![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started” sẽ giúp cho học sinh có nhiều thuận lợi trong việc thực hành giao tiếp tiếng Anh được nhiều hơn. Trong quá trình soạn bài, giáo viên phải lựa chọn kỹ năng, kỹ thuật sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh nhắm phát huy tối đa tích chủ động tích cực của học sinh trong tiết dạy, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức và phát huy tốt việc sử dụng tiếng Anh trên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started
- 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY “GETTING STARTED” I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Ngày nay tiếng Anh được coi như ngôn ngữ chung trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như: truyền thông, giáo dục, kinh tế, văn hoá xã hội , vv, đặc biệt như một công cụ giao tiếp hữu hiệu giữa các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta tiếng Anh được coi trọng, được giảng dạy trong hế thống giáo dục Việt Nam. Trong bậc học phổ thong tiếng Anh là môn học bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi, là môn học đòi hỏi học sinh, sinh viên phải chuyên cần, giành thời gian luyện tập. Tuy nhiên hiện nay trong các trường THPT các em chủ yếu tập trung vào ngữ pháp, đọc hiểu và viết để phục vụ cho các kỳ thi mà chưa chú ý nhiều đến kỹ năng giao tiếp (kỹ năng nói), tâm lý ngại nói, ngại giao tiếp, sử dụng tiếng Anh trên lớp hoặc trong cuộc sống hàng ngày. Là một giáo viên công tác ở một trường học vùng nông thôn, xa trung tâm thành phố Nam Định (60km), nơi mà điều kiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học nói chung và việc học tiếng Anh nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư, quan tâm, qua giảng dạy, tự học, tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp tôi đã đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm và có các sáng kiến giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về môn tiếng Anh, có lòng đam mê với môn học và phát huy được khả năng tư duy, tính sang tạo, tính tích cực và sự ham học của học sinh trong mỗi bài học và để bài giảng của mình thành công. Tôi xin trình bày báo cáo sáng kiến “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started”. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Trong tất cả các bài học (Units) trong SGK tiếng Anh lớp 10/11/12 đều bắt đầu bằng tiết “Getting Started”, mục đích của phần này là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài và để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới.
- 4 Phần lớn giáo viên khi dạy tiết “ Getting Started” đều thực hiện các nhiệm vụ lần lượt theo thứ tự các hoạt động đã được mặc định trong SGK: Ví dụ 1: English 12_ Unit1_ Getting Started + Activity 1: Listen and read: Giáo viên thường giới thiệu một số từ mới rồi cho học sinh nghe bài hội thoại từ 2-3 lần sau đó yêu cầu học sinh thực hành đọc bài hội thoại theo vai: Hung và Quang + Activity 2: Decide whether the following statements are true (T), false (F), or not given (NG) Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 3: Discuss with a partner Giáo viên thường yêu cầu học sinh hoạt động này theo cặp (pair -work) để trả lời câu hỏi sau đó đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 4: Find the words in the conversation that have the same sounds as the following Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 5: Read the conversation again and write the correct tense of the verbs in brackets Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và đối chiếu với kết quả của giáo viên Ví dụ 2: English 11_ Unit1_ Getting Started + Activity 1: Listen and read: Giáo viên thường giới thiệu một số từ mới rồi cho học sinh nghe bài hội thoại từ 2-3 lần sau đó yêu cầu học sinh thực hành đọc bài hội thoại theo vai: Sam và Ann
- 5 + Activity 2: Decide whether the following statements are true (T) or false (F) Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 3: Complete the following definitions, using the highlighted compound nouns in the conversation Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 4: Find the compound nouns in the conversation. Use a dictionary to look up their meanings, if necessary Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 5: Read the conversation again and find verbs used to express duty, obligation, advice, or lack of obligation Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo cặp (pair - work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 6: Work in pairs. Ask and answer the following questions: Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo cặp (pair - work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên Ví dụ 3: English 10_ Unit1_ Getting Started + Activity 1: Listen and read: Giáo viên thường giới thiệu một số từ mới rồi cho học sinh nghe bài hội thoại từ 2-3 lần sau đó yêu cầu học sinh thực hành đọc bài hội thoại theo vai: Nam và Mr. Long + Activity 2: Decide whether the following statements are true (T), false (F), or not given (NG)
- 6 Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên + Activity 3: Listen and repeat the words or phrases Giáo viên thường yêu cầu cả lớp đọc 2- 3 lần sau đó gọi học sinh đọc lại + Activity 4: Write the verbs or verb phrases are used with the words or phrases in the conversation. Giáo viên thường yêu cầu học sinh thảo luận hoạt động này theo nhóm/cặp (group- work/pair -work) và gọi học đưa ra đáp án và giải thích và đối chiếu với kết quả của giáo viên Trên đây là ba ví dụ mà tôi thường thấy các giáo viên áp dụng trên lớp. Cả ba trường hợp này đều có những ưu điểm và nhược điểm sau: a. Ưu điểm: - Đảm bảo kiến thức cơ bản của tiết dạy - Thực hiện đủ các hoạt động của tiết dạy theo PPCT - Giới thiệu được chủ đề và các đơn vị kiến thức của bài học - Học sinh sử dụng một số kỹ năng nhất định b. Tồn tại: - Tiết dạy diễn ra đều đều, theo khuôn mẫu dẫn đến nhàm chán - Học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức và giao tiếp - Thầy làm việc nhiều: hướng dẫn các nhiệm vụ học tập cho học sinh - Không phát huy được tính tích cực, sáng tạo và kỹ năng giao tiếp một cách chủ động của học sinh. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để có một tiết “Getting Started” hiệu quả và chất lượng, trước hết người thầy phải nắm vững phương pháp giảng dạy của bộ môn, kiến thức cần truyền đạt và đối tượng học sinh trong từng tiết dạy. Người thầy đóng vai trò tổ chức, định hướng, hướng dẫn học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản, các kỹ năng, lối nói ..vv để phục vụ cho mục đích giao tiếp và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, chính xác của bài học, đồng thời kích thích được tính tích
- 7 cực, sáng tạo của học sinh trong bài học, lòng đam mê với môn học trong học tập và cuộc sống. Do vậy người thầy phải chuẩn bị cho từng tiết dạy các phương pháp, biện pháp thiết thực, giáo viên phải hình thành và thực hiện nghiêm túc các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đòi hỏi học sinh phải phát huy các kỹ năng trong việc sử dụng tiếng Anh. Trên cơ sở đó người thầy sẽ có một kế hoạch bài dạy phù hợp với các đối tượng học sinh và phát huy được tính tích cực của các em trong mỗi tiết học. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết “ Getting Started” tôi thường áp dụng theo 3 bước sau: + Presentation: - Giáo viên đưa ra bức tranh/ảnh hoặc clip liên quan chủ đề tiết học để học sinh dự đoán về nội dung của tiết học/ bài học. - Qua bức tranh/ảnh giáo viên giới thiệu một số từ vựng liên quan đến tiết học + Practice: - Giáo viên cho học sinh thực hành bài hội thoại để các em hiểu về nội dung và sử dụng từ vựng và cấu trúc liên quan để thực hành giao tiếp với nhau + Production: - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp để tóm tắt lại nội dung bài học theo ý hiểu của các em Ví dụ 1: English 10_ Unit 1_ Getting Started: (Áp dụng lớp 10A3 năm học 2018-2019) Bài học này tôi chia thành 3 hoạt động chính: Activity 1: Presentation - Giáo viên chiếu hình ảnh của bài học rồi yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi: + What are the people in the picture doing? + What is the picture about? ……………………..
- 8 - Qua bức tranh và phần trả lời của học sinh giáo viên giới thiệu một số từ vựng liên quan chủ đề của bài học: + do/divide/ split household chores + take out rubbish + do (the) laundry/ heavy listing/ washing-up/ cooking + shop for groceries + be responsible for household finances Activity 2: Practice - Giáo viên cho học sinh đọc nhẩm bài hội thoại trước và gạch chân các từ mà cá nhân các em chưa rõ về phát âm - Sau đó giáo viên mở đĩa cho các em nghe và tự điều chỉnh các từ mà giáo viên đã giới thiệu hoặc các từ mà các em chưa rõ về cách phát âm. - Sau đó giáo viên yêu cầu các em theo cặp (pair work) thực hành đọc lại bài hội thoại 1-3 lần - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành giao tiếp theo từng nhóm (group work) bằng cách sử dùng các câu hỏi sau để hỏi và trả lời về nội dung của bài:
- 9 + How many people in Nam’s family? Who are they? + Whom is Nam speaking to? + Who is preparing dinner? + Who usually cooks in Nam’s family? + Why isn’t Nam’s mother cooking today? + Why can’t Nam’s sister help with the cooking? + How are the chores in Nam’s family divided? + Who does the cooking? Who cooks and shops for groceries? + Who are responsible for the household finances? + What does Nam help his parents with the housework? + Who is the breadwinner/homemaker in Mr. Long’s family? …………………….. Activity 3: Production - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bằng cách sử dụng các câu trả lời ở trên để nói về việc chia sẻ công việc nhà ở gia đình Nam. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể đưa ra các gợi ý: - Mục đích chính là học sinh nắm bắt được một số từ vựng liên quan đến chủ đề bài học và cấu trúc ngữ pháp về thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn để nói về việc chia sẻ công việc nhà của các em. + Example: Lớp 10A3 năm học 2018 - 2019
- 10 Ví dụ 2: English 12_ Unit1_ Getting Started (Áp dụng ở lớp 12A3/12A10 năm học 2020 – 2021, lớp 12A5/12A6 năm học 2021- 2022) Bài học này tôi chia thành 3 hoạt động chính: Activity 1: Presentation - Giáo viên chiếu hình ảnh một số nhân vật lịch sử như M. Jackson, Steve Job rồi yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi: + Who are they? + What do you know more about them? …………………….. - Qua bức các bức ảnh và phần trả lời của học sinh giáo viên giới thiệu một số từ vựng liên quan chủ đề của bài học: + waver + talented
- 11 Activity 2: Practice - Giáo viên cho học sinh đọc nhẩm bài hội thoại trước và gạch chân các từ mà cá nhân các em chưa rõ về phát âm - Sau đó giáo viên mở đĩa cho các em nghe và tự điều chỉnh các từ mà giáo viên đã giới thiệu hoặc các từ mà các em chưa rõ về cách phát âm. - Sau đó giáo viên yêu cầu các em theo cặp (pair work) thực hành đọc lại bài hội thoại 1-3 lần - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành giao tiếp theo từng nhóm (group work) bằng cách sử dụng các câu hỏi sau để hỏi và trả lời về nội dung của bài: + What are Hung and Quang talking about? + Has Quang decided who to talk about? + Who was Steve Job/ M. Jackson? + Who likes M. Jackson’s singing? + Why did Quang learn to play a musical instrument ? + Who is Hung going to talk about? + Who is Christine Ha? + Why is Hung admired Christine Ha? …………………….. Activity 3: Production - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bằng cách sử dụng các câu trả lời ở trên để nói về các nhân vật: Steve Job, M. Jackson hoặc Christine Ha. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể đưa ra các gợi ý: - Mục đích chính là học sinh nắm bắt được một số từ vựng liên quan đến chủ đề bài học và cấu trúc ngữ pháp: từ đồng âm, thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn để nói về các nhân vật nổi tiếng.
- 12 + Example 1: Lớp 12A5 năm học 2021 - 2022 + Example 2: M. Jackson ……. + Example 3: Christine Ha was …… Ví dụ 3: English 11_ Unit1_ Getting Started (Áp dụng ở lớp 11A5/11A6 năm học 2020 – 2021) Bài học này tôi chia thành 3 hoạt động chính: Activity 1: Presentation - Giáo viên chiếu hình ảnh về đại gia đình rồi yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi:
- 13 + What is the photo about? + Who are the people in the photo? + Is this type of family popular in your community? …………………….. - Qua bức các bức ảnh và phần trả lời của học sinh giáo viên giới thiệu một số từ vựng liên quan chủ đề của bài học: + extended family + nuclear family + childcare + table manners + viewpoint + generation gap + open-minded + conservative Activity 2: Practice - Giáo viên cho học sinh đọc nhẩm bài hội thoại trước và gạch chân các từ mà cá nhân các em chưa rõ về phát âm - Sau đó giáo viên mở đĩa cho các em nghe và tự điều chỉnh các từ mà giáo viên đã giới thiệu hoặc các từ mà các em chưa rõ về cách phát âm. - Sau đó giáo viên yêu cầu các em theo cặp (pair work) thực hành đọc lại bài hội thoại 1-3 lần - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành giao tiếp theo từng nhóm (group work) bằng cách sử dụng các câu hỏi sau để hỏi và trả lời về nội dung của bài: + What is an extended family/ a nuclear family? + Is Sam part of an extended family or a nuclear family? + Is Ann part of an extended family or a nuclear family? + What does Ann’s grandma think about the household chores? + What is a generation gap? + What are table manners?
- 14 + What about Ann’s grandpa? + What about Ann’s parents? …………………….. Activity 3: Production - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bằng cách sử dụng các câu trả lời ở trên để nói về gia đình Ann và Sam. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể đưa ra các gợi ý: - Mục đích chính là học sinh nắm bắt được một số từ vựng liên quan đến chủ đề bài học và cấu trúc ngữ pháp: should/must, compound nouns để nói về gia đình Ann và Sam + Example : Lớp 11A5 năm học 2020 - 2021 Qua cách áp dụng theo cách trên tôi rút ra một số ưu/ nhược điểm sau: a. Ưu điểm: - Phát huy tối đa việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh trên lớp: giao tiếp giữa hai học sinh, giao tiếp giữa một học sinh với nhiều học sinh trong lớp. - Học sinh hoàn toàn chủ động tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, chủ động trong việc tìm tòi, sáng tạo, thực hành trên lớp.
- 15 - Tránh được sự dập khuôn của SGK dẫn đến thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh - Không khí lớp học sôi nổi, tạo môi trường học tập một cách tự nhiên, kích thích học sinh sử dụng tiếng Anh trên lớp. - Học sinh dễ dàng ghi nhớ, tổng hợp kiến thức cơ bản và thuộc bài trên lớp. b. Tồn tại: - Khi thực hành học sinh có thể gây sự ồn ào nếu giáo viên không kiểm soát tốt - Tuỳ thuộc theo từng đối tượng học sinh, giáo viên cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực học tập của học sinh. Ví dụ các lớp 12A3, 11A5, 11A6, 10A3 học sinh dễ dàng thích ứng, Các lớp 10A10, 12A10 giáo viên phải điều chỉnh sao cho phù hợp III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả kinh tế - Với việc áp dụng các kĩ năng trên trong các giờ giảng nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, chất lượng bộ môn đã được nâng cao. Học sinh hứng thú hơn, vui nhộn hơn. Từ vựng dễ nhớ hơn. Kết quả cụ thể - Năm học 2018 -2019 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Lớp 12A3 đạt trung bình trở lên:65% Lớp 12A3 đạt trung bình trở lên: Lớp 12A10 đạt trung bình trở lên: 85% 64% Lớp 12A10 đạt trung bình trở lên: 74% - Năm học 2019 -2020 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Lớp 10A5 đạt trung bình trở lên:65% Lớp 10A5 đạt trung bình trở lên: Lớp 10A6 đạt trung bình trở lên: 64% 85%
- 16 Lớp 10A6 đạt trung bình trở lên: 80% - Năm học 2020 -2021 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Lớp 11A5 đạt trung bình trở lên:75% Lớp 11A5 đạt trung bình trở lên: Lớp 11A6 đạt trung bình trở lên: 74% 85% Lớp 11A6 đạt trung bình trở lên: 84% - Với sáng kiến này các giáo viên có thể sử dụng trong phần lớn các tiết “Getting Started” của các bài học cho các đối tượng học sinh lớp 12/11/10: giáo viên hình thành cho học sinh kỹ năng tổng hợp, giao tiếp phát huy tốt kỹ năng nói và có thể giúp ích trong việc bồi dưỡng học sinh Hùng biện tiếng Anh. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Giảm thời gian chuẩn bị, giảm chi phí cho vẽ tranh, mua giấy A0, vv - Kích thích được tư duy của học sinh, giúp học sinh chủ động nhiều về thời gian - Tạo không khí học tập mới, tích cực, chủ động 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: - Như vậy thông qua việc “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Getting Started” sẽ giúp cho học sinh có nhiều thuận lợi trong việc thực hành giao tiếp tiếng Anh được nhiều hơn. Trong quá trình soạn bài, giáo viên phải lựa chọn kỹ năng, kỹ thuật sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh nhắm phát huy tối đa tích chủ động tích cực của học sinh trong tiết dạy, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức và phát huy tốt việc sử dụng tiếng Anh trên lớp. Vì vậy sáng kiến này có thể được áp dụng trong các trường THPT khi dạy phần “Getting Started” trong mỗi Unit của chương trình tiếng Anh lớp 10/11/12. - Sánh kiến này đã được áp dụng tại trường THPTC Nghĩa Hưng từ năm học 2018 đến tháng 9 năm 2021 và được đơn vị đánh giá đạt kết quả tốt.
- 17 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. - Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên)
- 18 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (Ký tên, đóng dấu)
- 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa tiếng Anh 10/11/12 _Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2. Sachmem.vn
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p |
44 |
13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p |
70 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p |
56 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p |
35 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p |
38 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p |
31 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p |
33 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p |
75 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p |
50 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p |
18 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p |
18 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p |
21 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p |
29 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p |
18 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p |
27 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p |
12 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p |
30 |
2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p |
3 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)