intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

108
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để áp dụng và thử nghiệm phương pháp của mình, bắt đầu từ đầu năm học 2009 - 2010 tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu tình hình học tập, tình hình tiếp cận với nội dung và phương pháp mới của học sinh nói chung, đặc biệt những lớp mình trực tiếp giảng dạy để từ đó lên kế hoạch cho việc thực hiện phương pháp của mình. Với đề tài này tôi mới chỉ áp dụng cho học sinh khối 12 bắt đầu từ năm học 2009 – 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ  Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người   học để nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu và học tập ở các cấp học phổ thông và cở  sở luôn được các nhà quản lý, các nhà giáo dục đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh  trong vài thập niên trở lại đây. Ở  nước ta hiện nay, vấn đề  chất lượng dạy học nói chung, dạy học Giáo dục  công dân (GDCD) nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà giáo  dục và toàn xã hội. Vì vậy Đảng, Nhà nước đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách  hàng đầu, đầu tư  cho giáo dục là đầu tư  cho sự  phát triển”, điều đó được thể  hiện   trong Nghị quyết Trung ương II khóa VIII “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính  tích cực, tự  giác, chủ  động, tư  duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự  học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên…”.“ Đổi mới mạnh mẽ  phương pháp  giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng  tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện  hiện đại vào quá trình dạy học…”. Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh  luôn là một trong những  ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục.  Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, người giáo viên   không chỉ  cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ  thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên  hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: Ghi nhớ,   phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Để làm được điều   đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức   của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và   thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách chủ động. Qua nghiên cứu lí thuyết về sơ đồ tư duy cũng như những thành công việc áp dụng các  phương pháp của sơ đồ tư duy, tôi thấy sơ đồ tư duy có nhiều lợi ích trong giảng dạy và  học tập bộ môn GDCD, tạo cho học sinh hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tư duy  1
  2. độc lập, sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, sáng tạo cho học sinh và giúp học sinh có cái   nhìn tổng thể. Hiện nay ở trường THPT nói chung và Trường THPT Trường Chinh nói riêng, đa  số  học sinh thường lười học các môn xã hội, đặc biệt với môn GDCD các em cho  rằng đây là môn học phụ nên các em không chú trọng dẫn đến học để  đối phó. Bên  cạnh đó, phương pháp dạy học truyền thống cũng phần nào làm giảm đi hứng thú  của các em khi tiếp cận với bộ  môn. Mặt khác, một số  giáo giảng dạy bộ  môn  GDCD một phần nào đó chưa gây được hứng thú cho học sinh, vì vậy học sinh chưa  thấy được giá trị  của môn học, dẫn đến chán ghét môn học và chỉ  học để  đối phó   nên chất lượng học tập chưa cao.      Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh trong quá trình tiếp   cận và lĩnh hội kiến thức bộ môn GDCD. Trong những năm qua, tôi đã tiến hành đổi  mới phương pháp dạy học, tôi sử  dụng các phương pháp, các cách truyền thụ  kiến   thức khác nhau cho những bài, những đối tượng học sinh khác nhau, thậm chí cùng  một bài nhưng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để so sánh, trong đó tôi   thấy phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ  tư duy” đã phát huy   được tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt là giúp các em dễ  nắm bắt, dễ  nhớ kiến thức bài học,  thời gian đầu tư cho học bài vào các đợt kiểm tra, thi học kỳ,   thi cuối năm được giảm đi rất nhiều, từ đó đã làm cho các em yêu thích môn học hơn   và đã đưa lại hiệu quả  cao trong chất lượng dạy và học. Chính vì vậy mà tôi đã   mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy”.  II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  Để  áp dụng và thử  nghiệm phương pháp của mình, bắt đầu từ  đầu năm học   2009 ­ 2010 tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu tình hình học tập, tình hình tiếp cận  với nội dung và phương pháp mới của học sinh nói chung, đặc biệt những lớp mình  trực tiếp giảng dạy để  từ  đó lên kế  hoạch cho việc thực hiện phương pháp của   2
  3. mình. Với đề  tài này tôi mới chỉ  áp dụng cho học sinh khối 12 bắt đầu từ  năm học  2009 – 2010. Để thực những giải pháp thử nghiệm đề ra:    2.1. Qúa trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh       2.1.1. Đối với giáo viên ­ Trước hết cần phải nắm vững mục đích đào tạo của bộ môn Giáo dục công   dân ở trường Trung học phổ thông, đặc biệt phải chú trọng đến mối liên hệ với thực  tiễn, mối liên hệ liên môn trong giảng dạy các bài cụ thể. ­ Để thực hiện thành công đề tài này người giáo viên cần phải tìm hiểu tâm lý,   đối tượng học sinh, cần có sự  so sánh về  các phương pháp mà mình đã thực hiện   cùng một bài dạy ở nhiều đối tượng, nhiều lớp khác nhau từ đó rút ra đâu là phương   pháp mà các em yêu thích và đưa lại hiệu quả cao. ­ Vì đây là một thuật ngữ, một phương pháp tương đối mới lạ  đối vối học  sinh, đặc biệt là đối với học sinh vùng cao, vì vậy giáo viên cần làm cho các em hiểu   như thế nào là “sơ đồ tư duy” và trong quá trình thực hiện giảng dạy các phần kiến   thức có thể áp dụng cho các em hệ thống hóa kiến thức từng phần, từng nội dung để  các em làm quen dần với phương pháp này. ­ Để sử dụng phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ  tư  duy” giáo  viên cần có sự  đầu tư, chuẩn bị  cụ  thể  cho từng bài, từng phần; phải nghiên cứu,  thiết kế trước từng sơ đồ dùng để hệ thống kiến thức từng bài, từng mục; từ đó mới  thiết lập sơ đồ tư duy của từng bài ở bìa roky hoặc giấy khổ lớn (đồ dùng dạy học),  đặc biệt, sẽ dễ dàng hơn đối với những tiết sử dụng giáo án Powerpoint. ­ Cần phải đưa ra yêu cầu trước đối với học sinh về  từng phấn, từng bài để  các em chủ động và phát huy được tính sáng tạo của các em.       2.1.2. Đối với học sinh ­ Hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh đối với bộ môn, đặc biệt trong xu   hướng chúng ta đang đi sâu vào cải cách giáo dục đạy học theo phương pháp đổi mới   “lấy học sinh làm trung tâm”. Vì vậy, ở mỗi tiết học để thành công các em cần có sự  chuẩn bị bài ở nhà, cụ thể: 3
  4.   + Tìm hiểu, làm quen với phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy.   + Tìm hiểu trước nội dung bài học, từ đó suy nghĩ, tự thiết kế sơ đồ hóa cho   nội dung từng bài, từng mục mà giáo viên đã định hướng.   + Tập trình bày trước lớp về vấn đề mà mình đã chuẩn bị.   + Lắng nghe và giải đáp những trao đổi của các bạn. ­ Sau khi kết thúc từng phần, từng bài các em phải thể hiện sơ đồ vào vở và từ  sơ đồ các em lập luận kiến thức toàn bài, đây là yêu cầu bắt buộc. ­ Tìm các thông tin, các tư liệu khác có liên quan đến bài học.    2.2. Tiến hành thử nghiệm giải pháp  Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ áp dụng cho chương trình GDCD khối 12. Tuy   nhiên, tùy vào từng phần, từng nội dung, từng tiết mà giáo viên có thể  linh động áp  dụng cho phù hợp, có thể  sử  dụng “Sơ đồ  tư  duy” để  kiểm tra bài cũ, áp dụng vào  dạy bài mới ..., qua đó các em sẽ  nắm được kiến thức từng phần, từng tiết và đặc   biệt là hệ  thống hóa kiến thức toàn bài. Sau đây là những giải pháp mà tôi đã áp   dụng: Ví dụ 1: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa một đơn vị kiến thức Sau khi học xong mục 1b của bài 2 ­ Các hình thức thực hiện pháp luật, giáo  viên cho các em hệ thống hóa kiến thức mục này bằng sơ đồ. 4
  5. Sơ đồ tư duy – Các hình thức thực hiện pháp luật Ví dụ 2: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức một tiết dạy Sau khi học xong tiết 1 bài 5, Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, mục   1: Bình đẳng giữa các dân tộc. Sơ đồ tư duy – Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Ví dụ 3:  Sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ 5
  6. Sử  dụng sơ  đồ  tư  duy trong kiểm tra bài cũ của học sinh  ở  đầu tiết học nhằm  giúp học sinh nắm vững kiến thức, làm việc tích cực, tư  duy nhanh chóng và góp   phần đổi mới hình thức kiểm tra.  Trước khi dạy Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân. Giáo viên kiểm  tra lại kiến thức Bài 7: Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Em hãy lập Sơ  đồ  tư  duy chi tiết trình bày Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo   của công dân? HS trả lời với sự hổ trợ của Sơ đồ tư duy (HS tự vẽ sơ đồ tư duy) Sơ đồ tư duy – Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo Ví dụ 4:  Sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy cụ thể trên lớp (45 phút) TPPCT: 7 – GDCD 12 Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT 6
  7.  I. MỤC TIÊU BÀI HỌC         1. Về kiến thức      Biết được công dân có những quyền bình đẳng trước pháp luật là như  thế  nào.  Nội dung các quyền bình đẳng đó ra sao ? Trách nhiệm của Nhà nước như thế  nào trước các quyền bình đẳng đó.         2. Về kỷ năng       Biết phân tích đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong  thực tế. Sử  dụng kiến thức đã học để  giải quyết một số  tình huống thực tế  trong cuộc sống có liên quan đến vấn đề đã học.   3. Về thái độ         Có niềm tin với pháp luật, với Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân có   quyền bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người  khác của xã hội. Phê phán những hành vi vi phạm quyền  bình đẳng của công dân.    II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC    1. Đồ dùng dạy học :    Sơ đồ  – Sách GV – Sách GK – Máy tính – Đầu chiếu ...    2. Phương pháp : Thuyết trình – Đàm thoại ­ Thảo luận nhóm  – Vấn đáp.   III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP    1. Ổn định lớp:    2. Kiểm tra bài cũ :  Trách nhiệm pháp lí là gì?   Mục đích của việc thực hiện   trách nhiệm pháp lí nhằm để  làm gì ? Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm  pháp lí?  3. Bài mới :  Tuyên ngôn độc lập của nước ta ngày 02 – 9 ­ 1945 có ghi: “Mọi  công dân đều có quyền bình đẳng”, điều 52 Hiến Pháp năm 1992 của nước ta có ghi  “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Vậy, bình đẳng trước pháp luật là   gì? Công dân được quyền bình đẳng về  những vấn đề  gì? Tại sao bất kì một quốc  gia, một tổ chức nào cũng đề  cập đến vấn đề  bình đẳng?  Bài học hôm nay sẽ  làm   sáng tỏ các vấn đề nêu trên.  7
  8. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI GHI  Hoạt động 1: Phương pháp thuyết trình  ­ Đàm thoại * Khái niệm bình đẳng trước pháp luật:  GV: Em hiểu thế nào là bình đẳng trước  pháp luật ?  HS : trả lời    GV : Kết luận bằng sơ đồ.      1.  Công   dân   bình   đẳng   về   quyền   và  nghĩa vụ. a. Khái niệm:  GV : Em hãy phân tích lời tuyên bố  của  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh trong SGK trang  27.  HS : Trả lời theo sự hiểu biết của mình.   GV   :  Công   dân   được   bình   đẳng   trong  việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ  trước Nhà nước và xã hội theo quy định  của pháp luật. Quyền của công dân không  tách  rời nghĩa vụ của công dân.  GV : Vậy, thế nào là công dân bình đẳng  về quyền và  nghĩa vụ ? b. Nội dung:  HS : Trả lời   GV kết luận bằng sơ đồ.   GV :  Công dân bình đẳng về  quyền và  nghĩa vụ được hiểu như thế nào ? 8  HS : Trả lời.
  9. 4. Cũng cố: Thảo luận nhóm     GV: Chia lớp thành 4 nhóm:  Mỗi nhóm hệ  thống hóa kiến thức bài học bằng   một sơ đồ tư duy.   ­ Học sinh các nhóm hệ thống hóa kiến thức sau đó các nhóm dán sơ đồ của  mình lên và cử đại diện nhóm lên thuyết trình bài qua sơ đồ của nhóm mình.   ­ Các thành viên khác bổ sung.   ­ GV nhận xét từng sơ đồ.   ­ GV kết luận bằng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy bài 3 – GDCD 12 5. Dặn dò:  9
  10. ­ Về nhà vẽ sơ đồ vào vở. ­ Học bài và làm bài tập ở SGK trang 26. ­ Đọc bài và và suy nghĩ, thiết kế sơ đồ mục 1 của bài 4.  III. BỘ SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDCD 12 10
  11. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 1 – GDCD 12 11
  12. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 2 – GDCD 12 12
  13. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 3 – GDCD 12 13
  14. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 4 – GDCD 12 14
  15. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 5 – GDCD 12 15
  16. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 6 – GDCD 12 16
  17. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 7 – GDCD 12 17
  18. SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI 8 – GDCD 12 18
  19. SƠ ĐÔ T ̀ Ư DUY BAI 9 – GDCD 12 ̀ 19
  20.      IV.  KẾT QUẢ  VÀ HIỆU QUẢ  PHỔ  BIẾN  ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO  THỰC TIỄN  4.1. Kết quả đạt được Trước yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học như  hiện nay,   “Lấy học sinh làm trung tâm”, tôi đã vận dụng, áp dụng nhiều phương pháp, cách  thức khác nhau cho mỗi đơn vị, mỗi phần, mỗi bài kiến thức, nhưng tôi thấy với   việc áp dụng phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ  tư  duy” đã  phát huy được hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Khi tôi áp dụng phương pháp này  tôi thấy học sinh yêu thích môn học hơn, nắm kiến thức, nhớ  kiến thức được dễ  dàng, lâu hơn, đặc biệt trong quá trình áp dụng phương pháp này đã khai thác được  tính tích cực, chủ  động và tính tư  duy sáng tạo của các em học sinh. Qua điều tra   thông tin, qua trao đổi với các em, các em cho rằng với phương pháp này giúp các em  làm bài, học bài dễ  hơn, hiệu quả  hơn, đặc biệt là với cách học này đã giảm được  thời gian học bài rất nhiều mỗi khi đến tiết kiểm tra, đến kỳ thi học kỳ và cuối năm,   đây là một lợi thế rất lớn cho các em khối 12 phải tập trung nhiều cho các môn thi  tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng.  Đây là bảng thống kê kết quả cuối năm của học sinh trong ba năm gần đây khi   được áp dụng phương pháp này vào giảng dạy  ở  bộ  môn GDCD 12.  Ở  đây tôi chỉ  thống kê các lớp mà tôi đã dạy. Năm học 2009 ­ 2010: Điểm TBm cuối năm Sĩ  Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Số  Số  Số  Số  số % % % % lượng lượng lượng lượng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2