Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên Microsoft Excel 2010
lượt xem 23
download
Microsoft excel là một phần mềm giúp chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi số liệu thành biểu đồ. Hiện nay Microsoft office luôn có sự thay đổi các phiên bản để ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều tính năng hơn trong sử dụng. Vậy việc ứng dụng phần mền Microsoft excel vào việc dạy môn Địa lý như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên Microsoft Excel 2010" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên Microsoft Excel 2010
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biểu đồ địa lí là một phương tiện trực quan không thể thiếu trong dạy và học địa lí. Biểu đồ địa lí giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu, góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn, học sinh có một cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề và hứng thú hơn với môn học. Microsoft excel là một phần mềm giúp chúng ta có thể dễ dàng chuyển đổi số liệu thành biểu đồ. Hiện nay Microsoft office luôn có sự thay đổi các phiên bản để ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều tính năng hơn trong sử dụng.Các phiên bản mới bây giờ như Microsoft office 2010, 2013. Trên thực tế vẫn có nhiều giáo viên sử dụng Microsoft office excel 2003, và ít ứng dụng vào việc vẽ biểu đồ địa lí. Trong khi đó các phiên bản mới thì ít được sử dụng vì có nhiều chức năng và cách hiển thị khác hẳn với Excel 2003. Chính vì vậy tôi đã lấy đề tài “ Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên Microsoft excel 2010” nhằm giúp các giáo viên môn địa lí nói riêng và các giáo viên nói chung có thể biết được cách vẽ biểu đồ trên Microsoft office 2010 một cách dễ dàng và nhanh gọn. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc vẽ biểu đồ địa lí. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn. 3. Phạm vi nghiên cứu Một số dạng biểu đồ địa lí thường dùng trong chương trình Địa lí THCS. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: Phương pháp này được sử dụng thông qua qua thu thập có chọn lọc các tài liệu số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Đây là phương pháp sử dụng các phần mềm tin học để xử lý, tổng hợp số liệu. Xây dựng các biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Exel, Paint để copy ảnh,… 1GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Phương pháp này được sử dụng bằng cách tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các số liệu liên quan. NỘI DUNG 1. Tính mới của đề tài Vẽ biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft excel không còn là một vấn đề mới. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên còn đang sử dụng Microsoft office excel 2003 và ít ứng dụng trong vẽ biểu đồ địa lí. Mặc dù Microsoft office excel 2003 là một phần mềm dễ sử dụng nhưng còn ít tính năng thực dụng và mất nhiều công đoạn khi vẽ biểu đồ. Màu sắc đồ họa hay các dạng biểu đồ trong excel còn hạn chế. Micorsoft Excel 2010 hiện nay đang được sử dụng tương đối phổ biến và có nhiều tính năng mới như: Backstage View, Sparkline, Slicers, định dạng dữ liệu có nhiều điều kiện, PivotTables, PivotCharts, SharePoint và ít công đoạn hơn nên khi vẽ biểu đồ trên Microsoft excel 2010 thì sẽ dễ dàng và nhanh hơn, đẹp hơn. 2. Cơ sở lí luận 2.1 Khái quát về biểu đồ địa lí: Một cách chung nhất, biểu đồ được xem là hình vẽ trực quan mối tương quan giữa các số liệu, hoặc các đại lượng. Trong địa lí, biểu đồ là hình vẽ dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí về quy mô, độ lớn, cơ cấu, quá trình thay đổi. Ý nghĩa chủ yếu của biểu đồ trong dạy học địa lí là thể hiện một cách trực quan các bảng số liệu; nghĩa là thể hiện trực quan mối quan hệ giữa các số liệu địa lí; phản ánh một nhận định, nhận xét hoặc từ đó đưa ra một kết luận cần thiết về sự vật, hiện tượng địa lí. Biểu đồ được phân ra thành nhiều loại khác nhau, tùy vào mỗi cơ sở phân loại. Theo chức năng, biểu đồ được phân thành: biểu đồ quy mô, biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu,… Theo loại hình, biểu đồ được phân thành: Biểu đồ cột đứng, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền,…Theo mức độ thể hiện, biểu đồ được phân thành biểu đồ đơn giản, biểu đồ phức tạp. 2GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Kết hợp phân loại theo chức năng và phân loại theo hình dạng, biểu đồ trong môn địa lí gồm các loại sau: Bảng 1: CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ Loại biểu đồ Các dạng cụ thể Chức năng Biểu đồ cơ bản Thể hiện quy mô, độ lớn, khối lượng,… Cột đứng (đơn, nhóm) Thể hiện tương quan về quy Thanh ngang mô, độ lớn, khối lượng,… Thể hiện tình hình phát triển. Thể hiện tương quan về quy Cột mô, độ lớn, khối lượng,... Cột chồng (chồng từ Thể hiện tình hình phát triển. gốc, chồng nối tiếp; Thể hiện theo quy mô, độ lớn, chồng theo số liệu tuyết khối lượng,… của đối tượng và đối, chồng theo số liệu sự chuyển dịch cơ cấu (riêng đối tương đối) với biểu đồ cột chồng theo số liệu tương đối). Biểu đồ đường biểu diễn + Biểu đồ 1 đường biểu diễn với 1 đại lượng, biểu đồ có nhiều đường Thể hiện tiến trình vận động của biểu diễn có cùng 1 đại đối tượng theo thời gian Đường lượng. + Biểu đồ đường theo giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối. Biểu đồ đường phát Thể hiện động thái phát triển của triển (1 đường, nhiều đối tượng theo thời gian. đường). Một hình tròn Thể hiện cơ cấu của đối tượng. Thể hiện cơ cấu và quy mô của đối tượng. Tròn Hai (ba hoặc nhiều) hình Thể hiện động thái phát triển tròn của đối tượng. Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu. Biểu đồ biến dạng 3GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Loại biểu đồ Các dạng cụ thể Chức năng Thể hiện quy mô, độ lớn, khối Chấm điểm Điểm chấm (ở vị trí lượng,… (Biến dạng từ đỉnh của cột trong biểu Thể hiện tương quan về quy biểu đồ cột) đồ cột) mô, độ lớn, đối tượng,… Một hình vuông Thể hiện cơ cấu của đối tượng. Vuông (biến Thể hiện cơ cấu và quy mô của dạng từ biểu đồ Hai (ba hoặc nhiều) hình đối tượng. tròn) vuông Thể hiện động thái phát triển của đối tượng. Miền (Biến Thể hiện cơ cấu của đối tượng. dạng từ biểu đồ Thể hiện động thái phát triển Miền (hai, ba hoặc cột biểu hiện cơ của đối tượng. nhiều miền) cấu trong nhiều Thể hiện sự chuyển dịch cơ năm) cấu. (chủ yếu nhất) Biểu đồ kết hợp Biểu đồ 2 – 3 hoặc Thể hiện quy mô, độ lớn, khối Cột kết hợp với nhiều cột gộp nhóm (có lượng và tương quan giữa chúng cột 2 hay nhiều đại lượng) với các đối tượng địa lí. Biểu đồ có các cột Thể hiện quy mô, độ lớn, khối đứng với điểm. Cột với điểm lượng và tương quan giữa chúng Biểu đồ có các cột với các đối tượng địa lí. chồng với điểm Biểu đồ nhiều đường Đường với Thể hiện sự thay đổi tương quan biểu diễn (có 2 đại đường của các đại lượng theo thời gian. lượng khác nhau) Biểu đồ có các cột Thể hiện quy mô, độ lớn, khối đứng (đơn, nhóm cột) lượng và tương quan giữa chúng Cột kết hợp với với đường với các đối tượng địa lí. đường Biểu đồ có cột chồng Thể hiện động thái vận động với đường. của đối tượng theo thời gian. 2.2 Vài nét về Microsoft Excel 2010 2.2.1 Giới thiệu về Excel Microsoft Excel (gọi nhanh là Excel) là một phần mềm ứng dụng, dùng để tạo ra các bảngvà bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện: Tính toán đại số, phân tích dữ liệu. Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách. 4GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau. Vẽ đồ thị và các sơ đồ. Tự động hóa các công việc bằng các macro. Và nhiều ứng dụng khác trong nhiều lĩnh vực kế toán, kỹ thuật, thống kê… 2.2.2. Ribbon là gì? Excel 2010 thay thế các thanh thực đơn (menu) và thanh công cụ (toolbar) truyền thống bằng dải các nút lệnh và biểu tượng chức năng nằm ngay phía trên vùng làm việc, được gọi là Ribbon. Hình 1.1 hiển thị các nhóm Ribbon chính như Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews, View. Ngoài ra, excel cho phép hiển thị/ ẩn nhóm ribbon Developer và AddIns. Hình 1.1 Thanh công cụ Ribbon Trong đó: Home: là nơi chứa các nút lệnh, được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng, hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,… Insert: Chèn các đối t ượ ng vào bảng tính như bảng bi ểu, v ẽ s ơ đồ , đồ thị, kí hiệu,… Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiện thị bảng tính và thiết lập in ấn. Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra, theo dõi công thức, điều khiển việc tính toán của excel. Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài excel, có danh sách, phân tích dữ liệu,… Review: Các nút lệnh kiểm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô, thiết lập bảo vệ bảng tính. 5GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 View: Thiết lập các chế độ hiển thị bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia màn hình,… Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên, những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này, ta làm như sau: File/option/popular/Show Developer tab in the Ribbon. Add–ins: Tab này chỉ xuất hiện khi excel muốn mở một tập tin có sử dụng các tiện ích bổ sung, các hàm bổ sung, …. 2.2.3 Khởi động và thoát khỏi Excel 2010 a. Khởi động Excel 2010 Excel 2010 có thể được khởi động bằng một trong các cách sau: Cách 1: Thực hiện lệnh Start (1)/ All programs (2)/ Microsoft office (3)/ Microsoft Excel 2010 (4). Hình 1.2 – Khởi động Excel 2010 từ Start Menu Cách 2: Nếu trên màn hình Desktop có sẵn Shortcut của Microsoft Excel 2010, ta kích đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Excel 2010. 6GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Hình 1.3 – Khởi động Excel 2010 từ màn hình Desktop Cách 3: Nếu sử dụng Windows 8, thì bấm đồng thời nút Windows (nút hình cửa sổ trên bàn phím) + Q, trên thanh tìm kiếm đánh chữ Excel 2010, sau đó kích đúp vào biểu tượng Microsoft Excel 2010. Hình 1.4– Khởi động Excel 2010 trong Win 8 b. Điều chỉnh cửa sổ Excel 2010 7GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Hình 1.5 – Các nút điều chỉnh cửa sổ c. Thoát khỏi Excel 2010 Thực hiện lệnh File/Exit hoặc nhấn nút Close (hình chữ X) trên góc phải màn hình Excel. Có thể dùng phím tắt Alt+F4. 2.2.4 Giới thiệu màn hình giao diện và cấu trúc bảng tính. a. Màn hình giao diện Excel * Cửa sổ làm việc chuẩn của Excel 2010 Hình 1.6 – Màn hình giao diện Excel 2010 * Các thành phần của một sổ bảng tính Excel 2010 Workbook: (Sổ bảng tính) Là một tập tin Excel dùng để thực hiện các thao tác tính toán, vẽ đồ thị,… và lưu trữ dữ liệu. Một workbook sẽ chứa nhiều 8GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Worksheet hay Chartsheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính cũng như nhu cầu công việc của mỗi người sử dụng. Title Bar (Thanh tiêu đề): Gồm menu điều khiển (Control menu icon), tập tin Workbook hiện hành và các nút: Minimize, Maximize, Restore. Chart Sheet: Cũng là một Sheet trong Workbook, nhưng chỉ chứa một đồ thị bên trong, giúp cho việc quản lý từng đồ thị riêng lẻ. Worksheet: còn gọi là sổ bảng tính (bảng tính), dùng để nhập dữ liệu và thực hiện những thao tác tính toán, tạo biểu mẫu, tạo lập cơ sở dữ liệu, thống kê... Mỗi bảng tính được đặt tên mặc định là Sheet1, Sheet2… Chúng ta có thể đặt lại một tên nào đó sao cho phù hợp với nội dung lưu trên bảng tính. Mặc định, mỗi workbook chứa 3 worksheet, muốn thay đổi số lượng bảng tính mặc định trong một sổ bảng tính ta thực hiện như sau: File/option/ General Include this many sheets trong When creating new workbooks: nhập số lượng sheet cần tạo. b. Cấu trúc một bảng tính Excel 2010. Tabsheet: Hiển thị tên của các bảng tính có trong một Workbook, mặc định là 3 bảng tính với tên là Sheet1, Sheet2, Sheet3. Muốn làm việc với bảng tính nào ta nhấn chuột vào tên bảng tính đó. Row và Column: Một bảng tính gồm tập hợp nhiều dòng (row) và cột (column) + Dòng: có tất cả 1,048,576 dòng (đánh chỉ số từ 1 đến 1,048,576) + Cột: có tất cả 16,384 cột (đánh tên từ A đến XFD) Cell và range + Cell: Là giao điểm giữa dòng và cột. Ô được xác định bởi tọa độ (địa chỉ) dựa theo ký hiệu của cột và số thứ tự của dòng. (Ví dụ: ô B2 là giao của cột B và dòng 2). + Khối ô (Range): Khối ô là tập hợp gồm nhiều ô nằm liền kề nhau trong Sheet. Ở đây, chúng ta cần phân biệt khái niệm cho vùng ô không liên tiếp, khi đó gọi là multi ranges. Ví dụ: Khối ô B2:D7 là tập hợp các địa chỉ ô từ B2 đến D7. Khung viền màu đen thể hiện đang chọn vùng B2:D7. 9GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Cell pointer: được gọi là con trỏ ô. Đó là khung đậm viền quanh ô và có một ô vuông nhỏ màu đen ở cạnh dưới bên phải gọi là quai điền (Fill handle) dùng để định vị ô. Khi đưa chuột vào Fill handle, con trỏ chuột chuyển thành một dấu thập màu đen mảnh. Trỏ ô có thể được di chuyển bằng các phím mũi tên. Ô chứa trỏ ô gọi là ô hiện hành (Active Cell) hay ô chọn (Seleted Cell). Địa chỉ của ô hiện hành được hiển thị trong hộp tên trên thanh công thức. Column Heading: Để nhận diện các cột trong bảng tính. Nó còn được dùng để chọn khối cột. Nút phía ngoài bên trái là nút chọn toàn bộ bảng tính (Select All). Row Heading: Để nhận diện các dòng trong bảng tính. Nó còn được dùng để chọn khối dòng. Nút phía trên cùng để chọn toàn bộ bảng tính (Select All). Scroll bar: Là hai thanh ở cạnh bên phải và cạnh dưới của cửa sổ bảng tính. Trên thanh cuộn có chứa một hộp cuộn (Scroll bar) và hai nút mũi tên. Nhấn nút mũi tên hay hộp cuộn khi chúng ta cần di chuyển nhanh đến khu vực khác của bảng tính. Tab Sheet: Hình 1.7 – Mô tả Tab sheet Đây là thành phần chính của màn hình làm việc. Cửa sổ bảng tính hiển thị một phần của bảng tính, khoảng 9 – 15 cột (cột A đến cột I hoặc cột O), 20 – 29 dòng với những đường kẻ lưới (gridlines) phân cách giữa các ô. Số dòng và số cột trên hiển thị trên bảng tính sẽ thay đổi nếu ta thay đổi chiều rộng cột hay chiều cao dòng hoặc chọn độ phân giải khác nhau (zoom). Di chuyển trong Worksheet: Xuống một dòng 10GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Lên một dòng Sang phải 1 cột Sang trái một cột Pgup: Lên một trang Pgdn: Xuống 1 trang Alt + pgup: Sang trái một trang Alt + pgdn: sang phải 1 trang. Home hoặc Alt + home: Về đầu dòng Ngoài ra có thể sử dụng Mouse để di chuyển đến một ô bất kì nào bằng cách click Mouse tại ô muốn đến. 3. Giới thiệu tính năng vẽ biểu đồ của Microsoft Excel 2010 (ME 2010) 3.1 Tổng quan về biểu đồ trong ME 2010 * Các nhóm dạng biểu đồ: ME 2010 có các nhóm biểu đồ: Column, Pie, Line, Bar, Area, XY(Scatter), Stock, Surface, Doughnut, Bubble, Radar Hình 1.8: Các nhóm dạng biểu đồ trong ME 2010 * Thành phần của một biểu đồ: Thành phần của một biểu đồ theo dạng thông thường thường có: Các đường biểu diễn sự kiện: (Data Series) Dùng minh họa cho các dữ liệu dạng số trên bảng tính 11GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Các trục (Axis) + Horizontal Axis (Trục hoành): Thường dùng để minh họa các dữ liệu nhóm trên bảng tính. (như các đơn vị, mốc thời gian,…) + Vertical Axis (Trục tung): Trục thẳng đứng và vuông góc với trục hoành, được Excel tạo ra căn cứ vào các số liệu cao và thấp trong phạm vi điều kiện khai báo. + Chart Title (Tiêu đề biểu đồ): Giới thiệu nội dung chính của biểu đồ. + Axis Titles (Các tiêu đề cho trục tung và trục hoành): Giới thiệu nội dung của trục tung và trục hoành. + Legend (Chú thích): Các chú thích về các đường biểu diễn trên biểu đồ. + Gridlines (Kẻ lưới): Gồm các đường kẻ ngang, kẻ dọc trên màn biểu đồ để dễ dàng xác định trên các đường biểu diễn. 3.2 Quy trình thiết kế biểu đồ bằng Microsoft Excel 2010 * Tạo bảng số liệu Để tạo một biểu đồ, đầu tiên ta cần có một bảng dữ liệu. Lưu ý: với các số thập phân cần định dạng số liệu: Home/Number (dấu mũi tên góc dưới bên phải)/ Xuất hiện Format cell > Category/Number/ Trong Dcimal Places chọn số thập phân có 1 chữ số hay 2 chữ số/ok. Khi đánh số thập phân thường dùng dấu “.”, ví dụ 7.9. * Tạo biểu đồ Bước 1: Chọn khối ô chứa số liệu cần thể hiện trong biểu đồ , cần chọn luôn các tiêu đề cột cho vùng dữ liệu. Bước 2: Chọn menu Insert / trên công cụ Charts / chọn nhóm biểu đồ, Bước 3: Chọn kiểu biểu đồ Bước 4: Chọn OK. * Thêm các thành phần cho biểu đồ Bước 1: Chọn biều đồ/ Chart Tools/Design 12GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Hình 1.9: Các lệnh trong Chart tools/Design Bước 2: Trên Chart Layout / chọn các đối tượng cần thiết mà phần mềm Excel 2010 đã được thiết kế sẵn như: tựa đề, chú thích, các nhãn, đường lưới… Hình 1.10: Các lệnh trong Chart tools/Layout Bước 3: Chèn và hiệu chỉnh tiêu đề: chọn biểu đồ / Chart Tools/. Bước 4: Chọn Layout / thực hiện hiệu chỉnh trên công cụ Labels, + Chọn ChartTitle: thêm tiêu đề chính. + Chọn Axis Titles: thêm tiêu đề cho trục hoành (hay trục tung). + Chọn Legend: thêm chú thích. + Chọn Data Labels: thêm nhãn dữ liệu. + Chọn Data Table: thêm bảng dữ liệu. Bước 5: Chèn và hiệu chỉnh khung lưới trên biểu đồ: chọn biểu đồ/ Chart Tools / Layout /Girdlines trên công cụ Axes. Bước 6: Chèn và hiệu chỉnh thông số các trục trên biểu đồ: chọn biểu đồ / Chart Tools / Layout /Axes trên công cụ Axes. * Xóa thành phần trong biểu đồ: Chọn thành phần cần xóa, bấm phím Delete. * Chuyển đổi số liệu dòng cột trong bảng Khi cần chuyển đổi dữ liệu của dòng thành cột và ngược lại, cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Chọn biểu đồ/ Chart Tools /Design, Bước 2: Chọn Switch Row – Column trên công cụ Data, * Thay đổi kiểu trong biểu đồ: Bước 1: Chọn biểu đồ/ Chart Tools/ Design, Bước 2: Chọn Change Chart Type trên công cụ Type, Bước 3: Chọn kiểu cho đồ thị trong hộp thoại Change Chart Type. * Thay đổi dữ liệu trong biểu đồ (Trong trường hợp chưa chọn hoặc chưa chọn hết vùng dữ liệu cần vẽ biểu đồ). 13GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Bước 1: Chọn biểu đồ hoặc chọn phàn cần thay đổi dữ liệu/ Chart Tools/ Design. Bước 2: Chọn Select Data trên công cụ Data. Bước 3: Thay đổi dữ liệu cho biểu đồ trong hộp thoại Select Data Source. Hình 1.11: Hộp thoại Select Data Source * Thay đổi màu cho biểu đồ Bước 1: Chọn biểu đồ / Chart Tools /Design, Bước 2: Chọn kiểu màu cho biểu đồ trên công cụ Chart Styles. *Thay đổi các thành phần trong biểu đồ Bước 1: Chọn biểu đồ/ Chart Tools / Format, Hình 1.12: Các lệnh trong Chart tools/Format Bước 2: Chọn Chart Elements trên công cụ Current Selection, Bước 3: Chọn đối tượng / thực hiện chỉnh sửa, Bước 4: Chọn kiểu màu nền cho biểu đồ trên công cụ Shape Styles, Bước 5: Chọn kiểu hiển thị chữ dữ liệu cho biểu đồ trên công cụ WordArt Styles, hoặc chỉnh sửa kiểu chữ dữ liệu như trong Word. 4. Quy trình thiết kế một số dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí THCS 4.1 Quy trình thiết kế biểu đồ cột Bảng 2: Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước 14GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 (cả nước = 100%) Năm 1995 2000 2002 Tiêu chí Tổng mức bán lẻ hàng hóa 35,8 34,9 33,1 Số lượng hành khách vận 31,3 31,3 30,3 chuyển Khối lượng hàng hóa vận 17,1 17,5 15,9 chuyển ( Nguồn: SGK Địa lí 9) Yêu cầu: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước. Bước 1: Nhập số liệu vào bảng tính trong Excel theo cấu trúc sau: Bước 2: Vẽ biểu đồ Chọn toàn bộ vùng số liệu vừa nhập Vào menu Insert/Chart/column/ chọn kiểu biểu đồ Xuất hiện biểu đồ sau: Chỉnh sửa biểu đồ 15GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Đến đây, chúng ta phải thực hiện công việc chỉnh sửa để có được biểu đồ như ý: + Tên biểu đồ: Chart Tools/Layout/Chart Title/Above chart. Sau đó dặt tên biểu đồ và chỉnh sửa phông chữ trong menu Home. + Trục tung: Kích chuột phải vào khu vực trục tung/format Axis/, để thay đổi màu sắc, các mốc, khoảng cách giữa các mốc, kiểu đường thể hiện… trong hộp thoại Format Axis. Thực hiện tương tự với trục hoành. + Chỉnh sửa mốc thời gian trên trục hoành: Kích chuột phải trên trục hoành/ Format Axis/. Trong hộp thoại Format Axis chọn Axis Options/ Date Axis trong công cụ Axis Type. Sau đó chúng ta có thể chỉnh sửa các mốc thời gian. + Tạo tiêu đề cho trục tung và trục hoành: Chart tools/Layout/Axis Title/ Primary Horizontal Axis Tittle (Tiêu đề cho trục hoành) hoặc Primary Vertical Axis Tittle (Tiêu đề cho trục tung) . + Chỉnh sửa cột: Kích chuột phải vào cột biểu đồ/Format Data Series/ 16GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 + Thêm nhãn dữ liệu: Chart Tools/Layout/Data Labels. + Chỉnh sửa nhãn dữ liệu: kích chuột phải vào nhãn hoặc cột/ Format data labels + Chỉnh sửa bảng chú giải: Chart Tools/Layout/Legend Hoàn thành biểu đồ: 4.2 Quy trình thiết kế biểu đồ đường Bảng 3: Số lượng gia súc, gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990 = 100%) Năm Trâu Chỉ số Bò Chỉ số Lợn Chỉ số Gia Chỉ số (nghìn tăng (Nghìn tăng (nghìn tăng cầm tăng con) trưởn con) trưởn con) trưởn (triệu trưởn g (%) g g (%) con) g (%) (%) 17GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 1990 2854,1 100 3116,9 100 12260,5 100 107,4 100 1995 2962,8 103,8 3638,9 116,7 16306,4 133,0 142,1 132,3 2000 2897,2 101,5 4127,9 132,4 20193,8 164,7 196,1 182,6 2002 2814,4 98,6 4062,9 130,4 23169,5 189,0 233,3 217,2 (Nguồn: SGK Địa lí 9) Yêu cầu: Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ bốn đường biểu diễn chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm Bước 1: Nhập số liệu vào bảng tính theo cấu trúc sau: Bước 2: Vẽ biểu đồ Chọn toàn bộ dữ liệu vừa nhập Insert/Chart/Line/chọn kiểu biểu đồ Xuất hiện biểu đồ sau: 18GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 Chỉnh sửa biểu đồ: Đến đây chúng ta phải thực hiện công việc chỉnh sửa biểu đồ để có được biểu đồ như ý: + Chọn khoảng cách cho cột %: Kích đúp chuột vào giá trị trục tung, xuất hiện hộp thoại Format Axis/Axis Option/. Ngoài ra chúng ta có thể chỉnh sửa các yêu tố khác cua trục tung như đổi màu,… cũng thực hiện trong hộp thoại Format Axis này. + Chỉnh sửa các đườ ng biểu diễn: Chart tools/ Design/ ch ọn các kiểu đườ ng biểu diễn trong Chart Types ho ặc ch ọn đườ ng cần sửa, Chart tools/format. + Chỉnh sửa các mốc thời gian: kích đúp chuột vào trục hoành/ chọn Axis option trong hộp thoại Format axis / Data Axis trong Axis Type. Ngoài ra chúng ta có thể sửa các yếu tố khác của trục hoành trong hộp thoại Format Axis. + Tên biểu đồ: Chart tools/ Layout/ Chart Title/ Above chart. + Thêm nhãn dữ liệu: Chart tools/Layout/ Data Labels. + Tạo tiêu đề cho trục tung và trục hoành: Chart tools/Layout/ Axis Titles + Chỉnh sửa bảng chú giải: Chart tools/ Layout/ Legend. Hoàn thành biểu đồ 19GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
- Xây dựng một số dạng biểu đồ địa lí trên phần mềm Microsoft Excel 2010 4.3 Quy trình thiết kế biểu đồ tròn Yêu cầu: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. Đất feralit đồi núi thấp: 65 % diện tích đất tự nhiên Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên. (Nguồn: SGK Địa lí 8) Bước 1: Nhập số liệu vào bảng tính theo cấu trúc sau: Bước 2: Vẽ biểu đồ Chọn toàn bộ vùng số liệu vừa nhập vào Insert/Chart/Pie/chọn biều đồ 20GV. Nguyễn Thị Định Trường THCS Chu Văn An
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp"
9 p | 2930 | 393
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trò chơi học vần cho học sinh lớp 1
36 p | 1326 | 321
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phong trào thi đua học tập thông qua công tác đội
13 p | 536 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường
25 p | 830 | 86
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 316 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
10 p | 429 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng bài tập gây hứng thú trong giảng dạy chương Nitơ – Photpho
32 p | 209 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 158 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm – xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
5 p | 230 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông
10 p | 158 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm hỗ trợ đọc hiểu Vât lý phổ thông phần cơ học bằng tiếng Anh
7 p | 140 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số dạng bài tập theo định hướng năng lực để rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh lớp 10
23 p | 126 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông
12 p | 128 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trong đọc – hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
30 p | 157 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh về chủ đề truyện, kí, kịch sau 1975
61 p | 125 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy
11 p | 115 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn