
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
lượt xem 1
download

Sáng kiến "Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh phân định được các dạng bài tập, nhận thức vấn đề rõ ràng hơn, vận dụng được kiến thức vào giải quyết một số vẫn đề thực tiễn đồng thời thấy được giữa các môn học có mối quan hệ với nhau (phần kiến thức này có liên quan và sử dụng một số kiến thức vật lí), thấy được hóa học gần gũi với đời sống. Từ đó xây dựng niềm yêu thích môn học ở các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VỀ NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC LỚP 10 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ Họ và tên tác giả: Tạ Đức Thắng, Đặng Việt Dũng Đơn vị tổ: Hóa-Sinh Điện Biên Phủ, tháng 4 năm 2024 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông KNTT Kết nối trí thức - chất đầu (cđ); sản phẩm (sp); phản ứng (reaction: r); tạo thành (fomation: f); chất rắn (solid: s); chất lỏng (liquid: l); chất khí (gas: g); chất tan trong nước (aqueous: aq) liên kết (bond: b). 2
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Oanh, Phạm Văn Hoan, Trần Trung Ninh – Bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – NXBGD. 2. Nguyễn Xuân Trường – sử dụng bài tập trong dạy hóa học ở trường phổ thông – NXB đại học sư phạm . 3. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh – Thí Nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học – NXB Đại học sư phạm. 4. SGK lớp 10 KNTT– NXBGD 5. Trần Thành Huế - Tư liệu hóa học 10 - NXBGD 3
- A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), chương trình môn Hoá học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về hóa học như: năng lực nhận thức kiến thức hóa học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Chương trình Hoá học lớp 10 trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học, là cơ sở lý thuyết chủ đạo để giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật ở các nội dung hoá học vô cơ ở lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12. Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn. Để phát triển phẩm chất và năng lực của người học, chương trình chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ. Đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Trong nội dung kiến thức hóa học lớp 10 mới, có chương 5 NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC là một trong các kiến thức cơ sở mới so với chương trình GDPT cũ, chính vì vậy tôi đã xây dựng hệ thống bài tập để sử dụng cho quá trình giảng dạy nội dung này. Sáng kiến chủ yếu đưa ra một số dạng bài tập cơ bản và hệ thống bài tập ôn luyện trong chương trình giúp cho quá trình giảng dạy của tôi thuận lợi hơn, giúp học sinh phân định được các dạng bài tập, nhận thức vấn đề rõ ràng hơn, vận dụng được kiến thức vào giải quyết một số vẫn đề thực tiễn đồng thời thấy được giữa các môn học có mối quan hệ với nhau (phần kiến thức này có liên quan và sử dụng một số kiến thức vật lí, sinh học), thấy được hóa học gần gũi với đời sống. Để từ đó các em yêu thích môn học hơn. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ. C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện tại, dạng bài tập này không có nhiều trong sách giáo khoa; chủ yếu nằm trong các giáo trình cao đẳng, đại học; tại nhà trường việc xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh lớp 10 còn chưa đầy đủ. Vì vậy, Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ là việc cần thiết phải thực hiện. II. Nội dung của sáng kiến mới 1. Mục đích cụ thể a) Mục đích của sáng kiến 4
- - Nghiên cứu về Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, Biến thiên enthalpy của phản ứng. - Nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài tập về năng lượng hóa học trong chương trình hóa học lớp 10 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng học sinh tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. b) Đối tượng nghiên cứu - Chương 5. Năng lượng hóa học. - Các nội dung kiến thức Hoá học 10 sách KNTT. - Các phương pháp dạy học tích cực. c) Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng ở chương 3. Bài 17 “Biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học” môn Hóa học lớp 10 KNTT ở trường THPT Thành phố Điện Biên. - Thời gian: Từ đầu tháng 2 đến tháng 4 năm 2024. d) Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Việc áp dụng đề tài giúp tăng hứng thú học tập bộ môn và góp phần phát triển năng lực nhận thức hóa học. - Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn. - Sưu tầm và xây dựng những bài tập chương “Năng lượng hóa học” làm tư liệu cho giáo viên Hóa học có thể tham khảo và sử dụng trong quá trình giảng dạy. III. Nội dung: III.1. Tóm tắt lí thuyết III.1.1. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Khi các phản ứng hóa học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường, làm thay đổi nhiệt độ môi trường Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. năng lượng dưới dạng nhiệt. - Các phản ứng tỏa nhiệt có thể có hoặc - Hầu hết các phản ứng thu nhiệt đều cần không cần khơi mào, khi phản ứng đã khơi mào và khi phản ứng xảy ra vẫn cần xảy ra hầu hết không cần đun nóng tiếp. tiếp tục đun nóng. - Ví dụ: Phản ứng đốt cháy xăng, dầu, - Ví dụ: Phản ứng nung đá vôi, hòa tan gas, củi, … viên C sủi vào nước, … III.1.2. Biến thiên enthalpy của phản ứng 5
- a. Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng) là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Kí hiệu: ΔrH; đơn vị: kJ hoặc kcal (1 J = 0,239 cal) b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng - Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng ( r H o ) là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào 298 của phản ứng ở điều kiện chuẩn. - Điều kiện chuẩn (đkc): Nhiệt độ: 25oC (hay 298K), áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). c. Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. VD: CH4(g) + 2O2(g) → CO2 (g) + 2H2O(l) r H o = -890,0 kJ 298 Phương trình nhiệt hóa học cho biết: chất phản ứng, sản phẩm, tỉ lệ phản ứng, điều kiện phản ứng, trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. d. Ý nghĩa của biến thiến enthalpy - Phản ứng thu nhiệt: r H o > 0. 298 Phản ứng tỏa nhiệt; r H o < 0. 298 - Giá trị tuyệt đối của r H o càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào càng nhiều. 298 - Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn phản ứng thu nhiệt. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng III.1.3. Tính biến thiến enthalpy của phản ứng a. Tính biến thiên enthalpy theo enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) * Enthalpy tạo thành - Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (ΔfH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững, ở một điều kiện xác định. - Nếu phản ứng thực hiện ở điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn ( f H o ). 298 - Đơn vị: kJ/mol hoặc kcal/mol + f H o của các đơn chất bền vững bằng 0. 298 + f H o < 0 ⇒ chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. 298 + f H o > 0 ⇒ chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên 298 nó. * Cách tính 6
- - Biến thiên enthalpy của phản ứng bằng tổng nhiệt tạo thành của các chất sản phẩm (sp) trừ đi tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu (cđ). - Công thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn: r H o 298 = Δ H f o 298(sp) - Δ f Ho ) 298(c® - Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD Ta có: r Ho [c.f Ho (C) d.f Ho (D)] [a.f Ho (A) b.f Ho (B)] 298 298 298 298 298 - Từ biến thiên enthalpy chuẩn ta cũng có thể tính được enthalpy tạo thành chuẩn của một chất khi biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất còn lại trong phản ứng. - Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hóa học. b. Tính biến thiên enthalpy theo năng lượng liên kết - Năng lượng liên kết (Eb) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử thành nguyên tử ở trạng thái khí. - Biến thiên enthalpy của phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các chất đầu (cđ) trừ đi tổng nhiệt tạo thành của các chất sản phẩm (sp). - Công thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn: r H o = Eb(c®) - Eb(sp) 298 - Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD Ta có: r H o [a.E b (A) b.E b (B)] [c.E b (C) d.E b (D)] 298 - Chỉ áp dụng cho phản ứng mà tất cả các chất đều chỉ chứa liên kết cộng hóa trị ở trạng thái khí. - Tính biến thiên enthapyl của phản ứng dựa vào năng lượng liên kế phải viết được công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng và loại liên kết. III.2. Bài tập tự luận Dạng 1: Bài tập liên quan đến phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt Câu 1: Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng? (a) Phản ứng tạo gỉ kim loại. (b) Phản ứng quang hợp. (c) Phản ứng nhiệt phân. (d) Phản ứng đốt cháy Câu 2: Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm nóng môi trường xung quanh, một số khác lại làm lạnh môi trường xung quanh. Em hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng này. Câu 3: Những phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt. B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt. D. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. E. Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng. G. Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí , gas, than, gỗ,…) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào. Câu 4: Nối mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp : Cột A Cột B a)Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của 1.giải phóng năng lượng H dương vì 7
- b)Trong phản ứng tỏa nhiệt có sự 2.hấp thụ năng lượng c) Trong phản ứng tỏa nhiệt, H có 3.năng lượng của hệ chất phản ứng dấu âm vì lớn hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm. d) Trong phản ứng thu nhiệt có sự 4. năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm. Câu 5: Mỗi quá trình sau đây là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? (1) H 2 O (lỏng, ở 25o C ) H2O (hơi, ở 100o C ). (2) H 2 O (lỏng, ở 25o C ) H2O (rắn, ở 0 o C ). (3) CaCO3 (Đá vôi) CaO CO 2 . Nung (4) Khí methane (CH4 ) cháy trong oxygen. Câu 6: Cho các phản ứng: 0 CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) t r H298 = +178,49 kJ 0 0 C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) r H298 = -370,70 kJ t 0 0 C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) t r H298 = -393,51 kJ 0 Phản ứng nào có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khai mào ban đầu), phản ứng không thể tự xảy ra ? Câu 7: Hoàn thành bảng thông tin sau bằng cách đánh dấu X vào ô trống phù hợp (tại cột tỏa nhiệt/ thu nhiệt): STT Quá trình Tỏa nhiệt Thu nhiệt 1 Hóa hơi X(l) → X(g) 2 Ngưng tụ X(g) → X(l) 3 Thăng hoa X(s) → X(g) 4 Nóng chảy X(s) → X(l) 5 Đông đặc X(l) → X(s) Dạng 2: Bài tập giải thích liên quan đến năng lượng hóa học Câu 1: Phân biệt enthalpy tạo thành của một chất và biến thiên enthalpy của phản ứng. Lấy ví dụ minh họa. Câu 2: Cho phản ứng sau: o S(s) + O2(g) SO2(g) f H298 (SO2, g) = -296,80 kJ/mol t o (a) Cho biết ý nghĩa của giá trị f H298 (SO2, g). o (b) Hợp chất SO2 (g) bền hơn hay kém hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g). Câu 3: Cho các đơn chất sau đây : C(graphite, s), Br2(l), Br2(g), Na(s), Na(g), Hg(l), Hg(s). Đơn chất nào có f H298 = 0 ? 0 Câu 4: Nhiệt tỏa ra khi hình thành 1 mol Na 2O (s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và O3 (g) có được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của Na 2O (s) không? Giả sử Na tác dụng được với O3 thu được Na 2O. Câu 5:Dựa vào bảng sau: Chất Fe2O3(s) Al2O3(s) Cr2O3(s) f H298 (kJ/mol) 0 -825,50 -1676,00 -1128,60 8
- Sắp xếp các oxide sau đây : Fe2O3(s), Cr2O3 (s); Al2O3(s) theo thứ tự giảm dần độ bền nhiệt. Câu 6: Cho phương trình nhiệt hóa học sau : 1 CO(g) + O2(g) CO2(g) (1) r H298 = -283,00 kJ 0 2 H2(g) + F2(g) 2HF(g) (2) r H298 = -546,00 kJ 0 So sánh nhiệt giữa hai phản ứng (1) và (2). Phản ứng nào xảy ra thuận lợi hơn. Câu 7: Phân tử hemoglobin (Hb) trong máu nhận O2 ở phổi để chuyển thành HbO2. Chất này theo máu tới các bộ phận cơ thể, tại đó HbO2 lại chuyển thành Hb và O2( để cung cấp O2 cho các hoạt động sinh hóa cần thiết trong cơ thể). Nếu trong không khí có lẫn carbon monoxide (CO), cơ thể nhanh chóng bị ngộ độc. Cho các số liệu thực nghiệm sau: Hb + O2 HbO2 r Ho = -33,05 kJ (1) 298 Hb + CO HbCO r H 298 = -47,28 kJ (2) o HbO2 + CO HbCO + O2 r Ho = -14,38 kJ (3) 298 HbCO + O2 HbO2 + CO r Ho = 14,23 kJ (4) 298 Liên hệ giữa mức độ thuận lợi của phản ứng (qua r Ho ) với những vấn đề thực 298 nghiệm nêu trên. Dạng 3: Tìm r H298 của một phản ứng mới dựa vào r H298 của phản ứng đã biết 0 0 Câu 1: Cho phương trình nhiệt hóa học: 1 1 H2(g) + I2(g) HI(g) r H298 = +25,9 kJ 0 2 2 Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau: 1 1 HI(g) H2(g) + I2(g) r H298 = ? 0 2 2 Câu 2: Phản ứng phân hủy 1 mol H 2 O (g) ở điều kiện chuẩn: 1 H 2 O (g) H 2(g) O 2(g) cần cung cấp một nhiệt lượng là 241,8 kJ. 2 Điền vào chỗ trống trong các phát biểu dưới đây: (a) Phản ứng (1) là phản ứng…… nhiệt. (b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là…… (c) Nhiệt tạo thành chuẩn của H 2 O (g) là ……. (d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 2H 2(g) O 2(g) 2H 2 O(g) là …… Câu 3: Cho phản ứng: 0 2ZnS(s) +3O2(g) 2ZnO(s) + 2SO2(g) r H298 = -285,66 kJ t 0 Xác định giá trị của r H298 khi: 0 a) Lấy gấp 3 lần khối lượng của các chất phản ứng. b) Lấy một nửa khối lượng của các chất phản ứng. c) Đảo chiều của phản ứng. Câu 4: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: (1) C(graphite) + O2(g) → CO2(g) Δ r H 0 (1) = -393,5 kJ 298 (2) C(graphite) → C(kim cương) Δ r H 0 (2) = 2,87 kJ 298 9
- (3) C(kim cương) + O2(g) → CO2(g) Δ r H 0 (3) = ? kJ 298 Hãy tính Δ r H 0 của phản ứng (3)? 298 Câu 5: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: (1) C2H4(g) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 2H2O(l) r H298 (1) = -1411 kJ o (2) C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) r H298 (2) = -1367 kJ o (3) C2H4(g) + H2O(l) → C2H5OH(l) r H298 (3) = ? kJ o Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (3). Dạng 5: Xác định biến thiên enthalpy dựa vào nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ( f Ho 298 (kJ/mol) Câu 1: Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau: Chất CaCO3(s) CaO(s) CO2(g) C2H6(g) Fe2O3(s) f H298 (kJ/mol) -1206,90 o -635,10 -393,50 -84,00 -825,50 Chất Al2O3(s) CO(g) H2O(l) H2O(g) f H298 (kJ/mol) -1676,00 o -110,50 -285,84 -241,82 Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau: (1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) (2) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s) 1 (3) CO(g) + O2(g) CO2(g) 2 o (4) C(graphite) + H2O(g) CO(g) + H2(g) t 7 to (5) C2H6(g) + O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) 2 Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2): 2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l) r H 298 2243,6kJ o Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2). Câu 3: Cho phản ứng PCl3(s) + Cl2(g) PCl5(s) r H298 = -131,2kJ 0 Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của PCl5(s) biết nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của PCl3(s) là -320 kJ/mol Câu 4: Kim loại aluminium (nhôm) có thể khử được oxide của nhiều nguyên tố. Dựa vào nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của các chất, tính biến thiên enthalpy của phản ứng aluminium khử 1 mol mỗi oxide sau: Chất Fe3O4(s) Al2O3(s) Cr2O3(s) f H298 (kJ/mol) -1121,00 -1676,00 0 -1128,60 Câu 5: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng phân huỷ trinitroglycerin (C3H5O3(NO2)3) theo phương trình sau: o 4C3H5O3(NO3)2 (s) 6N2(g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g) t biết Chất nitroglycerin CO2(g) H2O(g) f H298 (kJ/mol) 0 - 370,15 -393,5 -241,82 Hãy giải thích vì sao trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần thuốc súng không khói. 10
- Câu 6: Xét các phản ứng thế trong dãy halogen ở điều kiện chuẩn: (1) ½ F2(g) + NaC1(s) → NaF(s) + ½ Cl2 (g) (2) ½ Cl2(g) + NaBr(s) → NaCl(s) + ½ Br2 (l) (3) ½ Br2(l) + NaI(s) → NaBr (s) + ½ I2 (s) (4) ½ Cl2(g) + NaBr(aq) → NaCl(aq) + ½ Br2 (l) Hay còn viết: ½ Cl2(g) + Br- (aq) → Cl- (aq) + ½ Br2 (l) (5) ½ Br2(l) + NaI(aq) → NaBr (aq) + ½ I2 (s) Hay còn viết : ½ Br2(l) + I- (aq) → Br- (aq) + ½ I2 (s) (a) Từ các giá trị của enthalpy hình thành chuẩn, hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng thế trên. Chất/ ion NaF(s) NaCl(s) NaBr(s) NaI(s) Cl-(aq) Br-(aq) I-(aq) f H298 o -574,0 -411,2 -361,1 -287,8 -167,2 -121,6 -55,2 (kJ/mol) (b) Nhận xét sự thuận lợi về phương diện nhiệt của các phản ứng thế trong dãy halogen. Kết quả này có phù hợp với quy luật biến đổi tính phi kim của dãy halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học không? Dạng 6: Xác định biến thiên enthalpy dựa vào năng lượng liên kết (Eb(kJ/mol)) Câu 1: Cho năng lượng liên kết (Eb) của một số liên kết ở điều kiện chuẩn như sau: Liên kết H–H Cl – Cl H – Cl O=O N≡N N–N Eb (kJ/mol) 436 243 431 498 946 163 Liên kết N–H H–O C–H C – Cl C–C C=O Eb (kJ/mol) 389 464 414 339 347 799 Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau và cho biết các phản ứng đó tỏa nhiệt hay thu nhiệt? (1) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) (2) N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) o (3) 4HCl(g) + O2(g) 2Cl2(g) + 2H2O(g) t (4) CH4(g) + Cl2(g) CH3Cl(g) + HCl(g) askt o (5) 2C2H6(g) + 8O2(g) 4CO2(g) + 6H2O(g) t Câu 2: Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác. Phản ứng tạo thành propene từ propyne: o CH3-C≡CH(g) + H2(g) CH3-CH=CH2(g) t ,Pd/PbCO 3 Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên biết rằng năng lượng liên kết đo ở điều kiện chuẩn của một số liên kết như sau: Liên kết H–H C–H C–C C=C C≡C Eb (kJ/mol) 432 413 347 614 839 Câu 3: Tính r H298 cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết. 0 CH4(g) + X2(g) CH3X(g) + HX(g) Với X = F, Cl, Br, I. Liên hệ giữa mức độ phản ứng (dựa theo r H298 ) với tính phi kim 0 (F > Cl >Br>I). Liên kết F–F Cl – Cl Br – Br I –I C–H Eb(kJ/mol) 159 243 193 151 414 11
- Liên kết C–F C – Cl C – Br C –I Eb(kJ/mol) 485 339 276 240 Liên kết H–F H – Cl H – Br H –I Eb(kJ/mol) 565 431 364 297 Câu 4: Tìm nhiệt tạo thành chuẩn của HF và NO dựa vào năng lượng liên kết của F2, H2, HF, N2, O2, NO. Giải thích sự khác nhau về nhiệt tạo thành của HF và NO. Liên kết F–F H –H H – F NN O=O NO Eb(kJ/mol) 159 432 565 945 498 631 Câu 5: Chloromethane (CH3Cl), còn được gọi là metyl chloride , Refrigerant -40 hoặc HCC 40, CH3Cl từng được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh. Hợp chất này rất dễ cháy, có thể không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ. Từ năng lượng liên kết, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng CH4(g) + Cl2(g) CH3Cl(g) + HCl(g) Biết Liên kết Cl– Cl C –H C - Cl H – Cl Eb(kJ/mol) 243 413 339 427 Cho biết phản ứng dễ dàng xảy ra dưới ánh sáng mặt trời. Kết quả tính có mâu thuẫn với khả năng dễ xảy ra của phản ứng không. Câu 6: Cho phản ứng phân hủy hydrazine : N2H4 (g) N2(g) + 2H2(g) a) Tính r H298 theo năng lượng liên kết của phản ứng trên. 0 b) Hydrazine (N2H4) là chất lỏng ở điều kiện thường (sôi ở 1140C), khối lượng riêng 1,021 g/cm3. Hãy đề xuất lí do N2H4 được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ tên lửa. Biết: Liên kết N–N N–H NN H–H Eb(kJ/mol) 160 391 945 432 Dạng 7: Tính lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào, tính lượng chất liên quan đến r H298 0 Câu 1. Cho phương trình nhiệt hoá học sau: 1 t o ,V2 O5 SO2(g) + O2(g) SO3(g) Δ r H 0 = - 98,5 kJ 298 2 Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3. Câu 2: Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau: Chất C6H6(l) C3H8(g) CO2(g) H2O(l) f H298 (kJ/mol) +49,00 o -105,00 -393,50 -285,84 So sánh lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H8(g) với lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzene C6H6(l). Câu 3: Glucose là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO 2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Dung dịch glucose 5% (D = 1,1g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc thiết yếu, quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hệ thống y tế cơ bản. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng oxi hóa glucose: C6H12O6(s) + 6O2(g) 6CO2(g) + 6H2O(l) r H298 = -2 803,0 kJ 0 12
- Tính năng lượng tối đa khi một người bệnh được truyền 1 chai 500ml dung dịch glucose 5% Câu 4: Khí gas chứa chủ yếu các thành phần chính: Propane (C3H8), butane (C4H10) và một số thành phần khác. Để tạo mùi cho gas nhà sản xuất đã pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng như methanethiol (CH3SH), có mùi giống tỏi, hành tây. Thành phần khí gas, tỉ lệ hòa trộn phổ biến của propane : butane theo thứ tự 30 :70 đến 50 : 50. a)Mục đích của việc pha trộn thêm chất tạo mùi đặc trưng vào khí gas là gì ? b) Cho phương trình nhiệt hóa học sau 0 C3H8(g) + 5O2(g) 3CO2(g) + 4H2O(g) r H298 = -2220 kJ t 0 13 t0 C4H10(g) + O2(g) 4CO2(g) + 5H2O(g) r H298 = -2874 kJ 0 2 Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 bình gas 12 kg với tỉ lệ thể tích của propane : butane là 30 : 70 (thành phần khác không đáng kể) ở điều kiện chuẩn. c) Giả sử một hộ gia đình cần 6 000kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ sử dụng hết 1 bình gas (với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 60%). Câu 5. Nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của C2H5OH(l), CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -267, -393,5 và -285,8. Cần đốt cháy bao nhiêu gam cồn để đun 100 gam nước từ 25oC đến 100oC (biết nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K)? Giả thiết, cồn là C2H5OH nguyên chất và có 40% nhiệt lượng thất thoát ra môi trường. Chú ý: - Nhiệt lượng vật tỏa ra hoặc thu vào: Q = m.c.ΔT Trong đó: m: Khối lượng chất (với dung dịch loãng coi khối lượng riêng là khối lượng riêng của nước: 1g/ml) c: Nhiệt dung (năng lượng cần để đưa 1 gam chất tăng lên 1oC). Với dung dịch loãng coi nhiệt dung của dung dịch là nhiệt dung của nước: c = 4,2 J/g.K ΔT là độ biến thiên nhiệt độ (|t2 – t1|) Dạng 8: Bài tập tổng hợp Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (a) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng …..(1)……năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng …..(2)……năng lượng dưới dạng nhiệt. (b) Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là …..(3)……tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Điều kiện chuẩn (đkc) ở nhiệt độ: …..(4)……, áp suất …..(5)…… (đối với chất khí), nồng độ …..(6)…… (đối với chất tan trong dung dịch). - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo …..(7)…… các chất và …..(8)…… - r H o > 0: Phản ứng…..(9)……; r H o < 0: Phản ứng…..(10)……. 298 298 (c) Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (ΔfH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành …..(11)…….chất đó từ các đơn chất ở trạng thái …..(12)……., ở một điều kiện xác định. Câu 1: Cho phản ứng: N2 ( g ) 3H2 ( g ) 2NH3 ( g ) Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N 2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 92,22 kJ. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của NH3 . Câu 2. Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình 13
- (a) Đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng, tỏa ra nhiệt lượng 571,6 kJ. (b) Nhiệt phân hoàn toàn 1 mol Cu(OH)2 tạo thành 1 mol CuO và 1 mol H2O, thu vào nhiệt lượng 9,0 kJ. c) Phản ứng nhiệt phân đá vôi (CaCO3), biết rằng để thu được 11,2g vôi (CaO) phải cung cấp 6,94 kcal. (c) Tạo ammonia (NH3) từ các đơn chất biết rằng sự tạo thành 2,5 g ammonia tỏa ra 22,99 kJ nhiệt. Câu 3: Cho các phương trình nhiệt hoá học: (1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) r H 298 176, 0 kJ o (2) C2H4(g) + H2(g) C2H6(g) r H 298 137, 0 kJ o (3) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s) r H 298 851,5 kJ o 1 (4) CO(g) O2 (g) CO2 (g) r H 298 851,5 kJ o 2 (5) C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) r H 298 393,5 kJ o (a) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt? (b) Trong phương trình (2) và (5) thì enthalpy chuẩn của phản ứng có phải enthalpy tạo thành chuẩn của C2H6 và CO2 không? Vì sao? (c) Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng (1) và (2). Câu 4: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: (1) 2C(graphite) + 3H2(g) → C2H6(g) r H298 (1) = -84,7 kJ o (2) C(graphite) + O2(g) → CO2(g) r H298 (2) = -393,5 kJ o 1 (3) H2(g) + O2(g) → H2O(l) r H298 (3) = -285,8 kJ o 2 (4) C2H6(g) + 3,5O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) r H298 (4) = ? kJ o Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (4). Câu 5: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: (1) Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g) Δ r H 0 (1) = -467,0 kJ 298 (2) MgO(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2O(l) Δ r H 0 (2) = -151,0 kJ 298 và Δ f H 0 (H2O, l) = -286 kJ/mol. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của MgO(s) 298 Câu 6: Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g): 0 C3H8(g) + 5O2(g) t 3CO2(g) + 4H2O(g) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành của hợp chất và dựa vào năng lượng liên kết So sánh hai giá trị đó và rút ra kết luận Chất C3H8(g) CO2(g) H2O(g) C6H6(l) f H298 (kJ/mol) o -105,00 -393,50 -241,82 +49,00 Liên kết C–C C–H O=O O –H C=O Eb(kJ/mol) 347 413 498 467 745 Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau: Fe2O3(s) + CO(g) → Fe (s) + CO2(g) (1) 14
- (a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng với các hệ số cân bằng tương ứng (biết nhiệt tạo thành chuẩn tính theo kJ/mol của Fe2O3, CO, CO2 lần lượt là -824,4; - 110,5; -393,5). (b) Cho 1 mol Fe2O3 phản ứng với 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt bao nhiêu? Câu 7: Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid , tẩy trắng bột giấy công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện,…) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình S(s) + O2(g) SO2(g) và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,9 kJ Những phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ. B. Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ.mol-1. C. Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia. D. 0,5 mol sulfur tác dụng hết oxygen giải phóng 148,45 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt. E. 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969.10 5 J Câu 8: Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo: CH3 - CH(OH) – COOH. Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thể sẽ chuyển hóa glucose thành lactic acid từ các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể (lactic acid tạo thành từ qua 1trinh2 này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau: C6H12O6(aq) 2C3H6O3(aq) r H298 = -150 kJ 0 Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98% năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hóa glucose thành lactic acid. Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chuyển hóa đó (biết 1cal = 4,184 J) Câu 9: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,8 kg than. Giả thiết loại than đá trên chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ. Cho các phản ứng: C(s) O2 (g) CO2 (g) r Ho 393,5kJ / mol 0 t 298 S(s) O2 (g) SO2 (g) r Ho 296,8kJ / mol 0 t 298 Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện (1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)? Câu 10: Ethanol sôi ở 78,290C. Để làm 1 gam ethanol lỏng nóng thêm 10C cần một nhiệt lượng là 1,44 J ; để 1 gam ethanol hóa hơi (ở 78,290C) cần một nhiệt lượng là 855 J. Hãy tính lượng nhiệt cần cung cấp để làm nóng 1 kg ethanol từ 20,0 0C đến nhiệt độ sôi và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ đó. III.3. Bài tập trắc nghiệm III.3.1. Ôn tập lí thuyết Câu 1: Phản ứng thu nhiệt là gì? A. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự truyền năng lượng, chủ yếu dưới dạng giải phóng nhiệt hoặc ánh sáng ra môi trường bên ngoài. 15
- B. Là tổng năng lượng liên kết trong phân tử của chất đầu và sản phẩm phản ứng. C. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự hấp thụ năng lượng thường là nhiệt năng từ môi trường bên ngoài vào bên trong quá trình phản ứng. D. Là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó tạo thành nguyên tử ở thể khí. Câu 2: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh nó được gọi là A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng trung hòa. C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng thu nhiệt. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0. B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường. C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm. Câu 4: Trong phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy chuẩn luôn nhận giá trị A. Dương. B. Âm. C. Có thể âm có thể dương. D. Không xác định được. Câu 5: Trong các quá trình sau, quá trình nào cho giá trị biến thiên enthalpy là dương? 1, Nhiệt độ tăng khi hòa tan calcium chloride vào nước. 2, Đốt cháy acetylen trong đèn hàn xì. 3, Nước sôi. 4, Sự thăng hoa của đá khô. A. Quá trình 4. B. Quá trình 3 và 4. C. Quá trình 1. D. Quá trình 2 và 3. Câu 6: Enthalpy tạo thành chuẩn ( f H298 ) được định nghĩa là o A. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25oC và 1 bar. B. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25oC và 1 bar. C. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25oC và 1 bar. D. Lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ bản ở 25oC và 1 bar. Câu 7: Điều kiện chuẩn là A. Áp suất 1 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L. B. Áp suất 1 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L. C. Áp suất 0 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L. D. Áp suất 0 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L. Câu 8: r H298 là kí hiệu cho ...................của một phản ứng hóa học. o A. Nhiệt tạo thành chuẩn. B. Năng lượng hoạt hóa. C. Năng lượng tự do. D. Biến thiên enthalpy chuẩn. Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng đối với phản ứng thu nhiệt? A. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất phản ứng và sản phẩm bằng nhau. B. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm . 16
- C. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia. D. Tùy vào phản ứng thu nhiệt mà tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn sản phẩm có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiệt tạo thành chuẩn của chất tham gia. Câu 10: Phản ứng của barium hydroxide và ammonium chloride làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm. Phản ứng của barium hydroxide và ammonium chloride là phản ứng A. Thu nhiệt. B. Hóa hợp. C. Tỏa nhiệt. D. Phân hủy. Câu 11: Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium với nước là A. phản ứng thu nhiệt. B. phản ứng phân hủy. C. phản ứng tỏa nhiệt. D. phản ứng thuận nghịch. Câu 12: Một phản ứng có r H298 = -890,3 kJ/mol. Đây là phản ứng o A. Thu nhiệt. B. Tỏa nhiệt. C. Phân hủy. D. Trao đổi. Câu 13: Tiến hành hòa tan zinc oxide vào dung dịch hydrochloric acid như hình vẽ. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ của phản ứng tăng. B. Đây là phản ứng tỏa nhiệt. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có giá trị âm. D. Năng lượng của các chất phản ứng thấp hơn năng lượng của các chất sản phẩm. Câu 14: Sự thay đổi nhiệt độ trong phản ứng của calcium oxide với nước được minh họa trong hình 5.18. Phản ứng của calcium với nước là A. phản ứng thu nhiệt. B. phản ứng phân hủy. C. phản ứng tỏa nhiệt. D. phản ứng thuận nghịch. Sự thay đổi nhiệt độ khi calcium oxide với nước Câu 15: Hình ảnh nào miêu tả quá trình đang diễn ra sự thu nhiệt? 17
- A. Cây nến đang B. Hòa tan đá vào C. Đốt nhiên liệu D. Hòa tan cháy nước trong tên lửa. sodium vào nước. Câu 16: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt? A. Quá trình đốt cháy ethanol. B. Phản ứng phân hủy postassium chlorate. C. Phản ứng của hydrochloric acid với sodium hydroxide. D. Quá trình hô hấp ở thực vật. Câu 17: Quá trình nào dưới đây là quá trình thu nhiệt? A. Đốt cháy khí hydrogen. B. Chưng cất dầu mỏ. C. Phản ứng potassium với nước. D. Sử dụng xăng trong động cơ ô tô. Câu 18: Quá trình nào dưới đây không giải phóng nhiệt? A. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. B. Nung đá vôi để thu được vôi sống. C. Phản ứng cháy của acetylene với oxygen. D. Phản ứng hydrogen với oxygen. Câu 19: Cho một số phản ứng hóa học sau: Methane + oxygen → carbon dioxide + nước Sodium + nước → Sodium hydroxide + hydrogen Magnesium + hydrochloric acid → magnesium chloride + hydrogen Điểm chung của các phản ứng trên là A. Đều là phản ứng đốt cháy. B. Đều là phản ứng thu nhiệt. C. Đều là phản ứng tỏa nhiệt. D. Đều là phản ứng trung hòa. Câu 20: Giản đồ hình dưới đây thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học. Cho các phản ứng sau: to 1. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O to 2. 2H2 + O2 2H2O 18
- to 3. C + O2 CO2 Phản ứng nào phù hợp với giản đồ trên. A. Phản ứng 1 và 2. B. Phản ứng 2 và 3. C. Phản ứng 1, 2 và 3. D. Không phản ứng nào. Câu 21: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng được biểu thị theo hình sau. Kết luận nào sau đây là đúng với sơ đồ. A. Phản ứng trong hình là phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng trong hình là phản ứng thu nhiệt. Câu 22: Acetylene (C2H2) có khả năng phản ứng mãnh liệt với oxygen và sinh ra một lượng nhiệt lượng lớn lên đến 3000 oC. Vì vậy người ta có thể dùng acetylene để làm đèn hàn xì, cắt kim loại. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng giữa kim loại và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt. D. Phản ứng giữa kim loại và acetylene là phản ứng thu nhiệt. Câu 23: Khi hòa tan ammonium nitrate vào nước, nhiệt độ của nước giảm. Phát biểu nào dưới đây giải thích đúng cho quá trình được miêu tả ở trên? A. Ammonium nitrate tan được trong nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt. B. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt. C. Ammonium nitrate tan trong nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt. D. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 24: Cho một ít bột copper (II) sulfate khan màu trắng vào cốc nước và khuấy đều. Dấu hiệu nào dưới đây cho biết đây là một quá trình tỏa nhiệt? A. Một dung dịch màu xanh lam được tạo thành. B. Khi sờ tay vào cốc cảm giác mát hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. C. Khi sờ tay vào cốc cảm giác ấm hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. D. Bột copper (II) sulfate tan được trong nước. Câu 25: Cho các phát biểu sau về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt. 1. Trong một phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt. 2. Nhiệt độ của phản ứng thu nhiệt tăng lên vì nhiệt được thu vào. 3. Đốt methane trong không khí là một phản ứng tỏa nhiệt. Các phát biểu đúng là A. 1, 2 và 3. B. Chỉ 1 và 2. C. Chỉ 1 và 3. D. Chỉ 2 và 3. Câu 26: Dưới đây là mô tả về hai quá trình hóa học 1. Trong quá trình đốt cháy methane, năng lượng ...... 1 ....... 19
- 2. Trong quá trình nhiệt phân potassium permanganate, năng lượng ...... 2 ....... Từ nào thích hợp để điền vào khoảng trống 1 và 2? 1 2 A Được giải phóng dưới dạng nhiệt. Được giải phóng dưới dạng nhiệt. B Được giải phóng dưới dạng nhiệt. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt. C Được hấp thụ dưới dạng nhiệt. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt. D Không giải phóng. Được hấp thụ dưới dạng nhiệt. Câu 27: Giản đồ biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa magnesium và hydrochloric acid được biểu diễn như hình dưới đây. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Các sản phẩm có mức năng lượng thấp hơn mức năng lượng của các chất phản ứng. C. Đây là phản ứng thu nhiệt. D. Nhiệt độ tăng lên trong quá trình phản ứng. Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Quá trình đốt cháy ethanol, đốt cháy nhiên liệu là quá trình tỏa nhiệt. B. Toàn bộ các phản ứng hóa học đều là phản ứng tỏa nhiệt. C. Trong phản ứng tỏa nhiệt, enthalpy tạo thành của sản phẩm có giá trị lớn hơn hơn enthalpy tạo thành của các chất phản ứng. D. Phản ứng tỏa nhiệt làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng lên Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau? 2Fe + 3CO2 → Fe2O3 + 3CO r H298 = +26,6 kJ o A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. Câu 30: Trường hợp nào sau đây là quá trình chuyển hóa từ hóa năng thành nhiệt năng? A. Than được đốt để đun sôi nước. B. Nước đá bốc hơi trong phòng kín. C. Hòa tan đường saccazoro với nước cất. D. Sử dụng pin mặt trời trong đời sống. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (1) Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền đều bằng 0. (2) r H298 đại diện cho tổng năng lượng trao đổi trong phản ứng nên giá trị này có o thể dương hoặc âm. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p |
78 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p |
58 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p |
46 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p |
48 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p |
52 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p |
23 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p |
40 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p |
40 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p |
32 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p |
49 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p |
45 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p |
26 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p |
20 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p |
64 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p |
37 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p |
39 |
2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p |
45 |
2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p |
20 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
