intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

730
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm" được thực hiện với mong muốn phát huy vai trò vai trò giáo viên chủ nhiệm để nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp phần tạo hiệu quả cho công tác giáo dục toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm

  1. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” Sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO TINH THẦN ĐOÀN KẾT, TÍNH NĂNG ĐỘNG,  SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VAI TRÒ  CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có đối với   mỗi con người nhất là đối với thế hệ trẻ thời hiện đại. Vì xã hội ngày một phát   triển, rất cần lực lượng kế  thừa có đủ  năng lực, trình độ, đạo đức và cả  sự  nhạy bén để bắt kịp nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự  phát triển chung của đất  nước. Do đó, đào tạo thế  hệ  trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo là  vấn đề  mà nhiều nhà giáo dục đang quan tâm.Giáo dục toàn diện là nhu cầu  thiết yếu trong xu thế  hội nhập, là mục tiêu của ngành giáo dục, là nhiệm vụ  của nhà trường, gia đình và của toàn xã hội. Song,  ở  đó vai trò của người trực   tiếp giảng dạy và chủ  nhiệm là quan trọng hơn cả. Ý thức được điều đó, tôi   thực sự mong muốn phát huy vai trò của mình – vai trò giáo viên chủ nhiệm – để  nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp  phần tạo hiệu quả cho công tác giáo dục toàn diện.  II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Ý thức được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hình thành  nhân cách cho học sinh, mỗi giáo viên chủ  nhiệm có những phương pháp khác   nhau để thực hiện mục tiêu quản lí lớp. Thông thường trong giờ  sinh hoạt chủ  nhiệm, giáo viên thường triển khai thông báo của nhà trường, kế  hoạch của  Đoàn thanh niên, xử lí học sinh vi phạm, sơ kết thi đua… đó là những việc làm  cần thiết. Song, nếu chỉ như thế  thì giờ  sinh hoạt chủ  nhiệm sẽ  đơn điệu, giờ  sinh hoạt lớp thành giờ  học đạo đức, thành giờ  xử  lí vi phạm, sẽ  tạo ra không   khí nặng nề, hình thành khoảng cách vô hình giữa giáo viên chủ nhiệm với học   sinh trong lớp. Đối với những học sinh thường hay vi phạm thì mối quan hệ  thầy trò sẽ càng xa hơn. Đối với học sinh ngoan, các em vẫn phải bị động lắng  nghe giáo huấn, hoặc thậm chí tranh thủ  giờ  sinh hoạt để  học bài, làm bài tập.  Do đó, giáo viên chủ  nhiệm cần làm mới hơn kế  hoạch chủ  nhiệm của mình,  hướng học sinh thực hiện đúng nhiệm vụ  giờ nào việc  ấy. Tố  chất của người   giáo viên chủ  nhiệm là tố  chất của một con người hành động, thực hiện mọi  việc có kế  hoạch, nhiệt tình, sâu sát. Song một điều khá quan trọng trong kế  hoạch chủ  nhiệm là giáo viên tiến tới mục đích xây dựng được một tập thể  Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  1
  2. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” đoàn kết, năng động, sáng tạo – đây là môi trường dạy và học lí tưởng, là tiền  đề để thầy và trò thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.  Dạy và học là hoạt động tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, nên nếu   học sinh thụ động ít nhiều sẽ tạo nên áp lực tâm lí đối với giáo viên. Thực tế đó   sẽ   ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy là tất yếu. Ngay  ở  bản thân người học  nếu thiếu sự  chủ  động, sáng tạo thì việc tiếp cận kiến thức cũng bị  hạn chế.   Tập thể thiếu đoàn kết ắt sẽ yếu, việc chia sẻ kinh nghiệm học tập, tương tác  trong giờ  học cũng sẽ  không hiệu quả. Vậy nên, giáo viên chủ  nhiệm ngoài   nhiệm vụ quản lí lớp cần nâng cao vai trò của mình để thắt chặt tình đoàn kết,   phát huy sự năng động, sáng tạo của học sinh trong lớp chủ nhiệm. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Kế  hoạch chủ  nhiệm là toàn bộ  những điều giáo viên chủ  nhiệm vạch ra  có hệ  thống về  những công việc dự  kiến sẽ  làm đối với lớp chủ  nhiệm trong   một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, và thời gian tiến hành.  Dựa trên kế  hoạch chung của nhà trường, của đoàn thanh niên, tình hình  thực tế  của lớp chủ  nhiệm, giáo viên lập kế  hoạch hoạt động chung trong cả  năm học và hoạt động cụ thể trong tháng, chủ đề hoạt động và kế hoạch thi đua   cho lớp. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm họp ban cán sự lớp triển khai kế hoạch và   định hướng cách thức thực hiện, nhiệm vụ của từng thành viên. Cần lưu ý, kế  hoạch được xây dựng cần tập trung làm sinh động hơn giờ  sinh hoạt lớp, tạo  điều kiện cho học sinh được vui chơi nhiều hơn, thể hiện mình nhiều hơn, điều   này thực cần vì sẽ giúp các em có một tinh thần thoải mái để bắt đầu một tuần   học mới. Kế hoạch và mục đích cụ thể: KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP 11A01 Năm học: 2011­2012 - Căn cứ theo sự phân công của Hiệu trưởng trường THPT Thanh Bình về  việc chủ nhiệm lớp 11A01 năm học 2011­2012. - Căn cứ tình hình thực tế hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tôi tên: VÕ THI MUỘN – Trình độ chuyên môn: CỬ NHÂN NGỮ VĂN –   Vào ngành năm: 1999 xây dựng kế  hoạch chủ  nhiệm lớp 11A01, với nội dung   cụ thể như sau: I./ Kế hoạch chung: - Thời gian thục hiện: Từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 05 năm 2012. - Mục tiêu: Cùng tập thể lớp 11A01 thực hiện tốt một số nội dung sau: Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  2
  3. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” o Xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong tập thể lớp. o Phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân trong  tập thể nhằm tạo môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, bổ ích. o Thực hiện tốt mọi nội quy, quy định của nhà trường. o Đạt kết quả học tập, hạnh kiểm tốt vượt mức kế hoạch chung của   nhà trường. - Khẩu hiệu chung:  “48 là 1”  – một chính là một tập thể  đoàn kết vững  mạnh, một thể thống nhất vì mục tiêu chung, một chính là đứng đầu, tiên  phong trong mọi thành tích – học tập, hạnh kiểm, phong trào… II./ Kế hoạch cụ thể: Thời  gian thực  Trọng tâm Nội dung thực hiện hiện Tháng 9  Ổn   định   nề  - Thành lập ban cán sự lớp. năm 2011 nếp,   thực  - Triển khai kế hoạch thi đua, phân chia nhiệm vụ  hiện   mục  cho tất cả các thành viên trong lớp. tiêu,   kế  - Thực hiện đại hội PHHS, tạo sự  gắn kết, phối  hoạch   năm  hợp tốt giữa gia đình và nhà trường. học. - Thực hiện công tác xét miễn giảm các khoản phí,  lệ phí theo quy định. - Hoàn thành việc lập hồ sơ chuyên môn của công  tác chủ nhiệm lớp. - Hình thành cán sự  bộ  môn, thực hiện sinh hoạt   đầu giờ. - Triển khai việc tổ chức trò chơi (xen vào sau khi  sinh hoạt chủ  nhiệm) để  các tổ  chủ  động thiết  kế và chuẩn bị.  - … Tháng 10  Tiếp   tục   duy  - Chấn chỉnh nề nếp, tác phong, học tập. năm 2011 trì,   ổn   định  - Đánh giá sơ bộ tình hình chung của lớp về 2 mặt   nề   nếp,   học  học tập, tác phong. tập,   đánh   giá  - Tìm biện pháp tích cực đối với các học sinh có  sơ   bộ   kết  biểu hiện khó khăn trong học tập  ở một số phân  quả  giữa học  môn cụ thể. kì 1. - Đôn   đốc,   nhắc   nhở   học   sinh   hoàn   thành   các  khoản phí, lệ phí theo quy định. - Tiếp tục duy trì vui chơi sau khi sinh hoạt chủ  nhiệm   duới   sự   điều   khiển   của   tổ   được   phân  công định kì. Tổ  chức trò chơi bằng công nghệ  thông tin với chủ  đề  trọng điểm  “Ngày phụ  nữ   Việt Nam”, thực hiện vào tuần thứ 3 của tháng.  Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  3
  4. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” - … Tháng 11  Thi   đua   lập  - Triển khai kế  hoạch chào mừng 20/11 với tinh  năm 2011 thành   tích  thần:  “Tôn   sư   trọng   đạo,   uống   nước   nhớ   chào   mừng  nguồn.” ngày   Nhà  - Phân công nhiệm vụ  cho từng bộ  phận, đôn đốc  giáo   Việt  nhắc nhở  hoàn thành kế  hoạch chung của Đoàn  Nam 20/11 trường và nhà trường đề ra. - Báo cáo kết quả  giữa HK1 về  với gia đình học   sinh;   nhận   xét,   đề   xuất   những   biện   pháp   cần  thiết  để   gia  đình  kết hợp   tốt  cùng nhà  trường  giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh có  thành tích giữa kì ở mức thấp. Động viên thường   xuyên và tạo điều kiện tốt cho những học sinh  chuẩn bị kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Phát động cuộc thi: “Nét bút tri ân Thầy”, nhằm  chuẩn bị  cho hoạt động truyền thống của Đoàn  trường – Báo tường. Chọn những bài viết hay,  cảm động, chân thực thể hiện trước tập thể. Vui  văn nghệ với những ca khúc về ngành giáo. Bình  chọn ca khúc có ý nghĩa, giọng hát hay để  thay  mặt tập thể gửi lời tri ân đến Thầy cô trong tuần  lễ ngày 20/11 - … Tháng 12  Tập   trung   ôn  - Tập trung toàn lực cho việc ôn tập thi học kì 1. năm 2011 tập cho kỳ thi  - Yêu cầu cán sự bộ môn thực hiện tốt nhất nhiệm  học kỳ 1. vụ của bản thân. - Phối hợp cùng giáo viên bộ  môn thực hiện tốt   giờ ôn tập trên lớp và việc tự học, tự ôn tập của  học sinh. - Lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp, trình bày trao  đổi   kinh   nghiệm   học   tập   của   những   học   sinh   giỏi   (theo   môn   học),   nhằm   chia   sẻ,   giúp   đỡ  những học sinh chậm tiến có được phương pháp  học hiệu quả hơn để phục vụ kì thi. - … Tháng 01  Tiếp tục công  - Hoàn thành kì thi học kì 1. năm 2012 tác   thi   và   sơ  - Báo kết quả học kì 1. kết học kỳ 1. - Hội nghị PHHS giữa năm học. - Đánh giá, Sơ  kết học kì 1; Triển khai kế  hoạch   học kì 2. - Chọn một buổi sinh hoạt trong tháng, sau thi học  kì 1, tổ  chức trò chơi bằng công nghệ  thông tin  Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  4
  5. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” về chủ đề “Chào xuân” - … Tháng 02  Củng   cố   nề  - Củng cố nề nếp, tác phong, học tập sau thời gian  năm 2011 nếp tạo bước  nghỉ Tết Nguyên đán. đệm   vững  - Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng  chắc cho học  yếu kém ở HK1. kỳ 2. - … Tháng 03  Thi   đua   lập  - Tiếp tục ổn định nề nếp, tác phong, học tập. năm 2012 thành   tích  - Nhận xét, đánh giá, bình chọn đối tượng thanh  chào   mừng  niên tham dự lớp Cảm tình Đoàn. ngày   thành  - Báo kết quả  học tập giữa học kì 2 về  gia đình  lập   Đoàn  học sinh. TNCSHCM  - Duy trì giờ  sinh hoạt cùng những hoạt động vui  26/3 chơi theo chủ  đề  của tháng thanh niên và ngày  Quốc tế phụ nữ. - … Tháng 04  Tập   trung   ôn  - Tập trung toàn lực cho việc ôn tập thi học kì 2. năm 2012 tập   phục   vụ  - Yêu cầu cán sự bộ môn thực hiện tốt nhất nhiệm  kỳ  thi học kỳ  vụ của bản thân. 2. - Phối hợp cùng giáo viên bộ  môn thực hiện tốt   giờ ôn tập trên lớp và việc tự học, tự ôn tập của  học sinh. - Họp ban cán sự  lớp, tập trung kiến thức chuyên  môn của các môn học theo hình thức trắc nghiệm  để xây dựng trò chơi “Ai là người đứng đầu A1”. - … Tháng 05  Tổng   kết  - Hoàn thành kì thi học kì 2. năm 2012 năm học. - Báo kết quả học kì 2. - Đánh giá, Tổng kết năm học. - Định hướng học sinh ôn tập, rèn luyện hè, chuẩn  bị cho năm học mới. - Thành lập danh sách các đối tượng theo yêu cầu  chuyên môn nhà trường. - Triển   khai   kế   hoạch   hoạt   động   hè   của   nhà  trường,   lưu   ý   học   sinh   một   số   mốc   thời   gian  quan trọng cần nhớ  (Ôn tập, thi lại; Rèn luyện   trong hè; Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi; Kế   hoạch ôn tập, thi Tốt nghiệp nghề phổ thông; Kế   hoạch năm học mới,…). - Vui chơi, liên hoan cuối năm. - … Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  5
  6. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” III./ Nội dung thi đua: 1. Các vấn đề chung: a. Thi đua sẽ  bao gồm hai mảng chủ  đạo: Học tập và thi đua rèn  luyện với phương châm từng bước xây dựng tập thể lớp đoàn kết, có tinh   thần học tập tích cực, đạt kết quả  cao trong hầu hết các hoạt động của   trường, lớp… - Thi đua học tập là quá trình học tập tại lớp thể hiện qua sự đánh giá  của GVBM thông qua sổ  đầu bài và kết quả  học của học sinh  ở  cuối HK, cuối năm… - Thi đua rèn luyện thể  hiện qua theo dõi chuyên cần, tác phong, nề  nếp của học sinh, vệ sinh, lao động, các hoạt động phong trào của   Ban thi đua, Đoàn trường… b. Theo dõi hoạt động thi đua: - Tổ  trưởng thực hiện theo dõi thi đua của tổ  mình hoặc tổ  được   phân công. - Hàng tuần tổng kết điểm thi đua công bố vào tiết sinh hoạt lớp. - Mỗi tuần chọn 01 bạn có thành tích tốt nhất tuyên dương trước tập  thể. - Mỗi tháng chọn 03 bạn có thành tích tốt nhất tuyên dương trước   tập thể và tặng quà. 2. Biểu điểm thi đua: a. Điểm cộng: ­ Tham gia phát biểu xây dựng bài:..................2 điểm / lần ­ Cả tuần không bị điểm trừ:...........................6 điểm / tuần ­ Kết quả học tập cuối HK1 đạt loại Khá:.....10 điểm ­ Kết quả học tập cuối năm đạt loại Khá:......15 điểm ­ Kết quả học tập cuối HK1 đạt loại Giỏi:....20 điểm ­ Kết quả học tập cuối năm đạt loại Giỏi:.....30 điểm ­ Có thành tích trong các hoạt động phong trào: + Giải nhất:............................................20 điểm + Giải nhì:...............................................15 điểm + Giải ba:................................................10 điểm + Giải khuyến khích:.............................5 điểm ­ Có thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh: + Giải nhất:............................................40 điểm + Giải nhì:...............................................30 điểm + Giải ba:................................................20 điểm + Giải khuyến khích:.............................10 điểm b. Điểm trừ: ­ Vắng không lý do:...........................................................10 điểm / lần ­ Vô lễ với GV:..................................................................20 điểm / lần Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  6
  7. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” ­ Vi phạm quy chế thi, kiểm tra:.......................................40 điểm / lần ­ Bỏ tiết:.............................................................................10 điểm / tiết ­ Không hoàn thành nhiệm vụ được phân công:...............5 điểm / lần ­ Không chuẩn bị bài khi đến lớp:....................................5 điểm / lần ­ Không tham gia các hoạt động do trường, lớp phát động: 5 điểm / lần ­ Đi học muộn không lý do hợp lý:...................................5 điểm / lần ­ Tự ý thay đổi chỗ ngồi:..................................................2 điểm / lần ­   Các   lỗi   tác   phong  (Đầu   tóc,   phù   hiệu,   giày,   đồng   phục,   huy   hiệu   đoàn): 5 điểm / lần ­  Đóng góp quỹ  lớp hoặc các khoản thu khác không đúng thời hạn: ............................................................................................2 điểm / lần c. Các nguyên tắc chung: 1. Việc thi đua được thực hiện đều khắp với tất cả  các thành viên trong  lớp. 2. Các hành vi nghiêm cấm, nếu vi phạm lần 1: bị phê bình trước lớp, trừ  điểm thi đua, hạ 01 bậc hạnh kiểm; Vi phạm lần 2, hình thức xử lý như  lần 1, kèm theo mời phụ  huynh; Vi phạm lần 3, bị  xử  lý như  lần 2,   hạnh kiểm tối đa trung bình. Các hành vi nghiêm cấm gồm: Vắng học  không phép; Vô lễ với giáo viên; Xúc phạm thân thể, nhân phẩm người   khác; Trộm cắp; Đánh nhau;Vi phạm quy chế  thi, kiểm tra  (bổ  sung:   nếu vi phạm điều cấm này hạnh kiểm sẽ bị hạ xuống loại yếu theo tinh   thần thông tư số 58/2011/BGDĐT)… 3. Các hành vi bị trừ điểm thi đua khác, nếu vi phạm có tính hệ thống lặp  đi lặp lại nhiều lần điểm bị trừ sẽ nhân đôi so với điểm bị trừ của lần  trước đó, tuỳ  vào mức độ  vi phạm có thể  bị  mời phụ  huynh, hạ  bậc   hạnh kiểm,… IV./ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong tập thể lớp: 1. Lớp trưởng: - Chịu trách nhiệm quản lí chung tất cả  các hoạt động của lớp, phụ  trách  chính theo dõi chuyên cần, tác phong, nền nếp. - Báo cáo sĩ số lớp từng buổi học. - Báo GVCN kịp thời các sự  việc bất thường diễn ra trong các hoạt động  của lớp. - Đôn đốc, nhắc nhở  các thành viên trong lớp thực hiện tốt các nhiệm vụ  học tập, rèn luyện,… - Chịu trách nhiệm đóng cửa lớp, tắt / mở đèn, quạt trong lớp theo quy định  của nhà trường. - Báo cáo, nhận xét tình hình chung của lớp trong giờ sinh hoạt lớp. 2. Lớp phó học tập: - Cùng với lớp trưởng quản lí lớp, phụ trách chính theo dõi học tập của lớp. - Phụ trách các công việc liên quan đến Sổ đầu bài. Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  7
  8. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” - Phân công, theo dõi các thành viên có năng lực thực hiện hoạt động sinh  hoạt đầu giờ cho các môn học. - Đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong lớp thực hiện tốt các yêu cầu về  học tập, rèn luyện của giáo viên bộ môn. 3. Bí thư và ban chấp hành chi đoàn: - Chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động phong trào do Đoàn trường   phát động. - Đôn đốc, nhắc nhở các thành viên tuân thủ nghiêm các quy định của Đoàn   trường. - Phối hợp với lớp phó VTM tham gia tích cực các phong trào văn nghệ, báo   chí của nhà trường. 4. Lớp phó lao động: - Phụ trách các hoạt động TDTT của lớp. - Chịu trách nhiệm về lao động, trực trường, trực lớp, vệ sinh lớp học. - Phân chia kế hoạch lao động đến các tổ trưởng khi có lịch của Ban ngoại   khoá. - Đôn đốc các tổ trưởng phân công thành viên trong tổ thực hiện việc trực   trường, trực lớp. 5. Lớp phó VTM: - Phụ trách chính mảng văn nghệ của lớp. - Thực hiện hát đầu giờ  theo quy định của ban thi đua nhà trường, điều  hành sinh hoạt vui chơi văn nghệ khi sinh hoạt tập thể, hoặc trong những   ngày lễ quan trọng trong năm. - Cùng với BCH chi đoàn tích cực phát động các thành viên trong lớp tham   gia các hoạt động văn nghệ, báo chí của nhà trường. 6. Thủ quỹ: - Thu, quản lý các nguồn thu của tập thể lớp. - Có trách nhiệm công khai tình hình các nguồn thu vào tiết sinh hoạt tuần   cuối mỗi tháng. - Tham mưu với Ban cán sự lớp, GVCN sử dụng có hiệu quả các nguồn thu  của lớp. - Mua đầy đủ  phấn viết bảng; cùng BCS lớp photo, in  ấn kịp thời các tài  liệu phục vụ học tập… 7. Tổ trưởng: - Cùng với lớp phó lao động, phân chia các thành viên trong tổ thực hiện tốt   các công việc liên quan đến lao động, trực trường, trực lớp, vệ  sinh lớp   học,… - Thực hiện việc theo dõi và chấm điểm thi đua theo phân công của GVCN. - Ghi trên bảng tổng hợp điểm thi đua của các thành viên mình theo dõi   trước giờ sinh hoạt lớp. 8. Các thành viên khác: - Chấp hành tuyệt đối nội quy, quy định của nhà trường. Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  8
  9. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” - Tuân thủ theo kế hoạch thi đua của lớp. - Tích cực học tập và thi đua rèn luyện về mọi mặt. - Cùng Ban cán sự lớp xây dựng tập thể đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm  vụ học tập, rèn luyện của trường, lớp. Kế  hoạch chủ  nhiệm và nội dung thi đua được xây dựng trên mục đích   chính là kích thích học sinh tích cực trong việc chuẩn bị bài khi đến lớp, tích cực   xây dựng bài và tương tác trong giờ  học; chuẩn mực hơn trong nề  nếp, tác  phong và thực hiện hiệu quả nội qui nhà trường cũng như  chất lượng học tập.   Ngoài ra, giáo viên chủ  nhiệm tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh. Qua  các trò chơi, văn nghệ, viết văn, thuyết trình,… các em cũng có cơ hội thể hiện   mình, học hỏi bạn, tích luỹ kiến thức, rèn kĩ năng mềm – kĩ năng hoạt động đội  nhóm, cách thức phân chia công việc từng thành viên trong nhóm, ý thức trách   nhiệm trong tập thể, nâng cao sự tự tin, tạo được sự hưng phấn, vui vẻ khi đến   trường – đúng nghĩa với thông điệp  “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.  Khi các em có điều kiện cùng sinh hoạt, vui chơi, gần gũi thì ắt sẽ có điều kiện  hiểu nhau, thân thiết nhau hơn. Ngoài ra, đây cũng là môi trường để  các em thể  nghiệm mình trước tập thể, sẽ giúp các em khắc phục được tính nhút nhát, e dè,   thiếu tự  tin.  Ở  đây, giáo viên cũng có cơ  hội để  thấy được khả  năng, cá tính   thực sự của trò mình, để hiểu và nắm bắt được tâm lí, mong muốn, kì vọng của  các em. Có vậy giáo viên chủ nhiệm mới thực sự gần gũi, thân thiện, được các  em tin yêu và chia sẻ. Đó cũng là một lợi thế khi giáo dục học sinh. 2.2 Tổ chức thực hiện: 2.2.1 Thu thập thông tin: Một trong những điều kiện tiên quyết có  ảnh hưởng rất lớn đến bất kì ai  khi làm công tác quản lí, điều hành đó là phải biết thật tường tận đối tượng mà  mình quản lí. Bản thân tôi cũng không ngoại lệ, khi nhận lớp, việc đầu tiên tôi   thu thập toàn bộ  thông tin của tất cả  các thành viên trong lớp; Những thông tin   tôi cần không chỉ là tấm lí lịch trích ngang hay tấm hình 3x4 để  nhận dạng mà   tôi còn phải tìm hiểu thật kĩ học sinh trong lớp từ  phương diện học lực của   những năm học trước,  địa bàn cư  trú, hoàn cảnh gia đình, sở  thích, sở  trường,   mong muốn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tình trạng sức khoẻ… Những thông tin trên giúp tôi dễ dàng trong công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí   nhân lực vào từng công việc cụ  thể  phù hợp với năng lực, sở  trường,… kích   thích sự say mê, hăng hái và hoàn thành tốt công việc được giao. Suốt thời gian chủ  nhiệm lớp, tôi thường xuyên theo dõi và ghi chép tình  hình học tập, rèn luyện, đóng góp của từng học sinh vào sổ  ghi chép cá nhân –   hồ  sơ  chủ  nhiệm, điều này sẽ  rất thuận lợi khi cần thiết trao đổi với gia đình,  nhà trường hoặc giáo viên bộ  môn trong lớp. Hơn nữa, còn tạo được sự  tin   Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  9
  10. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” tưởng đối với phụ  huynh, đối với nhà trường, đặc biệt là sẽ  thực sự  thuyết   phục khi nhận xét, đánh giá tư cách đạo đức, năng lực của học sinh. 2.2.2 Công việc cụ thể: 2.2.2.1 Phong trào A1 cùng tiến: Nòng cốt trong phong trào này là ban cán sự bộ môn cùng một số  học sinh   có kết quả học lực khá giỏi theo từng phân môn; Các em được phân chia hỗ trợ  những bạn có mức học yếu hoặc đang trong tình trạng bị  khống chế  xếp loại,   với phương châm: “Học thầy không tày học bạn”. Cán sự bộ môn tích cực giúp  bạn cùng tiến qua sinh hoạt đầu giờ  – hệ  thống lại kiến thức cơ bản, sửa bài  tập trên lớp, mở rộng bài tập cùng dạng, để khắc sâu kiến thức. Sẻ chia tài liệu   học tập, giới thiệu những trang web mà bản thân tin tưởng. Động viên những   học sinh yếu hơn chủ  động học hỏi phương pháp học từ  bạn, khiêm tốn lắng  nghe, hưởng ứng phong trào A1 cùng tiến một cách tích cực nhất. 2.2.2.2 Hoạt động ngoại khoá: Hoạt động ngoại khoá là những hoạt động ngoài giờ, ngoài chương trình  chính khoá nhưng có tác dụng tích cực đến việc trau dồi kiến thức, đạo đức, kĩ  năng của học sinh. Do đó, tôi luôn yêu cầu, khuyến khích học sinh tham gia đầy   đủ và tích cực hoạt động ngoại khoá của nhà trường. Ngoài ra, tôi còn chủ động   tổ chức hoạt động ngoại khoá, dã ngoại cho lớp chủ nhiệm vào ngày chủ nhật,   dịp nghỉ lễ… để học sinh có điều kiện vui chơi nhiều hơn.  Kế  hoạch tổ  chức hoạt động ngoại khoá, vui chơi thường được tổ  chức  sau khi thi học kì, có giá trị như một phần thưởng cho lớp sau thời gian học tập   căng thẳng. Thường kế  hoạch được bàn bạc và thực hiện dựa trên tinh thần   chung của lớp. Hình thức tổ  chức, phương thức thực hiện cũng được bàn bạc   với ban cán sự lớp, sau khi có được sự thống nhất cao từ lực lượng nòng cốt kế  hoạch sẽ  được triển khai trước tập thể. Và để  có được hiệu quả  cao khi thực   hiện kế  hoạch, một lần nữa tôi lắng nghe và ghi nhận ý kiến từ  tập thể, tìm  cách lí giải ưu điểm của kế hoạch đã dự kiến, phân tích ưu, khuyết của những ý   kiến đóng góp để xây dựng kế hoạch tối ưu. Mọi hoạt động được tổ chức đều  hướng đến mục tiêu tạo nên một tập thể  gắn bó, đoàn kết, phát huy tính năng  động và sáng tạo của học sinh. Do đó, tôi luôn trân trọng những đóng góp, những  sáng kiến mới từ các thành viên của tập thể. Nhờ vậy, học sinh mạnh dạn khi   đề xuất ý kiến, khi thể hiện quan điểm của mình. Từ  những hoạt động cụ  thể  đó, hình thành trong học sinh bản lĩnh vững vàng. Khi thực hiện kế  hoạch ngoại khoá, vui chơi, dã ngoại hầu hết mỗi thành  viên đều được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với sở thích, sở trường mà tôi đã   tìm hiểu như: điều hành chung, văn nghệ, trình độ tin học, quản trò, thiết kế,… Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  10
  11. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” nên tăng tính hiệu quả  của công việc và phát huy được năng lực của mỗi cá  nhân.  2.2.2.3 Đổi mới giờ sinh hoạt lớp: Giờ sinh hoạt lớp là một giờ “học” bắt buộc  ở bất kì cấp học, trường học  nào. Song giờ học ấy rất linh hoạt, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tình hình lớp  và giáo viên chủ nhiệm lớp. Riêng tôi, tôi chỉ điều hành chung, giao trách nhiệm   cho từng thành viên cụ thể, định hướng trình tự thực hiện giờ sinh hoạt. Thông   thường, nếu không có kế  hoạch gì đặc biệt, giờ  sinh hoạt lớp chia thành hai  phần chính:  - Phần một là báo cáo thi đua của các tổ; nhận xét, đánh giá chung của ban  cán sự  lớp;  triển khai  kế  hoạch tháng, tuần; báo cáo thu, chi quỹ  lớp  (những hoạt động trên thường được thực hiện đồng loạt trên bảng, chỉ lí  giải khi có thành viên trong lớp có ý kiến); giáo viên chủ nhiệm nhận xét,   triển khai kế  hoạch trường, giải quyết những tồn tại (thường  đối với  những sai phạm mang tính cá nhân, tôi thường giải quyết riêng, nếu cần   thiết tôi sẽ  thông báo cho lớp biết về  hình thức xử  lí trong giờ  sinh hoạt  kế  tiếp). Phần thứ  nhất thường được giải quyết trong vòng 15 đến 20   phút.  - Phần hai, học sinh vui chơi theo kế  hoạch đã định, dưới sự  chuẩn bị  và   điều hành của tổ  được phân công. Thực chất, việc làm này không mới.  Song, hoạt động vui chơi trong giờ  sinh hoạt thường mang tính tự  phát.  Do vậy, việc chuẩn bị sẽ thiếu chu đáo, không tạo được tâm thế vui chơi,  trò chơi sẽ  đơn điệu, không phát huy tính chủ  động của học sinh trong  lớp, không hình thành được thói quen tốt làm việc có kế  hoạch… Để  khắc phục được tình trạng trên, tôi triển khai kế  hoạch hoạt động chủ  nhiệm, giao việc đến từng đối tượng để các em chủ động được việc làm  của mình. Để động viên, kích thích sự hứng thú tôi còn biểu dương, khen  thưởng các tổ thực hiện tốt, sáng tạo, những trò chơi có tính giáo dục cao,  rèn luyện được kĩ năng mềm, phát huy sự thông minh, sáng tạo, những trò   chơi đem đến niềm vui, những tiếng cười sảng khoái, lành mạnh, rèn  luyện sự khéo léo, dẻo dai,…  III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau 13 năm công tác và được nhà trường tin tưởng giao chủ nhiệm lớp, tôi  từng ngày tích luỹ kinh nghiệm và nhận thức rõ vai trò của mình – ngoài là nhịp   nối đa chiều, là “bác sĩ” tâm lí, tôi còn mong muốn thực sự trở thành người thực  hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất. Với tất cả sự nỗ lực của bản thân  đối với công tác chuyên môn nói chung và chủ  nhiệm nói riêng, tôi nhận ra:  chuyên môn vững, phương pháp tốt sẽ  giúp người giáo viên giảng dạy hiệu  quả; trong công tác chủ  nhiệm lớp cũng cần có những phương pháp riêng để  Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  11
  12. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” quản lí, để  điều hành và để  góp phần quan trọng tạo hiệu quả  giáo dục. Tôi  cảm thấy hài lòng về sự chuyển biến tích cực của tập thể lớp chủ nhiệm – lớp   đoàn kết hơn, thân thiện hơn, khống chế  ngay hiện tượng chia bè, kết cánh;   khắc phục được tính nhút nhát, e dè, thiếu tự  tin của một số học sinh; lớp học  sôi nổi hơn, làm việc tích cực và hiệu quả  hơn khi thảo luận, tương tác nhóm,   nâng cao được chất lượng giờ học; điều cơ bản là tôi đã phát huy được sở thích,  sở trường, tính năng động, sáng tạo, sự say mê học tập của các em. Riêng tôi, tôi  đã nhận được sự tin tưởng, chia sẻ, tin yêu của các em. Hơn thế, tôi thực sự tìm   được niềm vui vì từng ngày thấy học trò mình trưởng thành xứng đáng là lực  lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và cả  sự  nhạy bén để  bắt kịp   nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Việc tạo nên một tập thể đoàn kết, phát huy và hình thành tính năng động   sáng tạo trong học sinh là việc làm mang tính lâu dài, không thể  thay đổi suy  nghĩ, thói quen của một người, một tập thể trong một sớm một chiều mà cần có   cả  quá trình, do vậy, giáo viên chủ  nhiệm là người thích hợp nhất có thể  làm  được việc  ấy. Vì họ  chính là người gắn bó, gần gũi và có điều kiện nhất để  uốn nắn, thay đổi một con người với chức năng giáo dục chuyên nghiệp. Muốn   vậy, giáo viên làm công tác chủ  nhiệm cần lưu ý: tố  chất của người giáo viên  chủ  nhiệm là tố  chất của một con người hành động, thực hiện mọi việc có kế  hoạch, nhiệt tình, sâu sát, có tâm với nghề và giàu lòng vị tha. Đoàn kết sẽ  tạo nên sức mạnh, điều  ấy là chân lí. Vậy nên, tôi không chỉ  mong muốn tạo được một tập thể  bé nhỏ  từ  đơn vị  lớp, mà tôi kì vọng nhà  trường, tổ  chức đoàn thanh niên, các tổ  bộ  môn cần tổ  chức nhiều hơn những   hoạt động ngoại khoá để các em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích. Đó cũng là   cơ  hội để  các tập thể lớp có điều kiện giao lưu học hỏi, thể hiện mình và tạo   được mối quan hệ rộng lớn hơn. Tân Phú, ngày 04 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN VÕ THỊ MUỘN Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  12
  13. “Nâng cao tinh thần đoàn kết, tính năng động sáng tạo của học sinh thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm” MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.............................................................................1 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:..................................................1 1. Cơ sở lý luận:.................................................................................1 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:.............2 2.1 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm........................................2 2.2 Tổ chức thực hiện............................................................9 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:.......................................................................11 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:.........................11 V. PHỤ LỤC..................................................................................................13 Người thực hiện:   Võ Thị Muộn Trang  13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0