Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở" nhằm giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình Ngày tháng Chức Trình độ chuyên STT Họ và tên Nơi công tác năm danh môn sinh THCS 1 Lý Thị Phong Lan 1976 Giáo viên Cử nhân khoa học Lý Tự Trọng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng giảng dạy môn Lịch Sử tại trường THCS Lý Tự Trọng – TP Ninh Bình Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2020-2021 và 2021-2022 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1 Mô tả giải pháp cũ: Thứ nhất: Trong giờ học người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, vẫn học theo lối cũ. Có nghĩa là: - Khi tiến hành bài học, giáo viên vẫn đọc cho học sinh ghi nội dung chủ yếu của bài - Các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử…không được trình bày một cách cụ thể, sinh động. - Học sinh không làm việc trực tiếp với sử liệu - Người giáo viên không tận dụng được khả năng tạo ra sự xúc động, rung cảm của học sinh trước các sự kiện và hiện tượng lịch sử. Từ đó dẫn đến việc học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Thứ hai: Các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử còn đơn điệu, sơ sài, việc dạy trên lớp vẫn dạy chay nhiều hơn, ít hình ảnh minh họa, nếu có thì chủ yếu là hình ảnh đã phổ biến. Từ đó dẫn đến gìờ học buồn tẻ, thiếu sức sống, không tác động đến hứng thú học tập của học sinh.
- Thứ ba: Các hình thức học tập chủ yếu diễn ra trên lớp học, bài kiểm tra giáo viên tiến hành theo phân phân phối chương trình chủ yếu kiểm tra định kì viết và kiểm tra thường xuyên miệng. Chưa có sự đổi mới kiểm tra, đánh giá. 2. Giải pháp mới cải tiến. Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở có vai trò to lớn: Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú của học sinh. Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở tuỳ vào nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; tiểu thuyết lịch sử; hồi kí cách mạng... Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào. Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị lịch sử. Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Yêu cầu đối với giáo viên: - Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng. - Khi sử dụng ngữ liệu văn học, giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều. Nói tóm lại, việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy, thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường trung học cơ sở. Để sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, có thể tiến hành theo những giải pháp sau: 2.1. Giải Pháp thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động. 2
- Ở Bài 14 (Lịch sử 9): Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. (Mục II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục). Khi giảng về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh để minh họa cho sự kiện đang học, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…” (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) Giáo viên giảng, học sinh cảm thụ: Đây là dẫn chứng, chứng tỏ chính sách cai trị thâm độc và dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc Pháp. 2.2. Giải Pháp thứ hai: Dùng một đoạn trích (văn hoặc thơ) để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Trong Bài 14 (Lịch sử 6: Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. Sách Kết nối tri thức ). (Mục 2:Sự ra đời nước Âu Lạc) khi tìm hiểu về sơ đồ thành Cổ Loa giáo viên dẫn hai câu ca dao: “ Ai về qua huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương” (Sơ đồ thành Cổ Loa, Sách giáo khoa Lịch sử 6 trang 62) Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Em hãy cho biết thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu? Tại sao lại gọi là Loa thành? Dựa vào câu ca dao và sách giáo khoa học sinh sẽ trả lời được là thành Cổ Loa được xây dựng tại huyện Đông Anh Hà Nội ngày nay. Nó có các vòng thành xoắn chôn ốc nên 3
- được gọi là Loa thành. Đông thời giáo viên cũng kết hợp gợi cho học sinh về câu chuyện truyền thuyết “ Mỵ Châu, Trọng Thuỷ” , về việc thần Kim Quy giúp nhà vua xây thành.Từ đó giúp học sinh dễ dàng nhớ về sự kiện lịch sử đó. Hay ở Bài 19 (Lịch sử 7): Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Trong không khí chiến thắng quân Thanh xâm lược, nghĩa quân tiến thẳng vào Thăng Long trong không khí vui mừng của nhân dân, giáo viên dẫn câu thơ của Ngô Ngọc Du: “Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...” Vua Quang Trung vào Thăng Long (Nguồn: Bảo tàng Quang Trung) Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Qua 2 câu thơ trên em hãy cho biết thái độ của nhân dân Đàng Ngoài khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long? Học sinh suy nghĩ trả lời: Nhân dân ta ở Đàng Ngoài đã quá chán ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh, họ coi Quang Trung như một anh hùng dân tộc, họ đổ ra đường hồ hởi chào đón người anh hùng vừa chiến thắng ngoại xâm, theo sau là một đội quân kỉ luật nghiêm minh “chỉnh tề tiến”. Ở Bài 24 (Lịch sử 8): Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. Khi nói đến tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược thì chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng kéo theo khủng hoảng về kinh tế, xã hội như nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, dân phiêu tán khắp nơi. Giáo viên có thể trích một bài vè nói về tình cảnh của nhân dân ở giai đoạn này: “Cơm thì chẳng có Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống 4
- Vơ vất đi ăn mày” Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Qua bài vè, em có nhận xét gì về xã hội nước ta giữa thế kỉ XIX? Học sinh dựa vào bài vè và sách giáo khoa có thể trả lời được tình trạng nước ta là quan lại tham ô đục khoét. Hào cường, địa chủ hung tàn bạo ngược, ngang nhiên chiếm đoạt ruộng đất. Nạn dịch xảy ra khắp nơi, khởi nghĩa nổi nên từ Nam chí Bắc. Nguy cơ mất nước cho giặc Tây ngày càng lớn. Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đến Mục 2: Chiến sự ở Gia Định 1959. Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã, Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại sự kiện bi thảm này qua bài thơ “Chạy Tây”. Giáo viên dẫn bài thơ và bình cho học sinh cảm nhận tình cảnh nước ta lúc bấy giờ: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ đàn chim dáo dát bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?” (Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963) Giáo viên giảng để khắc sâu sự kiện: Tả chạy giặc, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị. Một cảnh tượng bối rối, hốt hoảng, lộn xộn của lũ trẻ và bầy chim là sự mất mát, thiệt hại của cả một vùng quê rộng lớn. Cuối bài không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt mà còn là lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình nhà Nguyễn. Sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ, nhân dân không chỉ đánh Tây mà chống cả triều đình: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” 2.3. Giải Pháp thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá. (Dạ hội lịch sử). Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Qua các hoạt động ngoại khoá, tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. Qua đó góp phần rèn luyện cho học sinh phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của các em khi làm việc. Đây là cơ sở để sau này học sinh có phương pháp hoạt động thực tế năng động trong cuộc sống. Chương trình bộ môn Lịch sử có nhiều địa danh rất gần gũi với học sinh Ninh Bình nói chung và học sinh Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng thành phố Ninh Bình nói riêng như : Núi Thúy, đền thờ Trương Hán Siêu, Đền Vua Đinh vua Lê, Nhưng đặc biệt hơn cả đó 5
- là Khu danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử Sông Vân, núi thúy, đền thờ Trương Hán Siêu và viện bảo tàng Ninh Bình. Khi dạy các khối lớp, chúng ta có thể tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm để nắm bắt một cách dễ dàng nội dung bài học. Dưới đây là một số ảnh của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử và học sinh khối 6,7,8 năm học 2020-2021 và 2019-2020 trong lần đi tham quan học tập tại khu Di tích lịch sử Sông Vân núi Thúy, bảo tàng Ninh Bình tại TPNB và đền Đinh Lê tại cố đô Hoa Lư. 6
- (HS khối 6 trường THCS Lý Tự Trọng trải nghiệm tại bảo tàng Ninh Bình . Năm học 2020-2021) Tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. Năm học 2020-2021 7
- Tại Đền thờ Trương Hán Siêu và Núi Non Nước 8
- ( Giáo viên và học sinh khối 7, khối 9 trường THCS Lý Tự Trọng tham gia học tập và trải nghiệm tại Đền vua Đinh vua Lê- Huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Năm học 2019-2020) 9
- ( Giáo viên và học sinh khối 8 trường THCS Lý Tự Trọng tham gia học tập và trải nghiệm tại khu di sản thiên nhiên thế giới Tràng An, Bái Đính. Năm học 2019-2020) Tóm lại, tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng một trong những giải pháp trên sao cho phù hợp. Trên đây là một số dẫn chứng trong việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, nội dung văn học gắn liền với sự kiện lịch sử, văn học phản ánh lịch sử dân tộc, nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức văn học thì sẽ làm cho bộ môn đỡ khô khan, đỡ nhàm chán hơn cho các em, gây cho học sinh sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức lịch sử và hơn hết là giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN “ Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở” đã được áp dụng trong cả 4 khối lớp của Trường trung học cơ sở Lý Tự Trọng và đã thu được những kết quả khả quan. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi có thể khẳng định: “ Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học môn lịch sử cấp trung học cơ sở” có thể áp dụng hiệu quả được ở tất cả các trường THCS trong các địa bàn thuộc các vùng miền khác nhau đồng thời có thể áp dụng được với các đối tượng học sinh khác nhau. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10
- Để áp dụng có hiệu quả sáng kiến này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều nhất là trong tình hình xã hội hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được cả xã hội quan tâm. Giáo viên thường xuyên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và thường xuyên trao đổi chuyên môn trong nhóm trong tổ, cùng đưa ra những ý tưởng, giải pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên phải nắm chắc phương pháp đặc trưng bộ môn, luôn đổi mới sáng tạo đặc biệt chú trọng đến phương pháp để đáp ứng kịp với yêu cầu nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Học sinh tự giác, chủ động, tích cực học tập môn học dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà không cảm thấy gò bó, áp lực. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bi dạy học tốt cũng như trình độ công nghệ thông tin vững vàng của giáo viên cũng là những điều kiện cần thiết để sáng kiến được áp dụng tốt hơn. Có cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như máy chiếu, sách vở tham khảo, nhà trường và phụ huynh tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có các buổi ngoại khóa, tham quan học tập + Có thể áp dụng cho môn Lịch sử trong chương trình THCS. + Sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường. + Sự giúp đỡ và sự cộng tác nhiệt tình của các giáo viên dạy các bộ môn khác. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 1. Hiệu quả kinh tế Qua nhận xét, đánh giá của các đồng nghiệp trong trường THCS Lý Tự Trọng đã sử dụng sáng kiến này thì việc áp dụng sáng kiến này rất đơn giản và dễ áp dụng, không hề tốn kém về mặt kinh tế. Chỉ cần đỏi hỏi người giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới. Hiệu quả của sáng kiến là sự hứng thú, yêu thích môn Lịch Sử của học sinh và khi học sinh yêu thích thì các em sẽ tự giác học tập, cuối cùng chất lượng môn học được nâng lên. Đây chính là nguồn lợi kinh tế về tri thức vô giá, khó có thể được tính toán cụ thể được. 2. Hiệu quả xã hội Lợi ích lớn nhất mà sáng kiến mang lại không phải là số tiền làm lợi mà việc chính là ở chỗ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. * Kết quả kiểm tra trước và sau khi thực hiện giải pháp Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào điểm tổng kết môn học của học sinh từng học kì. Kết quả khi chưa áp dụng( Năm học 2020-2021)- Học Kỳ I Khối Tổng Trung Kém Giỏi Khá Yếu lớp số bình SL % SL % SL % SL % SL % 6 509 313 61.5 131 25.7 51 10 12 2.4 2 0.4 7 419 105 25.1 173 41.3 112 26.7 26 6.2 3 0.7 8 414 217 52.4 131 31.6 53 12.8 13 3.2 0 0 9 326 131 40.2 133 40.8 48 14.7 14 4.3 0 0 11
- Kết quả khi áp dụng: ( Năm học 2020-2021)- Học Kỳ II Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu lớp số SL % SL % SL % SL % 6 507 259 51.1 155 30.6 77 15.2 15 3 7 419 142 33.9 182 43.4 82 19.6 12 2.9 8 414 158 38.2 172 41.5 75 18.1 9 2.2 9 326 145 44.5 111 34 65 19.9 5 1.6 Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy việc tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở nêu trên có hiệu quả vô cùng to lớn, tỷ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao hơn trước khi áp dụng giải pháp. Cụ thể: Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; cũng như góp phần tạo hướng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy lịch sử là một môn học khô khan, khó học. Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Tích hợp ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Việc sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy, kết quả đáng mừng là kích thích được sự tìm tòi học tập của các em học sinh, số học sinh có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng dạy học bộ môn cũng tăng. Tỉ lệ xếp loại môn Lịch sử cuối năm sau luôn cao hơn năm trước, tỉ lệ khá, giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ yếu kém ngày càng giảm xuống. Nhiều năm liền đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch Sử khối 8,9 thi cấp thành phố đều đạt giải Nhất. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của tôi. Tôi rất mong sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy tiếp theo . 12
- Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./. TP Ninh Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn TÁC GIẢ Lý Thị Phong Lan TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG PHÒNG GDĐT TP NINH BÌNH XÁC NHẬN XÁC NHẬN Sáng kiến:.................................................... ĐỒNG TÁC GIẢ: .....................................................................đã Lê Thị Lan được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại Đinh Thị Thoa Hoàng Thị Kim Yến nhà trường từ............................... Hà Thị Huyền Nhung HIỆU TRƯỞNG 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong một số bài của môn Địa lí lớp 9
28 p | 73 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
13 p | 38 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 52 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm
14 p | 20 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí tốt lớp học trực tuyến
16 p | 99 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giảng dạy Số học 6
12 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học, khai thác chất nhạc trong thơ cho học sinh Trung học cơ sở
12 p | 8 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy một bài ngữ pháp dễ hiểu
14 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp trong dạy học nội dung chạy cự ly ngắn (60m) để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 8
20 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Hình học 7
20 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, GDCD, Tin học, Kĩ năng vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 bài 11: Travelling around Viet Nam, phần Read.
34 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn