độ bão hòa. 3. Tầng tro cao thì phải kịp thời thải xỉ. 4. Trong khi dùng choong đập bã thời gian không quá 2 phút thì phải lấy choong ra  và thay bằng choong khác. 5. Phương pháp xử lý hàm lượng oxy trong khí than cao 5.1 Nguyên nhân : 1. Nhiệt độ tầng liệu thấp, phản ứng của tấng oxy hóa không mạnh. 2. Tốc độ chạy chất khí hóa nhanh, thời gian phản ứng của tầng oxy hóa ngắn tạo   ra khí oxy quá nhiều trong khí than. 3. Tầng liệu bị thủng lỗ gió, chất khí hóa chạy theo đường ngắn không tham gia   phản ứng. 4. Tầng hoàn nguyên phản ứng không đầy đủ. 5. Thiết bị ghi lò bị hỏng nặng. 5.2 Phương pháp xử lý : 1. Giảm nhiệt độ chất khí hóa. 2. Tăng lượng thải tro, thêm than, chọc lò nhằm giảm lỗ  cháy thủng trong tầng   liệu và tiến hành giảm phụ tải sản xuất, bồi dưỡng lại các tầng liệu trong lò. 6.Vỉ lò cháy hỏng 6.1. Nguyên nhân 1. Tầng tro quá mỏng, thậm chí không có tầng tro trực tiếp tiếp xúc với tầng oxy  hóa, vỉ lò quá nhiệt dễ bị cháy hỏng. 2. Hàm lượng cacbon trong than quá cao, tầng lửa cháy lệch xuống thấp. 3. Lệch lò nghiêm trọng, bộ phận vỉ lò không có tầng tro đề bảo vệ. 6.2. Biện pháp xử lý  1. Giảm và ngừng thải xỉ, tăng lượng hơi nước để làm nguội than ở gần vỉ lò 2. Tăng lượng chất khí hóa thích đáng nhanh chóng lập lại tầng tro. 3. Dùng phương pháp xử lý cháy lệch. 4. Sửa chữa và thay lại vỉ lò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2