intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình vận hành máy nổ cấp điện cho trạm biến BTS

Chia sẻ: Pham Viet Sang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

260
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đưa ra hướng dẫn các bước thao tác thực hiện trong mỗi lần nhân viên vận hành máy nổ để cấp điện cho phòng máy BTS và việc bảo dưỡng máy nổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình vận hành máy nổ cấp điện cho trạm biến BTS

  1. QUY TRÌNH Mã hiệu: QT VHMN VẬN HÀNH MÁY NỔ CẤP ĐIỆN CHO Lần ban hành: …. TRẠM BTS Lần xoát sét: …. I- Mục đích: Tài liệu đưa ra hướng dẫn các bước thao tác thực hiện trong mỗi lần nhân viên vận hành máy nổ để cấp điện cho phòng máy BTS và việc bảo dưỡng máy nổ. II- Đối tượng sử dụng: Các công nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành máy nổ III- Nội dung: A- Quy trình vận hành máy nổ cho các trạm BTS I. Các bước thao tác khi vận hành máy nổ. 1. Nhận lệnh từ Trung tâm điều hành Gtel. 2. Kiểm tra thông tin nhà trạm, xác định nguyên nhân mất điện. 3. Trước khi vận chuyển máy nổ đến nơi xảy ra sự cố cần: kiểm tra nhiên liệu (đảm bảo nhiên liệu chạy được ít nhất là 6 tiếng hoặc đủ dùng cho máy nổ trong thời gian cắt điện khi máy nổ chạy với 100% tải. 4. Vận chuyển máy nổ đến nơi xảy ra sự cố. 5. Báo cáo Trung tâm điều hành Gtel để vào nhà trạm. II. Các bước thao tác khi vận hành máy nổ: 1. Ngắt cầu giao đảo chiều về vị trí "O". 2. Đấu nối dây điện của máy nổ vào cầu dao đảo chiều. 3. Ngắt điện tất cả các attomat AC đang cung cấp trong phòng máy như attomat điều hòa và các attomat cấp điện cho ánh sáng, thiết bị nguồn thông tin. 4. Đo kiểm tra mức điện áp của dàn acquy ghi vào biên bản. 5. Chạy máy nổ khoảng 3-5 phút để ổn định nguồn điện xoay chiều của máy nổ, đo kiểm tra điện áp của máy nổ cho đủ 220V. 6. Bật cầu giao đảo chiều để chuyển sang chế độ máy nổ.
  2. 7. Bật attomat để chạy điều hòa (trong trường hợp máy nổ đủ công suất chạy cho cả điều hòa và hệ thống nguồn cho thiết bị thông tin, trường hợp máy nổ có công suất nhỏ thì không được chạy điều hòa, mà phải mở các cửa trong phòng và dùng quạt thổi trực tiếp vào thiết bị thông tin). Trường hợp phòng máy có từ 02 điều hòa trở lên mà đều là loại công suất 18000 BTU trở lên thì khi chạy điều hòa cũng chỉ được phép chạy 1 điều hòa. 8. Bật attomat cấp điện cho thiết bị nguồn AC/DC của thiết bị thông tin (sau khi điều chạy ổn định), trường hợp có hai hệ thống nguồn AC/DC trở lên thì bật lần lượt cách nhau 15 phút để tránh quá tải đột ngột cho máy nổ (nhưng phải lưu ý tổng dòng nạp phía DC không được quá 50A, cho cả 02 bộ nguồn tránh trường hợp quá tải cho máy nổ). 9. Mỗi lần tăng phụ tải cần phải lưu ý chỉnh máy nổ cho đủ điện áp 220V. 10. Lưu ý khi chạy máy nổ: chỉ cấp điện cho nguồn AC/DC, điều hòa nhiệt độ, không được cấp điện cho bất cứ thiết bị nào khác, trừ trường hợp ban đêm được thắp 01 đèn chiếu sáng Neon 40W. 11. Báo cáo cho Trung tâm điều hành Gtel về hiện trạng sau khi chạy máy nổ và xác nhận việc chạy máy nổ đã được cấp cho trạm BTS. 12. Cứ cách 15 phút tiến hành đo kiểm mức điện áp của dàn acquy nếu có hiện tượng bất thường như dòng nạp tăng nhanh cần lập tức báo cáo về trung tâm xin ý kiến chỉ đạo. Khi có điện trở lại: Các thứ tự cần thực hiện như sau: 1. Tắt attomat theo các thứ tự ngược lại so với khi chạy máy nổ: - Nguồn AC/DC. - Điều hào nhiệt độ. 2. Tắt máy nổ. 3. Chuyển cầu dao đảo chiều về vị trí "O".
  3. 4. Tháo dây điện nối từ máy nổ đến cầu dao. 5. Chuyển cầu giao về vị trí chạy điện lưới AC. 6. Bật attomat nguồn AC/DC về vị trí "ON". 7. Bật vị trí attomat điều hòa về vị trí "ON" (Lưu ý điều hòa sau khi tắt đi thì phải để ít nhất là 15 phút mới được bật lại). 8. Bật lại attomat chiếu sáng về vị trí "ON". 9. Kiểm tra lại vị trí attomat cấp nguồn như trạng thái ban đầu trước khi chạy máy nổ. Trước khi ra về phải kiểm tra lại lần nữa vấn đề cấp điện cho các thiết bị và các vấn đề an toàn khác. 10. Ghi vào sổ vận hành tại trạm tất cả các vấn đề đã thao tác, ký tên, ghi rõ họ và tên. B- Quản lý và bảo dưỡng máy nổ Bảo dưỡng và điều chỉnh định kỳ là cần thiết để giữ máy phát luôn trong điều kiện hoạt động tốt. Thực hiện kiểm tra và sửa chữa theo các khoảng thời gian chỉ trong lịch bảo dưỡng. Lưu ý: Khí xả có chứa các bon xít độc. Tắt động cơ trước khi thực hiện bảo dưỡng, nếu động cơ phải chạy, đảm bảo thông gió tốt khu vực làm việc. Lịch bảo dưỡng:
  4. Tháng thứ Mỗi 3 tháng Mỗi 6 tháng Mỗi năm Thời gian bảo dưỡng định kỳ Mỗi lần sử nhất hoặc hoặc 50 giờ hoặc 100 giờ hoặc 300 giờ dụng Mục 20 giờ (3) (3) (3) (3) Dầu bôi trơn Kiểm tra mức * động cơ Thay * * Kiểm * Bộ lọc gió tra Làm sạch *(1) Cốc lóng cặn Làm sạch * Kiểm tra - Làm Buji * sạch Kiểm Khe hở van xúp Tra- Điều *(2) páp chỉnh Kiểm Lọc và bình Tra- Điều *(2) nhiên liệu chỉnh Kiểm tra Đường nhiên thay thế Mỗi 2 năm (2) liệu (nếu cần thiết) (1) Bảo dưỡng nhiều hơn khi sử dụng máy phát trong khi sử dụng máy phát trong khu vực nhiều bụi. (2) Những mục này nêu được làm bỡi đại lý máy phát điện được ELEMAX uỷ nhiệm. (3) Nếu thường xuyên sử dụng máy, hãy ghi lại số giờ máy hoạt động để xác định ngày tháng bảo dưỡng. THAY DẦU BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ: Xã dầu trong lúc động cơ ấm để đảm bảo xả nhanh chóng và hoàn toàn (nếu động cơ nguội, khởi động và cho động cơ chạy khoảng 5 phút để làm ấm máy). 1. Tháo nút lỗ xả và vòng đệm, nắp lỗ đổ dầu. 2. Xả hết dầu cũ vào một thùng chứa. 3. Lắp lại nút lỗ xả và vòng đệm. Vặn nút lỗ xả chắc chắn.
  5. 4. Đổ loại dầu đề nghị và kiểm tra mức dầu (đảm bảo mức UPPER LEVEL). THÔNG SỐ MÁY PHÁT ĐIỆN: Model MÁY PHÁT Tần số Hz ĐIỆN Kiểu Điện áp xoay chiều V Công suất liên tục kVA Công suất tối đa kVA Kiểu điều chỉnh điện áp Hệ số công suất Số pha Model ĐỘNG CƠ Kiểu Đường kính x khoảng chạy Dung tích xi lanh cc Tốc độ quay Rpm Công suất tối đa Hp Hệ thống đánh lửa Hệ thống khởi động Dung tích thùng xăng L Dung tích nhớt L Tiêu hao nhiên liệu L/h Độ ồn (xa 7m) dB Kích Thước Dài mm Rộng mm Cao mm Trọng Lượng kg Cảnh báo: Dầu bôi trơn động cơ có thể gây ra ung thư gia nếu da thường xuyên tiếp xúc với dầu trong thời gian dài. vì thế, không nên để tay tiếp xúc trực tiếp với dầu động cơ và rửa tay thật kỷ bằng xà phòng sau khi thay dầu. hãy sắp xếp dầu động cơ đã sử dụng vào nơi phù hợp tuân theo những quy định về môi trường. BẢO DƯỠNG BỘ LỌC GIÓ Bộ lọc gió bẩn sẽ làm giảm lượng khí đến bộ chế hoà khí. để ngăn ngừa bộ chế hoà khí làm việc sai chức năng, hãy bảo dưỡng lọc khí khí
  6. thường xuyên. khi sử dụng máy phát trong những khu vực nhiều bụi bẩn, cần bảo dưỡng lọc gió thường xuyên hơn. Lưu ý: Sử dụng xăng hoặc dung môi dễ cháy để làm sạch lõi lọc gió có thể gây cháy nổ. Chỉ sử dụng nước xà phòng hoặc dung dung dịch không cháy. Chý ý: Không bao giờ chạy máy phát không có lọc gió. Động cơ sẽ mòn nhanh chóng. 1. Thao tác kẹp nắp hộp đầu lọc gió, tháo nắp hộp lọc gió, và tháo lõi lọc. 2. Giặt lõi lọc bằng dung dịch xà phòng và nước ấm (hoặc giặt bằng dung dịch không cháy hoặc điểm cháy cao), sau đó giũ kỹ. Để cho lõi lọc khô hoàn toàn. 3. Ngâm lỏi lọc trong dầu động cơ sạch và vắt hết dầu. Động cơ sẽ phát ra khói trong suốt lúc khởi động ban đầu (vì còn lại nhiều dầu trong lõi lọc). 4. lắp lại lõi lọc và nắp hộp lọc gió. LÀM SẠCH CỐC LẮNG CẠN NHIÊN LIỆU Cốc lắng cặn ngăn bẩn hoặc nước có trong bình nhiên liệu, không cho chúng đi vào chế hoà khí. 1. Vặn khoá nhiên liệu tới vị trí OFF. Tháo cốc lắng cặn, gioăng chữ O, và lọc. 2. làm sạch cốc lắng cặn, gioăng chữ O, và lọc bằng dung dịch không cháy hoặc điểm cháy cao. 3. Lắp lại lọc, gioăng chữ O, và cốc lắng cặn. 4. Vặn khóa nhiên liệu về vị trí ON và kiểm tra rò rỉ. BẢO DƯỠNG BUJI Để đảm bảo động cơ hoạt động đúng, khe hở giữa hai cực buji phải phù hợp và không cõ muội than. 1. Tháo mũi buji. 2. Làm sạch hết bẩn quanh chân đế buji. 3. Sử dụng tuýp mở buji để tháo buji.
  7. 4. Kiểm tra bề ngoài buji. Làm sạch buji bằng bàn chải sắt. Nếu cách điện bị rạn nứt hoặc bị sứt, thay bằng một chiếc mới. 5. Đo khe hở giữa hai cực buji bằng thước đo khe hở. Khe hở cho phép: 0,7 ~ 0,8 mm (0,028 ~ 0,031 in) 6. Kiểm tra xem đệm buji có ở trong điều kiện tốt. 7. Sau khi buji đã được đặt đúng chổ, vặn chặt nó bằng tuýp vặn buji để nén vòng đệm. - Lắp buji mới: Khi buji bắt đầu nén vòng đệm, vặn thêm 1/2 vòng. - Lắp buji đă sử dụng: Khi buji bắt đầu nén vòng đệm, vặn thêm 1/8 ~ 1/4 vòng. Chú ý: - Buji phải được vặn chặt. Nếu không , nó có thể trở lên rất nóng và có thể làm hỏng động cơ. - chỉ sử dụng loại buji được đề nghị hoặc tương đương. C. CHUYÊN CHỞ VÀ CẤT TRỮ Khi chuyên chở máy phát, bật công tắc động cơ về vị trí OFF và vặn khoá nhiên liệu về vị trí OFF. Đặt máy phát nằm ngang để ngăn ngừa tràn nhiên liệu. Hơi nhiên liệu hoặc nhiên liệu bị tràn có khả năng bắt lửa rất cao. Khuyến cáo: Để động cơ nguội hoàn toàn trước khi chuyên chở hoặc cất trữ máy phát. không để bất cứ thứ gì rơi hoặc va đập vào máy phát khi chuyên chở. Không đặt các vật nặng trên máy phát. Trước khi cất trữ máy phát một thời gian dài: 1. Đảm bảo khu vực cất trữ không có bụi hoặc ẩm quá mức. 2. Bảo dưởng máy theo bảng sau: Thời gian cất trữ Thủ tục bảo dưỡng đề nghị
  8. Ít hơn 1 tháng Không cần chuẩn bị 1 đến 2 tháng Đổ đầy xăng sạch vào bình chứa 2 tháng đến 1 năm Đổ đầy xăng sạch vào bình chứa Xã hết xăng trong chế hoà khí Xã hết xăng trong cốc lắng cặn 1 năm hoặc hơn Đổ đầy xăng sạch vào bình chứa Xã hết xăng trong chế hoà khí Xã hết xăng trong cốc lắng cặn Tháo buji. cho một thìa xúp dầu bôi trơn động cơ vào trong xi lanh.Kéo dây giật để dầu phân tán đều trên piston và xi lanh.lắp lại buji. Thay dầu bôi trơn động cơ Khi cần sử dụng máy, xã xăng đã dự trử vào một chai chứa phù hợp, và đổ xăng mới vào trước khi khởi động 1. Nới lỏng vít xã dưới đáy bộ chế hoà khí để xã xăng sau khi xã hết xăng vặn vít lại như ban đầu. Khuyến cáo: Xăng rất dễ cháy và nổ. Xã xăng trong khu vực được thông gió tốt ở trạng thái động cơ dừng. Không hút thuốc và để ngọn lửa hoặc tia lửa phóng xa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1