intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Teaching Reading Method

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Teaching Reading Method" được thực hiện với mục đích giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh; cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kĩ thuật … đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ nưng ngôn ngữ. Ngoài ra đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê đọc sách. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Teaching Reading Method

  1. Đề tài : Teaching Reading Method PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I.1.1 Cơ sở lý luận Phương pháp dạy học là một thành tố  quan trọng của quá trình dạy học.   ngày nay không ai nghi ngờ rằng phương pháp dạy học giữ một vai trò quyết định  đối với chất lượng đào tạo và giáo dục. Xét riêng về môn ngoại ngữ (tiếng Anh), một trong ba yếu tó quan trọng để  học sinh học giỏi được (việc học thu được kết quả  tốt) đó là phương pháp dạy  của người thầy. Ngày nay chúng ta hay nói nhiều đến đổi mới phương pháp dạy   và học. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là phải đổi mới như thế nào cho phù hợp và   những người thầy như  chúng ta có chịu đổi mới và có thời gian đổi mới hay   không ? Thực ra, ta có thể hiểu rằng người thầy dạy tiếng như là người nắn nót   cho trẻ nhỏ ngững bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Chúng ta biết rằng : Tất cả  các kĩ năng dạy tiếng trong quá trình dạy học  đều được kết hợp chặt chẽ, bổ  sung và phát triển lẫn nhau. Ta có thể  cùng lúc  luyện tập các kỹ năng qua một bài đọc (tuy nhiên cũng cần phân tích mục đích bài  đọc để dạy cho đúng). Vai trò của bài đọc rất quan trọng rất quan trọng trong một   bài dạy ngôn ngữ. Nó hàm chứa tất cả  các vấn đề  : từ  vựng, ngữ  âm, ngữ  pháp,  cấu trúc, thông tin.v.v… Như  vậy việc truyền thụ  một bài đọc thành công cho  người học cũng không phải là đơn giản.  Việc giảng dạy tiếng Anh trong trường THCS hiện nay đặt ra những đòi hỏi  ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của người  giáo viên dạy tiếng. Thông qua việc giảng bài đọc, giáo viên có thể biết được học   sinh đang ở mức độ nào: về vốn từ, về việc phát âm, cấu trúc ngữ pháp ….Tất cả  những vấn đề này liên thông với nhau để xây dựng lên một bài học hoàn chỉnh. Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 1
  2. Đề tài : Teaching Reading Method I.1.2. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay trong các trường THCS, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra  cùng với sự  đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách ssachs giáo khoa, giảm tải   nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho   học sinh tiếp cận với các nội dung kiến thức hiện đại. Bài đọc trong sách giáo  khoa cũng được biên soạn phù hợp hơn, thiết thực hơn và gần hơn với sự  phát   triển chung của toàn xã hội. Với đối tượng học sinh đã được làm quen với tiếng Anh qua vài năm học ở  bậc tiểu học, đã có một ít kiến thức về  ngôn ngữ  nhưng sự  tiếp thu của các em   vẫn còn raatss thụ động, chưa hứng thú học. Bên cạnh đó, việc dạy và học tiếng  trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn rất  nhiều hạn chế, chẳng hạn như : dạy cho một số lượng học sinh nhiều, một lớp   khoảng 40 đến 45 học sinh (trong đó số học sinh cho phép trong một lớp dạy tiếng   chỉ khoảng 20 đến 25 học sinh), trình độ  nhận thức và vốn kiến thức của các em   khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy còn hạn chế. Những điều này có tác động không tốt đến việc rèn luyện các kĩ năng cho  học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Qua thực tế  dạy tiếng những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ, dạy   bài đọc thường diễn ra theo kiểu : Bắt đầu là học sinh đọc đồng thanh theo thầy,  sau đó giáo viên giảng từ và cấu trúc mới, học sinh đọc thầm bài khóa sau đó trả  lời các câu hỏi về bài khóa . Tiếp theo có thể là một bài tập yêu cầu học sinh nói   lại nội dung bài khóa. Ở những giờ dạy như vậy, người giáo viên sẽ cảm thấy hài   lòng và cho rằng giờ dạy đã thành công nếu như  học sinh đọc trôi chảy bài khóa,  nói lại được nội dung bài khóa và làm được một số bài tập liên quan đến bài khóa. Tuy nhiên do sự  tiếp thu thụ động của học sinh mà áp dụng cái thành công  này vào một ngữ  cảnh mới ngoài bài thì chắc rằng học sinh sẽ  gặp nhiều lúng   túng. Một trong những nguyên nhân chính làm cho việc dạy của thày và việc học  của trò không được phát huy là người giáo viên chưa ý thức được hết công việc  mà mình thực hiện trên lớp, người thầy giảng bài theo cảm tính và thói quen vốn   Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 2
  3. Đề tài : Teaching Reading Method có. Thực tế nếu ta phân tích một giờ dạy tốt sẽ thấy rằng mọi hoạt động diễn ra  trên lớp đều có ý đồ và đều nhằm vào mục đích dạy học cụ thể. Đó chính là điểm  khác biệt giữa một giờ  dạy có phương pháp và một giờ  dạy không có phương  pháp. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là người thầy cần phải có phương pháp và áp  dụng vào việc dạy bài đọc như thế nào cho có hiệu quả và dúng với mục đích của từng  bài đọc mà vẫn đem lại sự hứng thú học cho học sinh. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện theo phương   pháp giao tiếp. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh ;   cung  cấp kinh  nghiệm  trong một số  lĩnh vực  như  văn  hóa, khoa  học kĩ   thuật   ….đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ  kiến thức ngôn ngữ  và rèn luyện các  kỹ nưng ngôn ngữ. Ngoài ra đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê   đọc sách. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm ra những thủ thuật dạy thật hấp dẫn,   thích hợp để giúp cho việc dạy đọc có hiệu quả. Vậy mục đích nghiên cứu của đề tài này là giúp học sinh phát triển ký năng   đọc hiểu, có khả  năng đọc hiểu sách báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội  dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu   nhận thông tin, nâng cao trình độ  tiếng Anh, và có hiểu biết thêm về  xã hội với  những thủ  thuật dạy học hấp dẫn, dễ  hiểu, lôi cuốn học sinh tìm tòi để  thỏa mãn sự  tưởng tượng sáng tạo, thỏa mãn tính tò mò trong nội dung bài đọc. I.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM. ­ Thời gian : Năm học 2007 – 2008 ­ Địa điểm : Trường THCS Mạo Khê II I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 3
  4. Đề tài : Teaching Reading Method Đề tài đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy  ở trường và tổ  chuyên môn,  góp phần nâng cao chất lượng giờ  dạy.Học sinh rất hứng thú với giờ  dạy của   thầy và hoàn toàn chủ động ttrong bài học PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG II.1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (KHÁI QUÁT CHUNG) Trong một bài học, các kĩ năng dạy ngôn ngữ  thực chất luôn luôn được  luyện tập phối hợp chặt chẽ với hầu hết, tất cả các hoạt động dạy học. Ta không  thể nói kỹ năng nào là quan trọng hơn kỹ năng nào, tuy nhiên hai kỹ năng tiếp thụ :   đọc và nghe là hai kỹ năng cần được quan tâm ở các trường phổ thông hiện nay. Qua một thời gian giảng dạy và nghiên cứu “ Tài liệu bồi dưỡng thường   xuyên cho giáo viên THCS tôi đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình và qua đề  tài nghiên cứu này, tôi muốn giúp những giáo viên dạy tiếng Anh có nhu cầu nâng   cao phương pháp giảng dạy của mình  ở  kỹ  năng dạy đọc hiểu một cách thiết   thực, có thể  áp dụng được vào hoàn cảnh và đối tượng dạy học   ở  các trường  THCS hiện nay và từ đó có thể khẳng định cho mình một phương pháp giảng dạy  kỹ năng đọc hiểu một cách hữu hiệu nhất. II.2. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA ĐỂ TÀI. II.2.1.1. Các loại đọc ngay từ đầu đề tài đã nêu bật lên được tầm quan trọng của kỹ năng đọc cho  bất kỳ  người học ngoại ngữ  nào. Đọc có thể  được luyện tập trong lớp học tùy  Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 4
  5. Đề tài : Teaching Reading Method theo chương trình học và nó cũng có thể là một hoạt động ngoài lớp học cho việc   giải trí và mục đích giao tiếp. Để  giúp cho học sinh phát triển kỹ  năng đọc có hiệu quả, trước hết ta cần   phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được phổ biến rộng rãi trong việc dạy ngoại  ngữ 2.1.1.1. Đọc thường (Basic reading) a) Reading aloud (đọc to) Đây là một bước rất rễ. Nó có cái gì đó giống như dạy phát âm. Khi ta đọc  to thành lời, mục đích lúc này là làm cho học sinh quen với từ vựng, với việc phát  âm và qua đây giáo viên có thể kiểm tra được việc phát âm của học sinh. Đây có   thể  được coi như bước đầu làm lưu loát kỹ năng nói.Tuy nhiên trong việc dạy học  ngoại ngữ, việc đọc to rất ít có tác dụng cho kỹ năng đọc hiểu của học sinh hơn là   đọc thầm. b) Silent reading (đọc thầm)  Đây là bước đầu để học sinh nhận dạng từ và hiểu được cấu trúc ngữ pháp  qua đó học sinh có thể nhận biết thông tin và nội dung của bài đọc. 1.1.2. Intensive reading and Extensive reading (Đọc phân tích và đọc tổng hợp) Có các loại đọc sau : ­ Đọc giải trí (reading for pleasure) ­ Đọc lướt lấy thông tin cần thiết (scanning) ­ Đọc lướt để nắm ý chính (Skimming) Ba   loại   đọc   này   mang   tính   chất   tổng   hợp   còn   gọi   là   đọc   rộng   (extensive   reading). Loại đọc tổng hợp còn hạn chế  sử  dụng trong việc dạy ngoại ngữ  ở các trường  trung học cơ sở. ­ Đọc hiểu nội dung chi tiết để nghiên cứu. ­ Đọc phân tích nguyên bản để học tiếng. Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 5
  6. Đề tài : Teaching Reading Method Hai loại đọc này mang tính chất phân tích hay còn gọi là đọc sâu (intensive  reading ).Loại đọc này rất phổ  biến trong các chương trình dạy học ở các trường  THCS vì nó nhằm cung cấp ngữ liệu và thực hành dạy tiếng nói chung. II.2.1.2. Các kĩ năng đọc. Ở  giai đọa ban đầu của quá trình học ngoại ngữ, việc dạy học chỉ thường  hạn chế trong phạm vi những kĩ năng cơ bản như : ­ Nhận biết mặt chữ của từ đã học qua nói. ­ Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học qua nói. Các kỹ năng   này chưa đủ  để  dảm bảo cho học sinh có được các kỹ  năng đọc hiểu thông  thạo khi đọc, người đọc cần có các kỹ năng khác như : ­ Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết (scanning) ­ Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy nội dung chính (skimming) ­ Kỹ năng đọc phán đoán trước khi đọc trong quá trình đọc  ­ Kỹ năng đoán từ chưa biết trong ngữ cảnh. ­ Kỹ năng sử dụng từ điển. Ta có thể xác định được rằng : mục tiêu cuối cùng phải đạt được của việc   đọc là hiểu được văn bản, lấy được và sở  lý được những thông tin cần thiết  cho mục đích riêng của mình. II.2.1.3. Các loại bài đọc  Trong việc dạy học ngoại ngữ có hai loại đọc cơ bản: Bài đọc dùng để giới thiệu ngữ liệu. Loại bài đọc này thường được soạn theo chủ ý của các nhà soạn sách, đưa các ngữ  liệu muốn dạy vào trong một văn cảnh có nghĩa nhằm minh họa, làm sáng tỏ nghĩa ngữ pháp và nghĩa của từ. Ví dụ : Unit 5 : A3­4  p. 53,54   (Tiếng Anh 6)             Unit 5 : C3  p. 59     (Tiếng Anh 6)     Unit 14 : C1 p. 147  (Tiếng Anh 6). Bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu  Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 6
  7. Đề tài : Teaching Reading Method Là loại bài đọc lấy thông tin cần thiết. Loại đọc này thường được soạn hoặc  được trích từ  các nguồn bài đọc có thực. Những bài đọc này thường có lối văn  diễn đạt tự nhiên, gần gũi với cuộc sống. Ví dụ : Unit 3 : C1 p. 38  (Tiếng Anh 6);                        Unit 7 : B1 p. 76  (Tiếng Anh 6)    Unit 6 : A1 p. 62  (Tiếng Anh 6) II.2.1.4. Khai thác các bài đọc. Tùy theo mục đích của từng bài đọc, chú trong dạy ngữ  liệu hay dạy kỹ  năng đọc hiểu mà giáo viên có cách khai thác bài đọc khác nhau. 2.1.4.1. Khai thác bài đọc để dạy ngữ liệu  Nếu mục đích bài đọc chú trọng vào việc dạy ngữ liệu là chính thì công việc  chủ yếu của giáo viên là khai thác bài khóa để học sinh hiểu được bằng cách giới   thiệu, trình bày,  giảng giải, gợi ý về nội dung cũng như về ngôn ngữ của bài. Sau  đó là các hoạt động luyện tập, kiểm tra múc độ  hiểu và thực hành các kiến thức  ngôn ngữ  vừa học, phối hợp tất cả các kỹ  năng nghe, nói,đọc, viết. Một bài học   để dạy ngữ liệu có thể tiến hành như sau : a) Giáo viên bắt đầu giới thiệu bài khóa, sử  dụng nhiều phương pháp khác  nhau: Vào bài, giới thiệu chủ  đề  bài đọc bằng các câu hỏi gợi mở. Hỏi để  khai   thác các kiến thức sẵn có của học sinh. Ôn lại bài cũ mà có kiến thức liên quan đến bài mới. b) Nếu bài khóa mà dễ minh họa qua tranh thì ta sẽ dùng tranh để giới thiệu,   minh họa nội dunh bài, đồng thời qua tranh phối hợp giới thiệu cấu trúc, từ  mới,   sử dụng các phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới. Ta có thể chia ra từng phần để  giải quyết nếu như bài dài. c) Luyện tập hỏi đáp về bài khóa, khai thác các ngữ liệu có trong bài. d) Thực hành ngữ liệu mới, phối hợp với ngữ cảnh của bài khóa và nội dung  bài khóa. e) Củng cố, tóm tắt, xây dựng bài khóa. Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 7
  8. Đề tài : Teaching Reading Method f) Đọc to, luyện phát âm, ngữ liệu nếu cần. g) Mở  rộng các hoạt động, bài tập nối tiếp. Phối hợp các kỹ  năng nghe,nói  đọc, viết phù hợp với mức độ của học sinh và nội dung bài đọc. Ví dụ:Unit 14 : C3 p.147 Ba: What are you going to do in the vacation. Lan : Let’s go camping. Nam : We don’t have a tent. What about going to Hue? Nga : I don’t want to go to Hue.Why don’t we go to Houng Pogoda? Ba: That’s a good idea.How are we going to travel ? Lan: Let’s walk there. Nam: No. It’s too far. What about going by bike? Nga : No. It’s too hot.  Ba : Let’s go by minibus. Nam : Yes. Good idea. I. The aims: By the end of the lesson, ss will be able to make suggestions with “ Let’s   …”, “ What about….” And responding. II. Teaching aids: Pictures. III. Method of teaching: T –WC, individual, groups, pairs. IV. Procedure : Step 1: Organization. ­ Greeting. ­ Number of students. Step 2 : Warm up (7m): Slap the board. Show   Ss   some   pictures   about   activitives   and   some   places.   Help   SS   to   rivise   the   activitives and places they want to do and visit on their summer vacation. Step 3 : New lesson : *.Presentation: +) Vocab: introduce Ss some newwords ­ minibus (n) Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 8
  9. Đề tài : Teaching Reading Method ­ pagoda (n) ­ too (adv) ­ far (a) +) Presentation dialogue. ­ Set the sence : Use picture : This is Ba, Lan, Nam, Nga. They are going on vacation. ­ Pre – questions: Give SS 2 questions about them and ask Ss to guess the answers. + Where are they going to ? + How are they going to travel? ­ SS work individually. ­ T gives feedback. ­Ask SS to read throught the dialogue and check their predictions : (SS read the   dialogue individually) ­ Ask Ss to practice the dialogue  (SS play role and practice aloud)in order to check   their pronunciation. ­ Give some questions and ask Ss to read the dialogue again to answer the questions: + What does Nam want to do? + What does Nga want to do ? Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 9
  10. Đề tài : Teaching Reading Method + How does Lan want to travel? + Why doesn’t Nam want to  walk? + How does he want to travel? + Why doesn’t Nga want to go by bike ? + How does Ba want to travel? ­ SS work in pairs. one asks and one answers ­ Elicit SS to give model sentences on the dialogue : * Suggestions: + Let’s go camping.                      Yes, good idea. + What about going to Hue ?         No. I don’t want to. ­  Practice :  Ask Ss to practice the suggestions, using the pictures. * Further Practice Let’s … You Your friend Let’s ……… No…, What about… No, …… hot. Let’s …. Yes, ... Let’s … No, … Let’s …. minibus Yes, ... ­ Ss can make other dialogues depend on suggestions they’ve learnt. 2.1.4.2.Khai thác bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu Khi giáo viên dạy dạng bài đọc này thì song song với việc giúp học sinh  hiểu được ngữ liệu trong bài còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học   sinh thành thạo kỹ năng đọc. Đọc hiểu được những đoạn văn khác nhau với những   mục đích khác nhau.  Ở  đây, vai trò chủ  đạo là học sinh, giáo viên lúc này chỉ  là  người hướng dẫn và kiểm tra. Thông thường khi dạy một bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu, giáo viên  thường tiến hành theo ba bước cơ bản: ­ Trước khi đọc (Pre – reading) ­ Trong khi đọc (while – reading) Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 10
  11. Đề tài : Teaching Reading Method ­ Sau khi đọc (post – reading) Mỗi một bước có những hoạt động cụ  thể  nhằm để  phát triển kỹ  năng đọc hiểu   cho học sinh. a) Pre – reading. Trước khi bắt đầu đọc bài, giáo viên phải tạo ra những hoạt động để  gây  hứng thú cho học sinh. ­ Dạy những từ mới, cấu trúc cần thiết. ­ Giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc. ­ Cho học sinh đoán trước nội dung bài học qua tranh hoặc qua một vài câu  hỏi. b) While – reading  Trong khi học sinh đọc bài, học sinh làm một số  bài tập nhằm để  tìm hiểu,   khai thác nội dung bài đọc. Vì vậy học sinh có thể đọc bài nhiều lần để thực hiện   bài tập. Trong phần này, các dạng bài rất đa dạng, giáo viên phải lựa chọn dạng   bài cho phù hợp với nội dung bài đọc mà vẫn phát triển được kỹ  năng đọc hiểu   cho học sinh. Example :  ­ T / f statements ­ Tick the correct answer ­ Matching  ­ Comprehension questions ­ Etc… c) Post – reading  Sau khi học sinh đọc và làm các bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể  tiếp tục   tiến hành các dạng bài tập khác nhằm đòi hỏi sự  hiểu biết tổng quát toàn bài,   liên hệ thực tế, chuyển hóa những thông tin vừa nhận qua bài đọc. Giáo viên có thể sử dụng các dạng bài như : ­ Gap – filling ­ Role play Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 11
  12. Đề tài : Teaching Reading Method ­ Rewrite ­ Mapped – dialogue ­ Disscussion ­ Etc… Các loại bài đọc rất da dạng và có nội dung truyền đạt khác nhau. Để  cho   một tiết dạy bài đọc thành công thì giáo viên phải lựa chọn các dạng bại tập phù   hợp với từng loại bài đọc, từng giai đoạn đọc và không quên trước khi đọc giáo  viên phải dẫn dắt sự chú ý của học sinh vào bài đọc ­ Ví dụ :Unit 8 : OUT AND ABOUT – Lesson 4 : B1 The text : It’s five o’clock in the morning. Mr Quang is a truck driver and he is   going to a farm. Mr Quang is arriving at the farm. A farmer is waiting for him.Mr   Quang and the farmer are loading the truck with vegetables. Mr Quang is driving to   Hanoi. He is taking the vegetables to the market. Mr Quang is at the market. He is unloading the vegetables. It’s seven o’clock and   Mr Quang is eating his breakfast at a foodstall. I. Aims : By the end of the lesson, SS will be able to read a picture story about   a truck driver to understand the main ideas and details. II. Steps of teaching:  1. Step1: Organization : ­ Greeting. ­ Number of students. 2.Step   2   :   Warm   up:   (7m)   Chatting.(Help   Ss   to   concentrate   and   revise   the   questions) ­ Show SS a picture of a driver and give some questions: + Who’s this ? + What does he do ? + Where is he going ? Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 12
  13. Đề tài : Teaching Reading Method + How is he going ? 3. Step 3: New lesson 3.1. Pre – reading.(15m) * Vocab : ­ a truck driver  ­ a farmer ­ (to) load ­ (to) unload ­ food stall ­ (to) arrive at … 3.2. Ordering statements prediction. ­ Set the scene: ­  T can give some questions to concentrate ss to the story. ­ Ask SS to look at the picture and answer the questions. + Who’s this ? What’s he doing ? Where is he going ? ….etc.. ­ T hangs a poster of 6 statements. a. Mr Quang is going to Hanoi. b. He is meeting the farmer. c. He is having breakfast. d. He is going to a farm. e. He is loading vegetables in the truck. f. He is unloading the truck. ­ Ask ss to copy the table and fill in it. I think I read A B C D E f Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 13
  14. Đề tài : Teaching Reading Method ­ SS guess the order individually and fill in the “  I think” column. ­ SS compare with their partner. ­ T gives feedback. 3.2. While – reading. * Activitive 1: SS read the text and check their predictions. ­ SS can work in pairs ­ T gives feedback: a – 4 ; b – 2 ; c – 5 ; d – 1 ; e – 6 ; f ­ 3 * Comprehension questions :  ­ Ask SS to work in pairs to answer the  questions. a. What does Mr Quang do ? b. Where is he going at 5 in the morning ? c. Who is waiting for him ? d. Where is he taking the vegetables? e. What is he doing at seven o’clock? f. Where is he eating ? 3.3. Post reading:  ­ Use “ lucky numbers” to check ss’ answers. ­ Ask SS to look at the pictures to retell the story. Tóm lại các loại bài dọc rất đa dạng và có nội dung truyền đạt khac nhau. Để cho  một tiết dạy bài đọc thành công thì giáo viên phải lựa chọn các dạng bài tập phù   hợp với từng loại bài đọc, từng giai đoạn đọc và không quên hướng cho học sinh  đọc với mục đích gì. II.3. CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II.3.1. Phương pháp nghiên cứu : ­ Phương pháp quan sát. ­ Phương pháp điều tra thực tiễn. ­ Phương pháp nghiên cứu và thực hành. ­ Phương pháp tổng hợp II.3.2. Kết quả nghiên cứu: Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 14
  15. Đề tài : Teaching Reading Method Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh   thì người giáo viên phải còn xem học sinh tiếp thu được gì và chuyển hóa kiến   thức như thế nào ? Năm học 2007­ 2008 tôi được phân giảng dạy khối lớp 6. Sau   mỗi tiết dạy tôi thường ghi lại kết quả  học sinh  đạt được vào phần rút kinh   nghiệm trong giáo án. Qua điều tra và quan sát thực tế  học sinh đã không còn  không thích học bài đọc với lý do đọc không hiểu gì, nhiều từ mới và cấu trúc khó  mà còn rất hứng thú với tiết học bài đọc. tiết học không còn buồn tẻ  và học sinh   thụ động tiếp thu kiến thức mà học sinh hào hứng khám phá chi tiết bài đọc và các  em rất phấn khởi khi tự mình có thể hiểu nội dung và áp dụng thành thạo các ngữ  liệu mới trong bài đọc. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ : Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu thực tế, áp dụng vào các lớp được  phân công giảng dạy tôi thấy vai trò của kỹ năng đọc là rất quan trọng, tạo tiền đề  cho học sinh phát triển các kỹ năng khác. Và người giáo viên với vai trò là người  hướng dẫn, phải sử dụng các phương pháp thủ thuật gì cho phù hợp với từng loại  bài đọc, từng đối tượng học để dạt được mục đích bài đọc đề  ra. Trong quá trình  soạn bài giáo viên phải lựa chọn các thủ  thuật, các dạng bài, các bước tiến hành  bài đọc sao cho sáng tạo, linh động tạo ra hứng thú cho học sinh. người giáo viên   còn phải biết cách bố  trí thời lượng, thời gian sao cho phù hợp với từng bước tiến  hành. muốn làm tốt việc này, người giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp cho  phù hợp, phải say mê yêu nghề, có thời gian đầu tư  và áp dụng để  rút ra kinh  nghiệm cho bản thân.  Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy những năm qua,  có thể vẫn còn hiều thiếu sót, song tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp  tham gia góp ý, tạo diều kiện cho tôi học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn để  tôi  hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC : Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 15
  16. Đề tài : Teaching Reading Method IV.1 : Tài liệu tham khảo.      ­    Sách Tiếng Anh 6  ­ Sách Giáo viên Tiếng Anh 6. ­ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3, quyển 2  ­ Sách bài tập Tiếng Anh 6 IV.2: Phụ lục : I. Phần mở đầu I.1 : Lý do chọn đề tài  I.2 : Mục đích nghiên cứu  I.3 : Thời gian – địa điểm  I.4 : Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn. II. Phần nội dung : II.1: Chương 1 :Tổng quan II.2 : Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu  II.2.1:Nhiệm vụ cụ thể của đề tài. II.2.1.1: Các loại đọc II.2.1.2: Các kỹ năng đọc II.2.1.3 : Các loại bài đọc  II.2.1.4: Khai thác các bài đọc II.3: Chươn 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. III. Phần kết luận, kiến nghị IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục. V.   NHẬN   XÉT   CỦA   HỘI   ĐỒNG   KHOA   HỌC   CẤP   TRƯỜNG.   PHÒNG  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 16
  17. Đề tài : Teaching Reading Method   Vũ Thị Bích Ngọc : Trường THCS Mạo khê II 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2