Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đổi mới công tác chăm sóc sức khoẻ HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng góp phần tích cực vào quá trình hình thành và phát triển những kĩ năng mềm cho học sinh làm giảm thiểu những tổn thương tinh thần giúp các em tự tin sống với bản ngã của mình trong môi trường học đường một cách lành mạnh và phát triển toàn diện về nhân cách, thể lực và trí lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO HỌC SINH HÒA NHẬP VÀ HỌC SINH CÓ XU HƯỚNG THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT Ở TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN. MÔN/LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG NĂM HỌC: 2023 – 2024 1
- 2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO HỌC SINH HÒA NHẬP VÀ HỌC SINH CÓ XU HƯỚNG THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT Ở TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN” MÔN/LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG Người thực hiện: 1. Ngô Thanh Hoàng Tổ: Xã Hội Số điện thoại: 0941 959 117 2. Bùi Thị Kim Dung Tổ: Ngữ Văn Số điện thoại: 0984 669 725 NĂM HỌC: 2023 – 2024 2
- MỤC LỤC TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Phạm vi áp dụng 1 III. Phương pháp tiến hành 2 IV. Đóng góp của đề tài 2 1. Tính mới 2 2. Tính khoa học 2 3. Tính hiệu quả 3 4. Tính ứng dụng thực tiễn 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ 3 SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 1. Tình hình nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS 3 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần 5 HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT 3. Kết luận 6 II. Cơ sở khoa học của đề tài 7 1. Cơ sở lí luận 7 3
- 1.1.Sức khoẻ tinh thần học sinh THPT. 7 1. 2. Học sinh hoà nhập 8 1.3. Cộng đồng LGBT 10 1.4. Các vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho HS hoà nhập 11 và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT 2. Thực trạng về công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh nói chung, học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng 13 thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu. 2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh nói 13 chung 2.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà 13 nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT . CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO NHỮNG HỌC SINH HÒA NHẬP VÀ HỌC 15 SINH CÓ XU HƯỚNG THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT Ở TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU – YÊN THÀNH – NGHỆ AN. I. Các giải pháp áp dụng. 15 1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV – HS –CBQL – 15 GĐ và XH 1.1.Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng 16 xã hội về công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho những học sinh hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LBGT 4
- 1.2. GV, GVCN thông qua các tiết dạy, các buổi sinh hoạt lớp nhằm nâng cao nhận thức cho các em HS trong lớp, trong trường và giả định các tình huống có liên quan đến đời sống 19 tinh thần của HS hoà nhập và HS có xu hướng LBGT, cho HS thảo luận và đưa ra biện pháp giải quyết 2. Giải pháp 2: Quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần cho học 22 sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT 2.1. Thu thập, tìm hiểu đời sống tinh thần của các em bằng 22 cách làm bạn với các em. 2.2. Thành lập các nhóm riêng trên zalo, câu lạc bộ tâm lí học 28 đường 3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động phong trào, ngoại khoá để học sinh có những kĩ năng sống và biết hoà hợp với môi 29 trường sống. 3.1. Phong trào văn nghệ 29 3.2. Phong trào thể dục, thể thao, văn hóa 31 3.3. Công trình thanh niên, phong trào thiện nguyện 33 II. Hiệu quả của giải pháp 34 1. Kết quả đạt được 2. Kết luận CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN CHO HS HOÀ NHẬP VÀ HS CÓ 36 XU HƯỚNG THUỘC CỘNG ĐỒNG LGBT Ở TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN I. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 36 5
- II. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 36 III. Thời gian thực nghiệm 36 IV. Qui trình thực nghiệm 36 V. Kết quả thực nghiệm 37 VI. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 38 xuất 1. Mục đích khảo sát 38 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 38 3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 39 3.1. Khảo sát tính cấp thiết của đề tài 39 3.2. Khảo sát tính khả thi của đề tài 40 PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG 42 I. Kết luận của biện pháp 42 II. Kiến nghị và đề xuất 43 1. Kiến nghị 43 1.1. Đối với nhà trường 43 1.2. Đối với giáo viên 43 1.3. Đối với gia đình 43 2. Đề xuất hướng phát triển đề tài 44 PHẦN PHỤ LỤC 6
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nội dung Viết tắt Cộng đồng những người có giới tính đặc biệt LGBT Giáo viên GV Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Câu lạc bộ CLB Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Bộ Giáo dục và đào tạo BGD&ĐT 7
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên tuổi học đường rất đáng báo động. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. 2. Các rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật tâm hồn và cả thể xác ở thanh thiếu niên. Đặc biệt đối với những học sinh hoà nhập và học sinh có vấn đề về giới tính, có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT càng gặp nhiều khó khăn và rắc rối, đặc biệt là những rối loạn về tâm thần. Tỷ lệ các rối loạn sức khỏe tâm thần ở HS hoà nhập và nhóm HS có xu hướng LGBT như trầm cảm, tự sát và ý tưởng tự sát, lo âu và sử dụng chất kích thích cao hơn so với nhóm những HS bình thường. 3. Ở các trường THPT hiện nay nói chung và trường THPT Phan Đăng Lưu nói riêng luôn có những HS hoà nhập, đặc biệt số lượng HS có xu hướng LGBT ngày càng gia tăng do nhu cầu được sống đúng với bản ngã giới tính của mình. Tuy nhiên các em lại gặp rất nhiều những khó khăn và có lúc rơi vào bế tắc trong môi trường học đường. Nhiều bạn sống khép kín và tự cô lập trong sự cô đơn không có ánh sáng. Cổng trường, lớp học bạn bè trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí có em có xu hướng tìm tới cái chết. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Một là các em trong tuổi vị thành niên khó khăn trong việc chấp nhận tình trạng giới tính của mình hay sự khác biệt về hình dạng bên ngoài và khả năng tư duy ở HS hoà nhập. Hai là các em phải đối diện với thái độ phản ứng của người khác về giới tính hay sự khác biệt của mình nên thường mất tự tin; các em có thể tự hủy hoại bản thân mình. Ba là phải đối diện với sự bắt nạt và sự phân biệt đối xử; bị cô lập hay bị phản đối từ gia đình, bạn bè hoặc từ cả cộng đồng; đồng thời lo lắng sợ hãi bởi những hành vi bạo lực có thể xảy ra với những HS hoà nhập và HS có xu hướng LGBT. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là “ Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. II. Phạm vi áp dụng Chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, tiến hành thể nghiệm về công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung và HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, trong đó tập trung bắt đầu thể nghiệm ở nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT tại trường THPT Phan Đăng Lưu. 8
- III. Phương pháp tiến hành Sử dụng linh hoạt các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, thông tin; phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động; phương pháp so sánh trước và sau khi tác động; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tranh ảnh. IV. Đóng góp của đề tài Vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Muốn công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho HS hình thành và phát triển một cách bền vững và lâu dài cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó đổi mới tư tưởng, nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng, của hội đồng sư phạm và môi trường học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công tác chăm sóc sức khoẻ HS hiện nay mặc dù đã được chú ý nhưng chưa được chú trọng, người ta đề cập nhiều đến đổi mới công tác dạy học bộ môn mà chưa đẩy mạnh đổi mới công tác chăm sóc sức khoẻ HS trong môi trường học đường, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ nhóm HS YẾU THẾ này. Xuất phát từ thực trạng đó, với đặc điểm riêng của trường THPT Phan Đăng Lưu, bản thân chúng tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm đổi mới công tác chăm sóc sức khoẻ HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng góp phần tích cực vào quá trình hình thành và phát triển những kĩ năng mềm cho học sinh làm giảm thiểu những tổn thương tinh thần giúp các em tự tin sống với bản ngã của mình trong môi trường học đường một cách lành mạnh và phát triển toàn diện về nhân cách, thể lực và trí lực. Bao gồm 3 giải pháp : Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV – HS –CBQL – GĐ và XH Giải pháp 2: Quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh hòa nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá để học sinh có những kĩ năng sống và biết hoà hợp với môi trường sống. Đề tài đã đảm bảo được những yêu cầu sau: 1. Tính mới Vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung đã được đề cập tới trong nhiều đề tài khoa học nhưng còn ở tầm vĩ mô, ở trường học cũng có đề cập tới nhưng ít được nhiều người quan tâm. Và chăm sóc sức khoẻ tinh thần nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT lại rất ít được GV và nhà trường quan tâm và cũng ít tiếp cận để ứng dụng trong công tác giáo dục. Vì thế đề tài chúng tôi nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp được đúc rút từ thực tiễn giáo dục và 9
- công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS đã đạt hiệu quả cao trong việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS THPT. 2. Tính khoa học Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng. Qua đó làm phong phú thêm lí luận và thực tiễn công tác giáo dục đối với GV nói riêng và nhà trường nói chung, đặc biệt đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả để thiết kế và tổ chức các hoạt chăm sóc sức khoẻ cho học sinh THPT góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện hành 2018. 3. Tính hiệu quả Hiệu quả của biện pháp đã giúp chúng tôi và đồng nghiệp vận dụng đạt kết quả tốt trong thực tiễn giáo dục cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS và GV trong quá trình làm công tác giáo dục ở trường THPT. 4. Tính ứng dụng thực tiễn Đề tài đã được triển khai, áp dụng trong các năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023 và 2023 - 2024 cho nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng . Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung trong thời đại hiện nay. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1. Tình hình nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS 1.1. Những năm gần đây tình hình nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS đang được triển khai, các GV và các nhà trường đều có ý thức nâng cao trách nhiệm trong công tác giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và kĩ năng cho HS. TS Lê Thu Hiền và ThS Trần Thị Hà, Khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Viêt Nam trong đề tài "Nghiên cứu các họat động hỗ trợ nâng cao nhận thức vê sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông" (Mã số ÐT.KXÐTN 20-09) do Học viện Thanh thiếu niên Viêt Nam chủ trì thực hiện năm 2020 đã nghiên cứu HS THPT ở một số trường tại Cần Thơ và Bắc Giang “thực trạng và cách giải quyết của học sinh trung học phổ thông khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần”. Kêt quả phân tích cho thấy, có khoảng gần 1/3 sô hoc sinh có biểu hiện về sức khỏe tâm thần ở mức ranh giới 10
- và gần 1/10 số học sinh ở mức rối loạn. Trong số các khó khăn liên quan đến sức khỏe tâm thần, khi gặp khó khăn trong vấn đề về tâm lý tình cảm và bạn bè, những cách giải quyết được học sinh THPT lựa chọn nhiều nhất là: tự tìm cách giải quyết, nói chuyện với bạn bè, nói chuyện với bố mẹ và tìm hiểu thông tin qua internet, các diễn đàn dành cho học sinh hay những người có cùng vấn đề. Trong đó việc tự tìm cách giải quyết được học sinh lựa chọn ở mức cao nhất và học sinh nữ có điểm trung bình trong việc lựa chọn cách giải quyết này cao hơn học sinh nam . 1.2. Trong nghiên cứu “ Đánh giá sức khỏe tâm thần của học sinh THPT Thành phố Hồ Chí Minh” Tạ Thị Thuý, GV Khoa tâm lí học, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Ngọc Bé, Học viên cao học Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh đã đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông. Khách thể nghiên cứu gồm 500 học sinh ở hai trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng sức khỏe tâm thần được đo bằng bảng hỏi điểm mạnh và điểm yếu dành cho học sinh (Strength and Difficulties Questionnaire 25, SDQ 25). Dựa trên điểm số của bảng hỏi SDQ 25, có 41,8% học sinh có sức khỏe tâm thần bình thường, 36,8% học sinh ở mức ranh giới và 26,6% học sinh có rối loạn. Xét theo từng vấn đề sức khỏe tâm thần, học sinh nữ có mức độ về vấn đề cảm xúc cao hơn học sinh nam; Học sinh lớp 11 và lớp 12 có mức độ về vấn đề cảm xúc cao hơn lớp 10; Lớp 10 cao hơn học sinh lớp 11 ở vấn đề xã hội tích cực. Có mối tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình, học lực với mức độ sức khỏe tâm thần. Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung thêm dữ liệu thực tế về vấn đề sức khỏe tâm thần ở HS THPT. 1.3. Một nghiên cứu của UNICEF về sức khoẻ tâm thần trẻ vị thành niên ở Việt Nam chỉ ra rằng: Khoảng 15% - 30% thanh thiếu niên ở Việt Nam gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trẻ em trai có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỉ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn. Các vấn đề với bạn bè cùng trang lứa (ví dụ: trải nghiệm bị bắt nạt), các vấn đề về cảm xúc (tức là các triệu chứng trầm cảm và lo âu) và các vấn đề về hành vi là những thách thức phổ biến nhất đối với trẻ vị thành niên. Tất cả các bên liên quan trong nghiên cứu này, bao gồm học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ quản lý và các chuyên viên của Bộ từ các lĩnh vực, đều bày tỏ mối quan tâm đáng kể về sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh và phát triển toàn diện của học sinh lứa tuổi vị thành niên. Các vấn đề sức khỏe tâm thần đang là gánh nặng đáng kể đối với trẻ vị thành niên ở Việt Nam. Rối loạn hành vi là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật cho trẻ em trai ở lứa tuổi vị thành niên. Rối loạn hành vi và rối loạn lo âu là những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở trẻ em gái. Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở trẻ em gái ở giai đoạn cuối vị thành niên (Dữ liệu quốc gia của UNICEF, 11
- 2019). Những người tham gia nghiên cứu này quan tâm nhất đến tác động của sức khỏe tâm thần đối với kết quả học tập. Các yếu tố nguy cơ chính đối với sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên ở Việt Nam bao gồm giới tính nữ, tuổi cuối vị thành niên, tình trạng di cư, sức khỏe tâm thần không tốt của người chăm sóc, giao tiếp không hiệu quả giữa cha mẹ và con cái, cảm giác xa cách với trường học, áp lực học tập và trải nghiệm bị lạm dụng, sang chấn và bỏ mặc. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT 2.1. Ngày 6/10/2021, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ngô Thị Minh chủ trì Tọa đàm “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”. Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, đại diện các địa phương, trường học. Đối tượng học sinh thiệt thòi thuộc nhóm yếu thế gồm trẻ em là con em gia đình nghèo; trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em bị các dạng tật. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có khoảng 1,75 triệu trẻ em khuyết tật. Đáng chú ý số học sinh thuộc ‘nhóm yếu thế” đang ngày càng gia tăng trong các trường học ở Việt Nam. Mặc dù, đã có sự quan tâm đến những học sinh thuộc “nhóm yếu thế” trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Tại Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng điều kiện học tập của nhóm học sinh yếu thế. Đồng thời chia sẻ các phương pháp để xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện và hòa nhập cho nhóm học yếu thế, đưa ra những khuyến nghị đối với việc xây dựng các mô hình trường học này ở Việt Nam. Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ GDĐT là xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong những năm qua, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ, ban, ngành liên quan để ban hành các văn bản, quy định, chính sách pháp luật để chăm lo, hỗ trợ cho nhóm học sinh yếu thế. Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế để triển khai các giải pháp thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh về nhóm học sinh yếu thế; Hỗ trợ học liệu và phương tiện chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của nhóm học sinh yếu thế; Xây dựng tài liệu hướng dẫn về nhận diện, đánh giá mức độ, đánh giá nguy cơ, phương pháp 12
- giảng dạy,… nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên trong công tác giáo dục nhóm học sinh yếu thế. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ nhóm học sinh yếu thế; Phát triển hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học; Triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống lao động trẻ em; Tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh, không bạo lực; hướng đến mục tiêu mọi trẻ em được đi học và hòa nhập trong ngôi trường hạnh phúc; Trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Quang Huy, Nguyễn Thị Huệ với đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở Trường THPT Anh Sơn 2 bằng biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện thông qua công tác chủ nhiệm lớp” đã khảo sát tình hình HS hoà nhập tại trường và đề xuất cách xây dựng môi trường lớp học thân thiện bằng cách trang trí tôn tạo phòng học thân thiện; xây dựng tập thể lớp yêu thương đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bị khuyết tật, không phân biệt kì thị coi thường bạn. Như vậy, có thể khẳng định rằng: HS hoà nhập chủ yếu là những học sinh có khuyết tật bẩm sinh về thể chất và trí não chính là nhóm “ HS yếu thế” cần được chăm sóc toàn diện. 2.2. Tại Việt Nam, trong Nghị quyết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu các tỉnh thành trên cả nước phấn đấu có ít nhất 1 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho cộng đồng LGBT, đạt 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030. Báo Sức khoẻ , đăng ngày 17/8/2022 có bài “Cộng đồng LGBT rất cần được quan tâm về sức khỏe tinh thần” Đáng chú ý nhất là sự chia sẻ của Med Talks tại Hội thảo y tế trực tuyến chủ đề “Trầm cảm ở tuổi trưởng thành và sự chữa lành dưới góc độ tâm lý học”, TS. Nguyễn Bá Đạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Đây là nhóm cộng đồng đặc biệt, thường bị phân biệt đối xử bởi xã hội, mặt khác cũng thường có hành vi tự kỳ thị bản thân, và trầm cảm chính là hậu quả của các quá trình trên. Nhiều thành viên LGBT mất niềm tin trong mối quan hệ xã hội nên họ rất thận trọng và khó tin tưởng nhà trị liệu, từ đó họ bỏ liệu trình rất là cao. Đây là nhóm cộng đồng rất cần được quan tâm về sức khỏe tinh thần”. 2.3. Theo nghiên cứu của UNICEF chỉ ra rằng, học sinh LGBT quan ngại đến sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh của bản thân. Nhóm học sinh này đã chia sẻ trải nghiệm về những cảm xúc tiêu cực bao trùm, lòng tự trọng thấp và cảm xúc không ổn định. Những phản ứng tiêu cực của gia đình đối với vấn đề giới tính hoặc bản dạng giới của các em 13
- và nỗi sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử là những thách thức đối với sức khỏe tâm thần của nhóm học sinh LGBT. Nhóm học sinh LGBT cũng đã chia sẻ những thách thức cụ thể ở trường học, bao gồm kỳ thị, phân biệt đối xử và bắt nạt liên quan đến bản dạng giới hoặc tính dục của các em. Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần của học sinh, phụ huynh và giáo viên là một yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Đặc biệt là nhóm HS này. 3. Kết luận Các đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng còn rất ít, nếu có thì các nghiên cứu chủ yếu đưa ra những giải pháp chung cho tất cả HS THPT, chủ yếu đứng trên cấp độ quản lí chung, còn chưa đề cập tới vai trò rất quan trọng của GV và nhà trường. Các đề tài cũng chỉ mới nói chung chung chưa đi vào thực tiễn đời sống tinh thần của mỗi HS thuộc nhóm HS “yếu thế” như đã đề cập ở trên. Trong thực tiễn làm công tác giáo dục, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân thực sự ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của các em HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT là từ môi trường học đường đến môi trường sống xung quanh…Chúng tôi nhận thấy những HS nói chung và HS thuộc nhóm ‘ yếu thế” có được sự quan tâm chia sẻ và chăm sóc đời sống tinh thần sẽ phát triển nhân cách lành mạnh, toàn vẹn. Vì vậy đề tài của chúng tôi đã đưa ra những biện pháp thiết thực và tích cực gắn với vai trò và trách nhiệm to lớn của GV, nhà trường, gia đình và XH trong công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần HS nói chung, nhóm HS hoà nhập và HS có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT nói riêng để giúp các em có một đời sống tinh thần lành mạnh, nâng cáo chất lượng cuộc sống. II. Cơ sở khoa học của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Sức khoẻ tinh thần học sinh THPT. 1.1.1. Sức khỏe tinh thần là một trong những “công cụ” để “điêu khắc” nên một cuộc sống đầy màu sắc và là chìa khoá quyết định cuộc sống đó “u tối” hay “vui tươi”, là nguồn hạnh phúc và lạc quan đến từ tận sâu bên trong tâm hồn. HS THPT phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực trong khi các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý. Đặc biệt với những HS hoà nhập và có xu hướng LBGT càng trở nên khó khăn hơn. Sức khoẻ được Tổ chức Y tế thế giới (1984) định nghĩa là “trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tâm thần, và xã hội mà không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay 14
- ốm đau”. Như vậy, khái niệm sức khỏe đã được hiểu một cách rộng hơn, sức khỏe không chỉ là các vấn đề về thể chất mà còn có các vấn đề về tâm thần, và bên cạnh đó là sự khỏe mạnh của toàn xã hội. Đối với sức khoẻ tâm thần (SKTT), năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã định nghĩa: “Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. SKTT là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa SKTT và sức khỏe thể chất” Các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua, các vấn đề SKTT đã tăng thêm 13%. Khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới có các vấn đề SKTT và tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong nhóm dân số 15-29 tuổi. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến SKTT cũng gia tăng nhanh chóng, trong đó có nhóm tuổi học sinh. Mặc dù vậy, các vấn đề SKTT của nhóm tuổi này chưa được chú trọng nhiều. Là một trong năm thành tố tác động đến SKTT của học sinh (cá nhân, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội), trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tâm trí, cảm xúc xã hội và đạo đức của học sinh. Bên cạnh đó, trường học cũng góp phần nâng cao SKTT tích cực cũng như hỗ trợ và dự phòng các vấn đề SKTT của các em học sinh. Giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và hỗ trợ học sinh tại trường học. Hiểu về SKTT trong trường học sẽ giúp giáo viên quản lý các hành vi trong lớp học tốt hơn, nâng cao kết quả giáo dục và thúc đẩy SKTT tích cực của học sinh. 1.1.2. Vì sao trường học cần quan tâm đến SKTT của học sinh? Trường học có chức năng và cơ hội để nâng cao SKTT của học sinh bởi các lý do sau: Nâng cao thành tích học tập của học sinh. Các nghiên cứu cho thấy rằng SKTT của học sinh có liên quan tới thành tích học tập và các nỗ lực của học sinh (gắn kết với trường học, động cơ học tập…). Hơn nữa, chương trình học tập tại trường học chú trọng vào sự phát triển tâm trí và cảm xúc xã hội giúp học sinh cải thiện thái độ và thành tích học tập. Phát triển các kỹ năng xã hội. Các mối quan hệ bạn bè tích cực, các kỹ năng sống học được tại trường học giúp học sinh nâng cao động cơ và thành tích học tập. Dễ tiếp cận học sinh. Trường học gắn với thời kỳ phát triển quan trọng nhất của con người. Do vậy, trường học là nơi lý tưởng để triển khai các biện pháp can thiệp nâng cao SKTT cho học sinh. Tăng cường các yếu tố bảo vệ học sinh tại trường học giúp làm giảm các nguy cơ và hậu quả đối với các trẻ em dễ bị tổn thương. Trường học là môi trường thân thiện và ít kỳ thị hơn đối với học sinh cần được hỗ trợ so với bệnh viện và các cơ sở y tế. Các hành vi sức khỏe tích cực (ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất…) học được 15
- từ nhà trường giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của học sinh sau này. Các mối quan hệ thầy trò và bạn bè được hình thành từ trường học là yếu tố bảo vệ và hỗ trợ đối với học sinh. Tăng cường sự gắn kết với cộng đồng, sự tự tin, động cơ và trách nhiệm với cộng đồng thông qua các trải nghiệm của học sinh về thể hiện bản thân, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội tại trường học và cộng đồng. 1. 2. Học sinh hoà nhập 1.2.1. HS hòa nhập là những HS có khiếm khuyết về tâm sinh lý, khiếm khuyết rất nhiều mặt về trí tuệ cũng như hành vi nhưng được bố trí học chung với các em HS bình thường thay vì bố trí học riêng ở những lớp, những trường riêng biệt như trước đây. Nhằm xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ và tạo môi trường tác động qua lại giữa các nhóm học sinh thúc đẩy những tiềm năng và mang lại một môi trường học tập bình đẳng, dân chủ cho tất cả trẻ em trên mọi miền. Phương án này là cách làm được cho là rất hợp lý và đầy tính nhân văn. Việc hòa nhập sẽ giúp trẻ em khuyết tật có được năng lượng tích cực, tự tin phát triển những kỹ năng mới của bản thân. Khi được học tập và vui chơi cùng các bạn khác, trẻ em khuyết tật sẽ có sự phấn đấu, nhận thức được năng lực của chính mình để đạt những thành tích tốt hơn. Nếu cứ chỉ sống trong môi trường của riêng mình, trẻ em khiếm khuyết sẽ không thể tự khám phá ra những khả năng vốn có của chúng. Không có thử thách và động lực để làm những điều mà chúng mong muốn. Ngoài ra, việc học sinh hòa nhập còn mang lại nhiều lợi ích cho cả những trẻ em bình thường. Khi được tiếp xúc trong một môi trường đa văn hóa với các bạn khuyết tật, chúng sẽ có cách nhìn nhận rộng lượng hơn và sẽ tự làm giàu vốn sống của mình. Bởi khi đó chúng sẽ nhận thấy rằng, các bạn khiếm khuyết cũng có thể làm một số việc tốt hơn mình và có nhiều năng lượng tích cực hơn. 1. 2.2. Bản chất của giáo dục hòa nhập là gì? Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, không có sự tách biệt, phân biệt về màu da và văn hóa chính là hòa nhập. Ở đây các em đều được tôn trọng và bình đẳng như nhau về cuộc sống lẫn học tập. Đây là yếu tố đầu tiên và tư tưởng chính thể hiện bản chất của giáo dục hòa nhập. Ngoài ra, bản chất của phương thức giáo dục này còn thể hiện qua một số yếu tố như: - Mọi học sinh sẽ được học ở trường nơi đang sinh sống. - Tất cả đều được học tập bình đẳng và được tôn trọng thông qua việc hưởng một chương trình giáo dục phổ thông chung. - Không đánh đồng các em học sinh để tạo môi trường thoải mái và phù hợp. 16
- - Các em đều được dạy học một cách sáng tạo, đầy tích cực, có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh. - Đổi mới phương pháp, chương trình dạy học, cách đánh giá học sinh, nâng cao mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh để mang lại hiệu quả cao nhất. - Điều chỉnh chương trình học tập sao cho phù hợp để đáp ứng được năng lực và nhu cầu của mọi trẻ em khác nhau. Vì vậy giáo dục hòa nhập sẽ giúp tạo ra được những kiến thức chung, cân đối và phù hợp cho tất cả các em học sinh. 1. 2.3. Phương thức giáo dục hòa nhập là gì? Phương thức giáo dục hòa nhập là những học sinh khuyết tật có khả năng học tập được học chung với học sinh không khuyết tật trong môi trường phổ thông, tại nơi người khuyết tật đang sinh sống. Những người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một số bộ phận trên cơ thể dẫn đến bị suy giảm các chức năng vốn có gây khó khăn cho việc học tập, sinh hoạt và lao động hàng ngày. Họ thường mặc cảm, dễ bị tổn thương và luôn cho mình là một phần gánh nặng của xã hội. Vì vậy, việc tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ giúp cho họ thực hiện được quyền học văn hóa và phát huy hết những khả năng tiềm tàng của bản thân. Từ đó, trở lên tự tin và nỗ lực hơn trong cuộc sống. Để các em học sinh có thể phát huy hết được khả năng của mình, cần có những phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với bản thân chúng. Bao gồm: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của mọi trẻ em: Phương pháp này nhằm xây dựng một chương trình giáo dục sao cho phù hợp, không bị chênh lệch trong quá trình giảng dạy. Đánh giá sự phát triển của học sinh trong quá trình học tập. Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp nhà trường lên kế hoạch điều chỉnh phương pháp giáo dục đúng đắn. Từ đó, các em được thể hiện được hết những điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mình. Tạo môi trường vui chơi và học tập bình đẳng: Phương pháp để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau thông qua các hoạt động ngoại khóa của trường học. Chúng ta có thể thấy rằng việc hòa nhập trong các trường học mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho xã hội. Điều đó không chỉ giúp các em học sinh khuyết tật có cơ hội được giao tiếp với các bạn đồng trang lứa khác mà còn giúp các em mở ra một cánh cửa mới hơn cho cuộc sống kém may mắn của mình. Từ đó, các em sẽ có những cái nhìn tích cực, nâng cao nhận thức và sự nỗ lực để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn phía trước. 1.3. Cộng đồng LGBT 17
- 1.3.1 LGBT là tên chính thức được xác nhận vào năm 1990 của cộng đồng những người có giới tính đặc biệt. Cộng đồng này bao gồm: đồng tính luyến ái nam, đồng tính luyến ái nữ, lưỡng tính, chuyển giới. Thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, nghĩa là họ có sự hấp dẫn về tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính. LGBT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng tính nam), “Bisexual” (lưỡng tính), “Transgender” (chuyển giới). Tuy nhiên đang có nhiều nghiên cứu chứng minh con người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn nữa chứ không chỉ dừng ở 4 nhóm trên. Tức là một người cảm thấy họ không hoàn toàn là đồng tính hay lưỡng tính. Vì lý do này mà LGBT đang tiếp tục mở rộng về mặt ý nghĩa, để cho những người có xu hướng tính dục, bao gồm cả sự hấp dẫn về mặt tình yêu cũng như tình dục với người cùng giới. 1.3.2. Định nghĩa về các nhóm đồng tính, chuyển giới trong LGBT là gì? “Lesbian” (đồng tính nữ): Những người đồng tính nữ vẫn hoàn toàn là phụ nữ như bình thường, có cơ quan sinh dục nữ cũng như các biểu hiện của giới nữ về mặt sinh lý và sinh học. Tuy nhiên họ lại có xu hướng bị hấp dẫn cả về mặt tình yêu và tình dục bởi người nữ cùng giới với mình. “Gay” (đồng tính nam): Tương tự như với đồng tính nữ, đồng tính nam cũng chỉ xu hướng tình dục và cả những rung động về mặt tâm hồn giữa hai người nam. Tuy nhiên hầu hết những chàng trai đồng tính bị cảm thấy bị thu hút bởi người đồng giới chứ không hề nghĩ mình hoặc bạn tình là nữ. Vì nguyên nhân này mà Gay không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới. “Bisexual” (lưỡng tính): Nhóm này thường được biết đến với tên gọi Bi hoặc lưỡng tính, song tính. Nhóm Bi sẽ có thể bị hấp dẫn bởi cả nam và nữ, họ vẫn yêu và nảy sinh ham muốn tình dục bởi cả hai giới. Vậy điều quyết định Bi sẽ yêu giới tính nào trong LGBT là gì? Thực tế thì Bi sẽ yêu bất cứ ai đem đến cho họ cảm xúc và tình yêu. Thường thì họ sẽ yêu Straight (người có giới tính bình thường). 18
- Người song tính sẽ bị thu hút bởi cả hai giới “Transgender” (chuyển giới): Đây là đối tượng tuy rằng có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới này nhưng lại luôn cảm thấy mình giống giới tính còn lại. Vì cảm giác mình bị mang nhầm cơ thể này mà họ sẽ có khao khát phẫu thuật chuyển sang giới tính họ muốn một cách mãnh liệt. 1.4. Các vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho HS hoà nhập và HS có xu hướng LGBT Những người trong cộng đồng LGBT thường có xu hướng tình cảm và cảm xúc đặc biệt, họ có nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm, lo âu, nhất là ở người nữ. Bởi trong xã hội vẫn còn nhiều sự kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử với người LGBT. Còn những HS hoà nhập thì lại khó khăn hơn trong việc tiếp nhận và xử lí những cảm xúc và tri thức. Các em cần được giúp đỡ để có một đời sống tinh thần như những bạn HS bình thường. Tỷ lệ các rối loạn sức khỏe tâm thần ở nhóm LGBT như trầm cảm, tự sát và ý tưởng tự sát, lo âu và sử dụng chất kích thích cao hơn so với nhóm bình thường về giới tính. Bạn trẻ có vấn đề về giới tính rất cần những sẻ chia từ phía người thân. Nguyên nhân của tình trạng này là do: Các em trong tuổi vị thành niên khó khăn trong việc chấp nhận tình trạng giới tính của mình; phải đối diện với thái độ phản ứng của người khác về giới tính của mình; các em cảm thấy cơ thể mình không phản ánh đúng giới tính thật sự của mình; thường mất tự tin; các em có thể tự hủy hoại bản thân mình; phải đối diện với sự bắt nạt và sự phân biệt đối xử; bạn trẻ thường có những phản ứng tức giận, cô lập hay bị phản đối từ gia đình, bạn bè hoặc từ cả cộng đồng; đồng thời lo lắng sợ hãi bởi những hành vi bạo lực có thể xảy ra với những người LGBT. Việc tư vấn cho gia đình và cộng đồng thay đổi cách nhận thức và phản ứng với những người LGBT là rất quan trọng, giúp giải quyết được những vấn đề như tự sát, trầm cảm, sử dụng chất kích thích hoặc những hành vi nguy hiểm về tình Luôn chăm sóc sức khỏe tinh thần Ngày nay LGBT vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ xã hội và thậm chí là cả gia đình. Thường thì LGBT sẽ nhận nhiều sự xa lánh, phân biệt đối xử hoặc kì thị từ cả người họ yêu thương lẫn người xa lạ. Tệ hơn, LGBT còn phải đối mặt với vấn đề lạm dụng tình dục hoặc bạo hành. Những điều trên luôn đẩy nguy cơ bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm của các LGBT tăng cao. Nếu bạn thực sự xác định mình là một trong số họ, hãy tìm một người tin tưởng được để tâm sự. Bạn cũng có thể tìm một bác sĩ tâm lý nếu cảm thấy bản thân nảy sinh nhiều cảm xúc hoặc hành vi tiêu cực. Những người có chuyên môn về tâm lý học sẽ giúp bạn bình tâm nhanh chóng, tuyệt đối tránh sử dụng chất kích thích vì LGBT hay 19
- những người có xu hướng tình cảm khác biệt thường có khả năng nghiện rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác khá cao. Một trong các lý do chủ yếu là vì khi sử dụng các chất này LGBT sẽ cảm thấy bản thân được thả lỏng và thư giãn hơn. Nếu là LGBT bạn sẽ cần tự vệ trước những kì thị ngoài xã hội 2. Thực trạng về công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh nói chung, học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT ở trường THPT Phan Đăng Lưu. 2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh nói chung Những năm gần đây, Trường THPT Phan Đăng Lưu đã triển khai đưa nhiều hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ngoài giờ lên lớp, chú trọng chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho HS nói chung đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn do đoàn trường đứng ra tổ chức trên diện rộng nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Bên cạnh đó, một số GV còn phó mặc cho nhà trường chưa ý thức được trách nhiệm của GV với công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho HS nói chung. 2.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT . Theo thống kê sơ bộ, ở trường THPT Phan Đăng Lưu, trong các năm học gần đây, HS tự nhận mình có xu hướng LBGT tăng nhẹ. Do trước đó các em không dám bộc lộ bản ngã giới của mình nhưng trong xu thế hiện đại các em mạnh dạn bộc lộ và mong muốn được sống là chính mình. Năm học 2023-2024 có khoảng 19 HS bộc lộ xu hướng LGBT ở cả 3 khối lớp chiếm khoảng tỷ lệ 1.2 %, HS hoà nhập khoảng 7 em chiếm 0.04 %. Tuy số lượng không nhiều nhưng các em là một phần rất quan trọng luôn hiện hữu trong môi trường học đường cần được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm. Thực tế, chúng ta còn chưa quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của các em, khiến các em trở thành những HS khác biệt trong môi trường học đường và luôn tiềm ẩn những lo ngại về sức khoẻ tinh thần đối với HS. Hơn ai hết nhà trường phải có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh hoà nhập và học sinh có xu hướng thuộc cộng đồng LGBT. Bảng câu hỏi dành cho học sinh trước khi áp dụng các giải pháp: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 288 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 195 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 180 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 35 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn