Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
PHÕNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
----------<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài:<br />
KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH<br />
HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ CẤP THCS<br />
<br />
Họ và tên: Trịnh Thị Thủy – Bùi Thị Dịu<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm<br />
Môn đào tạo: Địa lý<br />
<br />
Buôn Trấp, Tháng 2 năm 2015<br />
MỤC LỤC<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu<br />
<br />
Năm học: : 2014-2015<br />
<br />
1<br />
<br />
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
STT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1: Cơ sở lý luận<br />
II.2: Thực trạng<br />
a. Thuận Lợi- khó khăn<br />
b. Thành công-hạn chế<br />
c. Mặt mạnh- mặt yếu<br />
d. Các nguyên nhân- các yếu tố tác động<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề…..<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
d. Mối quan hệ giữa các các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khao học<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học…<br />
III. Phần kết luận- kiến nghị<br />
III.1. Kết luận<br />
III.2. Kiến nghị<br />
<br />
Trang<br />
3<br />
3<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
5<br />
5<br />
5<br />
6<br />
6<br />
7<br />
7<br />
8<br />
8<br />
8->36<br />
36,37<br />
38<br />
39<br />
39<br />
40<br />
40<br />
41<br />
<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu<br />
<br />
Năm học: : 2014-2015<br />
<br />
2<br />
<br />
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là xây<br />
dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đảng, nhà<br />
nước và nhân dân đã tin tưởng và giao trọng trách cao quý cho ngành giáo dục: “ Nâng<br />
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công<br />
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay để đáp ứng lòng mong<br />
muốn của Bác xây dựng đất nước Việt Nam đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với<br />
các cường quốc năm châu.<br />
Những năm gần đây, Nghị quyết của Trung ương Đảng và các văn kiện của nhà<br />
nước, của Bộ giáo dục & Đào tạo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp<br />
dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một<br />
chiều ( chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn<br />
giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện<br />
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập.<br />
Chuyển từ hình thức đồng loạt cả lớp sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác:<br />
Học cá nhân, học theo nhóm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ vận dụng sáng tạo<br />
kiến thức đã học tránh thiên về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề.<br />
Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát<br />
triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Sự<br />
phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự<br />
thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Quan điểm dạy học<br />
tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước<br />
chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người<br />
có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.<br />
Việc vận dụng tốt phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý ở<br />
trường THCS có vai trò quan trọng góp phần bổ sung kiến thức các môn học khác, giúp<br />
học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt<br />
định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay.<br />
Đối với môn Địa lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên<br />
và kinh tế xã hội nên trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức<br />
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng<br />
tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên<br />
quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo<br />
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng<br />
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...vào trong môn<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu<br />
<br />
Năm học: : 2014-2015<br />
<br />
3<br />
<br />
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
học nhằm giúp các em nắm kiến thức sâu hơn, rèn luyện các em về ý thức, kỹ năng, thái<br />
độ đúng đắn. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy học theo<br />
chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS”<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
- Tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc<br />
học lý thuyết với thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”<br />
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để<br />
giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học, góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiều<br />
phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập.<br />
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng<br />
tạo trong học tập bộ môn.<br />
- Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn. Không chỉ là kiến thức chuyên<br />
môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó.<br />
- Qua việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý sẽ giúp các em tư<br />
duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa các<br />
kiến thức từ các môn học khác nhau từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Địa lý cũng như các<br />
môn học khác.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Học sinh khối THCS<br />
- Giáo viên dạy bộ môn Địa lý trong cụm chuyên môn.<br />
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
- Chương trình sách giáo khoa Địa lý 6,7,8,9<br />
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn học<br />
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo<br />
- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn<br />
- Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ( các tiết chuyên đề, qua dự giờ giáo<br />
viên.)<br />
- Phương pháp so sánh, đối chiếu<br />
- Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp<br />
- Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu<br />
<br />
Năm học: : 2014-2015<br />
<br />
4<br />
<br />
Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý cấp THCS<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------<br />
<br />
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói<br />
chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm<br />
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích<br />
hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,<br />
khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.<br />
Theo GS - TS Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư<br />
phạm Hà Nội cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa<br />
chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các<br />
hiện tượng Địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong<br />
lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát<br />
triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người<br />
dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý<br />
theo quan điểm hệ thống”.<br />
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận<br />
dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua<br />
thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng nếu vận dụng các kiến thức khác tích hợp<br />
vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên<br />
bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức<br />
các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt<br />
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.<br />
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có<br />
giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức,<br />
từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp<br />
phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong<br />
tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Sử dụng kiến thức tích hợp trong dạy học Địa lý sẽ làm cho quá trình học tập có ý<br />
nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Dạy sử dụng<br />
kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến<br />
thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có<br />
điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.<br />
* Khó khăn:<br />
Tuy nhiên khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp cũng gặp phải những khó<br />
khăn như: Còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý<br />
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trịnh Thị Thủy+ Bùi Thị Dịu<br />
<br />
Năm học: : 2014-2015<br />
<br />
5<br />
<br />