BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
CHỦ ĐỀ “TRANH DÂN GIAN KIM HOÀNG”
Tác giả/Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Bình
1. Thực trạng:
Trước nhu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018, bộ môn Nghệ thuật (nội
dung Mĩ thuật) từ lớp 6 đến lớp 9 thực tế có thời lượng nội dung tìm hiểu về các
dòng tranh dân gian rất ít.
Nguồn tài liệu về các dòng tranh dân gian rất ít, không phổ biến với mong
muốn bổ sung nguồn tư liệu, học liệu về tranh dân gian. Đặc biệt, tranh Đỏ - tranh
Kim Hoàng là di sản văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương Hoài Đức.
Việc tuyên truyền giới thiệu nghệ thuật truyền thống dân gian của địa phương
là góp phần nhỏ trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian truyền thống Việt
Nam. Tranh dân gian Kim Hoàng hiện nay rất cần được gìn giữ, phát triển truyền
thống làng nghề. Qua hình thức dạy học trải nghiệm thực tế học sinh được tìm hiểu,
lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm của cha ông, có ý thức giữ gìn, phát triển văn hóa
dân gian truyền thống tại địa phương.
Đề tài mong muốn đóng góp phần nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục nhận thức thẩm mĩ cho học
sinh, truyền cảm hứng, khơi dậy đam mê sáng tạo, tuyên truyền, giới thiệu giá trị
nghệ thuật của tranh Kim Hoàng đến với mọi người.
2. Nội dung sáng kiến:
Nội dung của sáng kiến: Nội dung của sáng kiến gồm 03 phần chính.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Khái quát khái niệm phương pháp dạy học trải
nghiệm, di sản văn hóa, khái quát mục tiêu chương trình GDPT 2028, định hướng
đối mới phương pháp dạy học giáo dục Mĩ thuật THCS, thực trạng dạy học trải
nghiệm ở trường THCS Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội
2. Biện pháp tổ chức thực hiện: đề cấp đến các giải pháp, phương pháp xây
dựng chương trình kế hoạch dạy học trải nghiệm nội dung bao gồm:
- Xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục