1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÊN SÁNG KIẾN:
Ứng dụng một số trò chơi, thí nghiệm tạo hứng thú trong hoạt động khám
phá khoa học của trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, trẻ bắt đầu hình
thành sự tò mò, ham muốn khám phá thế giới xung quanh. Các hoạt động khám
phá khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy logic, khả
năng quan sát, phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Tuy nhiên, ở độ
tuổi này, trẻ thường chưa có khả năng tập trung lâu, dễ bị phân tán nếu phương
pháp tổ chức hoạt động chưa phù hợp. Trong thực tế giảng dạy, việc lồng ghép
các trò chơi thí nghiệm đơn giản vào hoạt động khám phá khoa học không chỉ
giúp trẻ hứng thú hơn mà còn tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, thử nghiệm
và tự rút ra kết luận. Trò chơi mang tính chất vừa học vừa chơi giúp trẻ tiếp thu
kiến thức một cách tự nhiên, tích cực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn
trò chơi thí nghiệm phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ 3 - 4 tuổi, cũng như
cách tổ chức sao cho hấp dẫn, an toàn và đạt hiệu quả giáo dục vẫn còn là vấn đề
mà nhiều giáo viên gặp khó khăn. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với mong muốn:
Khai thác hiệu quả phương pháp trò chơi thí nghiệm trong giáo dục mầm non.
Tìm ra một số hình thức tổ chức trò chơi phù hợp với lứa tuổi 3 – 4 tuổi. Góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ ở lứa tuổi mẫu
giáo bé.
Thực hiện nghiêm túc quan điểm sự chỉ đạo trong năm học 2024 – 2025
theo công văn số 02/GD&ĐT - GDMN ngày 05/9/2025 về thực hiện nhiệm vụ
giáo dục mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục mầm non của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai “Đổi mới
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục mầm non” tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua
thưucj hành, trải nghiệm, vui chơi lấy trẻ làm trung tâm và thực hiện kế hoạch số
04 thực hiện năm học của trường mầm non Hòa Thạch tăng cường “Học thông
qua vui chơi trải nghiệm, giúp trẻ chủ động sáng tạo”. Bản thân tôi là giáo viên
trẻ tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá có
tầm quan trọng rất lớn, giúp trẻ được trải nghiệm phát triển năng lực riêng biệt
của từng trẻ và giúp trẻ không còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động tập thể.