intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm nhạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm nhạc" nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về truyền thống yêu nước và lòng biết ơn, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực đối với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm nhạc

  1. A.Đặt vấn đề  I.lí do chọn đề tài       Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh hay nói cách khác thì âm nhạc chính  là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.    Qua các bài hát, các bài tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức giáo dục cho  các em có tình cảm, đạo đức trong sáng lành mạnh, hướng tới cái đẹp trong  cuộc sống. Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền   với cuộc sống lao động và đấu tranh. Từ  bao đời nay tiếng hát là tiếng nói  của trái tim là bình minh của ngày mới nó đã trở  thành nghệ  thuật Âm nhạc   được mọi người yêu thích.      Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề  giáo dục đạo đức cho học sinh ngày   càng được quan tâm. Bên cạnh nhiều tấm gương tiêu biểu của các em học   sinh về tính hiếu học, tinh thần vượt khó trong học tập và nghĩa cử  cao đẹp  sẵn sàng hi sinh bản thân mình để đem lại cuộc sống cho người khác (nhịn ăn  sáng để  giúp đỡ  người nghèo khổ  hay bớt chút thời gian để  thăm nghĩa trang   liệt sĩ hay giúp đỡ những gia đình có công với cách mạng... ). Vẫn còn một số  học sinh vì tác động của phim  ảnh,lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử  đang dần biến mình thành học sinh hư, suy thoái về đạo đức và không nhớ tới   công  ơn của cha mẹ, thầy cô và của thế  hệ  cha ông đi trước. Sẽ  ra sao nếu  trong quá trình hội nhập, chúng ta không ý thức đầy đủ về cội nguồn dân tộc?   Trước tình hình đó việc  giáo dục học sinh truyền thống  “Uống nước nhớ  nguồn”vào một số  môn học trong trường trung học cơ  sở  là việc làm cần   thiết. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường tôi rất   muốn cùng với những giáo viên bộ  môn khác giáo dục đạo đức, giáo dục  truyền thống tốt đẹp như  “Tôn sư trọng đạo”, “Kính trên nhường dưới”,  “Lá lành đùm lá rách”,  “Uống nước nhớ  nguồn”lòng yêu nước và lòng  biết ơn thế hệ cha ông đi trước đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để có cuộc  sống ấm no, hạnh phúc như  ngày hôm nay. Truyền thống  “Uống nước nhớ  nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng  biết  ơn thì sẽ  trở  nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ   ơ  với mọi người xung   quanh và có thể sẽ trở thành người ăm bám xã hội.       Chính vì vậy việc lồng ghép giáo dục học sinh các truyền thống tốt đẹp  đã được tôi thường xuyên thực hiện trong môn Âm nhạc từ  năm 2006 đến   nay.  1/12
  2.    1.Cơ sở lí luận       Từ  năm 2002 đến nay bộ  giáo dục đã đưa môn Âm nhạc vào giảng dạy   trong chương trình chính khóa. Nó đã trở thành một trong những môn học bắt   buộc trong trường trung học cơ sở.       Dạy học Âm nhạc theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo  viên chủ  động hơn trong chuẩn bị  thiết kế  bài giảng, giúp học sinh có thói  quen tìm tòi thông tin, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để  giải quyết một   vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi   dưỡng cho học sinh có thêm nhiều kiến thức về bộ môn Âm nhạc.         Để  thực hiện nhiệm vụ  và nội dung chương trình giảng dạy môn Âm  nhạc phải đảm bảo một số yêu cầu sau.         ­ Bám sát chương trình của bộ giáo dục.         ­ Thực hiện đúng chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc.          ­ Thực hiện đúng nội dung giảm tải­ Kết hợp lồng ghép tư  tưởng Hồ  Chí Minh trong môn Âm nhạc.         ­ Lồng ghép di sản văn hóa       Môn Âm nhạc cùng với nhiều bộ môn khác đã góp phần làm hoàn thiện   nhân cách cho học sinh. Việc  “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng  dạy môn Âm nhạc”sẽ mang lại cho các em một cách tiếp cận mới đa chiều,   đa kênh để các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất.          Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc của trường   trung học cơ  sở. Tôi muốn Tích hợp kiến thức liên môn để  giáo dục truyền   thống “Uống nước nhớ  nguồn” cho học sinh qua một số  tiết dạy và hoạt  động ngoại khóa bằng giáo cụ trực quan như: ( Lồng ghép những câu chuyện,  tranh  ảnh, tư  liệu, phim, những bài hát viết về  chủ  đề  “Uống nước nhớ  nguồn” của các nhạc sĩ Việt Nam.     2.Cơ sở thực tiễn.        Trong quá trình giảng dạy bộ  môn Âm nhạc trong trường THCS và tìm  hiểu phương pháp “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm  nhạc” tôi nhận thấy trong các tiết giảng dạy nếu tiết học không tích hợp liên  môn  phần lớn học sinh chưa có hứng thú học tập.         Từ  cơ  sở  lí luận và thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn chọn đề  tài nghiên  cứu :  Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống “Uống nước  nhớ  nguồn” cho học sinh khối 8.Với mong muốn tìm ra một vài giải pháp  2/12
  3. góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong trường trung  học cơ sở.   II.Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm        Việc giáo dục học sinh truyền thống  “Uống nước nhớ nguồn” đã được  tôi thường xuyên thực hiện trong môn Âm nhạc đối với tất cả  các khối lớp  từ  năm 2006 đến năm học 2013­ 2014 nhưng kết quả  chưa cao. Bên cạnh  những học sinh ngoan còn một số  học sinh chưa ý thức được truyền thống   “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhất là với học sinh khối 8 các em bắt  đầu có những thay đổi nhiều về  mặt tâm sinh lí.  Ở  lứa tuổi này nhiều em  thích các trò chơi điện tử, thích thể  hiện mình bằng nhiều cử  chỉ  và hành vi   chưa đúng, chỉ  quan tâm đến việc học văn hóa mà thờ   ơ  với những người  xung quanh và dần quên đi “Cội nguồn” của dân tộc. Các em chuẩn bị đứng  trong hàng ngũ của Đoàn vì vậy các em càng phải ý thức được việc xây dựng  và bảo vệ  Tổ  quốc. Chính vì lí do đó tôi mạnh dạn chọn đề  tài: “Tích hợp  kiến thức liên môn giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho   học sinh khối 8” để nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống “Uống nước  nhớ nguồn” của dân tộc.           Qua đề  tài:  “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền thống  “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh khối lớp 8” nhằm.              ­ Trang bị  cho học sinh những hiểu biết cần thi ết, c ơ b ản v ề truy ền   thống yêu nước và lòng biết ơn, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái   độ và hành vi tích cực đối với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.        ­ Giáo dục ý thức quan tâm đến truyền thống  “Uống nước nhớ nguồn”  và coi việc làm của mình trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày.        ­ Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong  việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”                  ­ Góp phần giáo dục cho các em hoàn thiện thêm về nhân cách có hành vi  ứng sử đúng trong việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”            III.Đối tượng nghiên cứu      1.Đối tượng nghiên cứu        Là học sinh các khối lớp 8 trong trường      2. Cơ sở nghiên cứu       Các tài liệu được sử dụng trong qúa trình nghiên cứu         ­  Sách giáo khoa lớp 8 3/12
  4.         ­  Sách giáo viên lớp  8         ­ Phương pháp dạy học âm nhạc – Lê Anh Tuấn         ­ Sách giáo khoa các môn( Văn, sử, GDCD)         ­ Các thông tin và tài liệu có liên quan đến đề tài         ­ Phần mềm viết nhạc Encore    3.Phương pháp nghiên cứu        Để  thực hiện đề  tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục truyền  thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối lớp 8”. tôi đã sử dụng một số phương pháp sau.          ­ Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư  phạm để  kiểm tra tính khả  thi  của học sinh.          ­ Dự  giờ bộ  môn sử, môn văn, môn họa, môn giáo dục công dân, môn   nhạc của các đồng nghiệp trong trường và ngoài nhà trường để  học tập kinh  nghiệm việc giáo dục cho học sinh truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn”  Qua các tiết dạy tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, thảo luận tìm ra cách dạy hay  nhất hiệu quả  nhất với việc giáo dục học sinh truyền thống  “Uống nước  nhớ nguồn”.        ­ Tìm hiểu qua sách báo thông tin đại chúng, đọc tài liệu sách giáo khoa,   giáo   trình   giảng   dạy   có   liên   quan   đến   truyền   thống“Uống   nước   nhớ  nguồn”.  I   V.Phạm vi thực hiện đề tài        Đề  tài được tôi nghiên cứu và thực hiện từ  đầu năm học 2014­2015 đối  với cả khối 8 của trường.                                  B.Qúa trình thực hiện đề tài  I.Khảo sát thực tế Đặc điểm tình hình của trường        ­ Trường có bề dày thành tích về giảng dạy và học tập.         ­ Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, môn Âm nhạc có phòng  học riêng, có hệ thống máy chiếu, âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn.          ­ Học sinh của trường chủ yếu có hộ  khẩu Thị  trấn số  còn lại là học   sinh của các xã khác. Trường nằm giữa trung tâm Thị trấn nên việc nhận thức  của học sinh trong các môn học đạt kết quả cao. 4/12
  5.           ­ Dạy học Âm nhạc theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp   giáo viên chủ  động hơn trong chuẩn bị  thiết kế  bài giảng; giúp học sinh có  thói quen tìm tòi thông tin, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để  giải quyết   một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo,  bồi dưỡng cho học sinh có thêm nhiều kiến thức về bộ môn Âm nhạc.          ­ Ngoài việc dạy học bám theo chương trình sách giáo khoa giáo viên  phải không ngừng học hỏi, tiếp cận và làm  quen với công nghệ thông tin để  cập   nhật   thường   xuyên   những   kiến   thức   mới   nhất   phục   vụ   cho   môn  học.Không những dạy cho học sinh về  kiến thức nhà trường cùng với giáo  viên các bộ  môn đều hướng tới mục tiêu đào tạo học sinh phát triển toàn  diện, có năng lực,có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ  nghĩa  Mác­Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.         ­ Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục học sinh  về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.   II.Thực trạng vấn đề    1.Thực trạng       Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa­ Hiện đại hóa đất  nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường xã hội chủ  nghĩa và từng bước  hội nhập quốc tế. Muốn xây dựng chủ  nghĩa xã hội và bảo vệ  Tổ quốc học  sinh khi ra trường phải là người “vừa hồng, vừa chuyên”. Là giáo viên dạy  bộ môn Âm nhạc tôi thấy việc giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước  và truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn” trong bài giảng là vô cùng quan  trọng và thiết thực. Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước và truyền  thống  “Uống nước nhớ  nguồn”  trong môn Âm nhạc và một số  môn học  khác góp phần hình thành nhân cách và lối sống cho học sinh       Để thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống  “Uống nước nhớ nguồn”  trong môn học bản thân tôi đã tự  tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, dự  giờ  đồng   nghiệp, khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh các khối từ đó rút ra một   số   kinh   nghiệm   và   phương   pháp   giảng   dạy   việc   giáo   dục   truyền   thống  “Uống nước nhớ nguồn”  trong  môn Âm nhạc đạt kết quả cao nhất.    2.Kết quả và đánh giá kết quả khảo sát khi chưa thực hiện đề tài 5/12
  6.     a.Kết quả khảo sát khối lớp 8 Lớp Tổng số  Học sinh hứng thú  Học sinh chưa hứng  học sinh học tập thú học tập 8A 45 40HS =  89%          5HS = 11 % 8B 44 39 HS  =  87%         5HS = 13  % 8C 45 37HS  = 82  %          8HS = 18  % 8D 35 28HS  = 80  %          7HS = 20 % 8E 29 21HS  =  72%          8HS = 18  % b.Đánh giá kết quả khảo sát        Qua kết quả  khảo sát trên xét về  mặt bằng tôi thấy kết quả  trong việc   giáo dục học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn”   trong giảng dạy môn Âm nhạc  ở  khối 8 kết quả  chưa được cao.  Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề  tài: “Tích hợp kiến thức liên môn  giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho học sinh khối 8”. III.Các biện pháp thực hiện    1.Về cơ sơ vật chất       Nhà trường cần trang bị thêm một số tranh ảnh, truyện, tài liệu về truyền   thống “Uống nước nhớ nguồn”.     2.Sự chuẩn bị của giáo viên            Để  giáo dục học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống  “Uống  nước nhớ  nguồn” trong môn Âm nhạc đạt kết quả  cao việc chuẩn bị  của  giáo viên là vô cùng quan trọng. Ngoài việc xác định mục đích yêu cầu, đồ  dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy  mục nào? chuẩn bị đồ dùng dạy học gì? kiến thức cho mục đó ra sao?... Đối   với những bài dạy liên quan đến việc giáo dục học sinh truyền thống yêu  nước và truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn” thì giáo viên phải xác định  nội dung cần lồng ghép, thời gian lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho  phù hợp với bài dạy.( dùng hình  ảnh tư  liệu, nội dung tài liệu liên quan đến   truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.  6/12
  7.       Đạo lí “Uống nước nhớ  nguồn” thể  hiện qua nhiều việc làm và hành  động cụ thể trên nhiều lĩnh vực vậy giáo viên phải biết chọn lọc và vận dụng   một cách linh hoạt một nội dung cụ thể để vận dụng vào tiết dạy. Muốn làm  được như vậy giáo viên phải thực hiện một số yêu cầu sau.         ­ Bám sát đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học  ở  trường mà bộ  giáo dục đã ban hành.        ­ Truyền tải đủ, đúng nội dung của bài học.        ­ Xác định những vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong việc lồng ghép   giáo dục học sinh truyền thống yêu nước và truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn”        ­ Phân chia thời gian hợp lí để việc lồng ghép giáo dục học sinh truyền   thống   yêu   nước   và   truyền   thống  “Uống   nước   nhớ   nguồn”  không   ảnh  hưởng đến đến thời gian của tiết học.         ­ Dùng giáo cụ trực quan phù hợp với phần lồng ghép giáo dục học sinh   truyền thống yêu nước và truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn” vào tiết  dạy.      3.Các môn được tích hợp trong quá trình thực hiện đề tài:  Môn  Ngữ  Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tin học vào dạy học môn Âm  nhạc I.Mục tiêu dạy học:    1.Kiến thức: *Môn Ngữ văn     Lớp 6         Tiết 1­  Bài 1,2  : Sơ lược về truyện dân gian­ Hướng dẫn đọc thêm:  Con rồng cháu tiên      Lớp 7       Tiết 2­ Bài 1: Mẹ tôi                                     Tiết 9 – Bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình                                   Tiết 10 – Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con  người.      Lớp 8        Tiết 1­ Bài 1:Tôi đi học        Tiết 5,Tiết 6 – Bài 2: Trong lòng mẹ 7/12
  8.      Lớp 9          Tiết 1, Tiết 2­ Bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh *Môn Lịch sử       Lớp 6     Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X         Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta *Môn GDCD :    Lớp 6      Tiết 6 ,Tiết 7 ­ Bài 6 : Biết ơn.     Tiết 11,Tiết 12 – Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hóa     Tiết 13 – Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,  dòng họ.    Tiết 24, Tiết 25 – Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa     Lớp 8        Tiết 14, Tiết 15 – Bài 12:  Quyền và nghĩa vụ  của công dân trong gia  đình     Lớp 9      Tiết 4 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình    * Môn Tin học:         Lớp 9: Bài 3­ Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet    Lớp 8 Chủ đề : Thầy cô và mái trường       Học hát bài : Mùa thu ngày khai trường nhạc và lời Vũ Trọng Tường       Tập đọc nhạc: TĐN số 8 “ Thầy cô cho em mùa xuân” Chủ đề : Việt Nam đất nước con người       Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho   nhỏ Chủ đề : Cội nguồn         Học hát bài : Nổi trống lên các bạn ơi!  Chủ đề : Gia đình         Tập đọc nhạc: TĐN số 6 “Chỉ có một trên đời”  Chủ đề : Biết ơn         Âm nhạc thường thức: Bài “Biết ơn Võ Thị Sáu”  8/12
  9.         Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Bài “ Hò kéo pháo”         Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát “ Bóng cây   kơ­ nia”     2. Kỹ năng:         ­ Phân tích tranh ảnh, clip ... để khai thác kiến thức.         ­ Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, ti vi, Internet...          ­  Rèn luyện tư  duy lôgic, khả  năng tổng hợp kiến thức, kỹ  năng sinh  hoạt nhóm.        ­ Vận dụng những kiến thức môn học khác và bồi dưỡng khả năng vận  dụng thực tế vào bài học.        ­ Kĩ năng nhận biết, cảm nhận, thuyết trình… trong học môn Âm nhạc        ­ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tổ  quốc, đền ơn đáp   nghĩa, bảo vệ di sản văn hóa    3.Thái độ:       ­ Giáo dục ý thức quan tâm đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”  và coi việc làm của mình trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.       ­ Góp phần giáo dục cho các em hoàn thiện thêm về nhân cách có hành vi   ứng sử đúng trong việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”              4. Các năng lực chính hướng tới:            ­ Năng lực làm việc nhóm, cá nhân, giao tiếp, thu thập thông tin, giải  quyết vấn đề, hợp tác, năng lực tự học ... II. Kế hoạch dạy học    1. Mục tiêu của đề tài           Sau quá trình thực hiện đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục  truyền thống cho học sinh khối 8” học sinh cân :  ̀      a) Về kiến thức         ­ Trang bị cho học sinh những kiến thức c ơ b ản c ủa các phân môn như:   Học hát­ Tập đọc nhạc – Âm nhạc thường thức theo đúng chuẩn kiến thức kĩ  năng bộ môn    ­ Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về truyền thống  “Uống nước nhớ nguồn”      b) Về kĩ năng         ­ Thực hiện hiện tốt các kĩ năng trong bộ môn âm nhạc như ( Hát – Tập   đọc nhạc – Âm nhạc thường thức).  9/12
  10.         ­ Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong   việc “Uống nước nhớ nguồn”                   ­ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình .       c) Thái độ         ­ Giáo dục ý thức quan tâm đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”  và coi việc làm của mình trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.         ­ Góp phần giáo dục cho các em hoàn thiện thêm về nhân cách có hành vi  ứng sử đúng trong việc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”                d) Các năng lực chính hướng tới         ­ Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.        ­ Năng lực chuyên biệt: Hát­ Tập đọc nhạc­ Thưởng thức âm nhạc­ Tham  gia các hoạt động tập thể như hát, múa, giao lưu âm nhạc...       + Khả năng quan sát và chỉ ra những biểu hiện của  truyền thống “Uống  nước nhớ  nguồn”trong cuộc sống hàng ngày,  ở  nhà trường, địa phương và  trong phạm vi cả nước.        + Khả năng làm việc theo nhóm: sử dụng tranh ảnh, clip minh họa để nêu   bật truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.     2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh        a.Chuẩn bị của giáo viên         ­ Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, bút laze, máy in.              ­  Đàn, nhạc cụ gõ         ­ Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến truyền thống “Uống  nước nhớ nguồn”               ­ Các tư liệu có liên quan đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”  ­ Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh   và video clip sưu tầm được.         ­ Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.         ­ Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.         ­ Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.         ­  Phiếu đánh giá báo cáo.       b. Chuẩn bị của học sinh         ­ Giấy A0, bút màu, giấy màu, thước kẻ....              ­ Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung của chủ đề               ­ Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm                10/12
  11. IV.Kết quả thực hiện có so sánh    1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau một thời gian thực hiện đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục  truyền thống Uống nước nhớ  nguồn cho học sinh khối 8”.  Giờ  học âm  nhạc thực sự  thu hút học sinh học tập. Việc học các bài hát và các bài Tập   đọc nhạc các em tiếp thu đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Mặt khác qua giờ  học tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự  học, tự  nghiên cứu và đặc biệt   luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới, đó cũng là  yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Dạy tích hợp trong giờ  học âm nhạc   cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự  làm mới mình. Qua giờ  học âm  nhạc các em càng thấy thêm yêu quê hương đất nước.    2.Kết quả sau khi thực hiện đề tài.    Lớp Tổng số  Học sinh hứng thú  Học sinh chưa hứng  học sinh học tập thú học tập 8A 45 45 HS = 100 %         0 HS = 0  % 8B 44 44 HS  = 100 %         0 HS = 0  % 8C 45 44 HS  = 97   %         1 HS = 3  % 8D 35 33 HS  = 94   %         2  HS = 6  % 8E 29 26 HS  = 90   %         3  HS = 10  % C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.  I.Kết luận.       Qua thời gian thực hiện đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn giáo dục  truyền thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối 8”  Tôi nhận được  chính là sự  hứng thú, chủ  động của học sinh trong việc học các bài hát có   lồng ghép truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Muốn cho học sinh hứng  thú học tập giáo viên phải có lòng yêu nghề và mến trẻ. Giáo viên phải có sự  kiên trì bền bỉ khuyến khích động viên học sinh học tập. Trong giờ học lồng   ghép truyền thống “Uống nước nhớ  nguồn” để  có được kết quả  cao giáo  viên phải biết hòa mình cùng với các em, thấy việc khó khăn của các em cũng  là khó khăn của mình. Giáo viên phải nắm được tâm sinh lí của học sinh cũng  như  đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp  11/12
  12. khác nhau. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết lựa chọn phương pháp dạy   học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.        Trong quá trình thực hiện đề  tài giáo viên âm nhạc phải biết tạo ra cho   mình có một lực hút để  thu hút các em, lôi cuốn học sinh tham gia học tập   môn học   một cách tích cực. Muốn giờ  học đạt kết quả  cao giáo viên phải  chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp. Việc sử dụng đồ  dùng trực quan phải   hiệu quả. Giáo viên phải biết khơi dậy tính tự  giác học tập của các em, tạo   niềm đam mê học tập cho các em.       Trong thời gian tôi thực hiện đề  tài  “Tích hợp kiến thức liên môn giáo  dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn cho học sinh khối 8” đa phần học sinh các lớp tham gia rất tích cực và hào hứng. Bản thân tôi thấy   yêu nghề hơn và sẽ cố gắng tìm ra nhiều phương pháp mới nhất để giúp các  em có được giờ học Âm nhạc hiệu quả nhất.        Tôi hi vọng rằng với tâm huyết và lòng yêu nghề  cộng với sự  chuẩn bị  chu đáo trước khi đến lớp tôi sẽ thành công trong  nghề dạy học của mình.  II.KIẾN NGHỊ       Là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc điều mong muốn lớn nhất của tôi là  Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho chúng tôi được  phát huy hết năng lực và khả năng của mình.        Trang bị một số đồ dùng và thiết bị dạy học như:       + Đàn ooc gan có chức năng hiện đại             + Tranh  ảnh, tài liệu liên quan đến truyền thống   “ Uống nước nhớ  nguồn”       + Tạo điều kiện cho giáo viên âm nhạc dự các lớp tập huấn về công nghệ  thông tin.       Trên đây là những kinh nghiệm và những hiểu  biết tôi đã áp dụng trong  suốt quá trình giảng dạy.Với kinh nghiệm còn ít ỏi và khả năng sư phạm còn   hạn chế  chắc rằng những điều tôi trình bày  ở  trên không tránh khỏi còn có  nhiều thiếu sót.       Tôi rất mong được hội đồng khoa học cấp trên góp ý, nhận xét để  sáng   kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn hảo hơn.        Tôi luôn đón nhận sự  góp ý nhiệt tình của đồng nghiệp và của các cấp  lãnh đạo sẽ  tạo điều kiện cho tôi được nâng cao tay nghề  và trở  thành giáo   viên giỏi của ngành.        Tôi xin chân thành cảm ơn!                                     12/12
  13.                                                                                                                                                                                                                                                     D.TÀI LIỆU THAM KHẢO            Các tài liệu  được sử  dụng trong qúa trình viết sáng kiến kinh  nghiệm         ­  Sách giáo khoa lớp 8         ­  Sách giáo viên lớp  8         ­ Phương pháp dạy học âm nhạc – Lê Anh Tuấn         ­ Sách giáo khoa các môn( Văn, sử, GDCD, Tin học)         ­ Các thông tin và tài liệu có liên quan đến đề tài         ­ Phần mềm viết nhạc Encore        13/12
  14.   Ví dụ minh họa trong quá trình thực hiện đề tài                        Chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn”                                         (Tiết 22, Tiết 23, Tiết 24 ­ Bài 6) I. Mục tiêu   1.Kiến thức :            ­ HS biết bài “Nổi trống lên các bạn ơi!” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.           ­ HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!”.           ­ Biết bài TĐN số 6 được viết ở nhịp 6                                                                       8           ­ HS biết bài TĐN số 6­ “Chỉ có một trên đời” nhạc của Trương Quang   Lục­ lời dựa theo ý thơ Liên Xô(cũ) được viết ở nhịp 6                                                                                       8.          ­ Đọc đúng giai điệu ghép lời ca bài TĐN số 6           ­ HS biết vài nét về  tiểu sử  và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn  Đức Toàn. Biết nội dung bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” ca ngợi lòng yêu nước,  sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.    2.Kỹ năng :                ­ HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể  như  hát hoà  giọng, hát đối đáp. Tập hát và TĐN số 6 kết hợp gõ đệm.          ­ HS biết cách lấy hơi, hát rõ lời, tập hát theo các hình thức đơn ca song   ca tốp ca.          ­ Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách 14/12
  15.    3.Giáo dục :           ­ Giáo dục HS tình đoàn kết anh em đại gia đình các dân tộc Việt Nam          ­ Giáo dục cho học sinh tình cảm vể gia đình           ­ Giáo dục cho HS truyền thống yêu nước, sự biết ơn qua tấm gương hi   sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.    4.Chuẩn bị của GV và HS trước khi thực hiện chuyên đề: “Uống nước   nhớ nguồn”              Bước 1: Xây dựng được các chủ đề Chủ đề 1: “ Cội nguồn”­ Tiết 22­ Bài 6 Chủ đề 2: “ Gia đình”­ Tiết 23­ Bài 6 Chủ đề 3: “ Biết ơn”­ Tiết 24­ Bài 6 Bước 2:   Thành lập được các nhóm và giao nhiệm vụ  ( GV Thành lập  được 3 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 12 đến 16  học sinh. Các nhóm bầu  được các nhóm trưởng.)            ­ Giáo viên cho học sinh chọn nhóm theo sở thích.             ­ Giáo viên công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích            ­ Giáo viên điều chỉnh nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm ở  mỗi   chủ đề.                   Chủ đề 1: “ Cội nguồn”­ Tiết 22­ Bài 6 HS có  HS   có  HS có  Cả lớp Ghi chú năng lực  năng   lực  năng  học TB và  học khá lựchọc  yếu   (Nhóm 2) giỏi (Nhóm 1) (Nhóm 3) 15/12
  16. ­Tìm   hiểu  ­   Tìm   một  ­   Sưu   tầm  ­   Dùng   kiến   thức   liên  HS hoàn thiện  thông   tin  số   bài   thơ  một số  bài  môn để nêu bật chủ đề  nhiệm   vụ  về  nhạc sĩ  có   nội  hát,tranh  “ Cội nguồn”.  được   giao   ở  Phạm  dung   ca  ảnh,   clip  ­   Lấy   ví   dụ   minh   họa  nhà,   trao   đổi  Tuyên  ngợi   về  nói   về   các  một số  việc làm cụ  thể  thống   nhất  “Cội  nghĩa   cử  của     nhà   trường   thể  giữa   các  nguồn”  cao   đẹp  hiện   nhớ   về  “Cội  nhóm. dân tộc.  thể  hiện  ý  nguồn” ­   GV   điều  thức   về  ­ Kể  tên một số  bài hát  chỉnh giám sát  “Cội  của   nhạc   sĩ   Phạm  phần chuẩn bị  nguồn”  Tuyên của HS dân tộc                                                  Tuần 1­ Chủ đề 1: “Cội nguồn”      Tiết 22­ Bài 6                           Học hát: Bài­   Nổi trống lên các bạn ơi!                    Nhạc và lời: Phạm Tuyên  II­ Chuẩn bị  c  ủa  GV và HS:        1. Chuẩn bị của giáo viên:         ­ Sách giáo khoa, sách giáo viên         ­ Đĩa nhạc, đàn phím điện tử, đầu đĩa, đài.         ­ Bảng phụ bài hát "Nổi trống lên các bạn ơi!"         ­ Đàn và hát thành thạo bài "Nổi trống lên các bạn ơi!".         ­ Tranh  ảnh, clip tư liệu có liên quan đến bài học.    2. Chuẩn bị của học sinh:         ­ Sách giáo khoa, vở ghi, nhạc cụ gõ đệm III­ Tiến trình dạy học:    1. Ổn định tổ chức lớp  ( 1p)    2. Kiểm tra bài cũ­ Đan xen  trong tiết dạy.    3. Bài mới : (38p)                             Hoạt động của GV và HS   GV  s  ử dụng  PowerPointy     16/12
  17. GV thực hiện đúng quy trình của tiết học hát theo đúng chuẩn kiến kĩ năng  môn học GV yêu các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công  * Giới thiệu tác giả và bài hát  ­ Giới thiệu tác giả: Nhóm 1:  Cử đại diện nhóm trình bày PowerPointy( Tư liệu chuẩn bị lưu vào   USB) Nhóm 1 thảo luận cùng nhóm 2 và nhóm 3  kể  tên một số  bài hát viết cho   thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên   ­ Một số sáng tác tiêu biểu :            + Ca khúc viết cho thiếu nhi:      Nhiều bài hát đã trở  thành truyền thống như: (Tiến lên đoàn viên; Chiếc   đèn ông sao;Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Hát dưới trời   Hà Nội; Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội; Cánh én tuổi thơ; Bác đưa thư  vui  tính; Chú voi con ở bản Đôn; Cô và mẹ           + Ca khúc viết cho người lớn: Như có Bác trong ngày đại thắng; Chiếc   gậy Trường Sơn; Màu cờ tôi yêu  Nhóm 1  trình bày xong GV gọi các nhóm khác nhận xét cách trình bày của  Nhóm 1   GV chốt: Nhạc sĩ Phạm Tuyên với những đóng góp to lớn của mình ông đã  vinh dự được nhận nhiều giải thưởng cao về âm nhạc.              ­ Năm 2001 nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.            ­ Năm 2012 nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợi IV về văn học nghệ  thuật.   GV cho HS chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát (  GV đàn giai điệu  một câu trong bài “ Như có Bác trong ngày đại thắng” – GV đệm đàn cho HS  cùng hát bài.          ­  Giới thiệu bài hát: Khởi động: GV cho HS xem một số hình ảnh  GV tích hợp  môn văn : Hình  ảnh trên có trong truyền thuyết gì chúng ta đã  được học?   HS  dùng kiến thức môn văn lớp 6 trả  lời: Hình  ảnh trên có trong truyền  thuyết “Con rồng cháu tiên”  17/12
  18. GV chốt: Đúng đấy các em  ạ từ truyền thuyết  “ Con rồng cháu tiên” nhạc  sĩ Phạm Tuyên đã viết bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi!” ngợi ca tình đoàn  kết của các dân tộc Việt Nam. Tất cả đang sát vai bên nhau để  bảo vệ, xây  dựng đất nước.  * Tìm hiểu về bài hát  GV cùng HS tìm hiểu bài hát  GV  giới thiệu: Bài hát có cấu trúc hai đoạn đơn (a,b) mỗi đoạn gồm 2 câu   nhạc ( cả bài 4 câu).        ­ Đoạn a của bài viết giọng Rê thứ        ­ Đoạn b của bài viết ở giọng Rê trưởng GV hỏi: Bài có những kí hiệu âm nhạc gì đã học? HS trả  lời: Bài có dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi và dấu   quay lại. * Nghe hát mẫu        ­ GV hát mẫu cho HS nghe kết hợp một số động tác phụ họa cho bài hát * Tập hát từng câu        ­ GV dạy theo lối móc xích theo đúng trình tự các bước của tiết dạy hát.        ­ Dạy xong bài hát cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. * Hát hoàn thiện cả bài        ­ GV cho HS  hát theo nhạc đệm thể hiện sắc thái của đoạn a và đoạn b * Củng cố, kiểm tra       ­ GV cho HS hát cả bài theo dãy, tổ, nhóm và kết hợp kiểm tra một vài cá   nhân.    4. Củng cố ( 5p)  GV lồng ghép giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”  GV hỏi: Học xong bài hát em thích nhất câu hát nào?  HS trả lời: Câu hát “Nay triệu cháu con chung tình nước non là hoa một gốc  là con một nhà”. GV chốt: Đúng đấy các em  ạ! Cả  dân tộc Việt Nam đều uống chung một  dòng sữa mẹ Âu Cơ, 54 dân tộc anh em là những đóa hoa cùng chung một gốc   và là con một nhà. Chính vì vậy là một học sinh chúng ta phải có ý thức về  “Cội nguồn” dân tộc. GV yêu cầu nhóm 2: Lấy ví dụ  minh họa một số  câu thơ  hoặc tục ngữ  nói  về “Cội nguồn” . 18/12
  19. Nhóm 2:  Cử đại diện nhóm trình bày Những câu thơ về “Cội nguồn” “Cây có gốc mới nở cành xanh lá Nước có nguồn mới bể cả sông sâu Người ta nguồn gốc từ đâu? Có tổ tiên trước rồi sau có mình” “Con người có tổ có tông” Như cây có cội như sông có nguồn “Ta về ta tắm ao ta Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn.”                                          “Tháng ba nô nức hội đền                                   Nhớ ngày giỗ tổ bốn nghìn năm nay” Nhóm 2  trình bày xong  GV  gọi các nhóm khác nhận xét cách trình bày của  Nhóm 2  GV chốt:  Dân tộc Việt Nam có truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và  giữ nước  GV cho HS xem một số hình ảnh buổi đầu dựng nước GV hỏi: Hình ảnh này có trong bài nào và môn học gì các em đã được học? Cả lớp: Cử một bạn trả lời dùng kiến thức môn sử lớp 6  Phần 2: Lịch sử  Việt Nam từ nguồn gốc đến thế  kỉ  X­ Chương II: Thời đại  dựng nước Văn Lang – Âu Lạc  GV nhận xét và chốt        Thời kì đầu dựng nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương. Dân tộc   kinh luôn tự hào về thời kì đầu dựng nước và giữ nước Văn Lang của các vua   Hùng.   Đất nước Việt Nam ta tự  hào rằng là nước đầu tiên có ngày “ Quốc Tổ”   không một nơi nào trên thế  giới lại có ngày giỗ  tổ  của đất nước. Suốt 4000  năm lịch sử văn hiến, Việt Nam ta đã trải qua bao thời đại từ thịnh vượng đến  suy tàn, nhưng chúng ta vẫn giữ được gốc tích. Những truyền thống ấy không  hề bị mai một qua bao năm tháng. Chiến tranh đã tàn phá nước ta, ngoại bang  đã xâm lăng nước ta nhưng chúng ta quyết giữ  truyền thống cao quý  ấy để  19/12
  20. mãi mãi chúng ta vẫn là người Việt Nam có cha là Lạc Long Quân và mẹ  là  Âu Cơ.   GV yêu cầu nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị Nhóm 3:Cử  đại diện nhóm trình bày PowerPointy( Tư liệu chuẩn bị lưu vào   USB) GV nhận xét phần trình bày của nhóm 3 và chốt         Đúng đấy các em ạ mỗi dân tộc đều có riêng “Cội nguồn” của mình qua  bài học hôm nay mỗi lần hát lại giai điệu bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi!”   chúng ta lại tự hào về “Cội nguồn” của dân tộc Việt Nam.  “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” Hàng năm vào dịp tháng 3 nhà trường kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức cho  học sinh toàn trường về miền đất tổ Phú Thọ .GV cho HS nghe bài hát : “ Về với đền Hùng” nhạc và lời Nguyễn Anh Trí    5.Dặn dò: ( 1p) GV giao bài tập về nhà        ­ Học thuộc bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi!” của nhạc sĩ Phạm Tuyên        ­ GV giao bài tập về nhà cho các nhóm chuẩn bị cho tiết 23 Chủ đề 2: “Gia đình”­ Tiết 23­ Bài 6 HS có năng lực  HS   có  HS có năng  Cả lớp Ghi chú học TB và yếu năng  lực   học    ( Nhóm 1) lực   học  giỏi khá  (Nhóm 3)   (Nhóm  2) ­Tìm   hiểu  ­   Sưu  ­   Tìm   một  ­   Dùng   kiến   thức  HS   hoàn   thiện  thông tin về  tác  tầm  số   bài   thơ  liên   môn   để   nêu  nhiệm   vụ   được  giả   bài   hát   “  một   số  có nội dung  bật   chủ   đề“  Gia  giao   ở   nhà,   trao  Chỉ   có   một  bài  ca   ngợi   về  đình”  đổi   thống   nhất  trên đời” hát,tranh  tình   cảm  ­ Lấy ví  dụ  minh  giữa các nhóm. ­ Kể tên một số  ảnh,  “Gia đình”.  họa   một   số   việc  ­  GV   điều  chỉnh  sáng   tác   của  clip   nói  làm   cụ   thể   của  giám   sát   phần  nhạc   sĩ   Phạm  về   tình  bản thân thể  hiện  chuẩn bị của HS Trọng Cầu viết  cảm  tình   cảm   “  Gia  “Gia  20/12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2