7. Thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể, phù hợp
với khả năng, điều kiện của bản thân để bảo vệ mội
trường tự nhiên ở địa phương.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ
Hoạt động học được tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm học sinh được rèn năng
lực giao tiếp, khả năng thuyết trình, khả năng tìm hiểu tài liệu liên quan trên mạng. Tuy
nhiên, nội dung các em học được vẫn ở trong tưởng tượng, lí thuyết nên chưa tạo được động
lực học tập, chưa hình thành được năng lực tự đánh giá cho học sinh, đặc biệt là khả năng
nhận định và giải quyết các tình huống thực tế, cách định hướng nghề nghiệp của bản thân
sau khi học xong phổ thông. Việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa thực hiện trong các tiết học thường nặng lí thuyết, ít gắn liền với thực tiễn và chưa đưa
ra được những giải pháp cụ thể giúp học sinh có những hành động cụ thể, thiết thực góp
phần bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa địa phương.
b. Giải pháp mới cải tiến
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như
đã được đưa ra trong chương trình GDPT 2018, ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn
có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: Năng lực
hoạt động và tổ chức hoạt động; Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; Năng lực tự nhận
thức và tích cực hóa bản thân; Năng lực định hướng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và
sáng tạo.
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua
thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm
giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về
cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình,
động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh
nghiệm và cảm xúc cá nhân.
Vì vậy, ở chủ đề 6 “Hành động vì môi trường” trong phạm vi sáng kiến này, chúng
tôi xin đề cập một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và hướng
nghiệp cho học sinh. Bằng cách sử dụng dạy học tại các di tích lịch sử góp phần giúp học
sinh nâng cao kiến thức, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Việc bảo
tồn và đưa di sản văn hóa vào giảng dạy mang lại tác dụng quan trọng trong công tác giáo
dục học sinh có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự lan tỏa của di sản
đến mỗi gia đình, cộng đồng. Đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống
văn minh, văn hóa, giúp các em biết trân trọng các di tích lịch sử gắn với địa phương từ đó
định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Giải pháp 1: Cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử đền, đình làng; các khu du
lịch, hang động đá vôi trên địa bàn. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên, các yếu tố lịch sử văn
hóa, từ đó có các hành động tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên.
Tính đến năm 2020, Ninh Bình có 1821 di tích lịch sử văn hóa như đền, chùa, đình,
miếu, phủ, nhà thờ, núi, hang động, bia… Trong đó khoảng 1000 di tích thuộc loại di tích
hỗn hợp giữa thắng cảnh, khảo cổ, cách mạng, lịch sử và kiến trúc. Có 3 di tích cấp quốc gia
đặc biệt và quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới. Như vậy,
tại tỉnh nhà đã có một số lượng lớn các địa điểm có thể tham quan học tập.
Bằng cách cho học sinh trực tiếp tham quan các di tích như Cố đô Hoa Lư, Đền thờ
Đức Thánh Nguyễn, chùa Hưng Khánh (chùa Lạc Khoái), Đình Đông và Đình Nam làng
Lạc Khoái, chùa Bái Đính cổ, Động Vân Trình... Tại đây, các em đánh giá thực trạng môi
trường tự nhiên và tác động của con người tới môi trường bằng cách dùng các giác quan để