*Đối với học sinh
Qua trao đổi và qua một số tiết dạy đầu năm tôi nhận thấy các em chưa
hứng thú với tiết Luyện viết đoạn. Có em tiếp thu bài một cách máy móc, vốn từ
các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn
hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận ra được sự khác biệt giữa các ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết.
*Một số biện pháp hướng dấn cho học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong
môn Tiếng Việt.
1.Biện pháp 1: Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:
Tất cả các nghi thức lời nói luôn sảy ra trong đời sống hàng ngày. Tuy
nhiên có em mạnh dạn thì hay nói còn những em nhút nhát thì ít nói. Bởi vậy
giáo viên phải dùng những biện pháp tích cực để các em nhút nhát nói ra những
suy nghĩ trong đầu. Có thể là sắm vai, có thể là các trò chơi hay thi đua cùng
nhau…
1.1.Các nghi thức lời nói tối thiểu:
1.1.1 Chào hỏi, tự giới thiệu, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia
buồn, khen ngợi, chia vui…
1.1.2. Đáp lời chào, đáp lời cảm ơn xin lỗi, từ chối, chia vui ….
1.1.3. Nói lời khẳng định, phủ định
1.1.4. Viết tin nhắn, bưu thiếp
1.1.5. Nhận và gọi điện thoại
1.2. Các trò chơi học tập
1.2.1. Trò chơi: Phỏng vấn
1.2.2. Trò chơi: Chọn lời nói đúng
1.2.3. Trò chơi: Nhận lại đồ dùng
2. Biện pháp 2: Rèn các kỹ năng cơ bản cho học sinh viết đoạn văn
ngắn.
2.1. Kĩ năng quan sát kết hợp với kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ:
Giáo viên cho học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng hay tranh ảnh, hình
ảnh hướng dẫn các em quan sát các đặc điểm nổi bật của đối tượng và khơi gợi ở
mỗi em những nhận xét, những từ ngữ diễn tả đúng các sự vật quan sát được
chọn lọc từ ngữ để có những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm. Kết hợp các giác quan để
cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật.
2.2. Giúp học sinh có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài
viết cho tiết sau. Giáo viên có thể nêu câu hỏi gợi ý thêm, phụ trợ cho các câu