Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường
lượt xem 9
download
Đề tài phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng và hướng dẫn sử dụng kỹ năng số trong chương trình Tin học tăng cường; Xác định được những nguyên tắc xây dựng và sử dụng các nền tảng số cho học sinh; Xây dựng nội dung kỹ năng số nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học Tin học tăng cường; Đề xuất phương pháp hướng dẫn sử dụng các kỹ năng cho học sinh trên các nền tảng số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔ SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TIN HỌC TĂNG CƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3. THUỘC LĨNH VỰC: TIN HỌC \’ NĂM HỌC: 2022-2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔ SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC TIN HỌC TĂNG CƯỜNG TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3. THUỘC LĨNH VỰC: TIN HỌC Nhóm tác giả: 1. Đào Công Tuấn - Điện thoại: 0972173356 2. Nguyễn Thị Kim Cúc - Điện thoại: 0979195067 Tổ: Toán - Tin \’ NĂM HỌC: 2022-2023
- PHỤ LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 ĐẠT VẤN ĐỀ 1 2 Lí do chọn đề tài 1 3 Tính mới và đóng góp của đề tài 1 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn chuyển đổi số thông qua 7 2 dạy học tin học tăng cường 8 Cơ sở lí luận 2 9 Thuận lợi và khó khăn 2 Chương 2: Xây dựng bài học và hướng dẫn sử dụng các nền tảng 10 3 số 11 Xây dựng nền tảng số trên ứng dụng google 3 12 Xây dựng nội dung bài học 4 13 2.Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google meet. 13 Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google sheet 14 22 15 Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google form 28 16 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 35 17 Mục đích thực nghiệm. 35 18 Đối tượng thực nghiệm. 35 19 Nội dung thực nghiệm. 36 20 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 36 21 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 22 Kết luận 38 23 Kiến nghị, đề xuất 38 24 Tài liệu tham khảo 39
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”. Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao chất lương chuyển đổi số cho học sinh trong nhà trường, chúng tôi quyết định làm sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Chuyển đổi số cho học sinh thông qua dạy học Tin học tăng cường” để nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học và phát triển kỹ năng số cho học sinh. 2. Tính mới, đóng góp của đề tài: - Đề tài phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng và hướng dẫn sử dụng kỹ năng số trong chương trình Tin học tăng cường. - Xác định được những nguyên tắc xây dựng và sử dụng các nền tảng số cho học sinh - Xây dựng nội dung kỹ năng số nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học Tin học tăng cường. - Đề xuất phương pháp hướng dẫn sử dụng các kỹ năng cho học sinh trên các nền tảng số. - Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. 1
- 3. Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể: xây dựng và hướng dẫn sử dụng kỹ năng số, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tao nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trên các nền tảng số Khách thể: Học sinh khối 10, 11 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển đổi số thông qua dạy học Tin học tăng cường. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm chuyển đổi số. Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu. 1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng và hướng dẫn sử dụng chuyển đổi số cho học sinh trong trường THPT 1.2.1. Đối với giáo viên. Chuyển đổi số là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học sinh học tập thuận tiện nhất 1.2.2. Đối với học sinh. Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học. Điều đó có nghĩa là học sinh có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách hay đến thư viện để mượn. 2 . Thuận lợi và khó khăn 2.1 Đặc điểm tình hình lớp: – Năm học 2022-2023, Nhóm tôi được BGH phân công dạy Tin học tăng cường 2 khối 10,11 với : + Tổng số học sinh: 237 học sinh + Tổng số học sinh khối 10 : 151 học sinh + Tổng số học sinh khối 11 : 86 học sinh – Số học sinh bắt đầu làm quen với môn Tin học tăng cường chiếm tỉ lệ cao, do là môn học mới nên luôn tạo hứng thú đối với các em. 2.2. Thuận lợi: – Được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho việc dạy và học. 2
- – Môn Tin học tăng cường là môn tự chọn và mới được áp dụng trong trường nhưng nhà trường tạo điều kiện trang bị máy tính, các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng chuyển đổi số trong nhà trường. – Giáo viên Tin học được đào tạo kiến thức cơ bản về nền tảng số của trung tâm công nghệ AI (education) và có hệ thống giáo dục sư phạm chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học môn Tin học tăng cường. (Minh chứng phu lục 1) – Môn tin học tăng cường là môn học trực quan sinh động, môn học giúp học sinh khám phá lĩnh vực mới nên tạo cho học sinh tính tò mò và sự hứng thú trong quá trình học, nhất là những tiết thực hành về kỹ năng số. – Ở trường học sinh được học tập trong môi trường học tập thoáng mát, sạch sẽ, phòng học khang trang, bàn ghế đúng quy cách. (Minh chứng phu lục 2) – Phong trào thi KHKT, giải tiếng Anh qua mạng hàng năm được tổ chức các giải huyện, tỉnh, quốc gia, học sinh trường tham gia rất tích cực và cũng đạt được nhiều thành tích cao nên đã góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. – Ngoài ra đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ của tập thể GV trong trường với tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ nên đã tạo điều kiện trong việc dạy học. – Được sự ủng hộ của các cấp ủy, BGH, Sở GD&DT nghệ an, phụ huynh toàn trường đã ủng hộ về chương trình dạy học tăng cường nhằm nang cao chuyển đổi số cho học sinh. 2.3. Khó khăn : – Trong giờ thực hành do mỗi máy có 2 em học sinh ngồi cùng nên thời gian thực hành của các em cũng bị giảm. Chưa kể đôi khi có những máy hỏng có khi các em phải ngồi đến 3 em một máy tính. Do máy tính còn hạn chế lại thường xuyên bị hỏng hóc, nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các em. – Môn Tin học tăng cường là môn học còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn rất ít chỉ học trên nền tảng của trung tâm AI (education) nên chưa tạo được điều kiện cho học sinh tham khảo thêm. (Minh chứng phụ lục 2) – Bên cạnh đó do địa phương là một vùng thuần nông nên điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vậy nên rất ít học sinh có máy tính tại nhà, các em chủ yếu tiếp xúc với máy tính ở trường. Do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của các em vẫn còn mang tính chậm chạp và thụ động. – Tuy có nhiều khó khăn nhưng nhóm chúng tôi vẫn cố gắng và mong muốn học sinh của mình tiếp thu được nội dung chương trình một cách tốt nhất, giúp các em có được vốn kiến thức cơ bản ban đầu để dần bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học công nghệ số. Chương 2: Xây dựng bài học và hướng dẫn sử dụng các nền tảng số 2.1. Xây dựng nền tảng số trên ứng dụng google 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng - Xây dựng phòng học cho các lớp - Xây dựng hệ thống quản lý và theo dõi danh sách học sinh - Xây hệ thống quản bài học 3
- - Xây dựng hệ quản lý điểm thông các tiết đánh giá (Minh chứng phụ lục 3) 2.1.2. Xây dựng nội dung bài học 2.2.2.1. Xây dựng bài học ứng dụng trên google search TÌM KIẾM THEO NHÓM THÔNG TIN Tối ưu kết quả tìm kiếm hình ảnh, video đáp ứng yêu cầu sử dụng MỤC TIÊU Đến cuối bài học này, học sinh (HS) có thể ● Nhận biết được lợi ích của bộ lọc tìm kiếm. ● Có thể trình bày cách tìm kiếm hình ảnh trên Google Images và video trên YouTube. ● Có thể liệt kê một số cách quản lý nội dung và kết quả tìm kiếm trên YouTube. ● Áp dụng được phân loại nhóm thông tin trên trang tìm kiếm trong việc tìm kiếm của bản thân. ● Hình thành ý thức chèn chú thích cho hình ảnh và chỉ sử dụng những hình ảnh được cấp quyền sử dụng. ● Có thể sử dụng bộ lọc tìm kiếm cho hình ảnh và video phù hợp với nhu cầu của bản thân. ● Có khả năng phân loại nhóm thông tin trên trang tìm kiếm. Trả lời các câu hỏi cần thiết sau ● Làm thế nào để tìm kiếm thông tin nhanh hơn? Cách lựa chọn nhóm thông tin phù hợp với từ khóa tìm kiếm? ● Cách sử dụng bộ lọc tìm kiếm để thu hẹp kết quả tìm kiếm trên Google Images và YouTube nhằm có được kết quả tìm kiếm mong muốn nhanh chóng? Nắm vững và áp dụng lâu dài những hiểu biết sau đây ● Chọn lọc nhóm thông tin tìm kiếm tương ứng với từ khóa và kết quả tìm kiếm mong muốn. ● Sử dụng tốt các bộ lọc được cung cấp trong Google Images và YouTube. Thực hành các kỹ năng số ● Biết cách sử dụng bộ lọc để rút gọn kết quả tìm kiếm hình ảnh và video. ● Hình thành kỹ năng tìm kiếm hình ảnh trên Google Images theo 3 cách. ● Hình thành kỹ năng quản lý nội dung đề xuất và kết quả tìm kiếm trên YouTube. Thực hành các kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp ● Lựa chọn được nhóm thông tin cần thiết cho câu hỏi tìm kiếm trên Google Search. ● Phân tích trước kết quả cần tìm để sử dụng bộ lọc tìm kiếm hiệu quả. ● Phân tích và áp dụng cách dùng từ khóa trong tìm kiếm. 4
- ● Sử dụng Google Images và YouTube để hỗ trợ tìm kiếm. TỔNG QUAN Phương pháp dạy học ● Phương pháp vấn đáp ● Phương pháp đàm thoại ● Phương pháp hoạt động nhóm ● Thuyết trình có minh họa Danh mục kiến thức ● Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search ● Tìm hiểu về Google Images và cách tìm kiếm với Google Images ● Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube ● Phân tích chủ đề và kết quả sau khi tìm kiếm trên Google Images và YouTube ● Tìm kiếm hình ảnh trên Google Images ● Tìm kiếm video trên YouTube TIẾN TRÌNH BÀI HỌC KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Tình huống gợi mở Mục Nắm được ý nghĩa và tổng quan bài học. tiêu Cách ● Giáo viên (GV) nêu tình huống: tiến ○ Hải cần tìm hình ảnh minh họa cho bài thuyết trình nhóm. Để tìm hành được hình ảnh không vi phạm bản quyền, đúng chủ đề và chất lượng cao, Hải phải tìm và kiểm tra chất lượng từng hình ảnh khiến nhóm tốn nhiều thời gian. Để thuyết trình đúng hạn, nhóm Hải tạm sử dụng những hình ảnh có chất lượng thấp khiến bài thuyết trình không được đánh giá cao. ○ Linh thường xem video trên YouTube. Một hôm, bà của Linh muốn mở các video về cải lương. Vì mắt bà đã yếu nên Linh muốn tìm những video có chất lượng tốt để bà xem. Tuy nhiên, Linh phải nhấp chọn vào từng video và kiểm tra chất lượng. Điều này khiến Linh cảm thấy phiền phức và mong muốn tìm một giải pháp để có thể tìm được video chất lượng một cách nhanh chóng.. ● GV nêu khó khăn của Hải và Linh: Hải và Linh chưa biết cách tìm kiếm nhanh chóng hình ảnh và video theo mục tiêu sử dụng, làm tốn nhiều thời gian mà chất lượng tìm kiếm không được như mong muốn. ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: Theo bạn, có cách nào giúp cải thiện kết quả tìm kiếm để tìm được kết quả mong muốn nhanh chóng hơn? ○ GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. → Gợi ý câu trả lời: Sử dụng đúng từ khóa tìm kiếm; Phân loại nhóm kết quả tìm kiếm; Sử dụng bộ lọc tìm kiếm; Chức năng tìm kiếm nâng cao. Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Với nguồn thông tin đa dạng trên 5
- kết Internet, việc có kỹ năng chọn lọc khi tìm kiếm thông tin là điều cần thiết. Sử dụng bộ lọc khi tìm kiếm hoặc phân loại nhóm thông tin là những cách phổ biến giúp việc tìm kiếm thông tin trên Google Search diễn ra hiệu quả và nhanh chóng. KHÁM PHÁ - TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search (15’) Mục Nhận biết về lợi ích của bộ lọc tìm kiếm và tìm hiểu các nhóm thông tin tiêu trên Google Search. Cách ● GV trình bày khái niệm bộ lọc tìm kiếm: Là chức năng thực hiện lựa tiến chọn một số đặc điểm mà người dùng muốn có trong kết quả tìm kiếm, hành để hiển thị các kết quả tìm kiếm theo đặc điểm đã chọn. ● GV trình chiếu hình minh họa sử dụng bộ lọc trong tìm kiếm và trình bày ý nghĩa các thành phần có trong hình minh họa. ● GV chia HS theo dãy và thực hiện trò chơi “Truyền điện” để tìm hiểu về lợi ích khi sử dụng bộ lọc tìm kiếm: ○ GV yêu cầu HS đại diện mỗi nhóm lên nhận tờ giấy ghi các lợi ích khi sử dụng bộ lọc tìm kiếm (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search trong Giáo trình). ○ GV ra hiệu bắt đầu truyền thông tin. ○ HS đại diện được cử đến giám sát một nhóm bạn và cho HS đầu tiên của nhóm bạn xem tờ giấy trong 10 giây. ○ HS đầu tiên truyền thông tin bằng cách nói nhỏ cho HS thứ hai. HS thứ hai tiếp tục truyền thông tin bằng cách nói nhỏ cho HS thứ ba. Lần lượt như vậy đến HS cuối cùng của nhóm. ○ Sau khi HS cuối cùng của mỗi nhóm viết lại thông tin đã nhận lên bảng, GV góp ý và tuyên dương nhóm có thông tin đầy đủ nhất. ● GV trình bày lợi ích của việc sử dụng bộ lọc tìm kiếm (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search trong Giáo trình). ● GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động: Truy cập vào trang google.com, thực hiện tìm kiếm với một từ khóa bất kỳ và cho biết có các nhóm thông tin nào khi tìm kiếm trên Google Search? → Gợi ý câu trả lời: Hình ảnh (Images), Video (Videos), Tin tức (News), Mua sắm (Shopping), Sách (Books), Chuyến bay (Flights), 6
- Tài chính (Finance), Bản đồ (Maps). ● GV dẫn dắt: Tất cả các kết quả tìm kiếm được hiển thị mặc định ở danh mục Tất cả (All) và không phân loại theo các nhóm thông tin. Tùy vào mục đích tìm kiếm, chúng ta có thể chọn nhóm thông tin phù hợp để Google Search cho ra kết quả tìm kiếm tương ứng. ● GV trình bày các nhóm thông tin trên Google Search (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search trong Giáo trình). ● GV dẫn dắt: Không phải từ khóa tìm kiếm nào cũng có thể sử dụng được cho toàn bộ các nhóm thông tin. Có các nhóm thông tin chỉ cho ra kết quả tìm kiếm với những từ khóa liên quan đến nhóm thông tin đó. ● GV yêu cầu mỗi nhóm HS ở trò chơi “Truyền điện” tìm 2 - 3 từ khóa cho mỗi nhóm thông tin. ○ GV đưa ra kết luận (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu bộ lọc tìm kiếm và phân loại nhóm thông tin trên Google Search trong Giáo trình): ■ Nhóm thông tin chính luôn cho ra kết quả dù là từ khóa nào. ■ Nhóm thông tin mở rộng cho ra kết quả tùy vào sự liên quan mật thiết của từ khóa. Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Thông thường, người dùng sẽ sử dụng kết “All” để tìm kiếm toàn bộ kết quả có liên quan, “Images” để tìm kiếm hình ảnh hoặc “Videos” để tìm kiếm video trực quan cho thông tin. Vì vậy, hai nhóm thông tin hình ảnh và video đã được phát triển thành hai công cụ số chuyên biệt trong Bộ công cụ và ứng dụng trên Google Workspace là Google Images và YouTube. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Google Images và cách tìm kiếm với Google Images (15’) Mục Tìm hiểu về Google Images, cách tìm kiếm và sử dụng bộ lọc tìm kiếm tiêu trên Google Images để tìm kiếm hình ảnh. Cách ● GV giới thiệu về Google Images: Là một công cụ tìm kiếm của Google tiến liên quan đến hình ảnh. Công cụ này cho ra kết quả tìm kiếm bằng hình hành ảnh hoặc tìm kiếm một hình ảnh được chỉ định nào đó từ người dùng. ● GV giới thiệu những cách truy cập vào Google Images: ○ Nhập từ khóa tìm kiếm trên Google Search → Vào danh mục Hình ảnh (Images) để sử dụng Google Images. ○ Truy cập vào trang images.google.com để sử dụng Google Images. ○ Thực hiện chuyển sang chế độ Images trên giao diện trang google.com. ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: Hãy cho biết những cách tìm kiếm hình ảnh trên Google Images. → Gợi ý câu trả lời: Tìm kiếm bằng từ khóa; Tìm kiếm bằng URL; Tìm kiếm bằng hình ảnh tải lên từ máy tính. ● GV tiếp tục đặt câu hỏi tương tác với lớp: Hãy cho biết sự khác nhau giữa những cách tìm kiếm này. 7
- ○ Tìm kiếm bằng từ khóa: Nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm tương tự như trên Google Search. ○ Tìm kiếm bằng URL: Sử dụng địa chỉ của hình ảnh trên Internet để tìm kiếm những hình ảnh tương tự và trang web có chứa hình ảnh đó. ○ Tìm kiếm bằng hình ảnh tải lên từ máy tính: Sử dụng hình ảnh được tải lên từ máy tính của người dùng để tìm kiếm những hình ảnh tương tự và trang web có chứa hình ảnh đó. ● GV trình bày về cách tìm kiếm hình ảnh bằng từ khóa và bộ lọc tìm kiếm trên Google Images (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về Google Images và cách tìm kiếm với Google Images trong Giáo trình): ○ Chỉ có thể sử dụng bộ lọc tìm kiếm khi tìm kiếm hình ảnh bằng từ khóa trên Google Images. ○ Một số bộ lọc thường dùng với hình ảnh: Lọc màu (Color), Kích thước (Size), Kiểu hình (Type), Thời gian (Time), Bản quyền (Usage Rights). ○ GV nhấn mạnh: Hãy sử dụng giấy phép sử dụng phi thương mại (Creative Commons licenses) với những hình ảnh muốn sử dụng trên Google Images. Hãy luôn trích dẫn nguồn hình ảnh để tránh vi phạm bản quyền. ● GV yêu cầu HS thực hiện tìm kiếm những hình ảnh sau: ○ Hình ảnh cánh đồng lúa có màu chủ đạo là vàng, có kích cỡ lớn và được tải lên trong vòng 1 tháng qua. ○ Hình ảnh mèo Tom và chuột Jerry không có nền và là hình ảnh được sử dụng miễn phí. ■ GV hướng dẫn HS sử dụng “Transparent” trong bộ lọc Lọc màu (Color). ○ Hình ảnh sử dụng từ khóa “Cún con”. ■ GV hướng dẫn HS sử dụng “Clip Art” trong bộ lọc Kiểu hình (Type) và “Transparent” trong bộ lọc Lọc màu (Color). ○ GV mời một vài HS chia sẻ kết quả và cách tìm kiếm hình ảnh của mình. ● GV trình bày về cách tìm kiếm hình ảnh bằng URL và bằng hình ảnh tải lên từ máy tính (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về Google Images và cách tìm kiếm với Google Images trong Giáo trình). ● GV đặt câu hỏi tương tác với cả lớp: Nếu thực hiện tìm kiếm một hình ảnh bằng cả hai cách là sử dụng URL và tải lên từ máy tính thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm giống nhau hay không (việc tìm kiếm được thực hiện ở cùng thời điểm)? Vì sao? 8
- → Gợi ý câu trả lời: Kết quả hiển thị khi tìm kiếm hình ảnh bằng cả hai cách hoàn toàn giống nhau vì Google Images thực hiện tìm kiếm thông qua phân tích hình ảnh, hình ảnh giống nhau sẽ cho ra kết quả tìm kiếm giống nhau. ● GV cho HS xem video hướng dẫn trực quan tìm kiếm hình ảnh trên Google Images. ● GV giới thiệu về việc mở rộng kết quả tìm kiếm trên Google Images: Khi nhấp chọn một hình ảnh muốn xem trên Google Images sẽ thấy một cửa sổ nhỏ giúp hiển thị hình ảnh với một số thông tin về hình ảnh như kích thước, trang web chứa hình ảnh, các hình ảnh tương tự... Ở cửa sổ đó, có thể: ○ Truy cập vào trang web chứa hình ảnh: Có thể thực hiện truy cập ngay vào trang web có chứa hình ảnh đang xem. ○ Xem hình ảnh riêng biệt: Một số hình ảnh gần giống hoặc tương tự với hình ảnh mà đang xem cũng được hiển thị ở cửa sổ xem hình ảnh. Tiểu GV tiểu kết: Google Images được sử dụng chuyên cho việc tìm kiếm hình kết ảnh bằng những cách khác nhau như sử dụng từ khóa, URL, và hình ảnh tải lên. Để tối ưu quá trình tìm kiếm hình ảnh, nên tích hợp sử dụng các bộ lọc nhằm cho ra kết quả phù hợp với nhu cầu nhanh hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube (15’) Mục Tìm hiểu về YouTube, cách tìm kiếm và sử dụng bộ lọc tìm kiếm trên tiêu YouTube để tìm kiếm video. Cách ● GV giới thiệu về YouTube: Là một nền tảng cho phép người dùng xem, tiến đăng tải và chia sẻ video trực tuyến. Các video trên YouTube thường là hành chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim ngắn, video giáo dục... ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: Vì sao YouTube được sử dụng phổ biến? ○ GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. ○ GV nhận xét và góp ý câu trả lời của HS. ● GV trình bày lợi ích của YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube trong Giáo trình): ○ Kho dữ liệu khổng lồ với đa dạng thể loại. ○ Tốc độ xử lý tối ưu, nhanh hơn hầu hết các công cụ tương tự. ○ Bất kỳ ai cũng có thể xem các video công khai với kết nối Internet. Khi có tài khoản, người dùng còn có thể đăng tải và chia sẻ video của mình. ○ Video đăng tải được sắp xếp theo dòng thời gian. ○ Chế độ cá nhân hóa gợi ý video phù hợp với từng người dùng. ● GV trình bày về các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung đề xuất và kết quả tìm kiếm trên YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube trong Giáo trình): ○ Danh sách video đã xem ○ Nội dung đã tìm kiếm 9
- ○ Các video yêu thích và không yêu thích ○ Danh sách phản hồi ● GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và ghép nối cách quản lý nội dung đề xuất và kết quả tìm kiếm với phương thức thực hiện tương ứng: Cách quản lý Phương thức thực hiện (1) Danh sách video đã xem và (2) Thêm một video hoặc kênh bất danh sách nội dung đã tìm kiếm kỳ vào mục phản hồi “Không quan (2) Điều chỉnh nội dung đề xuất tâm” (Not interested) hoặc (3) Quản lý danh sách phát và “Không đề xuất kênh này” (Don’t video đã thích recommend channel) (1) Xóa video khỏi “Danh sách video đã xem” (3) Xóa video đã thích (1) Xóa từng nội dung tìm kiếm khỏi danh sách nội dung đã tìm kiếm (3) Xóa danh sách phát ○ GV mời một vài HS đại diện chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm. ○ GV nhận xét, góp ý câu trả lời của nhóm và nêu đáp án. ● GV trình bày về những cách quản lý nội dung đề xuất và kết quả tìm kiếm trên YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube trong Giáo trình). ● GV dẫn dắt: Để có thể tìm kiếm video nhanh hơn và đáp ứng đúng nhu cầu trên YouTube, hãy sử dụng bộ lọc tìm kiếm. ● GV trình bày các chức năng trong bộ lọc của YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube trong Giáo trình): ○ Cập nhật thời gian đăng tải video (Upload date) ○ Phân loại kết quả tìm kiếm (Type) ○ Thời lượng của video (Duration) ○ Đặc trưng của video (Features) ○ Sắp xếp thứ tự hiển thị (Sort by) ● GV chia HS thành 4 nhóm (4 - 6 HS/nhóm) và thực hiện trò chơi “Dò tìm”: ○ Mỗi nhóm tìm kiếm một video bất kỳ. ○ Ở mỗi lượt chơi, GV yêu cầu một nhóm nêu một số thông tin về video bao gồm: Từ khóa tìm kiếm video, thời gian đăng tải video, thời lượng của video, đặc trưng của video (phát trực tiếp, 4K, 10
- HD,...). ○ GV yêu cầu 3 nhóm còn lại dựa vào những thông tin gợi ý thực hiện tìm kiếm video đó. ○ Nhóm có kết quả trùng khớp nhanh nhất sẽ chiến thắng lượt chơi đó. ○ GV tiếp tục thực hiện trò chơi thêm 3 lượt nữa đến hết các nhóm. ● GV cho HS xem video hướng dẫn trực quan tìm kiếm thông qua bộ lọc trên YouTube. ● GV trình bày hai cách chia sẻ video trên YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm hiểu về YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube trong Giáo trình): ○ Chia sẻ video với nhiều hình thức: ■ Nhúng (Embed) video trên YouTube vào một trang web khác ■ Sao chép và chia sẻ liên kết ■ Chia sẻ video tới một số ứng dụng được gợi ý sẵn ○ Tạo một danh sách phát cá nhân: ■ Chọn video muốn tạo danh sách → Chọn biểu tượng ba chấm → Chọn “Save to playlist” (lưu vào một danh sách phát). ■ Nhập tên cho danh sách phát tại mục “Name” → Chọn “Create” để tạo và lưu danh sách. ● GV cho HS xem video hướng dẫn trực quan cách quản lý nội dung đề xuất và kết quả tìm kiếm trên YouTube. Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Khi bắt đầu tìm kiếm một hình ảnh từ kết Google Images hoặc video từ YouTube, để tiết kiệm thời gian và nhanh chóng tìm ra kết quả đáp ứng với nhu cầu sử dụng, cần xác định trước yêu cầu tìm kiếm và sử dụng bộ lọc trong quá trình tìm kiếm. Hoạt động 4: Phân tích chủ đề và kết quả sau khi tìm kiếm trên Google Images và YouTube (5’) Mục Phân tích trước kết quả cần tìm để sử dụng bộ lọc tìm kiếm hiệu quả. tiêu Cách ● GV trình bày cách phân tích chủ đề và tìm kiếm bằng từ khóa thông tiến qua bộ lọc trên Google Images và YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục hành Phân tích chủ đề và kết quả sau khi tìm kiếm trên Google Images và YouTube trong Giáo trình): ○ Bước 1: Tìm các từ khóa phù hợp ○ Bước 2: Xác định yêu cầu của kết quả tìm kiếm ○ Bước 3: Xác định bộ lọc để tìm kiếm ● GV trình bày cách phân tích kết quả sau khi tìm kiếm trên Google Images và YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Phân tích chủ đề và kết quả sau khi tìm kiếm trên Google Images và YouTube trong Giáo trình): ○ Với hình ảnh: Nhấp chọn và xem thông tin của hình ảnh (kích cỡ, màu sắc, nguồn...) để tìm hiểu kỹ hơn về hình ảnh trước khi sử dụng. 11
- ○ Với video: Nhấp vào video để xem chất lượng, thời lượng, nội dung... ○ Nếu không tìm thấy hình ảnh hoặc video mong muốn, linh động thay đổi bộ lọc hoặc từ khóa. ○ Luôn trích dẫn nguồn của hình ảnh và video để tránh vi phạm bản quyền. Tiểu GV tiểu kết: Cần phân tích chủ đề tìm kiếm và tìm kiếm bằng từ khóa kết thông qua bộ lọc, rồi phân tích sau khi tìm kiếm để có được kết quả như mong muốn. Trong phần thực hành tiếp theo, chúng ta cùng thực hiện tìm kiếm hình ảnh và video phù hợp với nhu cầu sử dụng. THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm kiếm hình ảnh trên Google Images (8’) Mục Thực hiện sử dụng bộ lọc trên Google Images để tìm kiếm hình ảnh phù tiêu hợp với nhu cầu sử dụng. Cách ● GV nêu tình huống ở phần thực hành: Nhóm của hai bạn Linh và Hải tiến được giáo viên giao nhiệm vụ tạo một bản kế hoạch học tập với yêu hành cầu: thiết kế đẹp mắt, sáng tạo và tìm kiếm các video về lập kế hoạch học tập trên kênh YouTube “Future Skills Vietnam”. ● GV dẫn dắt: Đầu tiên, nhóm Linh và Hải cần phân tích chủ đề để tìm ra những từ khóa tìm kiếm phù hợp, rồi xác định yêu cầu đối với kết quả tìm kiếm để sử dụng bộ lọc tương ứng. ○ Từ khóa: “tập sách”, “học tập”, “động lực học tập”. ○ Yêu cầu: Hình không có nền, có giấy phép sử dụng phi thương mại. ● GV mô tả và thao tác hướng dẫn HS tìm kiếm hình ảnh trên Google Images (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm kiếm hình ảnh trên Google Images trong Giáo trình): ○ Bước 1: Truy cập vào trang web google.com hoặc images.google.com ○ Bước 2: Nhập lần lượt các từ khóa sau vào thanh tìm kiếm: “kế hoạch học tập”, “học tập”, “động lực học tập” ○ Bước 3: Sử dụng bộ lọc ● GV quan sát phần thực hành của HS và đưa ra nhận xét, góp ý. Hoạt động 2: Tìm kiếm video trên YouTube (8’) Mục Thực hiện sử dụng bộ lọc trên YouTube để tìm kiếm video phù hợp với tiêu nhu cầu sử dụng. Cách ● GV dẫn dắt: Sau khi thực hiện tìm kiếm hình ảnh, nhóm Linh và Hải tiến cùng tìm kiếm video có nội dung về lập kế hoạch học tập được đăng tải hành trên kênh YouTube “Future Skills Vietnam”. ● GV mô tả và thao tác hướng dẫn HS phân tích chủ đề và xác định: ○ Từ khóa: “Future Skills Vietnam”. ○ Yêu cầu: Thuộc kênh YouTube “Future Skills Vietnam”. ● GV mô tả và thao tác hướng dẫn HS tìm kiếm video trên YouTube (Tham khảo chi tiết tại mục Tìm kiếm video trên YouTube trong Giáo trình): 12
- ○ Bước 1: Truy cập vào trang youtube.com ○ Bước 2: Nhập từ khóa tìm kiếm và thực hiện tìm video về lập kế hoạch học tập ○ Bước 3: Nhấp vào video để xem nội dung có phù hợp với yêu cầu tìm kiếm hay không ○ Bước 4: Tạo danh sách phát cá nhân ○ Bước 5: Chia sẻ kết quả sau khi tìm kiếm trên YouTube ● GV quan sát phần thực hành của HS và đưa ra nhận xét, góp ý. TỔNG KẾT ÔN TẬP - DẶN DÒ Hoạt động 1: Tổng kết bài học (7’) Mục Tổng kết lại kiến thức đã học trong bài. tiêu Cách ● GV tổng kết bài học: tiến ○ Bộ lọc tìm kiếm và các nhóm thông tin trên Google Search. hành ○ Khái niệm Google Images và cách tìm kiếm trên Google Images. ○ Khái niệm YouTube và cách tìm kiếm trên YouTube. ○ Hình dung chủ đề và phân tích kết quả tìm kiếm. ○ Một số từ khóa cần nhớ trong bài học. ● GV cho HS làm các bài tập có trong phần Hoạt động kiểm tra kiến thức của bài có trên LMS. ● GV mời HS chia sẻ những thắc mắc và khó khăn trong bài học. Hoạt động 2: Dặn dò về nhà (5’) Mục HS nhận nhiệm vụ hoàn thành bài tập, ôn tập thêm ở nhà, đồng thời tìm tiêu hiểu những kiến thức có trong Giáo trình. Cách ● GV dặn dò bài tập về nhà: tiến ○ Đọc thêm mục Kiến thức mở rộng có trong Giáo trình. hành ○ Trả lời câu hỏi tại mục Câu hỏi kiểm tra kiến thức trong Giáo trình. ○ Làm các bài tập có trong phần Bài tập ôn tập của bài có trên LMS. ○ Đọc trước Giáo trình của bài học tiếp theo. ● GV nhắc nhở HS tìm kiếm hình ảnh và video cho phần Bài tập thực hành trong Giáo trình: ○ Tạo một tập tin tài liệu Google Docs. ○ Sao chép các hình ảnh đã tìm vào tập tin tài liệu. ○ Sao chép đường dẫn đến các video đã tìm vào tập tin tài liệu. ○ Trình bày lý do lựa chọn các hình ảnh và video đó. ○ Trích dẫn nguồn. ○ Xem chi tiết yêu cầu cho phần Bài tập thực hành trong Giáo trình. 2.2.2. Xây dựng bài học trên ứng dụng trên google meet. HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Học tập trực tuyến hiệu quả với Google Meet 13
- MỤC TIÊU Đến cuối bài học này, học sinh (HS) có thể ● Nhận biết và ghi nhớ khái niệm học trực tuyến, ưu điểm và nhược điểm khi học trực tuyến. ● Ghi nhớ các nguyên tắc khi tham gia học trực tuyến. ● Nhận biết các chức năng nổi bật của Google Meet phục vụ cho việc học trực tuyến. ● Vận dụng kiến thức tạo một lịch học trực tuyến trên Google Meet. Trả lời các câu hỏi cần thiết sau ● Những ưu điểm và hạn chế của việc học trực tuyến là gì? ● Những nguyên tắc nào cần tuân thủ khi tham gia học tập trực tuyến? ● Làm thế nào để tạo một lịch học trực tuyến trên Google Meet thông qua Google Calendar? Nắm vững và áp dụng lâu dài những hiểu biết sau đây ● Cách thiết lập một buổi học trực tuyến bằng Google Calendar. ● Các nguyên tắc khi tham gia các buổi học/học trực tuyến trên Google Meet. Thực hành các kỹ năng số ● Biết cách tạo lịch cho một buổi học trực tuyến trên Google Calendar. ● Biết cách tạo và tham gia một buổi học trực tuyến bằng Google Meet. ● Ghi nhớ cách mời và quản lý người tham gia buổi học trên Google Meet. ● Lựa chọn bố cục hiển thị phù hợp trên Google Meet. ● Ghi nhớ cách ghi hình buổi học trên Google Meet. ● Nhận biết cách trình bày màn hình trong buổi học trực tuyến trên Google Meet. ● Nhận biết và ghi nhớ các chức năng tương tác khác của Google Meet. Thực hành các kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp ● Vận dụng được những nguyên tắc khi tham gia một buổi học trực tuyến. ● Ứng dụng cách tạo lịch họp hoặc lịch học trực tuyến trên Google Calendar. TỔNG QUAN Phương pháp dạy học ● Phương pháp vấn đáp ● Phương pháp đàm thoại ● Phương pháp hoạt động nhóm ● Thuyết trình có minh họa Danh mục kiến thức ● Tổng quan về học trực tuyến ● Sử dụng Google Calendar để đặt lịch cho buổi học trực tuyến ● Sử dụng Google Meet để tạo một buổi học trực tuyến ● Các chức năng nổi bật và nguyên tắc khi tham gia buổi học trực tuyến trên Google Meet ● Lên lịch và xác nhận tham gia buổi học trực tuyến bằng Google Calendar ● Tham gia và quản lý buổi học trực tuyến ● Thay đổi bố cục hiển thị và trình bày trong buổi học trực tuyến 14
- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Tình huống gợi mở (5’) Mục Hiểu được ý nghĩa và tổng quan bài học. tiêu Cách ● Giáo viên (GV) nêu tình huống: Trước diễn biến phức tạp của tình hình tiến dịch COVID-19, trường của Trân triển khai hình thức học tập trực hành tuyến. Nhóm của Trân được giáo viên phân công chuẩn bị một bài thuyết trình vào buổi học trực tuyến tiếp theo. Để phù hợp với lịch học của trường, cũng như mỗi thành viên đều có cơ hội được trình bày ý tưởng và góp ý lẫn nhau, nhóm của Trân quyết định họp trực tuyến vào buổi tối bằng ứng dụng Facebook và Zalo. Tuy nhiên, hình thức này không hiệu quả như mong đợi của nhóm. ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: Theo bạn, vì sao cách thức sử dụng Facebook và Zalo của nhóm Trân lại không hiệu quả? Nếu là Trân, bạn sẽ làm gì để nâng cao hiệu quả của cuộc họp trực tuyến? ○ GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. ○ GV nhận xét và góp ý câu trả lời của HS. ● GV nêu lại khó khăn nhóm của Trân gặp phải và trình bày nhược điểm của họp trực tuyến thông qua mạng xã hội hoặc một số ứng dụng gọi điện khác (Tham khảo chi tiết tại mục Học nhóm trực tuyến trong Giáo trình). ● GV dẫn dắt và giới thiệu về Google Meet: Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, hiện nay có một số ứng dụng học tập/họp trực tuyến được đưa vào sử dụng rộng rãi. Google Meet là một công cụ số thuộc Bộ công cụ và ứng dụng trên Google Workspace, được tích hợp nhiều chức năng giúp cho việc học tập/họp trực tuyến trở nên dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả. Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm học kết trực tuyến và cách ứng dụng công cụ số Google Meet vào việc học trực tuyến thông qua các hoạt động tiếp theo. KHÁM PHÁ - TRẢI NGHIỆM Hoạt động 1: Tổng quan về học trực tuyến (10’) Mục Tìm hiểu khái niệm học trực tuyến; ưu điểm và hạn chế của việc học trực tiêu tuyến. Cách ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: tiến ○ Bạn đã từng tham gia buổi học trực tuyến trên ứng dụng/công cụ hành nào chưa? Nếu có, hãy nêu cảm nhận của bạn khi tham gia buổi học đó. ○ Theo bạn, học trực tuyến là gì? ○ GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. 15
- ○ GV tổng hợp các câu trả lời của HS. ● GV trình bày khái niệm học trực tuyến: Học trực tuyến (Online Learning) là việc cung cấp tài nguyên học tập và đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số và người học sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy tính bảng có kết nối Internet để truy cập vào các tài nguyên này, và học tập ở bất kỳ đâu hay bất kỳ lúc nào. ● GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu 2 nhóm thảo luận về ưu điểm của học trực tuyến và 2 nhóm thảo luận về hạn chế của học trực tuyến. ○ GV mời một vài HS đại diện viết kết quả thảo luận của nhóm lên bảng. ○ GV nhận xét và góp ý phần trình bày của các nhóm. ● GV trình bày ưu điểm và hạn chế của học trực tuyến (Tham khảo chi tiết tại mục Tổng quan về học trực tuyến trong Giáo trình). ○ Ưu điểm: Tính tiết kiệm; Tính linh hoạt; Tính thuận tiện và tối ưu hóa; Tính thu hút. ○ Hạn chế: Phụ thuộc vào sự chủ động của người học; Nội dung thực hành (làm thí nghiệm…) bị hạn chế; Phụ thuộc vào đường truyền trực tuyến (Internet…) và các thiết bị hỗ trợ. Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Với sự phát triển mạnh mẽ của công kết nghệ, việc học trực tuyến ngày càng được mở rộng và dần trở thành xu hướng học tập trên thế giới. Trong hoạt động tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng đặt lịch cho buổi học trực tuyến bằng công cụ số Google Calendar. Hoạt động 2: Sử dụng Google Calendar để đặt lịch cho buổi học trực tuyến (5’) Mục Tìm hiểu về Google Calendar và các chức năng của Google Calendar để tiêu phục vụ cho việc học tập trực tuyến. Cách ● GV đặt câu hỏi tương tác với lớp: tiến ○ Hãy kể tên một số ứng dụng/công cụ học tập trực tuyến mà bạn biết. hành ○ Bạn đã sử dụng những chức năng nào của các ứng dụng/công cụ đó? Bạn có gặp thuận lợi hay khó khăn gì trong quá trình sử dụng không? ○ GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. ● GV giới thiệu về Google Calendar: Là một ứng dụng quản lý thời gian miễn phí của Google cho phép người dùng khởi tạo và quản lý các sự kiện, đặt lời nhắc, ghi chú, địa điểm tổ chức sự kiện và mời khách tham gia vào chỉnh sửa sự kiện đó. Sử dụng Google Calendar để lên lịch cho buổi học giúp GV và HS có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi học. ● GV trình bày các chức năng của Google Calendar phục vụ cho việc đặt lịch học trực tuyến (Tham khảo chi tiết tại mục Sử dụng Google Calendar để đặt lịch cho buổi học trực tuyến trong Giáo trình): ○ Tạo phòng học trực tuyến trên Google Meet bằng Google Calendar ○ Chức năng mời người tham gia ○ Chức năng nhắc sự kiện 16
- ○ Thêm tài liệu đính kèm vào sự kiện Tiểu GV dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo: Ngoài Google Calendar dùng để quản kết lý thời gian và đặt lịch học trực tuyến, Google Workspace còn cung cấp một ứng dụng được thiết kế với các chức năng đặc biệt phục vụ cho việc học trực tuyến đó là Google Meet. Hãy cùng tìm hiểu về Google Meet trong việc hỗ trợ tạo và tham gia một buổi học trực tuyến. Hoạt động 3: Sử dụng Google Meet để tạo một buổi học trực tuyến (10’) Mục Tìm hiểu về Google Meet và những cách tạo, tham gia một buổi học trực tiêu tuyến trên Google Meet. Cách ● GV giới thiệu về Google Meet: Là một ứng dụng miễn phí của Google, tiến cung cấp các chức năng hỗ trợ cho việc học và họp trực tuyến. hành ● GV chia sẻ thêm: Chỉ cần sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối mạng và có ứng dụng Google Meet, dù ở bất kì đâu, bạn cũng có thể tạo một cuộc họp trực tuyến miễn phí trên Google Meet kéo dài 60 phút dành cho 100 người tham gia. ● GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo cá nhân: Hãy tìm hiểu cách tạo một buổi học nhóm trực tuyến trên Google Meet. ○ GV mời một vài HS đại diện chia sẻ ý kiến. ○ GV mời một vài HS khác bổ sung ý kiến. ○ GV nhận xét, góp ý câu trả lời của HS và giới thiệu hai cách tạo một buổi học nhóm trên Google Meet (Tham khảo chi tiết tại mục Sử dụng Google Meet để tạo một buổi học trực tuyến trong Giáo trình): ■ Tạo một buổi học nhóm trực tiếp trên Google Meet ■ Tạo một buổi học nhóm thông qua Google Calendar ● GV chia HS thành các nhóm (3-4 HS/nhóm), tạo một buổi học trực tuyến giả định trên Google Meet và gửi lời mời tham gia đến HS đại diện các nhóm. ○ GV trình bày hai cách xác nhận tham gia lịch học trực tuyến (Tham khảo chi tiết tại mục Sử dụng Google Meet để tạo một buổi học trực tuyến trong Giáo trình): ■ Xác nhận tham gia từ Gmail ■ Xác nhận tham gia tại sự kiện trên Google Calendar ○ GV yêu cầu HS quan sát email nhận được, xác nhận tham gia và tìm hiểu cách tham gia một buổi học/cuộc họp trực tuyến trên Google Meet. ○ GV mời một vài HS đại diện chia sẻ câu trả lời của nhóm. ○ GV nhận xét, góp ý câu trả lời của nhóm và trình bày hai cách tham gia buổi học/cuộc họp trực tuyến trên Google Meet (Tham khảo chi tiết tại mục Sử dụng Google Meet để tạo một buổi học trực tuyến trong Giáo trình): ■ Tham gia buổi học/cuộc họp trực tuyến từ Google Calendar ■ Tham gia trên trang chủ của Google Meet 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyên đề xử lý mảng một chiều trên ngôn ngữ lập trình Python và C++
43 p | 132 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vào giảng dạy Sinh học 10 bài 30 - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
21 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm bài nghị luận văn học trong đề thi THPT quốc gia qua hai tác phẩm người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường
52 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong chuyên đề oxi- ozon – Hóa học 10- ban cơ bản
65 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn