intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT miền núi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT miền núi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh THPT miền núi khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT miền núi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  ---------- SÁNG KIẾN Đề tài: KHẮC PHỤC HỘI CHỨNG SỢ GIAO TIẾP XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Lĩnh vực: Kỹ năng sống Nghệ An, tháng 4 năm 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ----------  ---------- SÁNG KIẾN Đề tài: KHẮC PHỤC HỘI CHỨNG SỢ GIAO TIẾP XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Lĩnh vực: Kỹ năng sống Người thực hiện: 1. HOÀNG THỊ THẬP - Phó Hiệu trưởng - SĐT: 0943 300 567 2. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927 3. TRẦN THỊ THÙY DUNG - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0392 692 511 Nghệ An, tháng 4 năm 2024 2
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG DANH MỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH-BIỂU ĐỒ PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 3 1.1. Khắc phục 3 1.2. Hội chứng 3 1.3. Hội chứng sợ giao tiếp xã hội 3 2. Biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp cải thiện hội 4 chứng sợ giao tiếp xã hội 2.1. Biểu hiện của hội chứng sợ giao tiếp xã hội 4 2.2. Nguyên nhân chung của hội chứng sợ giao tiếp xã hội 5 2.3. Hậu quả của hội chứng sợ giao tiếp xã hội 5 2.4. Một số phương pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội 6 3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 7 4. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi 7 5. Tầm quan trọng của vấn đề khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội 8 cho HS THPT miền núi CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ GIAO TIẾP XÃ 9 HỘI CỦA HS TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1. 1. Mức độ, biểu hiện, nhận thức về sự ảnh hưởng và nhu cầu cải thiện hội 9 chứng sợ giao tiếp xã hội của học sinh trường THPT Tương Dương 1 1.1. Mức độ, biểu hiện hội chứng sợ GTXH của HS trường THPT Tương 10 Dương 1
  4. 1.2. Nhận thức HS về mức độ ảnh hưởng của hội chứng sợ GTXH đối 11 với học tập và cuộc sống 1.3. Nhu cầu, mong muốn cải thiện hội chứng sợ GTXH của HS 12 2. Nhận thức và hành động hỗ trợ HS khắc phục hội chứng sợ GTXH của 12 GV trường THPT Tương Dương 1 2.1. Nhận thức của GV về mức độ ảnh hưởng, sự cần thiết khắc phục hội 13 chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS THPT Tương Dương 1 2.2. Hành động hỗ trợ HS khắc phục hội chứng sợ GTXH của GV trường 13 THPT Tương Dương 1 3. Nguyên nhân mắc hội chứng sợ GTXH của HS trường THPT Tương 13 Dương 1 3.1. Nguyên nhân khách quan 14 3.2. Nguyên nhân chủ quan 14 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HỘI CHỨNG SỢ 15 GIAO TIẾP XÃ HỘI CHO HS THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về 15 hội chứng sợ giao tiếp xã hội 1.1. Hình thức thứ nhất: Tuyên truyền qua Fanpage “Phòng mạch trái tim 15 -TD1” 1.2. Hình thức thứ hai: Tuyên truyền qua cuộc thi “Tìm hiểu hội chứng 16 sợ giao tiếp xã hội” 1.3. Hình thức thứ ba: Tuyên truyền thông qua chương trình ngoại khóa: 17 Khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội 2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức các hoạt động thực hành, nâng cao kỹ năng 20 giao tiếp cho học sinh 2.1. Hình thức thứ nhất: Thiết kế và tổ chức các trò chơi tương tác trong 21 giờ sinh hoạt 15 phút. 2.2. Hình thức thứ hai: Tổ chức thường xuyên các hoạt động trải nghiệm 23 nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho HS 2.3. Hình thức thứ ba: Thực hành kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua 24 các hoạt động học tập trên lớp học 3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh 25 mắc hội chứng sợ GTXH 3.1. Nguyên tắc tư vấn 26 3.2. Các hình thức tư vấn 27
  5. 4. Giải pháp thứ tư: Tăng cường phối hợp với Phụ huynh để hỗ trợ học 33 sinh vượt qua hội chứng sợ giao tiếp xã hội 4.1. Hình thức thứ nhất: Xây dựng kênh liên lạc với Phụ huynh qua các 33 ứng dụng công nghệ số 4.2. Hình thức thứ hai: Tổ chức hội nghị Phụ huynh chủ đề “Thấu hiểu- 34 yêu thương” CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 37 1. Kết quả định tính 37 2. Kết quả định lượng 39 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 39 4. Hiệu quả của đề tài 43 PHẦN 3. KẾT LUẬN 45 1. Kết luận chung 45 1.1. Quá trình nghiên cứu 45 1.2. Ý nghĩa của đề tài 45 1.3. Phạm vi và nội dung ứng dụng 46 2. Kiến nghị, đề xuất 46 2.1. Đối với HS THPT 46 2.2. Đối với gia đình 46 2.3. Đối với các trường THPT 47 2.4. Đối với các cơ quan quản lí giáo dục 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Dân tộc thiểu số DTTS 3 Văn hóa dân tộc VHDT 4 Học sinh HS 5 Giao tiếp xã hội GTXH 6 Giáo viên GV 7 Tương Dương 1 TD1
  6. 8 Quyết định-Bộ giáo dục và đào tạo QĐ-BGDĐT 9 Ban giám hiệu BGH 10 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 11 Mạng xã hội MXH DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Câu hỏi và kết quả khảo sát mức độ, biểu hiện 1 Bảng 1 10 hội chứng sợ GTXH ở HS THPT TD1 Thống kê mức độ biểu hiện của hội chứng sợ 2 Bảng 2 10 GTXH của HS THPT TD1 3 Bảng 3 Câu hỏi và kết quả khảo sát GV 13 4 Bảng 4 Danh sách các thành viên tổ tư vấn tâm lý 26 5 Bảng 5 Tổng hợp đối tượng khảo sát 40 Trích xuất số liệu từ phần mềm SPSS đánh giá 6 Bảng 6 41 sự cấp thiết 7 Bảng 7 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất 41 Trích xuất số liệu đánh giá tính khả thi từ phần 8 Bảng 8 42 mềm SPSS 9 Bảng 9 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 43 DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Minh họa khái niệm hội chứng sợ GTXH 3 2 Hình 2 Minh họa biểu hiện người mắc hội chứng sợ 4 GTXH 3 Hình 3 Biểu đồ thống kê mức độ biểu hiện hội chứng sợ 10 GTXH của HS THPT TD1 4 Hình 4 Biểu đồ nhận thức của HS về mức độ ảnh hưởng 11 của hội chứng sợ GTXH
  7. 5 Hình 5 Biểu đồ nhu cầu cải thiện hội chứng sợ GTXH 12 của HS THPT TD1 6 Hình 6 Biểu đồ về hành động hỗ trợ của GV giúp HS 13 khắc phục hội chứng sợ GTXH 7 Hình 7 Trang Fanpage tuyên truyền 15 8 Hình 8 Bài dự thi tìm hiểu của HS 16 9 Hình 9 Phần thi tìm hiểu của HS 19 10 Hình 10 Phần thi hùng biện của HS 19 11 Hình 11 Phần thi tài năng của HS 20 12 Hình 12 Trò chơi giao lưu cùng khán giả 20 13 Hình 13 Đại diện BGH, Đoàn trường trao thưởng 20 cho các đội thi và khán giả 14 Hình 14 HS thực hiện các trò chơi tương tác 23 15 Hình 15 Một số hoạt động trải nghiệm nâng cao kỹ năng 24 giao tiếp cho HS 16 Hình 16 Các hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp trên lớp 25 17 Hình 17 Yêu cầu về đạo đức trong tư vấn, hỗ trợ học sinh 26 18 Hình 18 Tư vấn online 28 19 Hình 19 Tư vấn trực tiếp 29 20 Hình 20 File sổ tay chẩn đoán 32 21 Hình 21 Phát hành sổ tay chẩn đoán tới HS 32 22 Hình 22 Các slide hội nghị phụ huynh 35 23 Hình 23 Các hoạt động trong hội nghị phụ huynh 36 24 Hình 24 Em Đặng Diệp Hân đạt giải nhì cuộc thi KHKT 38 cấp tỉnh 25 Hình 25 Em Kha Thị Anh Thư trong hội thi “Người đẹp 38 đền Vạn” 26 Hình 26 Biểu đồ thực trạng mắc hội chứng sợ GTXH của 39 HS trước và sau thực nghiệm
  8. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quyết định số 1442/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2022 về Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 đã đề ra mục tiêu: “Tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục về sức khỏe tâm thần cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học, trẻ em, học sinh; tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và các rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học góp phần hỗ trợ can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh”. Một trong số những giải pháp được đưa ra là: “Lồng ghép các chương trình giáo dục sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục; Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục về sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học”. Như vậy, hiện nay sức khỏe tâm thần của học sinh đã và đang là vấn đề rất được các Bộ, ban ngành và toàn xã hội quan tâm. Độ tuổi học sinh THPT nằm trong giai đoạn thanh niên, là lứa tuổi có những diễn biến phức tạp về hành vi. Hiện tượng người trẻ lựa chọn cái chết thay vì tìm cách giải quyết các vấn đề mình mắc phải đã không còn là hiện tượng hiếm, thật sự trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Một trong số nguyên nhân sâu xa gây ra tự tử của những người trẻ tuổi là do mắc bệnh trầm cảm. Những người bệnh trầm cảm có không ít người mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Không đơn thuần giống như tính cách rụt rè, nhút nhát, hướng nội mà hội chứng sợ giao tiếp xã hội chính là trạng thái vô cùng sợ hãi đối với các sự việc tương tác xã hội. Chứng sợ giao tiếp xã hội không phải một loại bệnh tâm thần, nhưng nó lại có thể là một phần nguyên nhân hình thành những bệnh lý về tâm lý khác như trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần. Học sinh THPT ở huyện miền núi Tương Dương phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số1. Các em có sự hạn chế về giao tiếp, thiếu hụt nhiều kỹ năng sống cơ bản nên rất dễ mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội. HS mắc hội chứng này thường gặp khó khăn trong việc phát huy năng lực, phẩm chất của bản thân dẫn đến ảnh hưởng kết quả học tập và các mối quan hệ xung quanh. Cho nên vấn đề tư vấn, hỗ trợ học sinh miền núi khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cần được triển khai kịp thời, thường xuyên trong trường học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT miền núi. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh THPT miền núi khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. 1 Năm học 2023-2024 số lượng học sinh của trường là 1099 em với 30 lớp trong đó dân tộc Thái 781/1099(chiếm 70,15%); Khơ mú 119/1099 (chiếm 10,82%); Mông 72/1099 (chiếm 6,55%); tày Poọng (Thổ) 4/1099 (chiếm 0,36%); Ơ đu 2/1099 (chiếm 0,18%); Kinh 124/1099 (chiếm 11,2%); DT khác 7/1099 (chiếm 0,63%). 1
  9. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và những biện pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS trường THPT Tương Dương 1. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát và thu thập thông tin về thực trạng hội chứng sợ giao tiếp xã hội của HS THPT Tương Dương 1 - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả khảo sát và xử lý kết quả trước và sau thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm: Phối hợp các biện pháp cụ thể để có những tác động nhằm nâng cao nhận thức và cách khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS trường THPT Tương Dương 1, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả các biện pháp được đề xuất và rút kinh nghiệm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về hội chứng sợ giao tiếp xã hội. - Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện, nhận thức về sự ảnh hưởng và nhu cầu cải thiện hội chứng sợ giao tiếp xã hội của học sinh trường THPT Tương Dương 1; khảo sát nhận thức và các hành động hỗ trợ của giáo viên giúp HS khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội. - Đề xuất các giải pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả thu được sau khi thực nghiệm. - Đánh giá hiệu quả các giải pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS trường THPT Tương Dương 1. 6. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, nghiên cứu những lý luận sâu sắc về hội chứng sợ giao tiếp xã hội. - Nhận thấy được thực trạng và những ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng sợ giao tiếp xã hội đối với học sinh THPT miền núi. Từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp để khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS miền núi. - Cải thiện môi trường học tập và phát triển của học sinh THPT miền núi, góp phần thực hiện mục tiêu CTGD 2018 hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Giảm bớt những khó khăn mà học sinh miền núi đang gặp phải, hình thành cho học sinh lối sống tích cực, hòa đồng, hướng đến xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc”. 2
  10. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Khắc phục Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Khắc phục là thắng những khó khăn để đạt được mục đích của mình. 1.2. Hội chứng Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. Từ này xuất phát từ Hy Lạp, σύνδρομον (hội chứng), có nghĩa là "concurrence" ("tính đồng thời"). Trong một số trường hợp một hội chứng có mối quan hệ rất chặt chẽ với một bệnh hoặc nguyên nhân gây ra bệnh, các từ hội chứng, bệnh và rối loạn thường hay được sử dụng thay thế lẫn nhau. 1.3. Hội chứng sợ giao tiếp xã hội Hội chứng sợ giao tiếp xã hội (tên tiếng Anh: Social anxiety disorder hoặc social phobia) còn được gọi với tên khác là rối loạn lo âu xã hội. Đây được xem là một tình trạng mãn tính thuộc về mặt sức khỏe tâm thần. Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ luôn có cảm giác bất an về mọi thứ xung quanh, họ có cảm giác rằng mọi người đang quan sát và chú ý đến mình, lo sợ người khác sẽ đánh giá và phán xét về mình. Hình 1. Minh họa khái niệm hội chứng sợ giao tiếp xã hội 3
  11. 2. Biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp cải thiện hội chứng sợ giao tiếp xã hội 2.1. Biểu hiện hội chứng sợ giao tiếp xã hội 2.1.1. Biểu hiện về hành vi - Luôn cảm thấy xấu hổ về chính mình. - Khi bản thân bị bối rối hoặc bẽ mặt sẽ sản sinh cảm xúc lo lắng. - Lo lắng nếu xúc phạm ai đó, lo sợ bản thân mình sẽ xúc phạm ai đó. - Ngại và không muốn nói chuyện với người lạ. - Sợ người khác biết được mình đang trong tình trạng lo lắng. - Tránh làm việc hoặc nói chuyện với người khác. - Trong cuộc trò chuyện thường có xu hướng im lặng, chỉ thực sự cần thiết mới chia sẻ. - Luôn tìm cách né tránh việc trao đổi ánh mắt, rất ít khi nhìn thẳng vào người đối diện. - Tự chỉ trích khả năng giao tiếp của bản thân, có xu hướng phóng đại và thổi phồng những sự sai sót của mình và tự phán xét chúng một cách khắc nghiệt. - Tránh những hành vi có thể khiến bản thân thành trung tâm của sự chú ý. - Luôn nghĩ đến những điều tồi tệ và xấu xa cho một sự việc, tình huống. - Luôn có cảm giác đề phòng với mọi sự kiện hoặc hoạt động. Hình 2. Minh họa biểu hiện người mắc hội chứng sợ GTXH 4
  12. - Đối với trẻ nhỏ thì sẽ có biểu hiện như: khóc lóc, tính cáu bẳn, từ chối nói chuyện, luôn bám sát bố mẹ, lớn hơn thì sợ việc đến trường, sợ khi nói chuyện cùng bạn bè, sợ phát biểu và chỉ thoải mái khi được ở nhà. - Với người trưởng thành thì họ có nhiều xu hướng lựa chọn các công việc không đòi hỏi phát giao tiếp, gặp gỡ nhiều người. Thậm chí có nhiều trường hợp còn cố gắng tìm việc tại nhà để hạn chế tối đa các tình huống giao tiếp xã hội. 2.1.2. Biểu hiện về mặt thực thể - Cảm giác khó chịu ở bụng và buồn nôn. - Thường xuyên thấy tim đập nhanh khi nói chuyện với người lạ. - Cảm thấy căng thẳng, khó thở, ra nhiều mồ hôi. - Đầu lâng lâng, chóng mặt, choáng váng. - Cảm giác mơ hồ, không tập trung vào buổi trò chuyện. - Bị căng cơ, cảm giác như “hồn lìa khỏi xác”, trở nên lú lẫn. 2.2. Nguyên nhân chung của hội chứng sợ giao tiếp xã hội - Do đặc tính di truyền: Theo nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng các rối loạn lo âu sẽ có nhiều xu hướng bị ảnh hưởng qua di truyền. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định được chính xác rằng bao nhiêu phần trong trong số này là do yếu tố di truyền hay do sự ảnh hưởng từ hành vi học được. - Do sự mất cân bằng sinh hóa não: Chuyên gia cho biết rằng, những yếu tố sinh hóa não sẽ có vai trò chi phối hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của con người. Cũng chính vì thế nếu những yếu tố này bị mất đi sự cân bằng sẽ khiến cho con người dễ hình thành các nỗi lo sợ quá mức về một vấn đề nào đó. Đa phần người bệnh sẽ có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức, đây là một cấu trúc não có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát sự đáp ứng với nỗi lo sợ. Nếu chúng hoạt động quá mức có thể làm cho con người phản ứng mạnh mẽ lại với nỗi sợ, khiến cho sự lo lắng bắt đầu gia tăng dữ dội. - Yếu tố môi trường: Hội chứng sợ GTXH cũng có thể xuất phát từ các hành vi học được trong quá trình sống hoặc do các yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể như gia đình quá bảo bọc, trẻ không có đủ các kỹ năng giao tiếp, thường xuyên bị tẩy chay, cô lập, bắt nạt,…Bên cạnh đó, việc sống và sinh hoạt chung với người mắc bệnh cũng có thể khiến cho nhiều người bị ảnh hưởng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 2.3. Hậu quả của hội chứng sợ giao tiếp xã hội Sợ giao tiếp xã hội không phải là một hội chứng hiếm gặp, tuy nhiên sự hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề này lại thực sự chưa sâu sắc. Nhiều người còn cho rằng những biểu hiện sợ hãi của người bệnh là do tính cách, đặc điểm cá nhân chứ hoàn toàn không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp thì sẽ gây nên rất nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống của người bệnh. 5
  13. Người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội luôn có xu hướng muốn tránh né những sự kiện, tình huống giao tiếp gây cản trở nhiều đến quá trình học tập, làm việc và các hoạt động bên ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến họ thiếu đi nhiều kỹ năng xã hội, không có khả năng để giao tiếp tốt, khó khăn trong việc đưa ra ý kiến. Hơn thế, những đối tượng này sẽ bị hạn chế rất nhiều về việc duy trì và kết nối với các mối quan hệ xã hội, có ít hoặc thậm chí không có bạn bè. Bên cạnh đó, những người mắc phải chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ luôn có tâm lý tự trách mắng và dằn vặt bản thân. Họ luôn cho rằng mình vô dụng, bất tài và những người xung quanh luôn có cái nhìn chê bai, đánh giá tồi tệ về họ. Từ đó họ cũng có nhiều xu hướng muốn tìm đến rượu bia, các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn, kiểm soát nỗi sợ hãi và tự cô lập chính mình. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến cho họ nảy sinh ra nhiều ý muốn tự làm hại bản thân, thậm chí là tự sát. Hơn thế, theo một số nghiên cứu, tình trạng bệnh lý này cũng có mối quan hệ mật thiết đối với các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, hội chứng ruột kích thích, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh tọa,…. 2.4. Một số phương pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội 2.4.1. Liệu pháp tâm lý Đối với các trường hợp bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội cần phải được can thiệp tâm lý một cách sớm nhất. Thông qua việc trò chuyện và trao đổi trực tiếp, chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho thân chủ của mình nhìn nhận được các nỗi sợ vô lý của bản thân. Nhờ đó mà họ cũng biết cách kiểm soát nỗi sợ và điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ theo chiều hướng đúng đắn hơn. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà các chuyên gia sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp phù hợp nhất. Thông thường, đối với tình trạng sợ giao tiếp xã hội sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi để có thể điều chỉnh tốt về những suy nghĩ, hành động, thói quen chưa phù hợp. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn hướng dẫn thêm những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận. Việc trang bị và năng cao các kỹ năng này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ dàng đối diện với những tình huống giao tiếp xã hội, từ đó dần hòa nhập tốt với cuộc sống bình thường. 2.4.2. Điều trị bằng thuốc Người bệnh sợ giao tiếp xã hội sẽ luôn tồn tại những cảm giác bất an, lo lắng và sợ hãi về các sự kiện xảy ra xung quanh. Vì thế, sử dụng thuốc sẽ giúp bạn nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu về tinh thần và thể chất. Đồng thời, thuốc sẽ giúp cho người bệnh cải thiện tốt tâm trí, hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng sợ giao tiếp xã hội có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Nếu trong thời gian sử dụng có xuất hiện 6
  14. bất kì các triệu chứng bất thường nào thì cũng cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời. 2.4.3. Một số phương pháp tự cải thiện - Mời bạn bè cùng tham gia các hoạt động xã hội: Con người sẽ không thể nào tránh né mãi mãi việc tham dự và có mặt tại các tình huống giao tiếp xã hội. Vì thế, hãy thử làm quen với chúng bằng cách mời bạn bè hoặc người thân cùng đi. Tuy nhiên, khi đến bữa tiệc, cuộc gặp mặt nào đó thì chúng ta cũng phải tập làm quen với những người xa lạ. Mỗi lần tham gia chúng ta chỉ cần trò chuyện thêm với một vài người bạn cũng sẽ giúp giảm dần đi sự sợ hãi. - Tập giao tiếp trước gương: Để chuẩn bị tốt nhất cho một buổi gặp gỡ, có thể thử tập luyện trước gương, nói chuyện thoải mái với bản thân bằng một chủ đề nào đó. Điều này sẽ giúp ta dễ dàng hơn khi bắt chuyện với một ai đó, đồng thời kiểm soát tốt những điều mà bản thân sẽ nói. - Đặt mục tiêu cho bản thân: Việc chủ động trò chuyện với những người bạn mới có thể rất khó khăn với bệnh nhân bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, để khắc phục các nỗi sợ của mình thì chúng ta hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Với những cuộc gặp gỡ lần đầu tiên, hãy đặt ra một mục tiêu đơn giản, ví dụ như trò chuyện với người lạ trong vòng 5 đến 10 phút, tự giới thiệu bản thân với những người xung quanh. 3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT Độ tuổi từ 15-18, HS có sự phát triển về sinh lý với một số biểu hiện như dậy thì, thay đổi hooc môn, thiếu niên có xu hướng tăng hưng phấn nhẹ hoặc căng thẳng xúc cảm. Sự phát triển về sinh lý dẫn đến sự thay đổi nhất định về tâm lý. Ở lứa tuổi này HS còn hình thành những quan điểm sống riêng biệt, biết bảo vệ lẽ phải và cái đẹp, phê phán những điều sai trái. Tình cảm của HS THPT thường biểu hiện ở tính tự lập, cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy, lứa tuổi này thường dễ có xu hướng xa lánh người lớn và tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi. Đặc điểm này cùng với sự phát triển của tính tự trọng chưa cao làm cho HS THPT thiếu tự chủ và thường chịu sự tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực ở HS khi đối mặt với khó khăn. Hơn nữa, ở bậc THPT, HS còn có nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ. Một khi cái tôi chưa được quan tâm chú ý, hoặc hay bị chê bai HS dễ tự ti, bi quan, mặc cảm bản thân xấu xí, kém cỏi, vô dụng. Khi bị chỉ trích, một số HS chưa biết xử lý cảm xúc như thế nào nên cảm thấy tổn thương sâu sắc và trở nên thu mình lại, ngại giao tiếp với mọi người. Vì thế giúp HS hiểu rõ bản thân, không mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội là một việc vô cùng cần thiết. 4. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi 7
  15. Bên cạnh những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, HS miền núi lại mang những đặc điểm riêng về tính cách cũng như đời sống tình cảm, cảm xúc. Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các bạn lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. Học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười, HS dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè. Một số HS thậm chí bỏ học, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Học sinh miền núi còn rất thẳng thắn, thật thà và tự trọng, có gì không vừa ý thường tỏ thái độ ngay. HS sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Những vấn đề thực tế liên quan đến bản thân luôn tạo sức hút rất lớn với HS. Vì vậy, cần nắm vững đặc điểm tâm lí, tình cảm của HS miền núi để đề ra các biện pháp tư vấn, hỗ trợ HS một cách phù hợp, sát với đối tượng. 5. Tầm quan trọng của vấn đề khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS THPT miền núi Vấn đề khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT ở miền núi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của học sinh. Trước tiên, khắc phục hội chứng sợ GTXH giúp học sinh miền núi có cơ hội học tập và phát triển. Hội chứng sợ GTXH có thể gây lo lắng, căng thẳng và giới hạn khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội. Khi học sinh không thể tự tin tham gia vào các bài thuyết trình, nhóm học tập, hoặc thảo luận lớp, khả năng họ học tập và phát triển sẽ bị ảnh hưởng. Bằng cách giải quyết vấn đề này, học sinh sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động nhóm, thể hiện ý kiến của mình một cách tự tin và tận hưởng các quyền lợi của một môi trường học tập tích cực. Thứ hai, việc khắc phục hội chứng sợ GTXH tạo cơ hội xã hội và tương tác cho học sinh. Hội chứng sợ GTXH có thể khiến học sinh cảm thấy cô đơn và cách biệt với những người khác, tránh xa các hoạt động xã hội như tham gia câu lạc bộ, buổi họp lớp hoặc các sự kiện cộng đồng. Tuy nhiên, bằng cách giúp học sinh khắc phục hội chứng này, HS được tham gia vào các hoạt động xã hội, xây dựng mối quan hệ và phát triển kỹ năng giao tiếp. Điều này không chỉ giúp HS tự tin hơn trong các tình huống xã hội mà còn tạo ra một môi trường hỗ trợ và đồng lòng trong cộng đồng Thứ ba, khắc phục hội chứng sợ GTXH giúp tăng cường sự tự tin và lòng tin của học sinh. Hội chứng sợ GTXH thường đi kèm với sự thiếu tự tin và không tin vào khả năng của bản thân. Việc khắc phục hội chứng sợ GTXH tạo điều kiện để học sinh phát triển sự tự tin và lòng tin vào khả năng của mình. Điều này ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển cá nhân và tương lai của học sinh, giúp các em tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội và xây dựng mối quan hệ. 8
  16. Thứ tư, khắc phục hội chứng sợ GTXH giúp học sinh miền núi tạo động lực và khám phá tiềm năng của bản thân. Khi học sinh khắc phục được vấn đề sợ giao tiếp xã hội, HS sẽ tìm thấy động lực và sự tự tin để khám phá tiềm năng của mình. HS có thể dám thử những thách thức mới, tham gia vào các hoạt động xã hội mà trước đây các em không dám thử. Điều này mở ra nhiều cơ hội mới cho học sinh và giúp các em phát triển tốt hơn trong cuộc sống. Tóm lại, việc khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho học sinh THPT ở miền núi rất quan trọng. Nó tạo điều kiện cho học sinh học tập và phát triển, tạo cơ hội xã hội và tương tác, tăng cường sự tự tin và lòng tin, cũng như khám phá tiềm năng của HS. Điều này mang lại lợi ích cho sự phát triển cá nhân của học sinh và tạo ra một môi trường học tập tích cực và hòa nhập trong cộng đồng học đường. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ GIAO TIẾP XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 1. Mức độ, biểu hiện, nhận thức về sự ảnh hưởng và nhu cầu cải thiện hội chứng sợ giao tiếp xã hội của học sinh trường THPT Tương Dương 1 Phương pháp: Điều tra bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát HS [Phụ lục 01] Nội dung khảo sát: Thực trạng hội chứng sợ GTXH của HS trường THPT Tương Dương 1: Mức độ, biểu hiện, nhận thức sự ảnh hưởng và nhu cầu cải thiện của HS. Đối tượng khảo sát: 300 HS trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Tháng 9/2023. Câu hỏi và kết quả khảo sát HS: Nội dung Câu hỏi Đáp án Tỷ lệ % a) Rất ít khi xảy ra 21.8 1. Bạn có khó khăn trong việc b) Đôi khi xảy ra 58.2 bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện với người khác? c) Thường xuyên xảy ra 15.1 d) Luôn luôn xảy ra 4.9 2. Bạn có cảm thấy khó khăn a) Rất ít khi xảy ra 36.4 trong việc duy trì mắt liên hệ b) Đôi khi xảy ra 40.4 MỨC ĐỘ, và tiếp thu thông tin từ người c) Thường xuyên xảy ra 15.1 BIỂU HIỆN khác khi đang nói chuyện? d) Luôn luôn xảy ra 8.1 CỦA HỘI 3. Bạn có xu hướng tránh các a) Rất ít khi xảy ra 51.1 CHỨNG SỢ hoạt động như tham gia các b) Đôi khi xảy ra GIAO TIẾP 32.4 buổi liên hoan, làm việc nhóm, XÃ HỘI Ở c) Thường xuyên xảy ra 12.0 tham gia câu lạc bộ hoặc sự HS THPT kiện ngoại khóa...? d) Luôn luôn xảy ra 4.5 TƯƠNG DƯƠNG 1 4. Bạn có cảm thấy lo lắng và a) Rất ít khi xảy ra 16.0 bất an trong các tình huống xã b) Đôi khi xảy ra 50.7 hội mới hoặc không quen c) Thường xuyên xảy ra 22.2 thuộc? d) Luôn luôn xảy ra 11.1 a) Rất ít khi xảy ra 19.1 5. Bạn có khó khăn trong việc b) Đôi khi xảy ra 42.2 đặt câu hỏi, truyền đạt ý kiến c) Thường xuyên xảy ra 31.1 9
  17. hoặc thể hiện ý kiến cá nhân trước một nhóm người? d) Luôn luôn xảy ra 7.6 6. Bạn có khó khăn trong việc a) Rất ít khi xảy ra 40.9 đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể và b) Đôi khi xảy ra 36.4 biểu đạt cảm xúc của người c) Thường xuyên xảy ra 15.1 khác khi giao tiếp? d) Luôn luôn xảy ra 7.6 7. Hội chứng sợ giao tiếp xã a) Rất ít ảnh hưởng 35.1 hội ảnh hưởng như thế nào đến b) Đôi khi ảnh hưởng 42.7 học tập và các mối quan hệ xã c) Thường xuyên ảnh hưởng 16.4 MỨC ĐỘ hội của bạn? d) Luôn luôn ảnh hưởng 5.8 ẢNH a) Rất ít khi 41.3 HƯỞNG VÀ 8. Bạn đã tìm kiếm sự trợ giúp NHU CẦU b) Đôi khi 35.1 để khắc phục hội chứng sợ giao CẦN GIÚP tiếp xã hội ở mức độ nào? c) Thường xuyên 16.9 ĐỠ CỦA HS d) Luôn luôn 6.7 Bảng 1. Câu hỏi và kết quả khảo sát mức độ, biểu hiện hội chứng sợ GTXH ở HS Sau khi tính trung bình các mức độ, có kết quả như sau: 1.1. Mức độ, biểu hiện hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tương Dương 1 Mức độ biểu hiện của hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tỷ lệ Tương Dương 1 % Rất ít 30,9 Đôi khi 43,4 Thường xuyên 18,4 Luôn luôn 7,3 Bảng 2. Thống kê mức độ biểu hiện của hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tương Dương 1 Thực trạng hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tương Dương 1 (tỷ lệ %) 7.3 18.4 30.9 43.4 Rất ít Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn Hình 3. Biểu đồ thống kê mức độ biểu hiện hội chứng sợ GTXH của HS THPT TD1 10
  18. Nhận xét: - Về mức độ: Kết quả cho thấy, số HS cho rằng mình rất ít có các biểu hiện của hội chứng sợ giao tiếp xã hội chiếm tỉ lệ 30,9%. Mức thường xuyên là 18,4% và luôn luôn là 7,3%, cả hai mức này là 25,7%. Hai mức này thể hiện số lượng HS đang mắc hội chứng sợ GTXH. Như vậy, gần như trong 4 HS sẽ có 1 HS mắc hội chứng này, đây là một tỷ lệ đang báo động. Hơn nữa, số HS đôi khi có các biểu hiện của hội chứng sợ GTXH chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4%, cũng là một con số đáng lưu tâm. Bởi nếu không có các giải pháp kịp thời thì số HS này có thể sẽ dần dần mắc hội chứng sợ GTXH ở mức nặng hơn. - Về biểu hiện: Biểu hiện của hội chứng sợ giao tiếp xã hội ở HS THPT Tương Dương 1 rất đa dạng. Gần như những HS mắc phải hội chứng này đều thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an, thiếu tự tin, cảm thấy khó khăn khi phải tiếp xúc, trò chuyện, phát biểu ý kiến, tránh né các hoạt động nhóm, các sự kiện xã hội, gặp nhiều khó khăn khi phải thay đổi môi trường sống. Đặc biệt vấn đề khiến HS lo lắng, sợ hãi nhất là phải phát biểu trước đám đông, biểu diễn trước mọi người. Như vậy, thực trạng mắc hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tương Dương 1 là đáng báo động và cần thiết phải có các biện pháp tác động để khắc phục hội chứng sợ GTXH cho HS. 1.2. Nhận thức HS về mức độ ảnh hưởng của hội chứng sợ GTXH đối với học tập và cuộc sống Nhận thức HS về mức độ ảnh hưởng của hội chứng sợ GTXH đối với học tập và cuộc sống (Tỷ lệ %) 5.8 16.4 35.1 42.7 Rất ít ảnh hưởng Đôi khi ảnh hưởng Thường xuyên ảnh hưởng Luôn luôn ảnh hưởng Hình 4. Biểu đồ nhận thức của HS về mức độ ảnh hưởng của hội chứng sợ GTXH Nhận xét: Biểu đồ cho thấy, số HS nhận thấy hội chứng sợ GTXH có ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống ở mức “thường xuyên”, “luôn luôn” (mức cao) là 16,4% và 5,8%. Đây là tỷ lệ thấp (22,2% cho hai mức), mức “rất ít” ảnh hưởng là 35,1% và mức “đôi 11
  19. khi” là 42,7% chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, mức độ nhận thức của HS về sự ảnh hưởng của hội chứng sợ GTXH đến việc học và cuộc sống của mình là chưa cao. 1.3. Nhu cầu, mong muốn cải thiện hội chứng sợ GTXH của HS Nhu cầu, mong muốn cải thiện hội chứng sợ GTXH của HS THPT Tương Dương 1 (Tỷ lệ %) 6.7 16.9 41.3 35.1 Rất ít khi Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn Hình 5. Biểu đồ nhu cầu cải thiên hội chứng sợ GTXH của HS THPT TD1 Nhận xét: Biểu đồ cho thấy, số HS có nhu cầu cải thiện hội chứng này chưa cao. Mức “thường xuyên” và “luôn luôn” chỉ có 16,9% và 6,7% (Tổng 23,9%). Mức “đôi khi” là 35,1%. Mức “rất ít khi” 41,3%, cao nhất. Kết quả phản ánh đúng việc HS chưa nhận thức rõ sự ảnh hưởng hội chứng sợ GTXH đối với bản thân. Hơn nữa, HS mắc hội chứng này luôn muốn ẩn mình, cho rằng đó là thói quen, tính cách, tâm lý nên chưa chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ để thay đổi bản thân. 2. Nhận thức và hành động hỗ trợ HS khắc phục hội chứng sợ GTXH của GV trường THPT Tương Dương 1 Phương pháp: Điều tra bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát GV [Phụ lục 02] Nội dung khảo sát: Nhận thức và hành động hỗ trợ HS khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội của GV trường THPT Tương Dương 1. Đối tượng khảo sát: 30 GV THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Tháng 9/2023. Câu hỏi và kết quả khảo sát GV: Câu hỏi khảo sát Trả lời Lựa chọn 1. Thầy cô cho rằng hội chứng sợ a) Rất ảnh hưởng 100% giao tiếp xã hội ảnh hưởng đến b) Có ảnh hưởng nhất định 0 khả năng học tập và phát triển xã hội của HS ở mức độ nào? c) Ảnh hưởng không đáng kể 0 2. Thầy cô có cho rằng việc hỗ trợ a) Không cần thiết 0 HS khắc phục hội chứng sợ giao b) Ít cần thiết 0 tiếp xã hội là cần thiết không? c) Cần thiết 0 12
  20. d) Rất cần thiết 100% 3. Thầy cô đã triển khai các hình a) Rất ít khi triển khai 6% thức giáo dục học sinh khắc phục b) Thỉnh thoảng có triển khai 7% hội chứng sợ giao tiếp xã hội ở mức độ nào? c) Thường xuyên triển khai 87% Bảng 3. Câu hỏi và kết quả khảo sát giáo viên Sau khi thống kê, xử lý số liệu, kết quả như sau: 2.1. Nhận thức của GV về mức độ ảnh hưởng, sự cần thiết khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS THPT Tương Dương 1 Kết quả khảo sát cho thấy: 100% GV đều đánh giá hội chứng sợ GTXH ở mức rất ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển của HS. 100% GV đều nhận thấy việc hỗ trợ HS khắc phục hội chứng này ở mức rất cần thiết. Như vậy, các GV đều đồng ý hội chứng sợ GTXH ảnh hưởng rất lớn đến HS và cần thiết phải có những giải pháp tác động hỗ trợ giúp HS vượt qua hội chứng sợ GTXH. 2.2. Hành động hỗ trợ HS khắc phục hội chứng sợ GTXH của GV trường THPT Tương Dương 1 Mức độ triển khai các hình thức giáo dục HS khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội (Tỷ lệ %) 7% 6% 87% Rất ít khi triển khai Thỉnh thoảng có triển khai Thường xuyên triển khai Hình 6. Biểu đồ về hành động hỗ trợ của GV giúp HS khắc phục hội chứng sợ GTXH Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, các GV đã tổ chức một số biện pháp khắc phục hội chứng sợ giao tiếp xã hội cho HS nhưng chủ yếu ở mức “thỉnh thoảng” (87%). Hình thức phổ biến là tự chia sẻ, cho lời khuyên HS dựa trên kinh nghiệm sống và hiểu biết của mình chứ chưa thực hiện một cách bài bản, thường xuyên và có chủ đích nên chưa thấy rõ hiệu quả. 3. Nguyên nhân mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội của HS trường THPT Tương Dương 1 3.1. Nguyên nhân khách quan 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2