
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một quá trình sư phạm đa dạng,
phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những
hoạt động đó nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy
lịch sử, qua đó giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh. Cũng như các
môn học khác ở trường THCS, phân môn Lịch sử có nhiệm vụ vô quan trọng
trong việc hướng tới đào tạo một thế hệ trẻ trở thành người làm chủ nước nhà,
có trình độ, có văn hoá, đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, có
phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Song trên thực tế, việc giảng dạy lịch sử ở trường THCS nhiều năm trước
cho thấy mục tiêu giáo dục đặt ra chỉ đạt ở mức khiêm tốn. Vậy làm thế nào để
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử nói
chung và ở bậc THCS nói riêng? Câu hỏi này được đặt ra và bước đầu tìm được
lời giải đáp khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương đổi mới phương pháp
dạy học với tinh thần: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các công nghệ tiên tiến và phương pháp hiện đại hoá vào quá trình
dạy học’’.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển
của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế phát triển của thời đại,
ứng dụng CNTT (công nghệ thông tin) trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử
nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là việc làm
phù hợp với mục tiêu, định hướng trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.
Đối với môn Lịch sử, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng chính nhằm
1