intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học online môn Tin học cho học sinh lớp 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Kinh nghiệm dạy học online môn Tin học cho học sinh lớp 7" được thực hiện với mục đích giúp thầy cô giáo có thêm những phương án giảng dạy trực tuyến môn Tin học lớp 7, đảm bảo chất lượng giảng dạy và nâng cao tinh thần học tập của các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học online môn Tin học cho học sinh lớp 7

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM DẠY HỌC ONLINE  MÔN TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 7 Môn: Tin học Cấp học: THCS Tên Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền  Đơn vị công tác: THCS Lương Thế Vinh  Chức vụ: giáo viên
  2.       NĂM HỌC 2021­2022 PHỤ LỤC  PHỤ LỤC                                                                                                                                ............................................................................................................................      2  ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                                         .....................................................................................................................      1  B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ                                                                                                      ..................................................................................................     2   I.  Cơ sở lí luận                                                                                                                  ..............................................................................................................      2   II. Thực trạng của vấn đề                                                                                                 .............................................................................................      2   III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                                              ..........................................................................      3  1.Đối tượng nghiên cứu                                                                                                 .............................................................................................     3  2.Phạm vi nghiên cứu                                                                                                     .................................................................................................     3  3.Thời gian thực hiện                                                                                                     .................................................................................................     3   IV. Các giải pháp                                                                                                               ...........................................................................................................      3  1.Trong quá trình truyền đạt kiến thức mới                                                                  ..............................................................      3  2.Trong các bài thực hành                                                                                               ...........................................................................................      5  C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT                                                                               ...........................................................................       11   I. Kết luận                                                                                                                        ....................................................................................................................       11   II. Ý kiến đề xuất                                                                                                            ........................................................................................................      11
  3.  1 / 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tình hình dịch bệnh Covit­19 gây khó khăn trong mọi mặt của  đời sống thì ngành giáo dục cũng không nằm ngoại lệ. Khi gần như  tất   cả  các trường trong cả  nước nói chung và Hà Nội nói riêng phải đóng   cửa, học sinh ngừng đến trường, chuyển qua hình thức học online thì việc  duy trì đảm bảo chất lượng dạy và học ở  tất cả  các cấp học và bộ  môn   cũng gặp không ít thách thức. Chính vì lẽ đó, đội ngũ giáo viên cũng phải  đổi mới thay đổi cách thức dạy học làm sao phù hợp với tình hình thực tế  mà vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học cho học sinh.  Với môn Tin học  ở  bậc THCS cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.  Đặc biệt đây là một môn học mới, và là môn  có ý nghĩa to lớn đối với sự  phát triển trí tuệ, tư duy cho người lao động, góp phần hình thành học vấn  phổ  thông cho học sinh. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học Tự  chọn, với mong muốn đảm bảo tốt nhất việc truyền tải kiến thức lẫn kĩ  năng thực hành cho học sinh trong quá trình học online, qua một thời gian   công tác giảng dạy tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm   dạy học online môn Tin học cho Học sinh lớp 7”
  4.  2 / 11 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.  Cơ sở lí luận Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến  hành ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục theo các quan điểm “Tích cực   hóa hoạt động học tập”, “Hoạt động hóa người học”, “Lấy người học   làm trung tâm”...  Những quan điểm trên đều bao hàm các yếu tố tích cực,  có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu   quả giáo dục và đào tạo.  Trong  bối  cảnh  tình  hình  dịch  bệnh  phức  tạp,   để  đảm  bảo  chất   lượng dạy và học theo đúng định hướng trên, đòi hỏi người giáo viên phải   nỗ lực hơn, tìm tòi sáng tạo hơn rất nhiều. II. Thực trạng của vấn đề Hà Nội là thành phố  tỉnh thành có dịch bệnh Covit­19 diễn ra phức  tạp, nặng nề và ở diện rộng. Chính vì thế, học sinh của Hà Nội nói chung  và  ở  Trường THCS Lương Thế  Vinh ­ huyện Đan Phượng nói riêng đã   phải dừng đến trường chuyển qua học online suốt từ nhiều tháng qua. Với điều kiện kinh tế  chưa đồng đều, việc đảm bảo thiết bị  phục   vụ học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn như: học sinh không có  thiết bị  học kết nối Internet, phải sử  dụng chung thiết bị  với anh chị  em, ... Đặc biệt đối với bộ  môn Tin học 7 yêu cầu cần có máy tính để  thực hành thì nhiều học sinh tại gia đình cũng chưa có. Thực trạng khảo sát thiết bị  học tập online đầu năm học 2020­ 2021 của HS khối 7: Khối lớp 7 Sĩ số Máy tính Điện thoại 7A 46 45 1 7C 45 41 4 7D 38 21 17 Thực trạng khảo sát chất lượng đầu năm học 2020­2021 của HS   khối 7:
  5.  3 / 11 Môn Tin học: (Thời điểm trước khi vận dụng sáng kiến này) Khối  Số  Giỏi Khá TB Yếu Kém lớp 7 lượn g 7A 46 30 65 % 10  22 % 6 13 % 0 0 0 7C 45 12 27 % 22 49 % 11 24 % 0 0 0 7D 38 10 26 % 12 32 % 11 29 % 5 13 % 0 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu  Học sinh lớp 7 ­ Các lớp thực nghiệm: 7A,7C,7D 2. Phạm vi nghiên cứu  Chương 1: Chương trình bảng tính ­ Tin học 7 3. Thời gian thực hiện Năm học 2021 ­ 2022 IV. Các giải pháp Để  khắc phục những khó khăn trên, tôi xin đưa ra một số  giải pháp  đã áp dụng trong thời gian qua như sau:  1. Trong quá trình truyền đạt kiến thức mới a, Khai thác phần kiến thức cũ để  dễ  dàng tìm hiểu phần kiến  thức mới và khắc sâu được kiến thức mới. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Chương trình bảng tính là gì?” Ở phần 2: Màn hình làm việc của Excel. Giáo viên chia sẻ màn hình chiếu giao diện 2 phần mềm Soạn thảo   văn bản Word (đã học ở lớp 6­ Tin học THCS quyển 1) và Chương trình  bảng tính Excel. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát màn hình làm việc   của Word và Excel, từ đó nêu sự khác biệt của màn hình làm việc Excel so  với màn hình làm việc của Word. Giáo viên nên khai thác những gì học  sinh đã biết để giới thiệu những đặc trưng của MS Excel
  6.  4 / 11 Hình 1: Màn hình làm việc của Microsoft Word Hình 2: Màn hình làm việc của chương trình Bảng tính Excel Ví dụ 2: Hoặc khi dạy bài “Định dạng trang tính”
  7.  5 / 11 Ở phần 1: Định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.  Ở  chương trình lớp 6, học sinh cũng đã tìm hiểu định dạng văn   bản; giáo viên có thể dựa vào phần kiến thức đó để hình thành kiến thức  mới trong Excel. Cụ  thể: Giáo viên có thể  chia nhóm học sinh (5 nhóm  trên phần mềm zoom), giao mỗi nhóm dựa trên kiến thức đã học về định  dạng văn bản trong Word để  định dạng phông chữ, cỡ  chữ, kiểu chữ  và  màu chữ trong Excel. Sản phẩm của các nhóm là thao tác thực hiện định   dạng sẽ được đại diện nhóm đó trình bày (tự chia sẻ màn hình của mình). b, Sử dụng những video bài giảng ngắn Trong quá trình học online, thông qua các phần mềm giảng dạy trực  tuyến như zoom, google meet; giáo viên cũng đã phần nào truyền tải được  lượng kiến thức nhất định. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố  khách quan khác  như: đường truyền mạng kém, thiết bị kết nối gặp sự cố (điện thoại hết  pin) ... học sinh không thể  theo dõi bài học liên tục; và đặc thù của môn  Tin học 7, yêu cầu chủ yếu học sinh có thể sử dụng được bảng tính excel  thì việc tạo các video bài học ngắn hướng dẫn học sinh thao tác với bảng   tính excel sẽ phù hợp hơn để dễ dàng gửi cho học sinh xem và nắm được  kiến thức trọng tâm. B2: Nhập dấu = Hình 3: Ảnh video hướng dẫn nhập công thức tính toán 2. Trong các bài thực hành a, Sử  dụng Google Trang tính để  dễ  dàng tương tác thực hành  giữa giáo viên và học sinh
  8.  6 / 11 Trong quá trình hướng dẫn thực hành thao tác trên máy tính, thì sử  dụng Google Trang tính sẽ  đạt hiệu quả  tốt hơn sử  dụng MS Excel vì  Google Trang tính không những sử dụng trên máy tính còn hỗ  trợ  trên cả  điện thoại thông minh nên những học sinh phải học trên điện thoại cũng  không bị lép vế với học sinh học trên máy tính. Ngoài ra, giáo viên có thể  hướng dẫn thực hành và nắm bắt được việc tiếp thu bài của học sinh   ngay lập tức.  Đồng thời giúp học sinh linh  động hơn trong việc học:   không những sử dụng được phần mềm offline mà còn có thể song song sử  dụng phần mềm online. Cụ thể: Ví dụ 1:  Khi dạy bài “ Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán” : Phần 3: Một số  hàm thường dùng. Cụ  thể  phần a, Hàm tính tổng  SUM(): Giáo viên dùng goole trang tính bảng Chi phí thường xuyên hàng   tháng  làm mẫu tính tổng chi phí tháng 10; sau đó gửi đường links trang   tính này cho 2 học sinh, yêu cầu 2 học sinh sử  dụng hàm  sum() tính tiếp  tháng 11 và 12. Như  vậy, giáo viên vừa hướng dẫn vừa có thể  đánh giá  mức độ  tiếp thu bài của học sinh cũng như  “cầm tay chỉ  việc” cho học   sinh ngay nếu học sinh chưa làm được. Hình 4: Bảng Chi phí thường xuyên hàng tháng Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Bài thực hành số 6: Định dạng trang tính” : Bài tập 2: Thực hành lập trang tính, sử  dụng công thức, định dạng,   căn chỉnh dữ liệu và tô màu bảng Các nước Đông Nam Á:
  9.  7 / 11 Hình 5: Bảng Các nước Đông Nam Á nhóm 7 lớp 7A Giáo viên chia nhóm và giao dự  án cho các nhóm  ở  tiết thứ  nhất,  mỗi nhóm khoảng 4 thành viên. Các nhóm sẽ  vào phòng zoom riêng của  mình, nhóm trưởng tạo google trang tính rồi chia sẻ đường links trang tính  cho các thành viên trong nhóm cùng hoàn thành bài. Giáo viên sẽ vào từng   phòng kiểm tra quá trình làm cũng như hỗ trợ các nhóm. Sau quá trình làm  bài, các nhóm gửi bài của mình cho giáo viên. Ở tiết thứ 2, giáo viên chia  sẻ một số tiêu chí đánh giá sản phẩm, sau đó chia sẻ sản phẩm của từng   nhóm   để  các nhóm  khác  đánh giá, nếu sản phẩm của nhóm nào có  ý  tưởng hay thì đại diện nhóm đó chia sẻ  thêm cách làm cho cả  lớp cùng   biết, tham khảo.  Hình 6: Bảng Các nước Đông Nam Á của nhóm 2 lớp 7D b, Sử  dụng Google classroom, azota, zalo để  giao nhận bài tập  thực hành
  10.  8 / 11 Vì không thể  trực tiếp thực hành trên phòng máy tính của trường  nên học sinh chỉ  có thể  thực hiện trên máy tính cá nhân của mình hoặc  trên ứng dụng Google Trang tính được cài đặt trên điện thoại. Phần mềm  Google Classroom có hỗ trợ gửi file định dạng .xls của Excel nên học sinh   có thể  đính kèm tệp bài của mình gửi cho giáo viên, đồng thời giáo viên  cũng dễ  dàng quản lý số  lượng bài giao và nhận của học sinh nên phần  mềm này được ưu tiên hơn. Hình 7: Lớp học 7A trên Classroom – bài tập thực hành 6: Định dạng   trang tính 3. Trong đánh giá kiểm tra củng cố kiến thức Ngoài việc sử  dụng phần mềm kiểm tra trắc nghiệm online phổ  biến Quizzi, tôi còn sử dụng phần mềm LiveWorkSheets.com để  tạo các  bài trắc nghiệm ngắn củng cố  kiến thức cho học sinh, hoặc phần mềm   thi trực tuyến Study.vn để  làm bài kiểm tra ôn tập định kì.  Ưu điểm các   phần mềm này là tạo bài trắc nghiệm nhanh, đa dạng bài trắc nghiệm;   học sinh dễ dàng tham gia thi; học sinh biết ngay kết quả sau khi làm bài  xong.
  11.  9 / 11 Hình 8: Một bài trắc nghiệm củng cố kiến thức trên trang   LiveWorkSheets.com Hình 9: Kiểm tra định kì trên Study.vn III.  Kiểm nghiệm Với việc áp dụng cách dạy học như đã nêu trên kết hợp những giải   pháp nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả  chất lượng bộ  môn Tin  học 7 mà tôi phụ  trách trong học kì I năm học 2021­2022 đạt được như  sau:
  12.  10 / 11 Về chất lượng: Đã được nâng cao so với đầu năm học. Khối  Số  Giỏi Khá TB Yếu Kém lớp 7 lượn g 7A 46 33 72 % 12  26 % 1 2 % 0 0 0 7C 45 17 38 % 25 56 % 13 6 % 0 0 0 7D 38 16 42 % 11 29 % 9 24 % 2 5 % 0 Về thái độ: Qua quá trình dạy học cho thấy việc vận dụng phương  pháp phù hợp với thực tiễn, các phần mềm tương tác hiệu quả  có tác  dụng thiết thực phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, học sinh  tham gia vào các tiết học sôi nổi, hào hứng, chủ  động và tự  tin với kiến   thức đã lĩnh hội được giúp cho việc học tập của các em đạt kết quả tốt.
  13.  11 / 11 C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT I. Kết luận Trong   bối   cảnh   dịch   bệnh   diễn   ra   phức   tạp,   vẫn   chưa   có   chiều   hướng tích cực, thì việc chủ động linh hoạt trong dạy và học phù hợp với  thực tiễn địa phương là vô cùng cần thiết. Để học sinh không những tránh   được nguy cơ  lây nhiễm dịch bệnh mà vẫn đảm bảo được chất lượng  học tập, đòi hỏi giáo viên phải nỗi lực tìm tòi sáng tạo xây dựng các bài   giảng hay có chất lượng phù hợp với tình hình thực tiễn. Mỗi người giáo  viên cần nghiên cứu kĩ về  tính chất, đặc điểm của bài học và có sự  cân  nhắc, chọn lựa kĩ lưỡng để  có phương pháp giảng dạy phù hợp và hiệu   quả  cao nhất. Mỗi người đều cần phát huy tính sáng tạo của mình trong  việc   truyền   thụ   tri   thức,   đồng   thời   cũng   luôn   biết   tiếp   thu,   rút   kinh  nghiệm từ  phương pháp dạy của các đồng nghiệp, tìm tòi học hỏi phần   mềm mới để tạo hiệu quả cao nhất trong giảng dạy. Tin học là môn học có tính chất đặc thù: Việc dạy bộ  môn tin học   cần phải linh hoạt, không nhất thiết lấy sách giáo khoa làm chuẩn. Trong  quá trình dạy học có thể đưa ra thêm một số  ví dụ  ngoài sách giáo khoa,   các phần mềm hữu ích hỗ trợ học tập cho các em tạo hứng thú trong học  tập; đồng thời giúp các em bắt kịp đà phát triển nhanh mạnh mẽ của công  nghệ. Từ đó phát huy tính chủ động trong thời đại công nghệ mới ­  thời   đại số hóa. II. Ý kiến đề xuất  ­ Đề nghị các cấp Uỷ Đảng ­ UBND ­ các ban ngành, phụ huynh học   sinh toàn trường quan tâm ủng hộ hơn nữa để hỗ trợ thêm cơ sở vật chất,   thiết bị học tập để các em có điều kiện tiếp cận với máy tính nhiều hơn. ­ Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng hàng năm  tổ  chức cho Giáo viên dạy môn Tin học nhiều khóa học tập huấn nâng  cao trình độ hơn nữa, giới thiệu nhiều phần mềm hỗ trợ học tập hơn nữa   để  giáo viên Tin học có nhiều  ứng dụng cho việc nâng cao chất lượng  giảng dạy.  Vì thời gian có hạn, và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của tôi còn ít   nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong các đồng chí đồng nghiệp   đóng góp để hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này hơn.
  14.  12 / 11 Tôi xin chân thành cảm ơn!
  15.  13 / 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2