intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8" nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người người qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8

  1. UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8 Lĩnh vực: Sinh học Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Trương Thị Thu Hương Đơn vị công tác: Trường THCS ThanhXuân Nam Chức vụ: Giáoviên Nămhọc 2020 – 2021 1
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Muốn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới. Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kĩ năng giao tiếp,... đây cũng là vấn đề Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”. Vậy đổi mới giáo dục là gì? Đổi mới giáo dục tức là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Với phương pháp dạy học mới sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho học sinh, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, sống và làm việc trong một xã hội công nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên trở thành người tổ chức, thiết kế hoạt động, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo ở người học. Bên cạnh nhiệm vụ trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết, mỗi bộ môn ở trường phổ thông còn phải rèn luyện cho HS những kĩ năng trình bày một vần đề nào đó trước nhiều người. Sinh học là một trong những bộ môn khoa học ở trường THCS, được thiết kế chủ yếu theo lôgic môn học (theo trình tự : Thực vật – Động vật – Giải phẫu sinh lý người – Di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích, trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, ở môn học này giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống làm sao để giúp học sinh có thể tự mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo cơ thể của một sinh vật thông qua mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước mọi người. Đặc biệt gần gũi và thiết thực nhất với các em là môn : Cơ thể người và vệ sinh, các em học sinh lớp 8 trong độ tuổi có sự thay đổi về hình thái cũng như hoạt động sinh lí của cơ thể. Khi giảng dạy bộ môn Sinh học 8, điều mà tôi quan tâm là không chỉ giúp HS hiểu bài mà qua mỗi bài học các em tự có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, có các biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể để có một sức khỏe tốt thì mới có thể học tập tốt, lao động tốt. Để nâng cao tri thức, học sinh cần tìm hiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.Đó là lý do tôi chọn đề tài :“ Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
  3. 1. Mục tiêu Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. 2. Nhiệm vụ - Nhiệm vụ trang bị tri thức, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản có hệ thống về các đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan cơ thể người. - Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, nhận thức cảm tính, kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lý tính,kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa, cụ thể hóa,hệ thống hóa. Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau này. - Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học Sinh học 8 góp phần: + Giáo dục thế giới quan khoa học, mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. + Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phương pháp dạy học sinh học - Phương pháp đánh giá học sinh - Thực nghiệm và kết quả III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu học sinh - Phương pháp quan sát, tổng hợp. 2. Hệ thống các phương pháp giáo dục a. Khái niệm về phương pháp giáo dục + Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học. + Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo hướng của mục tiêu đề ra. b. Chức năng của phương pháp - Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục. Trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ từ thấp đến cao. 3
  4. - Mức độ nhận biết: Người học nhận biết được các đối tượng đã được học tập và phân biệt được chúng với hàng loạt các đối tượng khác. - Mức độ tái hiện: Người học nhớ lại những điều kiện đã họcvà có thể nhớ lại chúng 1 cách đầy đủ, chính xác : - Mức độ kỹ năng: Người học có thể vận dụng trí thức mà mình đã họcvào các tình huống quen thuộc tương tự như các tình huống đã học trước đó. - Mức độ sáng tạo: Trên cơ sở nắm vững trí thức, kỹ năng; kỹ xảo học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống. - Mặt khác phương pháp dạy học còn tạo khả năng hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho người học. c. Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan( quan sát- mô tả) Nói chung các phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng có hàng trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác nhau. Ngày nay, thiết bị công nghệ thông tin ngày càng hiện đại được ứng dụng trong dạy học như trong dạy học môn sinh học có thể chiếu hình ảnh cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, hình ảnh động hệ tuần hoàn…nhưng trong chương trình sinh học 8, nhóm phương pháp dạy học quan sát- mô tả đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có phương pháp dạy học trực quan( quan sát và mô tả) mà người giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những trí thức quí báu về trí thức sinh học, về kỹ năng, kỹ xảo nắm lý thuyết. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm của bản thân. Ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn những phương pháp cho phù hợp,thể hiện tính đặc trưng của bô môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.. Để giúp các em khám phá về cơ thể mình, ứng dụng trong cuộc sống, nhất là khi kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “trực quan” làm điểm tựa. Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Dạng bài chủ yếu: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong. - Hình thức: GV có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, nhận biết các bộ phận trên cơ thể người. * Ví dụ: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người GV: Giới thiệu mô hình “Nửa cơ thể người” Yêu cầu Học sinh đọc thông tin quan sát hình vẽ SGK ghi nhớ kiến thức đối chiếu trên mô hình HS: Lên bảng xác định trên mô hình các bộ phận cấu tạo của cơ thể người HS:khác nhận xét bổ sung GV:Nhận xét –bổ sung những chỗ sai sót- chấm điểm - Cách thức tổ chức: 4
  5. * Mục đích: Cho học sinh quan sát mô hình nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng kỹ xảo trong khi lĩnh hội kiến thức mới, khám phá khoa học. * Đối tượng nghiên cứu - áp dụng: Học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội * Tổ chức tiết học: - Học sinh quan sát hình, thông tin SGK đặc biệt mô hình để xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể mình. - Học sinh thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Làm phiếu học tập để ghi lại nội dung (nếu có) Các phương pháp đều cần được phối hợp với nhau để thể hiện rõ sắc thái bộ môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên các phương pháp đó cần được tiến hành theo tổ chức nhóm nhỏ, trong đó có sự phân công luân phiên để mọi học sinh được rèn luyện cách tổ chức các hoạt động tập thể và tinh thần trách nhiệm cộng đồng là phẩm chất nhân cách của con người lao động mới của xã hội công nghiệp và hiện đại. PHẦN II: NỘI DUNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Mục tiêu Mục đích chung của môn Cơ thể người và vệ sinh ở THCS là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những hiểu biết về cơ thể người giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách xử lý các tình huống gặp phải trong đời sống và sức khỏe của con người, trong đó có sức khỏe sinh sản. Qua các phương pháp dạy học mà hình thành cho học sinh phương pháp học tập bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung, tạo cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công nghệ của xã hội mới đối với người lao động. II. Nội dung Chương trình môn Cơ thể người và vệ sinh gồm: Chương I: Khái quát về cơ thể người Chương II : Sự vận động của cơ thể Chương III: Tuần hoàn Chương IV: Hô hấp Chương V : Tiêu hóa Chương VI:Trao đổi chất và năng lượng Chương VII: Bài tiết Chương VIII: Da Chương I X: Thần kinh và giác quan Chương X : Nội tiết Chương X I: Sinh sản II. Cấu trúc chương trình sinh học 8 5
  6. Tổng số tiết: 37 tuần -70 tiết Học kì I: 19 tuần- 36 tiết Học kì II: 18 tuần- 34 tiết II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi Như chúng ta đã biết, sinh học là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, gần gũi với kinh nghiệm, hiểu biết của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, ở môn học này giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống. Ví thế, đây là thuận lợi rất tích cực trong việc thực hiện đề tài này. Ngày nay, với phương pháp dạy học mới, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã trang bị cho các trường nhiều đồ dùng dạy học. Một trong những thuận lợi khi thực hiện đề tài này là hầu như các tiết dạy môn sinh học đều có đồ dùng dạy học, học sinh rất hăng hái, say mê tìm hiểu môn học này. 2. Khó khăn Với phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều, đặc biệt vơí những bài có đồ dùng dạy học: Mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh tự nghiên cứu thảo luận nhóm để trình bày. Trong dạy học Sinh học 8, số bài dạy không có mẫu vật thật( tim, gan, phổi…), không có mô hình hoặc cũng không có tranh ảnh thì GV phải tự vẽ hoặc in tranh màu hoặc làm hình ảnh động trên powerpoint mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư cả về kinh phí. 3. Số liệu thống kê Thực trạng tại các lớp về kĩ năng trình bày trên mô hình, mẫu vật hoặc tranh ảnh còn rất hạn chế. Qua khảo sát, giảng dạy đầu năm học 2019-2020 tôi thấy: - Khoảng 30% học sinh có kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh. - 70% học sinh khó khăn trong việc trả lời câu hỏi bằng cách trình bày trước lớp trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh. Trong tiết học, nhiều học sinh rất thụ động, chỉ có một vài bạn mạnh lên trình bày trước lớp. Dẫn đến các em chưa có hứng thú với môn học,kết quả các bài kiểm tra chưa cao. III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG KHAI THÁC MÔ HÌNH 1. Phương pháp thực hiện - Giáo viên(GV) chuẩn bị những phương tiện dạy học sinh học 8 được sinh động hơn đặc biệt là các mô hình liên quan đến bài học giúp cho học sinh có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức mới đồng thời dễ hiểu hơn trong khi học và có hiệu quả. - Giúp cho học sinh cả lớp có thể tham gia củng cố, tóm tắt những điều cần ghi nhớ của tiết học, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi hướng vào điều quan trọng của bài và hướng dẫn các em thảo luận các câu hỏi mà giáo viên đề xuất. - Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích xử lý, giải quyết những vấn đề tương tự với những đã học một cách tự tin và sáng tạo. 6
  7. - Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên, xây dựng được niềm vui, hứng thú trong học tập. - Đặc biệt có ý thức trong việc bảo vệ các bộ phận cơ thể, chăm sóc bản thân và mọi người khi bị thương, tai nạn 2. Kĩ năng thực hiện - Học sinh cần có kỹ năng học tập : Quan sát trên vật sống, mãu ngâm, mô hình, hình vẽ các hình tượng sinh học, từ đó phát hiện ra những thông tin cần thiết cho việc xây dựng kiến thức mới. - Kỹ năng xử lý các thông tin phát hiện được, kết hợp với kiến thức đã có vốn kinh nghiệm của bản thân, bằng những thao tác tư duy (phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp…) - Kỹ năng làm bộ sưu tầm, làm bộ sưu tập nhỏ, biết cách hợp tác trong học tập, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp thu. Có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra. 3. Một số mô hình đã được khai thác hiêu quả trong giảng dạy sinh học 8 * Khai thác các mô hình có ở phòng thiết bị dạy học ở trường THCS Thanh Xuân Nam 1. MÔ HÌNH NỬA CƠ THỂ NGƯỜI 2. MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG 3. MÔ HÌNH MỘT ĐOẠN TỦY SỐNG 4. MÔ HÌNH BỘ NÃO 5. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC 6. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC 7. MÔ HÌNH DA * Cụ Thể là: 1. MÔ HÌNH NỬA CƠ THỂ NGƯỜI: Sử dụng cho các bài dạy cụ thể là Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Bài 17: Tim và mạch máu Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Bài 43 : Giới thiệu chung hệ thần kinh Áp dụng: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người - GV Giới thiệu mô hình nửa cơ thể người HS quan sát hình 2.2/8 SGK Các cơ quan của cơ thể người Đối chiếu với mô hình cơ thể người , 1.Từ đó xác định các bộ phận của cơ thể người ? Các phần cơ thể người: Đầu, thân, các chi (trên, dưới) 2.Xác định vị trí cơ hòanh : Ngăn khoang ngực và khoang bụng 3.Các bộ phận ở khoang ngực: Tim, phổi - Các bộ phận ở khoang bụng: Gan, dạ dày, ruột non,ruột già….. * Nếu có thể gỡ ra từng bộ phận cho học sinh quan sát, xác định các bộ phận của các cơ quan, sau khi học sinh thảo luận, GV cho học sinh xác định trên các cơ quan trên mô hình. - Hệ vận động: Cơ,xương 7
  8. - Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa: Miệng→ hầu→ thực quản→ dạ dày→ ruột→ hậu môn. - Hệ tuần hòan: Tim và mạch máu - Hệ hô hấp: Mũi→ khí quản→ phế quản→ phế nang→ phổi (2 lá phổi) - Hệ bài tiết: Thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu - Hệ thần kinh: Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh Bài 17: Tim và mạch máu 1. Cấu tạo tim: 8
  9. -Xác định vị trí của tim nằm trong lồng ngực -Lấy phần tim để cho học sinh quan sát, xác định các phần của tim 2 Tâm nhĩ , 2 tâm thất GV gỡ tim ra để học sinh thấy được: Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, các van tim. 2. Mạch máu Thấy được sự phân bố các mạch máu động mạch và tĩnh mạch Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Phần 2: Các cơ quan hô hấp 9
  10. Học sinh quan sát hình SGK 20.2/65, xác định các bộ phận của hệ hô hấp trên mô hình nửa cơ thể người. Khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, 2 lá phổi Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa 10
  11. Phần 2: Các cơ quan tiêu hóa Học sinh quan sát hình 24.3/79 SGK, Xác định các bộ phận của hệ tiêu hóa trên mô hình nửa cơ thể người: Khoang miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, ruột già, ruột thẳng, hậu môn Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh 11
  12. Học sinh xác định vị trí các bộ phận của hệ thần kinh trên mô hình nửa cơ thể người: + Bộ não nằm trên đầu + Tủy sống nằm trong cột sống + Các dây thần kinh phân bốâ khắp cơ thể 2. MÔ HÌNH BỘ XƯƠNG 12
  13. Bài 7: Bộ xương Học sinh quan sát mô hình của bộ xương 1. Nêu vai trò của bộ xương -Tạo khung cơ thể, hình dáng nhất định - Nâng đỡ cơ thể - Bảo vệ các nội quan 2. Xác định các phần của bộ xương - 3 phần : Xương đầu, xương thân, xương chi + Xương đầu: gồm xương hộp sọ Xương mặt : xương hàm, xương lồi cằm + Xương thân : gồm xương lồng ngực: xương ức, xương sườn Xương cột sống: nhiều đốt sống, 4 chỗ cong (7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5đốt sống cùng) + Xương chi : gồm - Xương chi trên: xương bả vai, xương cánh tay, xương trụ, xương quay, xương cổ tay. Xương bàn tay, xương ngón tay. - Xương chi dưới: xương đai hông,xương đùi, xương bánh chè(đầu gối),xương chày lớn, xương mác nhỏ, xương bàn chân, xương cổ chân, xương ngón chân. 3. Các loại khớp: Học sinh xác định trên mô hình các loại khớp + Khớp động + Khớp bán động + Khớp bất động Học sinh nêu tên một số loại khớp - Khớp động: Khớp bả vai, cổ tay, khớp háng, đầu gối, cổ chân, cổ. - Khớp bán động: Xương cột sống - Khớp bất động: Hộp sọ 3. MÔ HÌNH MỘT ĐOẠN TỦY SỐNG 13
  14. Bài 44: Thực hành –Tìm hiểu chức năng của tủy sống Học sinh quan sát hình 44.2/ 141 SGK và mô hình một đoạn tủy sống. Xác định từng phần của tủy sống: Các bộ phận của tủy sống: - Màng tủy: Màng cứng, màng nhện, màng nuôi - Tủy sống: Chất xám, chất trắng - 2 loại rễ: Rễ trước, rễ sau - Cung đốt sống - Thân đốt sống 4. MÔ HÌNH BỘ NÃO 14
  15. Sử dụng cho các bài: Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Bài 47: Đại não Cụ thể: Bài 46: Trụ não,tiểu não,não trung gian HS quan sát hình 46.1/144 SGK đối chiếu với mô hình bộ não - Bộ não gồm đại não, não trung gian, tiểu não, trụ não Bài 47: Đại não HS quan sát mô hình bộ não và hình 47.1/147 SGK đưa ra nhận xét - Có nhiều khúc cuộn - Rãnh liên bán cầu: Bán cầu não trái, bán cầu não phải - Khe não - Các Thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương 5. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC 15
  16. ( Mô hình mắt) BÀI 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC HS quan sát hình 49.2/155 SGK và mô hình mắt Nêu cấu tạo cầu mắt? Cấu tạo Cầu mắt : cầu mắt, dây thần kinh thị giác, cơ vận động mắt. Cầu mắt gồm những bộ phận nào? - Cầu mắt gồm : màng giác, màng cứng, màng mạch, màng lưới. - Thể thủy tinh gồm: Lòng đen, lổ đồng tử, thủy dịch,dịch thủy tinh, dây thần kinh thị giác. - Điểm: Điểm mù, điểm vàng 6. MÔ HÌNH CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC 16
  17. (Mô hình tai) Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác HS quan sát hình 51.1 /162 SGK và mô hình tai Nêu Cấu tạo ngồi của tai? - Cấu tạo ngồi của tai: Tai ngòai ,tai giữa, tai trong Tai ngòai: Vành tai, ống tai, màng nhĩ Tai giữa: chuỗi xương tai: Xương búa, xương đe, xương bàn đạp Vòi nhĩ Tai trong: Ống bán khuyên, dây thần kinh VIII, ốc tai 7. MÔ HÌNH DA 17
  18. HS quan sát mô hình da, hãy nêu cấu tạo của da? Da là lớp vỏ bọc ngoàii cơ thể, có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp biểu bì (có tầng sừng và tầng tế bào sống), lớp bì (hạ bì) chứa các cơ quan thụ cảm, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và lớp mỡ dưới da. PHẦN III 18
  19. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. KẾT QUẢ Sau một thời gian dài, vận dụng những giải pháp trên,tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh về môn sinh học có những kết quả đáng khích lệ, các học sinh đã hứng thú hơn trong khi học môn sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng, thích tìm tòi khám phá khoa học, biết vận dụng kiến thức đã học để giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện sức khỏe của bản thân, đồng thời các em còn biết vận dụng kiến thức xử lý tình huống trong thực tế. Kết quả đánh giá qua các bài kiểm tra các em đạt trung bình trở lên chiếm 100%. Thông qua các tiết học, các em có ý thức hơn trong việc học, nắm vững lý thuyết, quan sát tranh ảnh, mô hình để có kiến thức hơn trong quá trình làm thực hành, tập vẽ lại theo hình. Cụ thể kết quả học tập của học sinh: + Kết quả học tập của HS (năm 2019- 2020) Lớp Tổng Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi số học SL % SL % SL % SL % SL % sinh 8A1 44 0 0 0 0 5 11,36 17 38,63 22 50 8A2 45 0 0 2 4.44 7 15,55 22 48,89 14 31,11 8A3 49 1 2,04 1 2,04 15 30,6 18 36,73 14 28,57 + Kết quả học tập của HS (Giữa kì II-năm 2020- 2021) Lớp Tổng Kém Yếu Trung Khá Giỏi số bình học SL % SL % SL % SL % SL % sinh 8A1 40 0 0 0 0 2 5 13 32,5 25 62,5 8A3 35 0 0 0 0 5 14,28 15 42,86 15 42,86 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19
  20. Đối với giáo viên dạy các môn không nên xem thường môn học nào, vì trong chương trình có sự móc nối, liên kết bổ sung cho nhau, tạo cho học sinh nhận thức phong phú hơn. Giáo viên dạy sinh học cần phải liên hệ thực tế cuộc sống, làm cho kiến thức phong phú hơn. Giáo dục cho học sinh lòng yêu khoa học, biết bảo vệ cái đẹp, bảo vệ động vật hoang dã, thiên nhiên, môi trường sống của lồi động vật nói riêng của thế giới nói chung. Đối với học sinh phải chủ động linh hoạt kiến thức, coi việc học là tự nguyện, không bị gò ép. Học sinh phải thích học mới là vấn đề cơ bản của việc dạy học, học sinh tích cực học tập,lắng nghe, hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối với phụ huynh cần có sự quan tâm đến học sinh đây cũng là một phần tất yếu không thể thiếu được cần cung cấp vật liệu cho học sinh thật chu đáo về mẫu vật, bút chì, tranh ảnh, sách báo… để tạo cho học sinh đủ điều kiện sáng tạo, lĩnh hội kiến thức vững vàng. Cho nên việc quan tâm của mỗi gia đình là việc cần thiết cho mỗi học sinh giúp các em học tốt bộ môn sinh học. III. KẾT LUẬN Với cách dạy học bằng phương pháp mới giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức các hoạt động độc lập, hoạt động nhóm đã huy tính tích cực học tập của HS, hình thành ở HS những kĩ năng mới. Qua cách hướng dẫn HS quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh, HS mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo một cơ thể sinh vật bằng ngôn ngữ sinh học một cách chính xác, khoa học. Từ đó đã hình thành và phát triển cho HS kĩ năng trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người một cách tự tin, lôi cuốn người nghe. Đây là vấn đề không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên khác cũng rất quan tâm. Là một giáo viên dạy môn sinh học tôi sẽ không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để rèn cho học sinh có kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh . Để mỗi tiết dạy đều có thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh. Tôi xin đề xuất với cấp quản lí, ban lãnh đạo ngành bổ sung thêm mô hình và tranh ảnh cho những bài chưa có, ủng hộ kinh phí cho những bài dạy thực hành. Trên đây là chuyên đề với ý kiến chủ quan của tôi, rất mong quí thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến để giúp tôi rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn cho đề tài của mình. Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi, không sao chép của người khác Tác giả Trương Thị Thu Hương IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2