Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Tên nội dung<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
2. Thực trạng<br />
a) Thuận lợi - khó khăn<br />
b) Thành công - hạn chế<br />
c) Mặt mạnh - mặt yếu<br />
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề<br />
nghiên cứu<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú<br />
<br />
Trang<br />
2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
4<br />
4<br />
5<br />
5<br />
5<br />
6<br />
6<br />
7<br />
8<br />
8<br />
8<br />
15<br />
16<br />
16<br />
17<br />
<br />
17<br />
18<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học<br />
sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn về<br />
các mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng.<br />
Không những vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, giáo dục ý<br />
thức đạo đức, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh.<br />
Ở các trường TH thuộc huyện Krông Ana nói chung và trường TH Trần Phú<br />
nói riêng thì trong một buổi học học sinh chỉ được ra chơi 01 lần với thời gian là<br />
khoảng 20 phút (buổi sáng là sau tiết 3, buổi chiều là sau tiết 2). Sau quãng thời<br />
gian căng thẳng mệt mỏi về đầu óc, ít vận động về cơ thể các em cần được tập các<br />
động tác thể dục để khởi động các khớp các cơ trước khi các em bước vào rất nhiều<br />
các vận động của cơ thể trong giờ ra chơi để tránh các tai nạn thường gặp trong vận<br />
động như: Trật khớp chân, đau vai, đau cổ,... Vì thế hoạt động thể dục giữa giờ là<br />
rất cần thiết và quan trọng. Nhưng thực tế ngày nay hầu như các trường đã bỏ<br />
không tổ chức thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ nữa vì một số lí do như:<br />
Một số trường tổ chức tập trước khi cho các em chơi với hình thức tập trung<br />
dưới sân trường. Hình thức tập luyện này giáo dục cho các em rất nhiều về sự<br />
nhanh nhẹn, ý thức tập thể nhưng chưa thật sự khoa học vì khi nghe thấy tiếng<br />
trống thì các em đã chạy ùa ra sân, các em học ở trên dãy tầng lầu thường xảy ra<br />
tình trạng chen lấn, xô đẩy và có thể gây tai nạn cho các em, một số em hôm đó bị<br />
đau ốm hay những em bị khuyết tật lại không tham gia tập cùng các bạn được. Còn<br />
về thời tiết, nếu trời nắng quá mà sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát thì<br />
tập sẽ làm cho các em mệt hơn, còn nếu trời mưa thì lại không tổ chức tập được,...<br />
Trong khi tập vẫn còn nhiều bạn lưu lại ở lớp với nhiều lý do để trốn tập, số học<br />
sinh còn lại có ra sân nhưng có em chỉ đứng cho hết thời gian mà không tập, hoặc<br />
tập qua loa cho xong để về lớp. Một số lớp quá trình tập hợp, dàn đội hình tập<br />
luyện còn rất chậm trễ nên mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời gian chơi sau đó<br />
của các em. Mặt khác, một số giáo viên còn chưa coi trọng hoạt động này và coi<br />
đây là một sự phiền hà trong các hoạt động của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm<br />
không thực sự bám lớp trong các buổi tập nên đã tạo thành một thói quen không tốt<br />
cho học sinh, làm cho các em có động cơ, ý thức không tốt, coi đây là một sự bắt<br />
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học<br />
<br />
buộc mà các em không thu được một lợi ích gì.<br />
Ngoài ra, một số trường lại tổ chức tập thể dục giữa giờ vào cuối giờ ra chơi,<br />
sau khi các em đã vận động rất nhiều (vì học sinh tiểu học rất hiếu động) nên không<br />
có tác dụng nhiều.<br />
Từ những ý nghĩa thực tiễn về giáo dục và những thực trạng nêu trên, qua<br />
nghiên cứu, tìm tòi cộng với sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân tôi quyết<br />
định lựa chọn và thực hiện đề tài Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể<br />
dục giữa giờ ở trường Tiểu học để giúp tất cả các em đều có thể tập luyện, tập<br />
luyện thường xuyên, tiện lợi và không mất nhiều thời gian mà vẫn đáp ứng được<br />
mục tiêu giáo dục, góp phần vào công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện<br />
theo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong hoạt động.<br />
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học<br />
tập.<br />
- Tổ chức bằng hình thức phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức,<br />
hấp dẫn, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân<br />
thiện, học sinh tích cực”.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả đội viên, nhi đồng Liên đội trường TH Trần Phú năm học 2013 –<br />
2014 và học kì I năm học 2014 - 2015.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Các hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông.<br />
- Các động tác thể dục.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tài liệu.<br />
- Phương pháp thực nghiệm.<br />
- Phương pháp thăm dò ý kiến.<br />
<br />
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học<br />
<br />
- Phương pháp trao đổi đồng chí, đồng nghiệp.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn<br />
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới<br />
thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh<br />
khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế : “Luyện tập thể dục, tăng<br />
cường sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước” Bác Hồ đã khẳng định mục<br />
đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh.<br />
Mục đích của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ<br />
trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn<br />
diện của Đảng và Nhà nước.<br />
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới thì sự nghiệp giáo dục đào tạo đang<br />
được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu. Công tác giáo dục đang<br />
được đầu tư phát triển toàn diện và bộ môn giáo dục thể chất đang đóng một vai trò<br />
quan trọng và nó xuyên suốt trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến<br />
đại học. Trong đó công tác thể dục giữa giờ luôn được duy trì ở các cấp học do vai<br />
trò và tác dụng của nó đem lại đối với sự nghiệp giáo dục. Lứa tuổi học sinh Tiểu<br />
học là lứa tuổi mà các em rất hiếu động, phần lớn đều chưa có ý thức và động cơ<br />
đúng đắn về hành động của mình, nên các em thường hay bắt chước hành động của<br />
người khác. Vì vậy, việc giáo dục và định hướng cho các em có động cơ đúng đắn<br />
trong học tập và các hoạt động ngoại khóa khác nói chung và thể dục giữa giờ nói<br />
riêng là một việc làm rất cần thiết. Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ<br />
ích và cần thiết cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát<br />
triển toàn diện hơn về các mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ<br />
học căng thẳng, không những vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh<br />
nhẹn, nề nếp học tập, giáo dục ý thức đạo đức, góp phần hình thành nhân cách của<br />
người học sinh. Tuy nhiên trong những năm qua công tác này chưa được một số<br />
nhà trường coi trọng đúng mức, việc tổ chức hoạt động chưa được đồng bộ, tổ chức<br />
chỉ bằng một hình thức là tập trung dưới sân trường nên số học sinh không tham gia<br />
hoạt động này còn khá nhiều, số còn lại tham gia hoạt động nhưng phần lớn là<br />
không tích cực hoặc tập một cách bắt buộc…<br />
Muốn khắc phục được tình trạng này cần phải tìm hiểu đánh giá thực trạng,<br />
4<br />
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm : Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường Tiểu học<br />
<br />
phân tích các nguyên nhân, từ đó xây dựng được hình thức tổ chức phù hợp đưa<br />
vào áp dụng nhằm làm cho công tác này ngày một ổn định và đi vào nề nếp. Để làm<br />
được như vậy, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải có một<br />
quá trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một vài người mà có thể làm<br />
được mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp đồng<br />
bộ và đảm bảo thông tin 2 chiều, nhiều chiều giữa các tổ chức trong và ngoài nhà<br />
trường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn.<br />
2. Thực trạng<br />
a) Thuận lợi - khó khăn<br />
- Thuận lợi:<br />
Liên đội là trường chuẩn quốc gia nằm ngay trung tâm huyện Krông Ana,<br />
có truyền thống thi đua và đạt nhiều thành tích, nhiều năm liền được Hội đồng đội<br />
huyện công nhận là Liên đội vững mạnh.<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban Lãnh đạo, các đoàn thể trong<br />
và ngoài nhà trường nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp được chú trọng, ngày càng<br />
khởi sắc.<br />
100% đội viên, nhi đồng được học 2 buổi/ngày, đa số các em ngoan, tích<br />
cực trong các phong trào, hoạt động.<br />
Đội ngũ anh chị phụ trách tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh.<br />
Hệ thống âm thanh, loa máy được đầu tư đảm bảo tốt cho việc tổ chức hoạt<br />
động.<br />
- Khó khăn:<br />
Diện tích các phòng học còn hẹp, số lượng học sinh/lớp còn nhiều nên còn<br />
ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động.<br />
Trường có phân hiệu II, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chưa có loa máy để<br />
tổ chức hoạt động.<br />
b) Thành công - hạn chế<br />
- Thành công:<br />
Giúp các em đội viên và nhi đồng hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tác dụng<br />
của hoạt động thể dục giữa giờ.<br />
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú<br />
<br />
5<br />
<br />