intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường thức" nghiên cứu nhằm vào 3 mục đích chính: Tìm hiểu chương trình phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS; Dạy Âm nhạc thường thức theo hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực và giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh; Phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ cho dạy học âm nhạc thường thức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường thức

  1. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  1 thức” I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự  nghiệp đổi mới giáo dục phổ  thông, việc đổi mới phương  pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối  với tất cả  các cấp học, bậc học nước ta.  Đổi mới phương pháp dạy học  nhằm góp phần đào tạo những con người: tích cực, tự  giác, năng động, sáng   tạo, có năng lực vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống. Đồng  thời đổi mới phương pháp dạy học nhằm tác động vào tình cảm, đem lại  niềm vui, hứng thú cho người học, hướng tới việc học tập chủ động, loại bỏ  thói quen học tập thụ động. Xuất phát từ  mục tiêu chung của bộ  môn Âm nhạc  ở  trường THCS là  tiếp tục củng cố, xây dựng phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh. Qua  phân môn Âm nhạc thường thức, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ  lược mang tính phổ biến về các hoạt động của nghệ thuật âm nhạc như sáng  tác, biểu diễn, các sinh hoạt âm nhạc, các loại nhạc cụ, các vấn đề  của đời  sống âm nhạc xưa và nay, mối quan hệ  giữa âm nhạc với đời sống, tác giả,   tác phẩm âm nhạc có ảnh hưởng trong xã hội. Phân môn Âm nhạc thường thức góp phần giáo dục cho các em có tình  cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, nâng  cao hiểu biết về vốn sống, văn hoá xã hội. Nói cách khác phân môn Âm nhạc   thường thức góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho học sinh có một trình   độ “Văn hoá âm nhạc” nhất định. Chính vì xác định được mục tiêu của phân môn cũng như xác định được  tính phức tạp, trừu tượng của môn học. Bản thân tôi là Giáo viên trực tiếp   giảng  dạy  nên   tôi   phải   tìm   mọi   cách   tiếp  cận   và   thường  xuyên   đổi  mới  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  2. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  2 thức” phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tính chất của phân môn và thu hút  học sinh hứng thú học tập. Từ đó tôi quyết định đặt tên cho đề tài nghiên cứu  của mình là “Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường  thức”. I.2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi sẽ tập trung nghiên cứu nhằm vào 3 mục đích chính:  Tìm hiểu chương trình phân môn Âm nhạc thường thức  ở  trường THCS.  Dạy Âm nhạc thường thức theo hướng đổi mới nhằm phát   huy tính tích cực và giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh.  Phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ cho dạy học âm  nhạc thường thức. I.3.  THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM Thực hiện triển khai nhiệm vụ  năm học của Ngành về  việc dạy âm   nhạc trong chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy  học. Bản thâm tôi được trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Mạo Khê 2. Qua   3 năm thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, bản thâm tôi được học tập,  bồi dưỡng và tự  nghiên cứu đã học tập được từ các lớp học của Ngành, của  nhà trường và các đồng nghiệp nhiều vấn đề  về nhận thức, về phương pháp   dạy học, về sử dụng trang thiết bị và tổ chức lớp học. I.4.  ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN   Về mặt lý luận Mong muốn của tôi trong đề tài này là sẽ đóng góp thêm một số ý kiến   bổ  sung để  môn Âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  3. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  3 thức” riêng có một phương pháp giảng dạy mới tạo được hứng thú cho học sinh khi   học phân môn này. Cụ thể: + Về đồ dùng dạy học + Về tổ chức lớp học + Về cách sử dụng sách bài tập + Về phương pháp dạy học   Về mặt thực tiễn  Giúp học sinh có nhận thức sâu sắc về phân môn Âm nhạc thường thức   và có dấu ấn tạo được khung chương trình cần giới thiệu: + Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu + Một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương tây phổ biến + Dân ca Việt Nam, một số hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian + Một số thể loại nhạc đàn đơn giản + Về tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống xã hội + Đôi nét về sáng tác thiếu nhi… II. PHẦN NỘI DUNG II.1.  CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Quá trình giảng dạy âm nhạc mà trong đó có nội dung âm nhạc thường  thức, nếu người giáo viên âm nhạc luôn có ý thức về yêu cầu giáo dục thẩm  mỹ qua môn học của mình, chắc chắn chúng ta sẽ có những suy nghĩ để  cải   tiến, sáng tạo làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn mà mang đến cho học   sinh những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ âm nhạc thực sự. Điều đó góp phần  rất quan trọng vào việc làm đẹp tâm hồn của các em. Vì thế, muốn đẩy mạnh  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  4. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  4 thức” giáo dục thẩm mỹ  để  nâng cao năng lực thẩm mỹ  âm nhạc cho học sinh thì  không có cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng giờ dạy âm nhạc qua  tất cả các yếu tố như: nội dung, phương pháp, phương tiện….và nhất là phải  tạo ra một môi trường âm nhạc sinh động làm cho học sinh vừa là người học,  vừa là người hưởng thụ và sáng tạo, sáng tạo ở đây có thể xem là sự sáng tạo   trong cảm nhận các hình tượng âm nhạc, các nội dung tác phẩm và sáng tạo  trong cách biểu cảm bài hát và trình diễn tác phẩm… Khi đánh giá về năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy của giáo viên  âm nhạc, một môn học mà bản thân nó đã mang sẵn những yếu tố  giáo dục  thẩm mỹ, không thể  chỉ  căn cứ  vào việc truyền thụ  kiến thức, kỹ  năng đơn  thuần của giáo viên mà điều quan trọng hơn là phải xét sự tác động vào cảm   xúc, tình cảm và tâm hồn của học sinh. Sau mỗi bài âm nhạc thường thức học   sinh cảm nhận thêm một nét mới về âm nhạc với đời sống. Vì vậy ở mỗi tiết   dạy, mỗi đơn vị kiến thức cung cấp cho học sinh tôi luôn quan tâm đến việc   liên hệ  bài học đó với thực tế  cuộc sống. Thông qua nhiều con đường khác  nhau, bảo đảm yếu tố sinh động, nhẹ nhàng mà dễ hiểu với các nội dung phù  hợp và có tính giáo dục cao. Giờ  dạy với phân môn âm nhạc thường thức thành công theo tôi chính  là sự tự kỳ công, sáng tạo ngay từ khâu chuẩn bị thật chu đáo các thiết bị dạy   học. Trên cơ sở đó tổ chức hình thức giờ dạy một cách phù hợp, sáng tạo, tạo  không khí sôi nổi trong học sinh. Và cuối cùng, là nghệ thuật của người dạy  hướng học sinh đến với cái đích của giờ dạy là khắc sâu kiến thức trọng tâm  của bài học. II.2.  CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Những kiến thức phổ  thông về  âm nhạc mà học sinh nên biết và cần   biết tạo thành nội dung phân môn âm nhạc thường thức (cũng có tài liệu gọi  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  5. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  5 thức” là thường thức âm nhạc, sẽ không chính xác nếu gọi là thưởng thức âm nhạc)  đem đến cho học sinh những hiểu biết sơ  lược mang tính phổ  biến về  các   hoạt động của nghệ thuật âm nhạc. II.2.1.  Tìm   hiểu   chương   trình   phân   môn   âm   nhạc   thường   thức   ở  THCS Chương trình âm nhạc THCS (ban hành theo Quyết định 03/2002/QĐ   BGD&ĐT ngày 24/1/2004 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo) quy định  nội dung phân môn âm nhạc thường thức như sau: ­ Nghe nhạc có dẫn giải khoảng 20 tác phẩm để  giới thiệu một số  tác   giả  tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam và thế  giới (một số  nhạc sĩ được giải  thưởng Hồ  Chí Minh về  văn học, nghệ  thuật, một số  nhạc sĩ quen biết với   thiếu nhi và một vài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển, lãng mạn và cận đại  phương Tây). ­ Giới thiệu: + Một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến. + Dân ca Việt Nam, một số  hình thức sinh hoạt âm nhạc dân  gian. + Một số thể loại nhạc đàn đơn giản + Về tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống xã hội . + Đôi nét về sáng tác ca khúc thiếu nhi. * Cụ thể: Lớp 6: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: ­ Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi” ­ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát “Lên đàng’ Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  6. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  6 thức” ­ Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên   nhi đồng” ­ Nhạc sĩ Mô ­ da Lớp 7: Phần giới thiệu về các nhạc cụ và các hình thức biểu diễn ­ Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây ­ Một số thể loại bài hát ­ Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam ­ Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người Lớp 7: Giới thiệu một số bài đọc thêm ­ Hội Lim ­ Hội xuân “Sắc bùa” ­ Xuất xứ một bài ca ­ Đàn tranh ­ Đàn bầu ­ Tiếng sáo Việt Nam…  Lớp 6: Giới thiệu một số bài đọc thêm ­ Âm nhạc ở quanh ta ­ Mõ và chuông ­ Trống đồng thời đại Hùng Vương ­ Âm nhạc có từ bao giờ? II.2.2.   Dạy âm nhạc thường thức theo hướng phát huy tính tích cực và  giáo             dục văn hoá âm nhạc cho học sinh Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  7. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  7 thức” Như  chúng ta đã biết thời lượng dành cho âm nhạc thường thức trong   các tiết học được biên soạn trong sách giáo khoa rất hạn hẹp, do đó muốn   dạy học theo phương pháp đổi mới để  phát huy tính tích cực của phân môn  này, giáo viên phải có sự chuẩn bị thật đầy đủ, kỹ càng. Cụ thể là: ­ Phải nắm vững các nội dung kiến thức cần truỳên đạt cho học sinh   với những thông tin ngắn gọn, xúc tích. ­ Phải có những câu hỏi gợi mở để học sinh cùng tham gia vào bài học ­ Phải chuẩn bị minh hoạ các bài hát, bản nhạc do giáo viên tự trình bày   hoặc dùng băng, đĩa cho học sinh nghe. ­ Chuẩn bị tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. Các nội dung âm nhạc thường thức được viết trong sách giáo khoa hết  sức ngắn gọn do đó giáo viên cần sưu tầm thêm tư liệu để tham khảo, vừa để  bổ  sung kiến thức cho bản thân, vừa có thể  cung cấp thêm cho học sinh  ở  mức độ cần và đủ. Phân môn âm nhạc thường thức có 4 dạng bài là: ­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. ­ Giới thiệu nhạc cụ. ­ Giới thiệu các hình thức biểu diễn. ­ Một số vấn đề của đời sống âm nhạc. Những dạng bài trên có đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó mỗi   dạng bài nên theo một quy trình dạy học riêng. Dù thực hiện theo quy trình  nào cũng phải coi trọng phần minh hoạ bằng âm thanh và hỏi ­ đáp để  thầy  với trò và giữa học sinh với nhau cùng tham gia hoạt động.    Đối với dạng bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  8. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  8 thức” Giáo viên cho học sinh làm quen với các nhạc sĩ, với những thông tin cơ  bản nhất như: tên thật, bút danh, năm sinh, quê quán và đôi nét về  sự nghiệp  sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ. Một số tác phẩm nổi tiếng và các thành tích  mà các nhạc sĩ đã đạt được. Tiếp theo là giới thiệu một số  bài hát điển hình   với lời bình ngắn gọn, súc tích và một bản nhạc kèm theo.   Ví dụ:  Muốn giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Vân ta cần chú ý 4 nét chính sau   đây: ­ Tóm tắt thân thế, sự  nghiệp: Nhạc sĩ Hoàng Vân tên thật là Lê Huy  Ngọ, còn có bút danh là Y ­ Na, sinh năm 1930 tại Hà Nội ­ Những sáng tác thành công: Tôi là người thợ mỏ, Tình ca Tây Nguyên,  Con chim vành khuyên, Ca ngợi Tổ quốc… ­ Danh hiệu nhạc sĩ đã đạt được: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học  nghệ thuật ­ Tác phẩm nổi tiếng cần giới thiệu: Bài hát “Hò kéo pháo” + Lời bình: Bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân âm vang mãi  cùng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Bài hát nói lên nỗi vất vả,   gian nan của bộ đội ta ngày đêm phải đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn vượt  qua dốc núi, chiếm lĩnh trận địa. + Bài hát: Giáo viên treo bảng phụ có đầy đủ  nốt nhạc và lời ca. Giáo   viên có thể trình diễn bài hát hoặc có thể cho học sinh nghe đĩa hoặc xem hình  ảnh Khi cho học sinh nghe nhạc cần phải cho nghe hai lần, sau khi giáo viên   thuyết trình, giới thiệu và nghe lần thứ 2, học sinh nêu lên cảm nhận và trao  đổi về tác phẩm được nghe.   Ví dụ: Giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát “Lên đàng” ­ Giáo viên gợi ý để học sinh có thể trả lời được những câu hỏi như: Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  9. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  9 thức” ­ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày, tháng, năm nào? ở đâu?  Với câu hỏi này học sinh có thể  tóm tắt được thân thế, sự  nghiệp của  nhạc sĩ: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12/9/1921 tại huyện Ô Môn, tỉnh   Cần Thơ. Cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông gắn liền với bước đi của  lịch sử cách mạng Việt Nam. ­ Kể tên một số sáng tác thành công của ông? + Reo vang bình minh + Tiếng gọi thanh niên + Thiếu nhi thế giới liên hoan + Giải phóng miền Nam… ­ Tác phẩm nổi tiếng cần giới thiệu có tên gọi là gì? + Bài hát “Lên đàng” ­ Bài hát ra đời vào năm nào? + Bài hát ra đời vào năm 194, được phổ biến rộng rãi trong thanh  niên, học sinh và có tác dụng mạnh mẽ  nhằm kêu gọi lớp lớp tuổi trẻ  tham   gia cách mạng cứu nước. ­ Giáo viên đàn và cho học sinh cùng trình bày bài hát “Lên đàng”. Bởi đây là   một bài hát khá quen và được phổ  biến rộng rãi vì thế  học sinh có thể  hát   được. Điều này vừa có lợi cho kiến thức, vừa tạo nên không khí học tập sôi   nổi cho học sinh.   Đối với dạng bài: Giới thiệu nhạc cụ   Trong phần học này chúng ta cần chú ý đến 5 nét chính sau đây: ­ Xuất xứ ra đời ­ Cấu tạo, hình dáng, kích thước ­ Chất liệu làm ra nhạc cụ ­ Âm thanh, cách sử dụng Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  10. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  10 thức” ­ Đặc trưng riêng của nhạc cụ Ví dụ: Giới thiệu đàn T’rưng ­ Xuất xứ: Cây đàn này có xuất xứ ở Tây Nguyên ­ Hình dáng, kích thước: Đàn nhìn giống  một hình tháp dài khoảng 80   cm ­ Cấu tạo, chất liệu: Đàn được làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài ngắn  khác nhau. Một đầu  ống bịt kín bằng cách để  nguyên các đầu mấu, đầu kia  vót nhọn. ­ Cách sử dụng và âm thanh: Dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo thành âm  thanh cao, thấp khác nhau, tuỳ độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. Âm sắc của đàn  T’rưng hơi đục, tiếng không vang to nhưng khá đặc biệt. Ta có cảm giác như  tiếng suối chảy róc rách, tiếng thác đổ… ­  Ứng dụng: Dùng trong các dàn nhạc dân tộc, trình diễn hoà tấu hoặc  độc tấu. Ví dụ: Giới thiệu đàn vi ­ ô ­ lông ­ Giáo viên cho học sinh quan sát cây đàn vi ­ ô ­ lông và đặt một số câu hỏi   như: ? Đàn vi ­ ô ­ lông còn có tên gọi là gì? Đàn có mấy dây? ­  Đàn vi ­ ô ­ lông còn gọi là vĩ cầm, đàn có 4 dây ? Đàn vi ­ ô ­ lông sử dụng như thế nào? ­  Đàn vi ­ ô ­ lông dùng cung kéo trên dây đàn ? Âm thanh của đàn vi ­ ô ­ lông? ­ Đàn vi ­ ô ­ lông có âm thanh trầm, ấm ­ Giáo viên cho học sinh nghe âm thanh của đàn vi ­ ô ­ lông trên đàn oóc­ gan  hoặc cho học sinh nghe một số bản nhạc độc tấu vi ­ ô ­ lông. Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  11. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  11 thức” * Đối với dạng bài giới thiệu nhạc cụ, giáo viên giới thiệu về hình dáng, cấu  tạo, chất liệu, công dụng của nhạc cụ. Giáo viên cho học sinh nghe âm thanh  của nhạc cụ trên đàn ooc ­gan hoặc âm thanh thật của nhạc cụ. Việc làm này   giúp học sinh có cảm nhận về  âm thanh của nhạc cụ  một cách rõ ràng hơn,  qua đó giúp học sinh dễ  dàng nhận biết nhạc cụ  thông qua cảm nhận bằng   âm thanh.    Đối với dạng bài:  Ví dụ: Giáo viên giới thiệu về các hình thức hát bè (hát từ 2 người trở lên) + Hát bè chính  + Hát bè hoà âm hoặc hoặc hát 2, 3, 4…bè + Hát bè phụ + Hát bè phức điệu ­ Hợp xướng là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè ­ Các hình thức trên nhằm mục đích tạo nên sự  hoà hợp của âm thanh trong   các hình thức biểu diễn ­ Sau khi giáo viên giới thiệu về  cách hát bè, giáo viên cùng với học sinh có   thể trình bày một vài trích đoạn bài hát có sử dụng cách hát 2 bè ­ Giáo viên cho học sinh nghe một vài bài hợp xứơng có sử dụng 3 đến 4 bè ­ Sau khi nghe GV có thể đặt câu hỏi: ? Cảm nhận của em khi nghe các bài hợp xướng nhiều bè? Ví dụ: Giới thiệu về một số thể loại bài hát Hát ru, hành khúc, bài hát lao động, bài hát sinh hoạt, vui chơi, bài hát   trữ tình, tình ca, bài hát nghi lễ, nghi thức.  ­ Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi: ? Thế nào là thể loại hát ru? Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  12. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  12 thức” Hát ru là những bài ca có âm điệu khoan thai, nhẹ nhàng, tiết tấu đung  đưa như để ru cho trẻ ngủ. Lời ca trong các bài hát ru thường nói về tình cảm  mẹ con… ? Kể tên một số bài hát ru quen thuộc? + Ru con (dân ca Nam Bộ) + Ru em (dân ca Xê ­ Đăng – Tây Nguyên) + Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý) + Ru con mùa đông (Đặng Hữu Phúc)… ­ Giáo viên có thể trình bày một số bài hát ru hoặc cho học sinh nghe băng đĩa  nhạc.    Một số vấn đề của đời sống âm nhạc:  Đối với dạng bài này giáo viên có thể  giới thiệu với học sinh một số  hoạtd động âm nhạc của từng vùng, từng miền, từng địa phương xoay quanh   một số bài học thêm như: * Hội Lim: tìm hiểu về truỳên thống hát quan họ ở xã Nội Duệ, huỵên   Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. * Hội xuân “Sắc bùa” ­ Vào dịp Tết và đầu xuân, đồng bào Mường thường tổ  chức hội xuân  “Sắc bùa”. Đây là một hình thức chúc tụng, cầu mong được mùa, mong cuộc   sống bình yên cho con người…. * Tiếng sáo Việt Nam Sáo trúc là một nhạc cụ  rất quen thuộc và phổ  biến  ở  nước ta. Phải  chăng sáo làm bằng thứ  nguyên liệu sẵn có từ  những cây nứa, cây sậy, cây   trúc nên cây sáo đã được phổ biến ở khắp nơi. Cây sáo Việt Nam đã được các   nghệ sĩ thổi sáo nâng lên thành một nhạc cụ độc đáo để biểu diễn những bản   nhạc hết sức hấp dẫn với kỹ thuật trình tấu phức tạp, tinh tế. Trên sân khấu  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  13. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  13 thức” ca nhạc  ở  trong nước và thế  giới, cây sáo Việt Nam đã làm rung động hàng  triệu trái tim những người hâm mộ nghệ thuật. Còn có thể đến khá nhiều bài  như: + Xuất xứ một bài ca + Bản hành khúc cách mạng + Đàn tranh + Cây đàn bầu…. Nói tóm lại trong bài bày, giáo viên cung cấp cho học sinh một khối  lượng kiến thức nhất định giúp học sinh có thêm hiểu biết về nghệ thuật đối   với đời sống tinh thần, văn hoá của con người. Mỗi nội dung  âm nhạc thường thức  đã chứa đựng tính văn hoá âm  nhạc. Văn hoá là một khái niệm rất rộng (trình độ  văn hoá,  ứng xử  văn hoá,  văn hoá trong giao tiếp, kinh doanh, văn hoá trong xã hội…). Văn hoá âm nhạc  có thể xem là những hiểu biết có tính phổ thông nhất về các vấn đề âm nhạc  như: thưởng thức, đánh giá, nghe ­ xem ca nhạc, thị hiếu âm nhạc, tham gia và   hưởng ứng các hoạt động âm nhạc, những kiến thức sơ giản về âm nhạc… Dạy tốt mỗi nội dung của phân môn âm nhạc thường thức chính là góp  phần vào việc hình thành trình độ văn hoá âm nhạc nhất định cho học sinh.       II.2.3.    Phương hướng và đồ  dùng dạy học phục vụ  cho dạy học âm  nhạc                 thường thức Để dạy học các nội dung âm nhạc thường thức cần có những phương  tiện và đồ dùng dạy học như: ­ Tranh ảnh ­ Băng, đĩa nhạc ­ Nhạc cụ Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  14. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  14 thức” ­ Các tư liệu tham khảo Trong đổi mới phương pháp dạy học ngoài việc tích cực hoá các hoạt   động dạy ­ học của thầy và trò (đặc biệt là học sinh) thì phương tiện và đồ  dùng dạy học cũng phải được quan tâm thích đáng. Dạy âm nhạc nhất thiết  giáo viên phải sử  dụng nhạc cụ. Hiện nay trường THCS đều được trang bị  nhạc cụ. Băng đĩa nhạc phục vụ  cho dạy học cũng đã được sản xuất, tuy  chưa đầy đủ như mong muốn. Dạy âm nhạc thường thức không thể chỉ bằng  lời giảng của giáo viên. Muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên phải cố gắng minh  hoạ bằng âm thanh, hình ảnh (nhất là âm thanh). Ngoài các phương tiện, thiết   bị  được Bộ  Giáo dục và Đào tạo trang bị  cho các trường, giáo viên cần có ý  thức tự  sưu tầm, tự  tìm tòi nghiên cứu để  có được những tư  liệu, phương  tiện để có thể sử dụng khi dạy âm nhạc thường thức. Điều đó phụ thuộc vào  lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, nhiệt tình và sự  sáng tạo của mỗi giáo  viên.   Về đồ dùng dạy học:  ­ Phát huy hiệu quả đồ dùng đã có ­ Chuẩn bị, làm thử  tại phòng đồ  dùng hoặc phòng chuyên dùng: đàn,  máy chiếu, âm ly, video… ­ Chuẩn bị thêm đồ dùng mà phòng đồ dùng nhà trường chưa có. Khi sử dụng âm nhạc thường thức, giáo viên có thể khuyến khích sự sáng tạo  của học sinh thông qua những bài tập như: + Sáng tạo khi làm tài liệu học tập: Việc làm này thể hiện sự sáng tạo và lòng  say mê học tập của học sinh  Tự làm nhạc cụ  gõ đơn giản, ví dụ  thanh phách, hay những dụng cụ  tạo ra âm thanh (chai nhựa đựng viên bi, hòn sỏi, hạt đậu…) Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  15. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  15 thức”   Làm Album âm nhạc theo nhóm 4 – 5 học sinh: học sinh tìm hiểu và  giới thiệu về  sự  nghiệp và cuộc đời các nhạc sĩ Việt Nam hoặc nhạc sĩ nổi   tiếng thế  giới thông qua bài viết, tranh  ảnh, bản nhạc và những câu chuyện   về họ. Để Album âm nhạc có nhiều dữ liệu, giáo viên nên cho học sinh chuẩn  bị trong thời gian tương đối dài (khoảng 2 – 3 tuần) Những Album âm nhạc có giá trị, giáo viên nên chọn để trưng bày trong  phòng học âm nhạc hoặc khai thác sử dụng trên lớp. Học sinh thấy việc mình  làm có ích, điều đó sẽ khuyến khích tinh thầm tìm hiểu và ý thức học tập của   các em. Trong nghệ  thuật, sự  sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kỳ  quan trọng; sáng tạo có nhiều mức độ, có thể là phát triển từ những ý tưởng  đã có, có thể  là thay đổi hệ  thống nguyên tắc. Sự  sáng tạo của các nghệ  sĩ   hình thành những trường phái, phong cách nghệ  thuật khác và xây dựng nên  những chất lượng nghệ thuật mới. Ví dụ: Tiết 13 trong chương trình SGK Âm nhạc lớp 8 ­ Ôn tập bài hát: Hò ba lí ­ Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4 ­ Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc. + Đồ  dùng hiện có của các phòng thiết bị  phục vụ  cho tiết học này là: Máy   chiếu, đàn oóc ­ gan, âm ly, video, bản nhạc bài hát: Hò ba lí, bảng phụ chép  nhạc + Đồ dùng tự làm: làm dụng cụ gõ (thanh phách, song loan…) Vẽ tranh minh  hoạ  về  một số  nhạc cụ: cồng, chiêng, đàn T’rưng, đàn đá và sưu tầm tranh,  ảnh, âm nhạc minh hoạ. Chép bản nhạc bài TĐN số 4. Ví dụ: Tiết 14 chương trình SGK Âm nhạc lớp 6 Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  16. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  16 thức” ­ Ôn tập bài hát: Đi cấy ­ Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 5 ­ Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến + Đồ dùng hiện có của phòng thiết bị phục vụ cho tiết học này là: máy chiếu,  đàn oóc ­ gan, âm ly, video, bảng phụ chép nhạc. + Đồ dùng tự làm: Chép bản nhạc bài hát: Đi cấy Chép bản nhạc bài TĐN số 5 Sưu tầm tranh  ảnh, vẽ  minh hoạ  một số  nhạc cụ  dân tộc: đàn tranh,  đàn nguyệt Mượn nhạc cụ  thật để  minh hoạ: đàn nhị, đàn bầu, trống, sáo. Trong   tiết học này giáo viên có thể vận dụng tính sáng tạo của học sinh bằng cách   chia theo nhóm tư 5 – 7 học sinh tự làm một trong số những nhạc cụ dân tộc  (cho học sinh chuẩn bị trước 2 tuần). Nhạc cụ nào đẹp giáo viên sẽ trưng bày  tại phòng đồ dùng học tập của nhà trường. Nhận định:  Nếu trực quan tốt thì việc dạy sẽ đơn giản nhưng rất phong phú  và hiệu quả.   Về tổ chức lớp học:  Nếu đồ dùng chuẩn bị đã chu đáo thì việc tổ chức lớp học lại cần có sự  nghiên cứu, sắp xếp phù hợp mới thực sự phát huy hiệu quả. Ví dụ: Khi xem băng   hình thì lớp học cần tổ  chức chung cả  lớp, yêu cầu   nghiên cúu được đưa ra trước hoặc đồng thời với trình chiếu. Lớp học phải  trật tự. Khi tổ  chức cho học sinh nghiên cứu mẫu nhạc cụ  thì cần chia lớp  thành các nhóm, mỗi nhóm có thể  nghiên cứu một mẫu nhạc cụ, thảo luận  tập thể, sau đó mỗi nhóm cử  một đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  17. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  17 thức” sung…Khi đó lại cần đến không khí sôi nổi, chủ động, mạnh dạn và sáng tạo  của mỗi học sinh ở các nhóm. ­ Khi nghiên cứu, giới thiệu về một nhạc sĩ hay bình một tác phẩm âm  nhạc thì lại có thể  tổ  chức một hình thức thi giữa các nhóm hoặc trong cả  lớp. Ví dụ: “Lời bình hay nhất” về một ca khúc có khống chế “Lời giới thiệu hay nhất” về một nhạc sĩ thời gian… ­ Tổ  chức hình thức thi vui để  tìm hiểu về  hình thức hát bè: hát đối một   người, hát bè chính một câu nào đó, người kia đối bằng bè quãng 3 ­ Thi vui để nhận dạng các bản nhạc không lời… Càng nhiều hình thức tổ  chức lớp học vui vẻ, sinh động càng tạo cho   học sinh sự  tự  nhiên trong nghiên cứu, học tập và nhất là dễ  dàng phát huy   năng khiếu của các em. II.3.  CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  II.3.1. Kết quả Trong sự  nghiệp đổi mới giáo dục phổ  thông, việc đổi mới phương  pháp dạy học được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối  với tất cả các cấp học, bậc học nước ta. Chính vì vậy trong đề tài này nhận thức được tầm quan trọng của việc  đổi mới phương pháp dạy học bản thân tôi đã kỳ công nghiên cứu và sưu tầm  cho mình một cách dạy học phù hợp, sáng tạo theo kịp với phương pháp đổi  mới hiện nay. Đặc biệt đối với phân môn âm nhạc thường thức việc nghiên  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  18. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  18 thức” cứu, sưu tầm, sáng tạo ra đồ dùng dạy học là đặc biệt cần thiết. Nó góp một  phần quan trọng trong thành công của giờ dạy. Ở  trường THCS Mạo Khê II, riêng tôi và các đồng nghiệp (kẻ  cả  các   giáo viên ở môn học khác) đều có một nét chung là phong trào sử  dụng trang   thiết bị  dạy học và huy động tăng cường các phương tiện hỗ  trợ: Môn Âm  nhạc với các thiết bị khá đầy đủ  như: đàn oóc ­ gan, đàn ghi ­ ta, máy chiếu,  máy vi tính, đầu video…đã thực sự phát huy được tác dụng của nó. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm thêm nhiều băng đĩa nhạc, băng hình và   tranh ảnh minh hoạ cho các bài giảng. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng biên tập đĩa hình cho các bài dạy  phần âm nhạc thường thức (phấn đấu đến tháng 9/2008) sẽ  hoàn thành. Đĩa  hình gồm những nội dung sau: + Giới thiệu hình dáng, tác dụng của các nhạc cụ dân tộc, một số nhạc  cụ phương Tây phổ biến. + Giới thiệu tập quán sinh hoạt văn hoá âm nhạc của một số dân tộc ít người. + Tư liệu và các nhạc sĩ, các tác phẩm nổi tiếng.     II.3.2.  Đề nghị Như  chúng ta đã biết âm nhạc là lĩnh vực nghệ  thuật của cái hay, cái  đẹp qua âm thanh của giọng hát và tiếng đàn trên những bài ca, bản nhạc cụ  thể. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm thanh mà âm nhạc đã đem  đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ­ thẩm mỹ  âm nhạc, làm cho  người ta thoải mái, thích thú, tâm hồn và tình cảm được nâng cao, trí tuệ được  mở rộng, con người trở nên tốt đẹp, cao thượng và hướng thiện. Bản thân một giờ  dạy âm nhạc  ở  trường THCS đã là một hoạt động  mang tính giáo dục thẩm mỹ cao vì trong mỗi giờ học các em học sinh được  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  19. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  19 thức” nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, tập đọc nhạc, tiếp xúc với những tác  phẩm âm nhạc chọn lọc hoặc những làn điệu dân ca giàu sức truyền cảm. Chính vì vậy để  cho giờ  học đạt hiệu quả  cao và khả  năng âm nhạc  của các em được phát huy một cách tối đa tôi đề nghị: + Mỗi trường nên có một phòng học bộ môn riêng. Phòng học này giúp   học sinh học tập thoải mái, hát to, đọc nhạc lớn hay thưởng thức âm nhạc sẽ  không làm ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh. Ngoài ra có phòng học bộ  môn các em sẽ  không phải chuyển đồ  dùng   học tập như: Đàn, đài, bảng phụ… Đây là những vật dụng rất dễ gãy hỏng nếu như va đập mạnh.  Phòng   học bộ môn sẽ giúp cho tiết học âm nhạc thành công hơn bởi có đầy đủ trang   thiết bị có thể phục vụ cho giờ dạy. + Đồ  dùng trực quan góp phần rất quan trọng trong giờ dạy. Nếu như  một tiết học có đầy đủ đồ dùng trực quan học sinh học sẽ hứng thú hơn, hấp  dẫn hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy tôi mong muốn được trang bị  thêm đồ dùng trực quan cho môn Âm nhạc như:  Bộ tranh, ảnh về các nhạc sĩ Việt Nam, các nhạc sĩ nước ngoài  Bộ bản nhạc mẫu về các bài TĐN  Một số nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ phương Tây  Băng đĩa của các bài hát chính khoá  Băng đĩa nhạc phục vụ cho phần âm nhạc thường thức Có   như   vậy   giáo   viên   mới   có   thời   gian   dành   cho   việc   nghiên   cứu   phương pháp giảng dạy  tạo thành công cho giờ dạy. Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
  20. Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn “Âm nhạc thường  20 thức” Bản thân tôi có những giờ dạy tôi phải chuẩn bị quá nhiều đồ dùng trực  quan, mất rất nhiều thời gian. Ví dụ: Tiết 13 (Âm nhạc lớp 7)  ­ Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca  ­ Tập đọc nhạc: TĐN số 5  ­ Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Betoven  ­ Trong tiết học này ngoài đồ  dùng hiện có của phòng thiết bị  giáo viên phải  chuẩn bị thêm đồ dùng như: + Viết bản nhạc bài TĐN số 5 + Vẽ ảnh về nhạc sĩ Betoven + Sưu tầm đĩa nhạc về một số tác phẩm nổi tiếng của Betoven Ví dụ: Tiết 10 (Âm nhạc lớp 8) ­ Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn  ­ Tập đọc nhạc: TĐN số 3  ­ Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ký và bài hát: Mẹ  yêu  con ­ Trong tiết học này ngoài đồ  dùng hiện có của phòng thiết bị  giáo viên phải  chuẩn bị thêm đồ dùng như: + Chép bài TĐN số 3 + Vẽ ảnh về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý + Sưu tầm băng đĩa nhạc có bài hát “Mẹ yêu con” + Một số bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý III. PHẦN KẾT LUẬN ­ ĐỀ NGHỊ Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ  quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ  Hoàng Kim Thanh – Trường THCS Mạo Khê II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2