Sáng kiến kinh nghiệm: Quy định hoạt động của hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
lượt xem 8
download
Để đạt kết quả tốt nhất trong dạy học môn Quốc phòng hội đồng bộ môn GDQP&AN cấp tỉnh cần phải đổi mới toàn diện cả trong tư duy nhận thức và hành động, mỗi thầy, cô giáo giảng dạy bộ môn GDQP đặc biệt các thầy cô trong hội đồng cần đề cao trách nhiệm và ý thức trong việc tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức của mỗi học sinh về môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để học sinh hứng thú, say mê trong học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Quy định hoạt động của hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quy định hoạt động của Hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh Người thực hiện: Lê Văn Giang Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: ....................................................... (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Văn Giang 2. Ngày tháng năm sinh: 11 tháng 5 năm 1965 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: SN: 51 Nguyễn Quang Bích/ F 13/ Q. Tân Bình, TP- Hồ Chí Minh. 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:0989 046748. 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Sỹ quan biệt phái 8. Nhiệm vụ được giao: Chuyên viên Giáo dục quốc phòng 9. Đơn vị công tác: Phòng giáo dục Trung học II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân quân sự III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục quốc phòng và An ninh Số năm có kinh nghiệm: 31 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 01 2
- Tên SKKN: QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông. Thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP&AN, là góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, bản thân tôi nhận thấy một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cho đội ngũ giáo viên GDQP&AN đó là: Hội đồng bộ môn GDQP&AN cấp tỉnh cần phải đổi mới toàn diện cả trong tư duy nhận thức và hành động, mỗi Thầy, Cô giáo giảng dạy bộ môn GDQP-AN và đặc biệt các thầy cô trong Hội đồng cần đề cao trách nhiệm và ý thức trong việc tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức của mỗi học sinh về môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để học sinh hứng thú, say mê trong học tập. Để đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Vấn đề đặt ra đối với Hội đồng bộ môn là tạo ra được cơ chế khoa học, phù hợp động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên GDQP&AN trong việc tham khảo tài liệu, chủ động tìm tòi, nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Từ vấn đề trên tôi đề xuất ban hành “Quy định hoạt động của Hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh”. Riêng bản thân tôi, là chuyên viên, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, tham mưu có mặt còn hạn chế, đòi hỏi cần phải phấn đấu, học hỏi nhiều. Do đó quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự nhận xét thiết thực của bạn bè, đồng nghiệp và lãnh đạo các phòng, ban chức năng để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng – ninh trong tình hình mới. II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP&AN trong tình hình mới; kèm theo công văn số 278/ĐUQSTW ngày 10/9/2007 của Đảng ủy Quân sự trung ương. Luật số 30/2013QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Giáo dục quốc phòng và An ninh; Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ về thực hiện Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN trong các trường THPT. 3
- Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Về mục tiêu đối với Hội đồng bộ môn GDQP&AN là: - Nâng cao chất lượng dạy và học môn học GDQP&AN ở tất cả các cấp học phổ thông trong hệ thống giáo dục hiện nay. - Về đối tượng toàn bộ đội ngũ giáo viên đang giảng dạy môn học GDQP&AN ở bậc THPT và sắp tới là lồng ghép ở bậc THCS và TH. - Về thành phần tham gia Hội đồng bộ môn cấp tỉnh là những giáo viên đạt chuẩn ở bậc THPT tiêu biểu ở các cụm địa phương, ở bậc THCS và TH là những giáo viên, chuyên viên tiêu biểu của môn học lịch sử và giáo dục công dân của các cụm địa phương. - Về tổ chức của hội đồng bộ môn GDQP&AN cấp tỉnh bao gồm: Tổng số 23 người. + Ban chủ nhiệm (4người gồm chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm và 01 thư ký); + Các cụm tổ theo khu vực địa phương gồm có: 5 cụm 19 người. Mặt khác công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường THPT là môn học chính khóa hiện nay, trong các trường THCS và TH là lồng ghép, đồng thời là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, đòi hỏi Hội đồng bộ môn cấp tỉnh phải hoạt động theo một quy định thống nhất làm cơ sở và động lực để đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm phong phú mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong dạy học bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cả trong hiện tại và tương lai. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ( Nội dung của Quy định) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng. 1. Văn bản này quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng bộ môn (HĐBM) Giáo dục quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) cấp tỉnh. 2. Áp dụng thực hiện đối với các trường tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Phòng GDĐT. Điều 2. Mục đích ban hành quy định hoạt động của HĐBM. 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐBM. 2. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) tại các trường TH, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Chương II HOẠT ĐỘNG CỦA HĐBM 4
- Điều 3. Chức năng, nhiêm vụ và quyền hạn của HĐBM. 1. Chức năng. HĐBM là tổ chức tư vấn về chuyên môn, đóng góp ý kiến, phát hiện đề xuất và kiến nghị với Lãnh đạo Sở GDĐT về các vấn đề liên quan đến nội dung, kế hoạch và phương pháp giảng dạy môn học GDQP&AN ở các trường TH, THCS và THPT của tỉnh. 2. Nhiệm vụ. a) Phối hợp với với các bộ phận chuyên môn của Sở GDĐT, nghiên cứu góp ý việc thực hiện chương trình, kế hoạch và phương pháp giảng dạy môn học GDQP&AN theo quy định của Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở GDĐT. b) Xây dựng và triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, và các chuyên đề khác để nâng cao chất lượng giáo dục môn học GDQP&AN trong trường học. c) Tổ chức thực hiện, đánh giá các đề tài nghiên cứu, thể nghiệm đổi mới phương pháp dạy- học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy- học môn GDQP &AN . d) Tổ chức biên soạn ngân hàng đề và xây dựng ngân hàng dữ liệu chuyên môn của môn học để giới thiệu, sử dụng trong các trường TH, THCS và THPT. e) Phát hiện và đề xuất các vấn đề có liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp dạy - học môn học GDQP&AN ở các trường. g) Hỗ trợ các trường trong việc triển khai thực hiện công tác giảng dạy môn học GDQP&AN 3. Quyền hạn. a) Đề xuất và kiến nghị với Lãnh đạo Sở GDĐT các biện pháp, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của môn học, phương pháp giảng dạy ở trường TH, THCS và THPT. b) Tham gia thẩm định, đánh giá các tiết dạy thể nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học, đề xuất với Lãnh đạo Sở GDĐT công nhận. c) Được tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn theo quy định hiện hành. Điều 4. Tổ chức của Hội đồng bộ môn. 1. Tổ chức: a) Hội đồng bộ môn cấp tỉnh (số lượng từ 19 đến 23 người) HĐBM gồm có: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, thư ký và các thành viên. - Chủ nhiệm là chuyên viên GDQPAN của Sở GDĐT. - Các phó chủ nhiệm và thư ký HĐBM là những giáo viên đủ điều kiện và kinh nghiệm, tâm huyết với môn học GDQPAN (số lượng 03 người). - Thành viên là đại diện giáo viên và chuyên viên của các trường THPT và phòng GDĐT theo cụm cụ thể: + Cụm 1: Thành phố Biên Hòa và Huyện Vĩnh Cửu 5 người (THPT:3, PGDĐT:2); 5
- + Cụm 2: Huyện Long Thành và Nhơn Trạch 3 người, (THPT: 1, PGDĐT: 2); + Cụm 3: Thi xã Long Khánh, H. Xuân Lộc và Cẩm Mỹ 5 người ( THPT: 2, PGDĐT: 3); + Cụm 4: Huyện Trảng Bom và Thống Nhất 3 người (THPT: 1, PGDĐT: 2); + Cụm 5: Huyện Định Quán và Tân Phú 3 người (THPT: 1, PGDĐT: 2). Cụm trưởng là Giáo viên GDQPAN của các trường THPT. b) Tổ chức các tổ sinh hoạt bộ môn theo cụm địa phương (như trên) 2. Nhiệm vụ của HĐBM. a) Chủ nhiệm bộ môn. - Chỉ đạo việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động HĐBM. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐBM, phân công nhiệm cụ thể cho phó chủ nhiệm và các thành viên là cụm trưởng, - Chủ trì các cuộc họp HĐBM. và quyết định mời các đại biểu có liên quan đến dự họp khi cần thiết. - Giải quyết những công việc có liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của HĐBM. - Duyệt dữ liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về đề thi cho ngân hàng đề, giáo án điện tử và các dữ liệu chuyên môn khác. b) Các Phó chủ nhiệm. - Giúp Chủ nhiệm HĐBM về việc dự thảo kế hoạch hoạt động của HĐBM theo từng cấp học. - Giúp Chủ nhiệm và chịu trách nhiệm về phần việc do Chủ nhiệm phân công. - Trực tiếp điều hành theo dõi các cụm sinh hoạt chuyên môn theo chỉ đạo của Chủ nhiệm HĐBM. c) Thư ký. - Giúp Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HĐBM chuẩn bị nội dung , chương trình, tài liệu, điều kiện làm việc cho các kỳ họp của HĐBM. - Ghi biên bản và thông báo kết luận các cuộc họp HĐBM. - Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ của HĐBM. d) Các cụm tổ HĐBM - Triển khai quán triệt các văn bản, kế hoạch nhiệm vụ, công việc liên quan đến môn học cho tất cả đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học - Chủ động đề xuất với Chủ nhiệm HĐBM những vướng mắc về nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn học GDQP-AN. - Đề xuất với lãnh đạo HĐBM tổ chức các hội nghị chuyên đề, các hội thảo, dạy thể nghiệm. - Tham gia duyệt các bộ đề và các dữ liệu có liên quan đến bộ môn để đưa vào ngân hàng đề khi Chủ nhiệm HĐBM yêu cầu. - Báo cáo hoạt động của cụm với lãnh đạo HĐBM theo định kỳ (cụm trưởng). - Tổ chức sinh hoạt định kỳ, đột xuất của cụm mình và tham dự đầy đủ các phiên họp của HĐBM. 6
- - Thực hiện chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của HĐBM theo sự phân công của lãnh đạo HĐBM. Điều 5. Chế độ làm việc của HĐBM. Hội đồng bộ môn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm 1. Nhiệm kỳ của HĐBM. Nhiệm kỳ của HĐBM là 5 năm. Trong nhiệm kỳ của HĐBM, các thành viên khuyết được bổ sung theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao, các thành viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm và thông báo về đơn vị trường, các thành viên có nhiều đóng góp cho hoạt động của HĐBM sẽ được khen thưởng theo quy định. 2. Các kỳ họp của HĐBM. - HĐBM họp định kỳ mỗi học kỳ của năm học một lần, sau khi các cụm tổ đã họp và có thể họp bất thường theo yêu cầu của trên, hay nhu cầu công việc; - Cụm tổ bộ môn định kỳ 2 lần một học kỳ (đầu học kỳ và giữa học kỳ) và có thể họp bất thường theo yêu cầu của trên, hay nhu cầu công việc; 3. Nội dung họp. a) Quán triệt triển khai các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của trên liên quan đến bộ môn. b) Kiểm điểm công việc của cụm và từng thành viên đã thực hiện và đề ra nội dung hoạt động cho đến kỳ họp tiếp theo. c) Phát hiện, đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo HĐBM, các trường về những vấn đề có liên quan đến chất lượng dạy học và giáo dục của môn học GDQP &AN. d) Báo cáo, kiến nghị (nếu có) với trên và thông báo kết luận nội dung cuộc họp cho toàn thể giáo viên hiện đang giảng dạy môn học GDQPAN trên địa bàn cụm. e) Giải quyết những công việc được cấp trên giao. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Trách nhiệm của HĐBM. - HĐBM thực hiện nhiệm vụ theo Quy định này, thường xuyên tham mưu cho Lãnh đạo Sở GDĐT về các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục môn học GDQP-AN ở các trường TH, THCS và THPT. - Ban lãnh đạo HĐBM và các cụm tổ địa phương có trách nhiệm tham mưu cho BGH các trường THPT, ban lãnh đạo các phòng GDĐT tổ chức quán triệt quy định đến từng giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học GDQPAN trong toàn tỉnh. Điều 7. Trách nhiệm của các trường TH, THCS và THPT Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành viên trong HĐBM thực hiện tốt nhiệm vụ, nhằm giúp cho đơn vị trường học nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục đối với môn học GDQP-AN. V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 7
- Khi Quy định được áp dụng, Hội đồng bộ môn cấp tỉnh hoạt động nền nếp, thống nhất sẽ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên GDQP&AN thay đổi cơ bản trong việc tổ chức dạy học môn học GDQP&AN trong những năm tới. Học sinh sẽ được thụ hưởng những kiến thức chung về GDQP&AN mà giáo viên truyền giảng trên một cơ sở nền tảng khoa học thống nhất trong toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường sẽ có phương pháp tốt hơn trong việc quản lý đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP&AN của đơn vị mình. VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để triển khai và thực hiện có hiệu quả “Quy định hoạt động của Hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh” trong toàn tỉnh, đòi hỏi đội ngũ giáo viên các cấp học phải chủ động, tích cực trong chuẩn bị và giảng dạy, học tập môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh. Như chúng ta đã biết: Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo, đối với bộ môn GDQP&AN trong những năm tới thì đòi hỏi Hội đồng bộ môn phải đổi mới từ tổ chức đến phương pháp hoạt động nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên tự tìm tòi sáng tạo và chiếm lĩnh tri thức một cách khoa học, truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả môn học. Quy định hoạt động của Hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cấp tỉnh dễ áp dụng cho mọi cấp học, tạo cho đội ngũ cán bộ và giáo viên, nhất là những giáo viên GDQP&AN có phương pháp làm việc, nghiên cứu bộ môn khoa học lo gich hiệu quả trong giảng dạy môn học. Trong quá trình xây dựng đề tài chắc chắn sẽ có những thiếu sót và hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp... để đề tài của tôi đạt kết quả tôt hơn. VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Luật số 30/2013QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Giáo dục quốc phòng và An ninh; 2 - Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ về thực hiện Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh. 3 – Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trên về GDQP&AN từ sau khi Nghị định 13/NĐ-CP của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng và An ninh có hiệu lực. NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Văn Giang 8
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Quy định hoạt động của Hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và An ninh Họ và tên tác giả: Lê Văn Giang Chức vụ: CV- Giáo dục quốc phòng và An ninh Đơn vị: Phòng Giáo dục Trung học Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Lê Văn Giang 9
- 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phụ đạo học sinh yếu
14 p | 927 | 106
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổng hợp một số sai lầm, nhằm giúp học sinh lớp 12A1 trường THPT số 2 Văn Bàn tránh sai sót khi tính tích phân
16 p | 273 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn
13 p | 117 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy toán học cho học sinh lớp 8: Từ định lý Ta lét đến chứng minh các đường thẳng đồng quy
16 p | 127 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổi ngày hiệu quả tại trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012
20 p | 154 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng định lý Pytago để giải một số loại bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý các khối 8;9
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thị xã Đức Phổ
10 p | 46 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm học sinh trường THCS Phan Đình Phùng
14 p | 58 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách chuyển bài toán giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất của biểu thức nhiều biến quy về một biến
13 p | 59 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
29 p | 34 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức
28 p | 831 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 hoàn thành tốt việc thực hiện các nề nếp lớp học
16 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh THCS
23 p | 74 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài toán tính khoảng cách bằng phương pháp so sánh
11 p | 46 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Cư Pang
19 p | 38 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất đá liếm trong chăn nuôi trâu, bò
56 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn