
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học chủ đề Sử thi anh hùng”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9,10/2020
3. Các thông tin cần bảo mật: không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Sử thi là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan
niệm văn và mĩ học thuộc truyền thống châu Âu. Đây là những bài ca ca ngợi các anh
hùng, bài ca lịch sử gắn liền với sự kiện lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định.
Tác phẩm sử thi khắc họa chiều dài từ quá khứ đau thương để bước vào thời đại văn
minh. Chính vì vậy, nó có những giá trị tích hợp, liên kết với các nền văn minh trên
thế giới, phản ánh chân thực đặc trưng của một cộng đồng, dân tộc trong mối quan hệ
biện chứng với thế giới.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy hiện nay việc giảng dạy và tiếp nhận sử thi trong Nhà
trường vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Thứ nhất, thực trạng việc tiếp nhận tác phẩm sử thi của học sinh THPT.
Học sinh không ý thức được ý nghĩa của môn học nói chung và ý nghĩa tích
hợp của từng bài học nói riêng. Hầu hết HS coi Văn chỉ là môn học lí thuyết mà hoàn
toàn không để tâm tới tính ứng dụng của môn học. Vì vậy, trong giờ học xảy ra tình
trạng thụ động, với sức ì lớn trong tư duy. Việc học không có động lực, say mê sẽ dẫn
đến kết quả thu được chỉ là kiến thức máy móc, học vẹt, thuộc lòng và “học đâu quên
đấy”.
Ngoài ra, việc giáo viên ngại đổi mới, trung thành với giáo án và chưa tìm hiểu
nhiều về những yếu tố liên môn cũng khiến môn Văn trở nên khó tiếp nhận. Cụ thể,
khi tôi kiểm tra HS lớp 11, 12 về những câu hỏi về tác phẩm sử thi anh hùng ở lớp
10, cùng câu hỏi liên môn kiến thức văn hóa, kết quả thu được như sau: