
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục
đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người
được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Trong giai
đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói
riêng theo tinh thần đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học có ý
nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội. Tích hợp
trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo
dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái
quát, trừu tượng hóa.
Một số nhà giáo dục đã khẳng định rằng, quá trình nhận thức của học sinh là
quá trình mà trong đó, học sinh với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới khách quan
vào ý thức của mình, nắm được bản chất và quy luật của nó và vận dụng vào các
quy luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. Đó chính là quá trình nhận thức từ cảm
tính sang lý tính và từ nhận thức lý tính trở về với thực tiễn. Qúa trình này chỉ có
thể hoàn thành khi học sinh có các phẩm chất nhất định như tự giác, tích cực, độc
lập,… Học tập, không chỉ nắm kiến thức mà còn hình thành năng lực của bản thân
vì vậy, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học
sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các
chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ
đó năng lực và phẩm chất của học sinh được phát triển.
Tài liệu Văn học là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm
năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao
hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử nói chung
đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên,
việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính
vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học
sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách
thức tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học môn Lịch sử.
Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc
thực hiện tích hợp kiến thức Văn học trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam các
giai đoạn: 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đánh giá sáng